Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững - Pdf 12

A. LỜI MỞ ĐẦU
Mục tiêu tổng quát của kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn 2006-
2010 của Việt Nam là “đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đạt được bước
chuyển biến quan trọng về nâng cao hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển,
sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển. Cải thiện rõ rệt đời sống vật
chất văn hoá, tinh thần của nhân dân. Đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá và
phát triển kinh tế tri thức tạo nền tảng để đưa nước ta cơ bản trở thành một nước
công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2010. Giữ vững ổn định chính trị và
trật tự, an toàn xã hội. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và
an ninh quốc gia. Nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên trường
quốc tế.”
Muốn Việt Nam đứng vững trên con đường phát triển thì cần phải hiểu
đúng nghĩa về tăng trưởng, phát triển kinh tế và phát triển bền vững.Vì vậy trong
khuôn khổ bài viết, em xin trình bày về “Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế
và phát triển bền vững”. Từ đó đưa ra những thành tựu, hạn chế và giải pháp
khắc phục.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS. PHẠM NGỌC LINH đã hướng
dẫn và giúp đỡ em hoàn thành bài đề án này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do thời gian và thông tin có hạn nên
không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được thầy giáo chỉ bảo.
1
B. NỘI DUNG
Chương I :Những lí luận về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế
và phát triển bền vững.
I. Các khái niệm:
1.Tăng trưởng kinh tế:
Khái niệm: Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong
một khoảng thời gian nhất định( thường là một năm).
+)Sự gia tăng được thể hiện ở qui mô và tốc độ. Qui mô tăng trưởng phản
ánh sự gia tăng nhiều hay ít, còn tốc độ tăng trưởng được sử dụng với ý nghĩa so
sánh tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kì.

Ðể xây dựng một xã hội phát triển bền vững, Chương trình Môi trường Liên
Hợp Quốc đã đề ra 9 nguyên tắc:
+) Tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống cộng đồng.
+) Cải thiện chất lượng cuộc sống của con người.
+) Bảo vệ sức sống và tính đa dạng của Trái đất.
+) Quản lý những nguồn tài nguyên không tái tạo được.
+) Tôn trọng khả năng chịu đựng được của Trái đất.
+) Thay đổi tập tục và thói quen cá nhân.
+) Ðể cho các cộng đồng tự quản lý môi trường của mình.
+) Tạo ra một khuôn mẫu quốc gia thống nhất, thuận lợi cho việc phát triển
và bảo vệ.
+) Xây dựng một khối liên minh toàn cầu.
Phát triển bền vững đang là thách thức cho mọi quốc gia, nhất là trong điều
kiện toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế.việc ựa chọn con đường, biện pháp và
3
thể chế, chính sách đảm bảo phát triển bền vững luôn là mối quan tâm hàng đầu
của mọi người trong bước đường phát triển.
Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và phát triển tổ chức ở Rio de
Janeiro (Braxin) năm 1992 và Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền
vững tổ chức ở Johannesburg (Cộng hoà Nam Phi) năm 2002 đã xác định "phát
triển bền vững" là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà
giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm: phát triển kinh tế (nhất là tăng trưởng kinh tế),
phát triển xã hội (nhất là thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; xoá đói giảm nghèo
và giải quyết việc làm) và bảo vệ môi trường (nhất là xử lý, khắc phục ô nhiễm,
phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; phòng chống cháy và chặt phá rừng;
khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
Chuyên gia của Ngân hàng thế giới, Mohan munasingle đã phát triển mô hình
phát triển bền vững vào năm 1993:
• Tăng trưởng
• Hiệu quả

cao phúc lợi của nhân dân. Nâng cao tiêu chuẩn sống và cải tiến giáo dục, sức
khỏe và bình đẳng về cơ hội là tất cả những thành phần cơ bản của phát triển kinh
tế. Báo đảm các quyền chính trị và công dân là một mục tiêu phát triển rộng hơn.
Tăng trưởng kinh tế là một cách cơ bản để có thể có được sự phát triển, nhưng
trong bản thân nó là một đại diện rất không toàn vẹn của tiến bộ".
Tất cả các nước đều đặt ra mục tiêu phát triển, muốn phát triển được phải
dựa trên đôi cánh của tăng trưởng kinh tế. Nhưng, tăng trưởng kinh tế không phải
là đôi cánh duy nhất, mặc dù nó được coi là quan trọng nhất cho sự phát triển.
5
2. Hậu quả của tăng trưởng đối với phát triển bền vững.
Tăng trưởng quá nhanh sẽ dẫn đến tình trạng lạm phát.
Có sự đánh đổi giữa tăng trưởng và lạm phát, vì để tăng trưởng thì phải tăng
đầu tư, mà để tăng đầu tư thì phải tăng cung tiền, tăng tín dụng.
Nếu nhìn vào hệ số ICOR (đo lường số đơn vị đầu tư cần thiết để tạo thêm
được một đơn vị tăng trưởng), chúng ta thấy có hai triệu chứng: Thứ nhất là
ICOR của ta tăng rất nhanh, đến giữa những năm 1990 để tạo ra 1 đơn vị tăng
trưởng, chúng ta chỉ cần hơn 3 đơn vị đầu tư thì bây giờ con số này đã tăng lên tới
4,5. Thứ hai, hệ số ICOR của chúng ta cũng cao hơn các nước trong điều kiện
phát triển tương tự (Thái Lan, Philippines những năm 1980, Trung Quốc những
năm 1990). Đấy là những dấu hiệu cho thấy chúng ta đã và đang dùng quá nhiều
vốn để đạt được một đơn vị tăng trưởng, tức là nền kinh tế vận hành kém hiệu
quả, và đây là một nguyên nhân sâu xa gây nên lạm phát.
Lạm phát ở Việt Nam đang có xu hướng tăng cao trong những năm gần đây.
Lạm phát trung bình năm 2005 là 8,3%, 2006 là 7,5% và 7,3% tại thời điểm tháng
8 năm 2007. Mức lạm phát trung bình của Việt Nam cao hơn các nước trong khu
vực.
Tăng trưởng kinh tế làm gia tăng tình trạng bất bình đẳng:
Như đã nói ở trên, tăng trưởng kinh tế nhanh sẽ dẫn đến lạm phát. Khi có
lạm phát tức là giá cả sẽ tăng lên.Giá cả tăng sẽ tác động đến mọi người dân
nhưng tác động mạnh nhất là công chức nhà nước và người nghèo. Ở phương

sự sống trên trái đất. Gần 1/2 đất đai trên thế giới đã bị biến đổi bởi con người.
Người ta gọi sự xói mòn đất đai nhanh chóng là "cuộc khủng hoảng thầm lặng của
hành tinh", là mối đe doạ to lớn đối với sự sống trên trái đất.
7
Tại Việt Nam, môi trường tiếp tục bị ô nhiễm và xuống cấp, có nơi rất
nghiêm trọng. Đất đai bị xói mòn, thoái hoá; chất lượng các nguồn nước suy giảm
mạnh; không khí ở nhiều đô thị, khu dân cư bị ô nhiễm nặng; tài nguyên thiên
nhiên trong nhiều trường hợp bị khai thác quá mức, không có quy hoạch; đa dạng
sinh học bị đe doạ nghiêm trọng; điều kiện vệ sinh môi trường, cung cấp nước
sạch ở nhiều nơi không được bảo đảm....
Nhiều vấn đề ô nhiễm mới nảy sinh do quá trình phát triển công nghiệp và
đô thị hoá. Sự tập trung và gia tăng số lượng dân cư lớn ở đô thị, tiến trình phát
triển kinh tế dựa vào khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên... khiến cho ô
nhiễm môi trường ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh trở
thành vấn đề khá nghiêm trọng. Theo dự đoán của Sở Khoa học, Công nghệ và
Môi trường, thành phố Hà Nội năm 2005, sẽ có hơn 850 nghìn tấn rác thải và đến
năm 2020 con số này sẽ lên tới 1 triệu 600 nghìn tấn. Ở thành phố Hồ Chí Minh,
bình quân mỗi người dân thải ra 1,5 kg chất thải rắn hàng ngày. Trong khi đó,
việc thi hành Luật Bảo vệ môi trường chưa thực sự nghiêm minh, có nơi, có lúc
còn buông lỏng. Một số cơ quan, ban, ngành, vấn đề môi trường chưa được coi là
ưu tiên. Ý thức tự giác của người dân về bảo vệ và giữ gìn môi trường chưa thực
sự trở thành thói quen. Nhiều người còn có suy nghĩ giản đơn rằng vấn đề môi
trường chưa cấp bách, trước mắt như vân đề cơm áo gạo tiền hàng ngày; bảo vệ
môi trường là vấn đề chung của cả nước, cả xã hội, là trách nhiệm của Đảng và
Nhà nước, chứ không phải là trách nhệim của người dân... Chính sự thờ ơ, thái độ
"vô cảm" của một bộ phận người dân đối với môi trường đã tiếp tay cho việc tàn
phá môi trường.
Tăng trưởng kinh tế huỷ hoại giá trị truyền thống của quốc gia:
Theo xu thế của thế giới,nhiều quốc gia thực hiện chính sách đa dạng hoá, đa
phương hoá các quan hệ quốc tế, mở rộng quan hệ và hợp tác với tất cả các nước,

đã cử nhiều đoàn cấp cao tham gia các Hội nghị nói trên và cam kết thực hiện
phát triển bền vững; đã ban hành và tích cực thực hiện "Kế hoạch quốc gia về
Môi trường và Phát triển bền vững giai đoạn 1991-2000" (Quyết định số 187-CT
ngày 12 tháng 6 năm 1991), tạo tiền đề cho quá trình phát triển bền vững ở Việt
Nam. Quan điểm phát triển bền vững đã được khẳng định trong Chỉ thị số 36-
CT/TW ngày 25 tháng 6 năm 1998 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo
vệ môi trường trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước, trong đó nhấn mạnh: "Bảo vệ
môi trường là một nội dung cơ bản không thể tách rời trong đường lối, chủ trương
và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tất cả các cấp, các ngành, là cơ sở quan
trọng bảo đảm phát triển bền vững, thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH".
Quan điểm phát triển bền vững đã được tái khẳng định trong các văn kiện
của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001) của Đảng Cộng sản Việt Nam và
trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010 là: "Phát triển nhanh, hiệu
quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã
hội và bảo vệ môi trường" và "Phát triển kinh tế - xã hội gắn chặt với bảo vệ và
cải thiện môi trường, bảo đảm sự hài hoà giữa môi trường nhân tạo với môi
trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học". Gần đây, Đại hội X (2006) của
Đảng cũng đã rút ra 5 bài học kinh nghiệm lớn từ thực tiễn phát triển hơn 20 năm
đổi mới vừa qua và đó cũng là tư tưỏng chỉ đạo về phát triển kinh tế - xã hội nước
ta giai đoạn 5 năm 2006-2010 và kể cả nhiều năm tiếp theo. Trong đó, bài học đầu
tiên đã được Đảng ta đặc biệt nhấn mạnh là “Bài học về phát triển nhanh và bền
vững”. Phát triển bền vững rõ ràng đã và đang trở thành đường lối, quan điểm của
Đảng và định hướng chính sách phát triển của Nhà nước. Để thực hiện mục tiêu
phát triển bền vững, những năm vừa qua đã có nhiều chỉ thị, nghị quyết khác của
10
Đảng, nhiều văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước đã được ban hành và triển
khai thực hiện; nhiều chương trình, đề tài nghiên cứu về lĩnh vực này đã được tiến
hành và thu được những kết quả bước đầu. Nhờ đó, nhiều nội dung cơ bản về phát
triển bền vững đã đi vào cuộc sống và dần dần trở thành xu thế tất yếu trong sự
phát triển của đất nước. Phần tiếp theo dưới đây sẽ phản ánh thực trạng khả quan


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status