Bài tập nhóm môm thương mại quốc tế đề tài phương thức gia công và đấu thầu trong thương mại quốc tế - Pdf 12

Bài tập nhóm môm Thương mại quốc tế: Đề tài: “Phương thức gia công và đấu thầu trong
thương mại quốc tếBÀI TẬP NHÓM
BỘ MÔN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
Đề tài: “Phương thức gia công và đấu thầu trong thương mại quốc tế
PHẦN MỞ ĐẦU
Thương mại quốc tế là một lĩnh vực quan trọng, nó ra đời từ rất sớm và ngày nay vẫn giữ
vai trò trung tâm trong quan hệ kinh tế quốc tế. Hoạt động thương mại quốc tế mang lại lợi ích
cho tất cả các quốc gia kể cả quốc gia phát triển cao cũng như các quốc gia phát triển thấp,
đồng thời nó thúc đẩy sự phát triển của phân công lao động quốc tế cũng như đưa tới sự tăng
trưởng cao cho nền kinh tế mỗi quốc gia. Những năm gần đây, xu thế toàn cầu hoá, hội nhập
kinh tế quốc tế ngày càng diễn ra mạnh mẽ, mối quan hệ kinh tế giữa các nước trên thế giới
càng trở nên chặt chẽ và phức tạp. Điều này đã tác động rất nhiều đến sự phát triển kinh tế của
mỗi quốc gia và Việt Nam chúng ta cũng không nằm ngoài quy luật đó. Với thực tế cấp thiết
trên đòi hỏi Việt Nam phải tích cực, chủ động tham gia hội nhập kinh tế với kinh tế khu vực và
trên thế giới nhằm khai thác có hiệu quả những thế mạnh của nền kinh tế trong nước. Bên cạnh
những hoạt động kinh tế đối ngoại đem lại hiệu quả cao như xuất nhập khẩu hàng hoá thì các
hoạt động gia công và đấu thầu trong thương mại quốc tế cũng là một phương pháp hữu hiệu,
nó vừa phù hợp với thực tế nền kinh tế nước ta hiện nay đồng thời phù hợp với đường lối
chính sách của Đảng về phát triển công nghiệp hoá. Vậy gia công và đấu thầu trong thương
mại quốc tế là gì?, Các loại hình và phương thức hoạt động của gia công và đấu thầu quốc tế
ra sao?. Với đề tài “Phương thức gia công và đấu thầu trong thương mại quốc tế” và qua quá
trình tìm hiểu, nhóm chúng tôi xin được trình bày một số vấn đề cơ bản dưới đây.
2. NỘI DUNG
1. PHƯƠNG THỨC GIA CÔNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
1. Khái niệm
Gia công quốc tế là một phương thức kinh doanh trong quan hệ thương mại và sản xuất,
chế biến sản phẩm theo mẫu mã, tiêu chuẩn thỏa thuận giữa hai bên. Bên sản xuất (B) nhận
trước nguyên liệu, thiết bị kĩ thuật, sản xuất ra thành phẩm và giao cho bên đặt làm (A) và nhận

nguyên vật liệu chính còn bên nhận gia công (bên B) chỉ cung cấp những nguyên liệu phụ. Quan
hệ giữa người đặt gia công và người thực hiên gia công đặt trên cơ sở hợp đồng gia công.
Hợp đồng gia công thường bao gồm những loại điều kiện sau:
• Về thành phẩm: yêu cầu về số lượng, quy cách phẩm chất, đóng gói bao bì và thời gian giao
nhận hàng.
• Về nguyên liệu: yêu cầu về số lượng và phẩm chất của nguyên liệu, định mức hao phí nguyên
liệu và thơi gian giao nhận nguyên liệu.
• Về giá cả gia công: giá này bao gồm chi phí về nhân công, về nguyên liệu phụ (nếu có), về lãi
định mức và chi phí hành chính của bên nhận gia công.
• Về cách thanh toán và điều kiện thanh toán.
• Về việc nghiệm thu: phương pháp, thời gian, địa điểm nghiệm thusau khi hoàn tất hàng gia công.
(Trong ba phương thức trên thì tại Việt Nam hiện nay sử dụng phương thức gia công thứ nhất
và thứ hai là chủ yếu).
3. Ưu điểm và nhược điểm của các phương thức gia công trong thương mại quốc tế.
a. Ưu điểm:
4. Thị trường tiêu thụ có sẵn, không phải bỏ chi phí cho hoạt động bán sản phẩm xuất khẩu.
5. Vốn đầu tư cho sản xuất ít.
6. Giải quyết công việc cho người lao động.
7. Học hỏi kinh nghiệm sản xuất, tạo mẫu mã.
8. Thu lại kim ngạch ngoại tệ cho đất nước.
b. Nhược điểm:
2. Tính bị động cao: Vì toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp nhận gia công phụ thuộc vào bên phía
đặt gia công, sự phụ thuộc chủ yếu là thị trường, giá bán sản phẩm, giá đặt gia công, nguyên
liệu, mẫu mã, nhãn hiệu sản phẩm… vì vậy mà với những doanh nghiệp lớn, chất lượng sản
phẩm tốt, với hình thức gia công thì doanh nghiệp khó có thể phát triển mạnh ra thị trường thế
giới.
3. Có thể gây lãng phí máy móc, thiết bị: Lý do là phương thức gia công có thể bị phía nước ngoài
lợi dụng để bán sản phẩm vào nội địa và nếu tình huống này xảy ra thì sau một thời gian nếu
không có thị trường đặt gia công thì máy móc, thiết bị sẽ tồn đọng gây lãng phí.
4. Nhiều trường hợp bên đặt gia công đưa máy móc và trang thiết bị cũ, lạc hậu về công nghệ sang

• Xác định chi phí hợp lý: Đó là việc tính toán giá cả sao cho giá thành lắp ráp thấp hơn ở nước
ngoài, cần xem xét sao cho hợp lý, tránh cạnh tranh nội bộ. Hạ chi phí lao động để hang nước
ngoài cạnh tranh với hàng xuất khẩu của ta.
• Cần từng bước mở rộng tỉ trọng sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước, tự sản xuất linh kiện
trong nước để thay thế dần hang nước ngoài. Muốn vậy cần phải cải biến và luôn tăng cường
hiện đại hóa thiết bị, nhà máy… tiến đến có sản phẩm hoàn chỉnh của chính nước ta. Đây là một
số kinh nghiệm của một số nước đi trước như Nhật, ngành ô tô Mỹ La Tinh, tàu biển, ô tô của
Đài Loan, Trung Quốc. Luôn chú ý tới tay nghề và kỹ thuật của người sản xuất.
• Tăng cường quản lý, giám sát nhập cảnh nguyên liệu, linh kiện, thành phẩm (vì được miễn thuế
nhập khẩu), nghiêm cấm buôn lậu, trốn thuế trên danh nghĩa gia công lắp ráp.
• Liên hệ Việt Nam
Trong điều kiện và thời đại hội nhập, phát triển kinh tế quốc tế. Để phù hợp với xu hướng
toàn cầu thì gia công quốc tế trở thành một bộ phận không thể thiếu trong nền kinh tế Việt Nam.
Hoạt động gia công hàng hóa quốc tế đã đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế
nước ta. Tiêu biểu và nổi lên trong đó các hoạt động gia công về may mặc và giày dép, gia
công lắp ráp đối ngoại, gia công phần mềm….
1. Hiện trạng gia công quốc tế tại Việt Nam hiện nay.
Hiện nay, Việt Nam xếp thứ 19 trong số 25 nước nhận gia công hàng đầu thế giới.
Chỉ số này được tất cả các công ty trên toàn cầu tham khảo khi tìm đối tác nhận gia công. Tuy
nhiên khi đi sâu vào các tiêu chí xếp hạng mới thấy Việt Nam còn nhiều điều phải làm. Đó là
việc phát triển các tiêu chí cần phải có trong gia công quốc tế. (Các tiêu chí đó là: con người
(hiện nay Việt Nam đang xếp thứ 25); Môi trường kinh doanh (Việt Nam đứng thứ 24); và tài
chính). Bên cạnh đó, Việt Nam không chỉ cần nâng vị trí xếp hạng mà phải hoàn thiện các tiêu
chí, nhất là nhân lực và môi trường kinh doanh để các công ty quốc tế đặt gia công nhiều hơn.
Dịch vụ gia công là của con người và do con người cung cấp, nếu con người chưa được đào
tạo đầy đủ thì không thể gia công tốt. Trước đây Mỹ đang là thị trường gia công lớn của Việt
Nam, tuy nhiên trong những năm gần đây đã có sự quan tâm rất lớn của các công ty Nhật với
các nhà đầu tư trực tiếp hoặc tìm kiếm đối tác Việt Nam. Doanh số gia công xuất khẩu của Việt
Nam sang Nhật có thể đạt 400 triệu USD vào năm 2010 và có khả năng vượt 1 tỷ USD vào
năm 2013. Hàng loạt các doanh nghiệp Nhật xuất hiện như Uinico Việt Nam, IchiCorporation,

đề xuất về giá để đánh giá. Phương thức này chỉ được áp dụng đối với đấu thầu tuyển chọn tư
vấn.
c. Đấu thầu hai giai đoạn: Được áp dụng đối với các hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu
hạn chế cho các gói thầu mua săm hàng hóa, xây lắp, gói thầu EPC có kỹ thuật, công nghệ
mới, phức tạp, đa dạng. Phương thức đấu thầu này gồm giai đoạn như sau:
d. Giai đoạn sơ tuyển lựa chọn nhà thầu - Tùy theo quy mô, tính chất gói thầu, chủ đầu tư thông
báo mời thầu trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc gửi thư mời thầu. Chủ đầu tư có
trách nhiệm cung cấp cho các nhà thầu tham dự hồ sơ mời dự thầu bao gồm các thông tin sơ bộ
về gói thầu và các nội dung chính của hồ sơ mời dự thầu. Nhà thầu tham dự sơ tuyển phải nộp
hồ sơ dự thầu kèm theo bảo lãnh dự thầu nhằm bảo đảm nhà thầu đã qua giai đoạn sơ tuyển
phải tham dự đấu thầu. Mức bảo lãnh dự thầu do chủ đầu tư quyết định nhưng không vượt quá
1% giá gói thầu. Tiêu chuẩn đánh giá ở vòng sơ tuyển bao gồm:
o Năng lực kỹ thuật
o Năng lực tài chính
o Kinh nghiệm
e. Giai đoạn đấu thầu - Chủ đầu tư cung cấp hồ sơ mời đấu thầu cho các nhà thầu được lựa chọn
vào giai đoạn đấu thầu. Nhà thầu tham dự đấu thầu phải nộp hồ sơ đấu thầu kèm theo bảo lãnh
đấu thầu nhằm đảm bảo nhà thầu đàm phán ký kết hợp đồng sau khi được tuyên bố trúng thầu.
Mức bảo lãnh dự thầu do chủ đầu tư quyết định nhưng không vượt quá 3% giá gói thầu. Tiêu
chuẩn đánh giá ở vòng đấu thầu bao gồm:
f. Khả năng cung cấp sản phẩm, dịch vụ
g. Tiến độ thực hiện
h. Giá dự thầu
i. Các điều kiện khác của nhà thầu đề xuất nhằm đạt mục tiêu đầu tư và hiệu quả cho dự án.
Ngoài ra, nhà thầu được lựa chọn là nhà thầu có giá dự thầu hợp lý và mang lại hiệu quả cao
nhất cho dự án.
Phương thức đấu thầu hai giai đoạn áp dụng cho những trường hợp sau:
- Các gói thầu mua sắm hàng hoá và xây lắp có giá từ 500 tỷ đồng trở lên;
- Các gói thầu mua sắm hàng hóa có tính chất lựa chọn công nghệ thiết bị toàn bộ, phức tạp về
công nghệ và kỹ thuật hoặc gói thầu xây lắp đặc biệt phức tạp;

hoặc thương lượng thêm. Ban tổ chức thường không công bố ngay kết quả lựa chọn mà
tới một thời gian nhất định, sau khi bế mạc đấu thầu mới thông báo sự lựa chọn người
thắng cuộc.
Để so sánh và đánh giá các báo giá, Ban tổ chức thường công bố công khai hệ thống
các điểm đánh giá về nhiều mặt như về công nghệ, phẩm chất, kỹ thuật, giá cả, tín dụng,

ựa chọn công khai người thắng thầu bằng cách bóc phong bì chào giá. Người thắng
thầu là người cung cấp hang hóa theo yêu cầu, giá lại rẻ nhất, điều kiện thanh toán thuận
lợi.
f. Kí hợp đồng: Sau khi xác định được người thắng thầu, tổ chức kí kết hợp đồng giữa Ban tổ
chức và người thắng thầu, nộp tiền bảo đảm thực hiện hợp đồng theo như quy định của bản
Điều lệ đấu thầu và cam kết thực hiện hợp đồng đã ký. Còn những người không trúng thầu sẽ
lấy lại tiền ký quỹ dự thầu
e. Liên hệ Việt nam
Hiện nay Việt Nam đang trên đà hội nhập với thế giới và trở thành điểm đến của những nhà
đầu tư. Chính phủ Việt Nam đang cố gắng tạo ra môi trường đầu tư và hành lang pháp lý tốt
nhất để thu hút các nhà đầu tư và để quản lý hàng tỷ đô la Mỹ từ ODA và FDI mỗi năm. Với
lượng vốn khổng lồ này Việt Nam có thể cải thiện rất nhiều hệ thống giao thông, hạ tầng cơ sở,
y tế, mạng lưới điện, đường, trường học Tuy nhiên nhà nước đang rất khó khăn trong việc
quản lý thật tốt lượng vốn đó và tạo ra hiệu quả cao nhất trên mỗi đồng vốn. Có nhiều biện
pháp được đưa ra và việc sử dụng đấu thầu trong tư vấn, xây lắp là phương pháp quản lý rất
hiệu quả.
a. Những vấn đề trong hoạt động đấu thầu ở Việt Nam hiện nay
a. Vấn đề thiếu minh bạch trong đấu thầu và một số sai phạm nghiêm trọng: Minh bạch trong đấu
thầu hiện nay chưa kết hợp với minh bạch trong khâu thực hiện hợp đồng giao nhận thầu sau
đó;
b. Vấn đề giá gói thầu: Giá trúng thầu có thể khác nhiều so với giá ký kết hợp đồng giao nhận thầu
và giá kết toán hợp đồng lại càng có thể khác xa với giá trong hợp đồng.
c. Vấn đề sai phạm trong đấu thầu: Hiện nay trong việc đấu thầu thông thường có những sai phạm
sau:

kiểm tra nghiêm túc, và phải đảm bảo tính trung thực của các bên.
- Ưu đãi nhà thầu trong nước khi đấu thầu quốc tế tại Việt Nam: Đây là nội dung chính trong dự
thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ (2009) về ưu đãi nhà thầu trong nước khi tham gia
đấu thầu quốc tế tại Việt Nam nhằm giúp các nhà thầu trong nước khỏi bị thua thiệt. Những ưu
đãi đó cần phải thực hiện vì hiện nay đang diễn ra tình trạng các nhà thầu nước ngoài thắng
thầu tại Việt Nam, sau đó bán lại công trình cho các nhà thầu trong nước. Thậm chí, có trường
hợp sau khi thắng thầu, nhà thầu nước ngoài đã tổ chức "đấu thầu" các nhà thầu trong nước
để ăn chênh lệch. Như vậy, chỉ cần có mác ngoại, nhà thầu nước ngoài đã có thể dễ dàng kiếm
được một khoản tiền lớn từ việc bán lại các gói thầu đã trúng…


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status