Tiểu luận triết học Mác Lênin (phần chủ nghĩa duy vật biện chứng - Pdf 12


Tiểu luận triết học Mác Lênin
(phần chủ nghĩa duy vật biện chứng)

Cơ sở lý luận : Thực tiễn là gì ? Vai trò của thực tiễn trong
nhận thức. Ý nghĩa phương pháp luận trong học tập và rèn luyện
của Sinh viên hiện nay.
 Sinh viên : Phạm Sỹ Nguyên
 Lớp : AT5C
 Giáo viên hướng dẫn : Đỗ Minh Sơn

Hà Nội, ngày 12/12/2008
Tiểu luận triết học – Phạm Sỹ Nguyên AT5C
I. Th ực tiễn là gì ?
Phạm trù thực tiễn
Các nhà duy vật trước Mác đã có công lao lớn trong việc phát triển thế
giới quan duy vật và đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo và thuyết
không thể biết. Tuy nhiên, lý luận của họ còn nhiều khuyết điểm, mà trong đó
khuyết điểm lớn nhất là không thấy được hoạt động có tính lịch sử - xã hội
đối với nhận thức, do đó chủ nghĩa duy vật của họ mang tính chất trực quan.
Mác đã chỉ rõ: “Khuyết điểm chủ yếu của toàn bộ chủ nghĩa duy vật từ trước
đến nay – kể cả chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc là sự vật, hiện thực, cái cảm
giác được, chỉ được nhận thức dưới hình thức khách thể hay hình thức trực
quan, chứ không được nhận thức là hoạt động cảm giác được của con người
là thực tiễn”.
Phơbách, nhà triết học duy vật lớn nhất trước Mác, tuy có đề cập đến thực
tiễn, song ông không thấy được thực tiễn như là hoạt động vật chất cảm tính,
có tính năng động của con người. Do đó, ông đã coi thường hoạt động thực
tiễn, xem thực tiễn là cái gì có tính chất con buôn bẩn thỉu, ông không hiểu
được vai trò, ý nghĩa của thực tiễn đối với việc nhận thức và cải tạo thế giới.
Đối với ông chỉ có hoạt động đích thực lý luận mới là quan trọng, mới là hoạt

Thực tiễn không phải bao gồm toàn bộ hoạt động của con người, mà chỉ
là những hoạt động vật chất để phân biệt với hoạt động tinh thần, hoạt động
lý luận, hay nói theo thuật ngữ của Mác là hoạt động cảm tính của con
người. Trong hoạt động thực tiễn, con người phải sử dụng các phương tiện,
công cụ vật chất, sức mạnh vật chất của mình tác động vào tự nhiên, xã hội
để cải tạo làm biến đổi chúng phù hợp với nhu cầu của mình. Bằng hoạt
động thực tiễn, con người làm biến đổi bản than sự vật trong hiện thực, từ đó
làm cơ sở để biến đổi bản than sự vật trong hiện thực, từ đó làm cơ sở để
biến đổi hình ảnh của sự vật trong nhận thức. Do đó, hoạt động thực tiễn là
hoạt động có tính năng động, sang tạo, là hoạt động đối tượng hoá, là quá
trình chuyển hoá cái tinh thần thành cái vật chất. Hoạt động thực tiễn là quá
trình tương tác giữa chủ thể và khách thể, trong đó, chủ thể hướng vào việc
cải tạo khách thể; trên cơ sở đó nhận thức khách thể. Vì vậy, thực tiễn trở
thành mắt khâu trung gian nối liền nhận thức con người với thế giới bên
ngoài.
Hoạt động thực tiễn là hoạt động bản chất của con người, là hoạt động
đặc trưng cho con người. Nếu động vật chỉ hoạt động theo bản năng, nhằm
thích nghi một cách thụ động với thế giới bên ngoài, thì con người nhờ vào
thực tiễn – như hoạt động có ý thức, có mục đích của mình mà cải tạo thế
giới để thỏa mãn nhu cầu của mình, thích nghi một cách chủ động, tích cực
với thế giới và để làm chủ thế giới. Con người không thể thỏa mãn với
những gì mà tự nhiên cung cấp cho mình dưới dạng có sẵn. Con người phải
tiến hành lao động sản xuất ra của cải vật chất để nuôi sống mình. Để lao
động và lao động có hiệu quả, con người phải biết chế tạo công cụ và sử
dụng công cụ lao động. Bằng hoạt động thực tiễn, trước hết là lao động sản
xuất, con người tạo nên những vật phẩm vốn không có sẵn trong tự nhiên.
Không có hoạt động đó, con người và xã hội loài người không thể tồn tại và
phát triển được. Vì vậy, có thể nói rằng, thực tiễn là phương thức tồn tại cơ
bản của con người và xã hội, là phương thức đầu tiên chủ yếu của mối quan
hệ giữa con người với thế giới.

vực như đạo đức, nghệ thuật, giáo dục, tôn giáo… Sở dĩ gọi là “không cơ
bản” không phải vì những dạng này kém quan trọng mà chỉ vì chúng được
hình thành và phát triển từ những dạng cơ bản, chúng là dạng thực tiễn phát
sinh.
4
Tiểu luận triết học – Phạm Sỹ Nguyên AT5C
II. Vai trò của thực tiễn trong nhận thức.
- Là cơ sở động lực của nhận thức do yêu cầu sự phát triển sản xuất vật
chất cải tiến xã hội thì buộc con người phải nhận thức thế giới xung
quanh
- Thông qua hoạt động thực tiễn con người làm cho sự vật bộc lộ thuộc
tính nó để con người nhận thức. Vậy thực tiễn đem lại tài liệu cho nhận
thức
- Thông qua hoạt động thực tiễn làm giác quan con người phát triển và
hoàn thiện. Thực tiễn là mục đích quá trình nhận thức
- Nhu cầu thực tiễn dẫn đến hình thành và phát triển ngành khoa học
biến tri thức khoa học thành phương tiện vật chất hùng mạnh giúp con
người trong hoạt động thực tiễn có hiệu quả. Thực tiễn giúp con người
cải tạo thế giới
• Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý
- Muốn kiểm tra tri thức ta dựa trên thực tiễn. Nếu tri thức phù hợp hiện
thực khách quan là chân lý còn không phù hợp là sai lầm
- Tiêu chuẩn chân lý là thực tiễn vừa có tính tương đối và tuyệt đối.
Tuyệt đối ở chỗ thực tiễn ở 1 thời điểm nhất định ở giai đoạn nhất định
hoàn toàn phù hợp với tri thức là có được. Tính tương đối là thực tiễn
luôn vận động và biến đổi không ngừng vì vậy khi chúng ta nhận thức
được tính tương đối và tuyệt đối, thực tiễn là tiêu chuẩn
Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn bắt nguồn từ mối quan hệ giữa
con người với thế giới khách quan. Con người luôn luôn tác động tích cực
vào thế giới khách quan – tự nhiên và xã hội, cải biến thế giới khách quan


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status