Hương ước và luật tức - Pdf 13

Nhóm 1 XHH K53 XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN
Xã hội học nông thông
Danh sách nhóm 1
MỤC LỤC
Phần 1: Hương ước
I.Khái niệm
II.Nội dung
1.Lịch sử hình thành của hương ước
1
Nhóm 1 XHH K53 XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN
2.Sự khác nhau giữa hương ước và pháp luật ngày xưa
3.Những chính sách của nhà nước
4.Hiện trạng
5.Những giá trị của hương ước
Bản hương ước xã Duyên Trường, huyện Thanh Trì, Hà Nội
Phần 2: Luật tục
I. Khái niệm
II. Đặc điểm
III. Nội dung
IV.Giá trị xã hội
V.Luật tục trong xây dựng hương ước

PHẦN I: HƯƠNG ƯỚC
I.Khái niệm
Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của văn hoá pháp lý Việt Nam
qua các giai đoạn lịch sử đều dễ dàng nhận thấy là bên cạnh luật nước, luật làng
luôn giữ một vị trí quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội ở các làng
xã Việt Nam. Luật nước và lệ làng (hương ước) dường như luôn là những hành
trang pháp lý cho sự tồn tại, phát triển của các thế hệ người Việt Nam trụ vững và
phát triển trong mọi thăng trầm của lịch sử
Trong lịch sử, hương ước từng tồn tại song song với pháp luật, từng giữ vai trò là

Nội) quy định ngày mùng 1 tháng giêng hàng năn có lệ uống khoán, uống máu ăn
thề, thề không an gian nói dối, thề không lấy cắp của nhau…
Theo Đinh Gia Khánh-Văn hóa dân gian Việt Nam-NXB chính Trị Quốc Gia Hà
Nội, 1995: ”Hương ước là bản ghi chép các điều lệ liên quan đến tổ chức xã hội
,cũng như đến đời sống xã hội, cũng như đến đời sống xã hội trong làng, các điều lệ
hình thành dần trong lịch sử được điều chỉnh và bổ sung mỗi khi cần thiết.”
Theo Lời giới thiệu của cuốn “Hương ước cổ Hà Tây” của Nguyễn Tá Nhí dịch:
“Hương ước là những điều lệ của một cộng đồng người chung sống trong cùng một
3
Nhóm 1 XHH K53 XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN
khu vực, để điều hòa quan hệ giữa cá nhân với cá nhân,cá nhân với tổ chức, giữa
tập thể này với tập thể khác.”
Như vậy, Hương ước vừa là kết quả vừa là yêu cầu của quá trình phát triển nội tại
của đời sống làng xã. Nó kế tục và hoàn thiện những quy ước cổ sơ của mỗi nhóm
dân cư trong từng lũy tre xanh
II.Nội dung
Hương ước bao gồm các nội dung chính sau:
• Liên quan đến tổ chức nông nghiệp và môi trường sinh thái
• Cơ cấu tổ chức và các quan hệ xã hội trong làng xã
• Giữ gin an ninh trật tự xã hội trong cộng đồng
• Văn hóa, giáo dục, tổ chức thờ cúng
• Đảo đảm các nghĩa vụ sưu thuế, binh dịch của làng xã với nhà nước
• Khen thưởng và xử phạt trong việc tuân thủ các quy ước của làng xã
- Đề ra các biện pháp, phương thức thích hợp giúp dân cư trên địa bàn tham gia
quản lý Nhà nước, quản lý xã hội, bảo đảm phát huy quyền tự do, dân chủ của
nhân dân; động viên và tạo điều kiện để nhân dân thực hiện tốt các quyền và nghĩa
vụ công dân;
-Bảo đảm giữ gìn và phát huy thuần phong, mỹ tục, thực hiện nếp sống văn minh
trong ứng xử, giao tiếp, ăn, ở, đi lại, xóa bỏ hủ tục, phát triển các hoạt động văn
hóa lành mạnh, xây dựng và phát huy tình làng nghĩa xóm, đoàn kết, tương thân,

tạm trú, tạm vắng; tham gia quản lý, giáo dục, giúp đỡ những người lầm lỗi tại
cộng đồng dân cư. Đề ra các biện pháp cần thiết hỗ trợ cơ quan có thẩm quyền phát
hiện, xử lý vi phạm pháp luật trên địa bàn; bảo đảm triển khai thực hiện các quy
định của pháp luật về tổ chức tự quản ở cơ sở như Tổ hòa giải, Ban an ninh, Tổ
bảo vệ sản xuất, Ban kiến thiết và các tổ chức tự quản khác;
-Đề ra các biện pháp thưởng, phạt phù hợp để bảo đảm thực hiện hương ước:
5
Nhóm 1 XHH K53 XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN
Hương ước quy định các hình thức và biện pháp khen thưởng đối với cá nhân, hộ
gia đình có thành tích trong việc xây dựng và thực hiện hương ước như: lập sổ
vàng truyền thống, nêu gương người tốt việc tốt, ghi nhận công lao, thành tích của
tập thể, cá nhân; bình xét, công nhận gia đình văn hóa và các hình thức khen
thưởng khác do cộng đồng tự thỏa thuận hoặc đề nghị các cấp chính quyền khen
thưởng theo quy định chung của Nhà nước.
Đối với những người có hành vi vi phạm các quy định của hương ước thì chủ yếu
áp dụng các hình thức giáo dục, phê bình của gia đình, tập thể cộng đồng, thông
báo trên các phương tiện thông tin đại chúng ở cơ sở. Trường hợp vi phạm nghiêm
trọng các quy định của hương ước thì trên cơ sở thảo luận thống nhất trong tập thể
cộng đồng, có thể buộc thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm trong phạm vi cộng đồng
hoặc áp dụng các biện pháp phạt nhưng không được đặt ra các biện pháp xử phạt
nặng nề xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản,
quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân. Trong hương ước không đặt ra các
khoản lệ phí.
Hương ước có thể đề ra các biện pháp nhằm góp phần giáo dục những người có
hành vi vi phạm pháp luật bị giáo dục tại xã, phường, thị trấn; giáo dục, cảm hóa
giúp đỡ người phạm tội sau khi ra tù trở thành người lương thiện, có ích cho xã
hội.
Những hành vi vi phạm pháp luật phải do các cơ quan có thẩm quyền xử lý theo
quy định của pháp luật. Việc áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hương ước
không thay thế các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.

nét.
Tại hội nghị lần V của BCH TW Đảng (khóa VII) vào thang 6/1993 Đảng đã chủ
trương khuyến khích xây dựng và thực hiện hương ước, các quy chế về nếp sống
văn minh ở các thôn xã. Trên cơ sở đó rất nhiều địa phương tiến hành tổ chức
Hương ước là một nguồn tài liệu quý để nghiên cứu làng xã cổ Việt Nam
2.Sự khác biệt giữa hương ước và pháp luật thời xưa
7
Nhóm 1 XHH K53 XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN
Vốn có nguồn gốc từ phong tục, tập quán nên hương ước có một sức sống bền
bỉ, lâu dài. Hương ước đã từng tồn tại song song với luật nước, từng giữ vai trò là
công cụ quan trọng để điều chỉnh các mối quan hệ trong cộng đồng dân cư và để
quản lý làng xã. Trong xã hội, mỗi người dân không những phải làm đúng phép
nước mà còn phải tuân thủ lệ làng. Vậy giữa hương ước và pháp luật có sự khác
biệt như thế nào?
Nội dung của hương ước đơn giản và gọn nhẹ hơn so với pháp luật. Bộ luật Hồng
Đức có tới 722 điều quy định liên quan hầu hết đến các mặt của đời sống, còn một
bản hương ước của người Việt chỉ gồm vài chục điều khoản liên quan đến một số
mặt của đời sống làng mạc. Mỗi mặt của đời sống xã hội (ví dụ những quy định về
hôn nhân gia đình), được luật pháp Nhà nước cụ thể thành hàng chục, thậm chí
hàng trăm điều khoản, trong khi đó, ở các bản hương ước, vấn đề này được ghi
nhận trong một vài điều khoản ngắn gọn.
Trong văn bản pháp luật chỉ quy định các hình thức xử phạt, mà không có hình
thức khen thưởng như hương ước. Điều này là do tính cưỡng chế Nhà nước của các
quy phạm pháp luật quy định. Nó khác với hương ước, ngoài tính áp đặt còn mang
tính khuyến cáo, khuyên răn, khuyến thiện. Khung hình phạt của hương ước
thường đơn giản và ít mang tính nghiêm khắc hơn so với pháp luật. Hình phạt
chính trong hương ước chủ yếu là phạt tiền; còn pháp luật thời kỳ phong kiến quy
định 5 hình phạt (ngũ hình) rất nghiêm khắc, đó là: suy (đánh bằng roi), trượng
(đánh bằng gậy), đồ (bắt làm công việc nặng nhọc), lưu (đày ải đi nơi xa) và tử
(phải tội chết). Tuy nhiên, việc xử phạt theo hương ước có nét tinh tế là nó đánh

đã nêu rõ cần phải phát huy và kế thừa hương ước cổ truyền trong việc quản lí
nông thôn hiện nay.
-Chủ trương này sau đó đã được pháp luật hóa bằng Nghị định 24CT/TTg ngày
19/6/1998 của Chính phủ chỉ thị cho các địa phương việc kế thừa hương ước cổ
truyền trong việc soạn thảo hương ước nông thôn mới.
Để phát huy yếu tố tích cực, khắc phục những hạn chế, tiêu cực của hương ước, quy
ước, baảo đảm triển khai thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Chỉ thị của Bộ Chính
trị số 30/CT-TW ngày 18 tháng 2 năm 1998 về xây dựng và thực hiện quy chế dân
chủ ở cơ sở, tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với việc xây dựng và thực
hiện hương ước, quy ước trong giai đoạn hiện nay,
Thủ tướng Chính phủ chỉ thị:
9
Nhóm 1 XHH K53 XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN
1. Nội dung của hương ước, quy ước cần tập trung vào một số vấn đề cơ bản sau
đây:
Bảo đảm giữ gìn và phát huy thuần phong, mỹ tục, thực hiện các hành vi ứng xử
văn minh trong giao tiếp, ăn, ở, đi lại..., xóa bỏ hủ tục, phát triển các hình thức hoạt
động văn hóa lành mạnh, phát huy tình làng nghĩa xóm, đoàn kết, tương thân,
tương ái, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng dân cư;
Đề ra các biện pháp góp phần bảo vệ tài sản công cộng và tài sản của công dân,
bảo vệ môi trường sống, bảo vệ, rừng, biển, sông, hồ, danh lam thắng cảnh, đền
chùa, miếu mạo, các nguồn nước, đê điều, đập nước, kênh mương, kè cống. Xây
dựng và phát triển đường làng, ngõ xóm, trồng cây xanh, chống ô nhiễm các nguồn
nước... ở địa phương;
Đề ra các biện pháp bảo vệ thuần phong mỹ tục, bài trừ các hủ tục trong ma chay,
cưới hỏi, thờ phụng, lễ hội v.v... ở địa phương;
Góp phần xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, đề ra những tiêu chuẩn
gia đình văn hóa, các quy tắc đạo đức mới, giúp đỡ nhau tìm ra các biện pháp xử lý
tốt các mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình;
Xây dựng tình đoàn kết, tương thân, tương ái trong cộng đồng, vận động các thành

4. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của mình, trình
Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành nghị quyết quy định cụ thể việc quản lý nhà nước
và định hướng nội dung hương ước, quy ước căn cứ vào quy định của pháp luật
hiện hành và phù hợp với đặc điểm tình hình kinh tế, văn hóa - xã hội, phong tục
tập quán của địa phương.
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo triển khai và kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết
của Hội đồng nhân dân về các vấn đề nói trên.
5. Uỷ ban nhân dân cấp huyện có nhiệm vụ phê duyệt các văn bản hương ước, quy
ước do ủy ban nhân dân cấp xã trình và chỉ đạo, hướng dẫn việc thực hiện hương
ước, quy ước trong phạm vi địa bàn huyện, bảo đảm nội dung hương ước, quy ước
phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành, các quy tắc xây dựng nếp sống
văn hóa mới, duy trì và phát triển phong tục tập quán tốt đẹp ở cơ sở.
6. Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm chỉ đạo, hỗ trợ các làng, bản, thôn, ấp,
cụm dân cư xây dựng hương ước, quy ước có nội dung phong phú, thiết thực, phù
hợp với quy định của pháp luật hiện hành và chủ trương chính sách của Đảng và
11
Nhóm 1 XHH K53 XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN
Nhà nước, và trình ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt. ủy ban nhân dân cấp xã
thường xuyên kiểm tra việc tổ chức thực hiện hương ước, quy ước trên địa bàn.
7. cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh việc tuyên truyền về vai trò và tác dụng
của việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước, các mô hình mẫu về nếp sống
văn hóa, gắn với việc tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật, phát huy dân
chủ ở cơ sở; nêu gương những điển hình tiên tiến, phát hiện và đấu tranh chống các
biểu hiện tiêu cực, sai trái hoặc lợi dụng hương ước, quy ước để duy trì các hủ tục,
tập quán lạc hậu.
8. Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan có liên quan, Chủ tịch Hội đồng nhân dân,
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm thi hành Chỉ thị này./.
Năm 1999, Bộ Tư pháp cũng có những công văn, chỉ thị hướng dẫn các địa
phương thực hiện nghị định này của Chính phủ.
5. Những giá trị của Hương ước


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status