Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu - Nhìn từ kinh nghiệm của một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam - Pdf 13


Tr-ờng đại học ngoại th-ơng
KHOA kinh tế và kinh doanh quốc tế
chuyên ngành kinh tế đối ngoại
khoá luận tốt nghiệp

Đề tài:

BảO HIểM TíN DụNG XUấT KHẩU - NHìN Từ KINH NGHIệM
CủA MộT Số NƯớc trên thế giới và bài học kinh nghiệm
cho việt nam Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Nguyệt
Lớp : Anh 9
Khóa : 44C - KT&KDQT

1.3.2. Đối với quốc gia xuất khẩu: 20
2. ĐẶC ĐIỂM CỦA HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM TÍN DỤNG XUẤT KHẨU
TRÊN THẾ GIỚI. 21
2.1. Sự tham gia tích cực của các tổ chức quốc tế nhằm thúc đẩy sự phát
triển của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. 21
2.1.1. Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế - OECD. 22
2.1.2. Hiệp hội Bern- Bern Union. 24
2.1.3. Trung tâm thương mại quốc tế - ITC. 27
2.2. Khái quát về thị trường bảo hiểm tín dụng xuất khẩu quốc tế. 28
2.2.1. Thị trường Châu Âu – thị trường bảo hiểm tín dụng xuất khẩu lớn
nhất thế giới. 28
2.2.2. Thị trường châu Á và châu Mỹ - thị trường tiềm năng lớn và có tốc
độ phát triển bảo hiểm tín dụng xuất khẩu nhanh nhất. 30

Chương II: KINH NGHIỆM BẢO HIỂM TÍN DỤNG XUẤT KHẨU CỦA
MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI. 32
1. KINH NGHIỆM BẢO HIỂM TÍN DỤNG XUẤT KHẨU TẠI MỸ. 32
1.1.Kết quả chung. 32
1.2. Kinh nghiệm bảo hiểm của một tổ chức tiêu biểu - Ngân hàng xuất
nhập khẩu Mỹ (The US Eximbank). 35
1.2.1. Giới thiệu về Eximbank. 35
1.2.2. Kinh nghiệm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu của Eximbank. 38
1.2.3. Kết quả và bài học kinh nghiệm: 53
2. KINH NGHIỆM BẢO HIỂM TÍN DỤNG XUẤT KHẨU TẠI TRUNG
QUỐC. 58
2.1. Kết quả chung. 58
2.2. Kinh nghiệm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu của một tổ chức tiêu biểu –

Bảng 4: Tỷ lệ phí bảo hiểm cho hàng xuất khẩu đến một số nước của
Eximbank 44
Bảng 6: Cơ chế xác định tỷ lệ phí bảo hiểm của SINOSURE 66
Bảng 7: Kết quả hoạt động qua các năm của SINOSURE 74
Bảng 8: Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam qua các năm 82
1

LỜI NÓI ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Từ khi Việt Nam chính thức trở thành Thành viên của Tổ chức Thương
mại Thế giới (WTO), các chính sách trợ cấp xuất khẩu như thưởng thành tích
xuất khẩu, trợ cấp thay thế nhập khẩu hay chính sách tín dụng ngắn hạn hỗ trợ
xuất khẩu thực hiện từ năm 2001 dưới hình thức cho vay lãi suất ưu đãi, theo
quy định của WTO đã không còn được thực hiện. Để phù hợp với các cam kết
khi gia nhập WTO, Chính phủ đã tiến hành đổi mới các biện pháp hỗ trợ tín
dụng xuất khẩu cho các doanh nghiệp theo hướng áp dụng các biện pháp hỗ
trợ tín dụng cho xuất khẩu không vi phạm các quy tắc của WTO. Các biện
pháp hỗ trợ tín dụng này tập trung vào các công cụ cho vay đầu tư, bảo lãnh

Vậy chúng ta cần làm gì để đưa bảo hiểm tín dụng xuất khẩu vào thực
tiễn để hỗ trợ các doanh nghiệp, chúng ta học được gì từ các nước đi trước đã
triển khai nghiệp vụ bảo hiểm này? Đây là câu hỏi đang rất được Chính phủ
cũng như các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng quan tâm. Chính vì vậy,
em quyết định chọn đề tài “Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu – nhìn từ kinh
nghiệm của một số nước trên thế giới và bài học phát triển cho Việt
Nam” làm khoá luận tốt nghiệp của mình.
2.Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu với các mục tiêu cụ thể sau:
- Làm rõ các vấn đề lý luận về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu,
- Nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn triển khai bảo hiểm tín dụng
xuất khẩu của một số nước trên thế giới (Mỹ và Trung Quốc),
- Đề xuất giải pháp áp dụng các bài học kinh nghiệm từ các quốc
gia này để có thể triển khai thành công bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại Việt
Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là hoạt động bảo hiểm tín dụng
xuất khẩu tại Mỹ và Trung Quốc và các tổ chức tiêu biểu cung cấp dịch vụ
này trong thời gian từ năm 2001 đến nay.
4.Phương pháp nghiên cứu
Để làm rõ các nội dung cần nghiên cứu, đề tài chủ yếu sử dụng các
phương pháp sau: phương pháp kết hợp phân tích với tổng hợp, phương pháp
thống kê, so sánh và đặc biệt là phương pháp phân tích dự báo. Việc phân tích
sẽ bám sát hệ thống lý luận chung về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.

được gọi là tín dụng thương mại),
(ii) các khoản vay trung và dài hạn, dùng để tài trợ cho các dự án và
cung cấp vốn cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa. Các khoản vay này có thể do
Nhà nước cung cấp (thường gọi là tín dụng hỗ trợ xuất khẩu) hoặc do các
ngân hàng thương mại cung cấp.
Hình thức thứ nhất (i) đây là loại tín dụng mà các doanh nghiệp cấp
cho nhau, không có sự tham gia của Ngân hàng. Tín dụng xuất khẩu được cấp
dưới hình thức chấp nhận hối phiếu hoặc ghi sổ, tức là hình thức trả chậm với
mục đích đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa.
 Cấp tín dụng xuất khẩu bằng chấp nhận hối phiếu tức là người nhập
khẩu ký chấp nhận trả tiền vào hối phiếu do người xuất khẩu ký phát để nhận
bộ chứng từ. Nghĩa là hai bên sẽ sử dụng phương thức thanh toán là Thư tín
dụng (L/C) hoặc nhờ thu kèm chứng từ như Thanh toán đổi chứng từ (D/P) và
Chấp nhận thanh toán đổi chứng từ (D/A). Thời hạn của loại tín dụng này phụ
thuộc vào sự thỏa thuận của hai bên mua và bán, song để phòng tránh rủi ro,
luật của các nước thường quy định thời hạn cho loại tín dụng này (thời hạn
của hối phiếu): luật của Anh, Pháp quy định thời hạn từ 30 đến 90 ngày, luật
của Mỹ là 180 ngày. 5

 Cấp tín dụng bằng cách ghi sổ, tức là người xuất khẩu và người
nhập khẩu ký với nhau hợp đồng mua bán hàng hóa, trong đó quy định người
bán được mở một tài khoản để ghi nợ bên mua sau mỗi chuyến giao hàng mà
bên bán đã thực hiện. Sau một thời gian nhất định (3 tháng, 6 tháng hoặc 1
năm), người mua sẽ phải thanh toán số nợ đó bằng chuyển tiền, hoặc ký Séc.
Hình thức thứ hai (ii), đây là hình thức tài trợ xuất khẩu trung và dài
hạn, được cung cấp trực tiếp bởi một Ngân hàng cho người xuất khẩu để thực
hiện hợp đồng xuất khẩu hoặc cho người mua nước ngoài (đã ký một hợp

nước nhưng khi cung cấp tín dụng xuất khẩu, người xuất khẩu hay Ngân hàng
có thể gặp phải nguy cơ không thu hồi được khoản tín dụng đã cấp do rất
nhiều các rủi ro gây nên (gọi chung là rủi ro tín dụng –credit risks).
Các rủi ro tín dụng có thể được chia làm hai loại:
(1) Các rủi ro chính trị (Political & Country Risks): bao gồm
 Chiến tranh, nổi loạn của dân chúng, đình công và các rối loạn chính
trị khác ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng.
 Sự ngăn cấm các giao dịch thanh toán ra nước ngoài của chính phủ
nước người nhập khẩu.
 Sự hạn chế hàng hóa nhập khẩu của chính phủ nước người nhập
khẩu như: cấm nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hủy bỏ hoặc không cấp mới
giấy phép nhập khẩu…
 Rủi ro không chuyển đổi được ngoại tệ là đồng tiền thanh toán
 Các thảm họa thiên nhiên như bão lụt, động đất…
(2) Các rủi ro thương mại (Commercial Risks): gồm các rủi ro liên
quan đến người nhập khẩu hoặc Ngân hàng thanh toán, như:
 Không có khả năng trả nợ do bị tịch biên tài sản, giải thể, thua lỗ
kéo dài, phá sản…
 Từ chối nhận hàng mà không đưa ra được lý do hợp lý và có giá trị
pháp lý cho việc từ chối đó. 7

Người xuất khẩu hay Ngân hàng khi cấp tín dụng xuất khẩu đều có mục
đích thúc đẩy xuất khẩu, đồng thời họ cũng luôn muốn giảm thiểu những rủi ro
mà mình có thể gặp phải do đó bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là sự lựa chọn tốt
nhất để bảo vệ người xuất khẩu và các Ngân hàng trước các rủi ro tín dụng.
1.1.3. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu (Export Credit Insurance)
“Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu” đề cập đến việc bảo vệ và bồi thường

- Tỷ lệ rủi ro được bảo hiểm trong bảo hiểm tín dụng xuất khẩu (percentage
of cover): là một tỷ lệ của tổng giá trị của hợp đồng xuất khẩu hoặc tổng giá trị
của dự án được tổ chức cung cấp bảo hiểm chấp nhận bảo hiểm. Tỷ lệ này trong
bảo hiểm tín dụng xuất khẩu thường ở mức từ 90% đến 95%, người xuất khẩu
cũng sẽ phải chịu một phần rủi ro nhỏ đối với doanh thu của mình.
- Tỷ lệ phí bảo hiểm (premium rate): là một mức phí trả trên một đơn vị
(thường là 100$) của tổng giá trị của hợp đồng xuất khẩu hoặc của dự án mà
người được bảo hiểm sẽ phải trả cho người bảo hiểm, từ đó xác định được mức
phí bảo hiểm mà người được bảo hiểm phải trả theo một hợp đồng bảo hiểm.
- Tính hỗ trợ của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu được thể hiện rất nhiều
qua hai loại tỷ lệ này: tỷ lệ được bảo hiểm cao và tỷ lệ phí bảo hiểm thấp cung
cấp cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước, giúp đảm bảo tài chính cho
doanh nghiệp trước những rủi ro có thể gặp phải trong khi mức phí bảo hiểm
mà doanh nghiệp phải trả lại rất nhỏ. Tỷ lệ được bảo hiểm đối với các rủi ro
chính trị thường cao hơn đối với các rủi ro thương mại, mục đích là để các nhà
xuất khẩu an tâm hơn, đặc biệt là khi xuất khẩu tới các thị trường mới, các thị
trường có nhu cầu lớn nhưng lại có những bất ổn về chính trị như chiến tranh hay
bạo động, qua đó khuyến khích họ mở rộng và khai thác các thị trường mới.
Những ưu đãi dành cho các doanh nghiệp nhỏ, hay các doanh nghiệp xuất
khẩu các mặt hàng chủ lực, các mặt hàng khuyến khích xuất khẩu…cũng chủ
yếu thể hiện qua hai tỷ lệ này.
Các yếu tố quyết định tỷ lệ phí bảo hiểm và tỷ lệ rủi ro được bảo hiểm:
Thông thường, các tổ chức cung cấp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu sẽ
không bảo hiểm cho toàn bộ 100% rủi ro mà tỷ lệ được bảo hiểm sẽ thấp hơn,
người xuất khẩu cũng phải chịu một phần rủi ro liên quan đến khoản phải thu
của họ. Tỷ lệ được bảo hiểm phụ thuộc vào một số yếu tố như: 9



 Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu trung và dài hạn (Medium-&long-term
Export Credit Insurance): dành cho những khoản tín dụng có thời hạn lên đến
5 năm hoặc lâu hơn (7-10 năm), bảo hiểm cho việc tài trợ xuất khẩu các máy
móc tư liệu sản xuất, tài trợ cho các dự án theo phương thức chìa khóa trao
tay và các hình thức xuất khẩu với lượng vốn lớn. Tỷ lệ được bảo hiểm
thường là 85% trị giá hợp đồng. Trong lĩnh vực này chủ yếu chỉ có sự tham
gia của các tổ chức bảo hiểm Nhà nước do mức độ rủi ro lớn, và giá trị bảo
hiểm lớn, các tổ chức bảo hiểm tư nhân không sẵn sàng hoặc không đủ khả
năng tham gia vào lĩnh vực này.
 Bảo hiểm đầu tư: bảo hiểm các rủi ro chính trị cho hình thức đầu tư
trực tiếp nước ngoài cho các nhà đầu tư. Trong lĩnh vực này cũng có sự tham
gia của cả các tổ chức bảo hiểm tư nhân và Nhà nước.
1.2.3. Các tổ chức tín dụng xuất khẩu đóng vai trò chủ yếu trong cung cấp
bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.
Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là dịch vụ được cung cấp chủ yếu bởi các
tổ chức chuyên môn, đó là các tổ chức tín dụng xuất khẩu (Export Credit
Agency –ECA) được sự bảo trợ của Nhà nước, ngoài ra còn có thể được cung
cấp bởi các cơ quan bảo hiểm tín dụng xuất khẩu thương mại, các doanh
nghiệp bảo hiểm, tái bảo hiểm, ngân hàng.
a. Khái quát về các tổ chức tín dụng xuất khẩu:
Các tổ chức tín dụng xuất khẩu là các tổ chức tài chính cung cấp các
khoản vay, bảo đảm và bảo hiểm cho các doanh nghiệp trong nước cho hoạt
động của họ ở nước ngoài. Mục tiêu chính của các tổ chức tín dụng xuất khẩu
là hỗ trợ và thúc đẩy xuất khẩu và thương mại của nước mình. Các tổ chức tín
dụng xuất khẩu được Nhà nước bảo trợ (thường gọi là tổ chức tín dụng xuất
khẩu chính thức), có phạm vi hoạt động ở tầm quốc gia và mang tính hỗ trợ
cho các doanh nghiệp. Nó đối lập với các tổ chức bảo hiểm tín dụng xuất
khẩu thương mại, chủ yếu là các tập đoàn quốc tế: Euler Hermes của Đức,


đầu của Thế kỷ 20 với mục đích tài trợ cho các doanh nghiệp trong nước. Tổ 12

chức tín dụng xuất khẩu đầu tiên ra đời tại Anh là Ủy ban đảm bảo tín dụng xuất
khẩu vào năm 1919, tiếp sau đó là một loạt các tổ chức tương tự ra đời ở các
nước khác, chủ yếu là ở Châu Âu. Năm 1934, các nhà bảo hiểm tín dụng xuất
khẩu cả thuộc sở hữu Nhà nước và tư nhân thành lập nên Hiệp hội Bern (Bern
Union) – Hiệp hội quốc tế của các nhà bảo hiểm tín dụng và đầu tư. Hiện nay
Hiệp hội Bern có 75 thành viên là các công ty đến từ khắp nơi trên thế giới và là
tổ chức quốc tế hàng đầu về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu và đầu tư.
b. Các tổ chức tín dụng xuất khẩu đóng vai trò chủ yếu trong cung cấp bảo
hiểm tín dụng xuất khẩu như là một công cụ hỗ trợ xuất khẩu:
Một là, tổ chức tín dụng xuất khẩu là tổ chức được sự bảo trợ của Nhà
nước với các chức năng chủ yếu là:
(1) Chuyển giao rủi ro – ngăn ngừa tổn thất: thông qua hoạt động bảo
hiểm tín dụng xuất khẩu, rủi ro từ người xuất khẩu được chuyển giao sang
cho người bảo hiểm (tổ chức tín dụng xuất khẩu) và người xuất khẩu được
bảo vệ khỏi những tổn thất có thể xảy ra, nhờ đó tài chính của họ được đảm
bảo, quá trình sản xuất và xuất khẩu sẽ được duy trì. Đây là chức năng chủ
yếu của tổ chức tín dụng xuất khẩu cung cấp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.
(2) Quay vòng tiền mặt: thông qua cơ chế bồi thường tổn thất của bảo
hiểm tín dụng xuất khẩu, tổ chức tín dụng xuất khẩu giúp cho vòng quay tiền
mặt của doanh nghiệp xuất khẩu được trôi chảy, không bị gián đoạn bởi các
tổn thất. Nhờ đó doanh nghiệp sẽ có đủ vốn cho hoạt động sản xuất kinh
doanh của mình và có thể nắm bắt được các cơ hội thuận lợi trên thị trường
quốc tế.
(3) Hỗ trợ tài chính cho hoạt động thương mại hoặc cho các dự án: các
tổ chức tín dụng xuất khẩu sẽ cung cấp các khoản hỗ trợ tín dụng xuất khẩu

Những hỗ trợ của Nhà nước dành cho tổ chức tín dụng xuất khẩu
thường dưới các hình thức như: cơ chế hoạt động đặc biệt, linh hoạt; cung cấp
ngân sách Nhà nước cho các hoạt động của tổ chức để tổ chức này cung cấp
các sản phẩm vì mục đích phi lợi nhuận hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất 14

khẩu hoặc Nhà nước nhận tái bảo hiểm cho các hoạt động của tổ chức tín
dụng xuất khẩu. Những hỗ trợ này nhằm tạo điều kiện ưu đãi nhất cho hoạt
động của tổ chức tín dụng xuất khẩu, thông qua đó hỗ trợ cho các doanh
nghiệp xuất khẩu trong nước.
Như vậy, tổ chức tín dụng xuất khẩu với các chức năng và sản phẩm
của mình là tổ chức chuyên biệt chuyên cung cấp bảo hiểm tín dụng xuất
khẩu và là công cụ hỗ trợ xuất khẩu gián tiếp của Nhà nước.
Hai là, tổ chức tín dụng xuất khẩu có mối quan hệ chặt chẽ với các
công ty bảo hiểm thương mại, công ty tái bảo hiểm, các tổ chức tín dụng xuất
khẩu chính thức khác của các nước khác thông qua việc: trao đổi cơ sở dữ liệu
từ Hiệp hội Bern, trao đổi công nghệ, đồng bảo hiểm hoặc tái bảo hiểm trong
những dự án cụ thể, cung cấp các dịch vụ bổ sung, không cạnh tranh với các
công ty bảo hiểm thương mại, cung cấp các dịch vụ hiện thị trường đang
thiếu, chuyển giao rủi ro với các công ty tái bảo hiểm qua việc nâng cao năng
lực, cân đối cơ cấu rủi ro.
Tổ chức tín dụng xuất khẩu cũng cộng tác với các Ngân hàng thương
mại, là chỗ dựa của các Ngân hàng chính sách, hỗ trợ các ngân hàng này
trong việc cung cấp các công cụ hỗ trợ doanh nghiệp trong nước, trao đổi
thông tin và chia sẻ kinh nghiệm; bổ sung và không cạnh tranh với các công
cụ quản lý tín dụng khác. Như vậy có thể thấy tổ chức tín dụng xuất khẩu có
sự gắn kết chặt chẽ với các tổ chức khác để có thể đảm nhận tốt vai trò là tổ
chức chuyên môn và là đầu mối cung cấp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cho

Generalised System of Preferences), các khu vực thương mại tự do (FTAs),
các hiệp định song phương và khu vực. Theo các hiệp định này, các loại sản
phẩm nhất định xuất khẩu từ một nước nhất định sẽ được hưởng chế độ miễn
hay giảm thuế khi được nhập vào nước cho hưởng ưu đãi nhưng phải chứng
minh được nguồn gốc xuất xứ từ các nước được hưởng ưu đãi.
Sự khác nhau cơ bản của hai loại nguồn gốc xuất xứ này là nó phản ánh
những mục tiêu khác nhau trong chính sách thương mại của một nước. 16

Vậy nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm được xác định như thế nào? Vấn
đề xác định nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm sẽ không gặp khó khăn gì khi
mà sản phẩm được sản xuất hoặc có nguyên liệu toàn bộ tại một quốc gia
(xuất xứ toàn bộ). Nhưng trong trường hợp sản phẩm có thành phần có nguồn
gốc xuất xứ từ các nước khác nhau hoặc được sản xuất từng công đoạn tại các
nước khác nhau thì việc xác định nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm lại rất khó
khăn và phức tạp.
Một sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ từ một nước cụ thể nếu nó được
sản xuất toàn bộ trong lãnh thổ hải quan của nước đó hoặc đã trải qua quá
trình gia công, chế biến đầy đủ (substanial transformation) tại nước đó. Theo
phương pháp dựa vào quá trình gia công, chế biến đầy đủ thì một sản phẩm có
nguồn gốc từ nước cuối cùng mà nó xuất hiện trong một quy trình sản xuất
với một cái tên rõ ràng và có công năng sử dụng nhất định (tức là thay đổi căn
bản bản chất của sản phẩm). Vậy cái gì được sử dụng để quyết định sự thay
đổi, sản xuất đó có phải là làm thay đổi căn bản bản chất của sản phẩm để đi
đến kết luận sản phẩm có nguồn gốc từ nước nơi mà quá trình gia công, chế
biến diễn ra? Hiện có 3 tiêu chuẩn để xác định quá trình gia công chế biến,
đầy đủ đó là: tiêu chuẩn về thành phần, tiêu chuẩn kiểm tra và tiêu chuẩn về
quá trình thay đổi trong danh mục phân loại hàng hóa trong biểu thuế.

doanh nghiệp sẽ phải xem xét đến các yếu tố sau:
- Phương pháp được sử dụng để xác định nguồn gốc của sản phẩm,
- Tỷ lệ thành phần nội địa cần thiết để được cung cấp bảo hiểm,
- Tỷ lệ thành phần nhập khẩu được phép trong hoạt động bảo hiểm,
- Các ngoại lệ trong quy tắc liên quan đế nguồn gốc từ một số nước đặc biệt.
Các doanh nghiệp muốn được cung cấp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu
sẽ phải đáp ứng yêu cầu về nguồn gốc xuất xứ được tổ chức tín dụng xuất
khẩu sử dụng. Thông thường, tiêu chuẩn được sử dụng là tiêu chuẩn thành
phần, thường được tính trên giá trị của hợp đồng xuất khẩu. Hàm lượng nhập
khẩu thường được chấp nhận tại các nước phát triển là từ 10% đến 50%.
Trong một số trường hợp đặc biệt, như ở Hồng Kông thì không quy định tỷ lệ 18

của thành phần nhập khẩu, ở Thụy Điển thì tỷ lệ này sẽ được quy định theo
từng trường hợp cụ thể. Ở một số nước tỷ lệ này cao hơn như ở Mexico và
Malaysia là 70%, ở Hy Lạp là 75%, và ở Philippines là 80%.
 Của tổ chức cung cấp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu:
Với mỗi một hàm lượng nhập khẩu (hay hàm lượng nội địa) của hàng
hóa xuất khẩu tổ chức tín dụng xuất khẩu sẽ quyết định xem có cung cấp bảo
hiểm tín dụng xuất khẩu hay không, và nếu có thì tỷ lệ được bảo hiểm sẽ là
bao nhiêu tùy thuộc vào những rủi ro có thể gặp phải và định hướng hỗ trợ
xuất khẩu của tổ chức cung cấp bảo hiểm.
Như vậy có thể thấy Quy tắc xuất xứ có ảnh hưởng lớn trong bảo hiểm
tín dụng xuất khẩu, nó ảnh hưởng đến quyết định của người xuất khẩu và tổ
chức tín dụng xuất khẩu liên quan đến bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.
1.3. Lợi ích của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.
Tại sao bảo hiểm tín dụng xuất khẩu lại là một công cụ hỗ trợ thương
mại quan trọng thúc đẩy xuất khẩu ở cả các nước phát triển và đang phát

sâu rộng, cạnh tranh ngày càng khốc liệt thì đôi khi việc cấp tín dụng trở
thành một điều kiện quan trọng quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp xuất
khẩu. Lý do là người nhập khẩu luôn hi vọng được người xuất khẩu tin tưởng
và cho phép họ trả chậm. Khi cấp tín dụng cho người nhập khẩu, người xuất
khẩu không chỉ có thể duy trì được mối làm ăn hiện tại mà còn có thể mở
rộng thêm những mối làm ăn mới, tạo ra lợi thế cạnh tranh so với các nhà
cung cấp khác không sẵn sàng cấp tín dụng. Kết quả là tăng lượng hàng bán
và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp xuất khẩu.
Bốn là, hợp đồng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu sẽ là một hình thức đảm
bảo cho các khoản vay của người xuất khẩu từ ngân hàng để phục vụ cho hoạt
động sản xuất kinh doanh của mình do các khoản phải thu từ nước ngoài đều
đã được bảo hiểm, ngân hàng có thể tin tưởng vào khả năng trả nợ của doanh
nghiệp. Ngoài ra, khi doanh nghiệp tiến hành chiết khấu hối phiếu và bộ
chứng từ tại các Ngân hàng, nhờ có bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, Ngân hàng 20

sẽ chấp nhận chiết khấu với một tỷ lệ cao hơn do các rủi ro trong thanh toán
hối phiếu đã được bảo hiểm. Do đó, người xuất khẩu có khả năng quay vòng
vốn nhanh và thuận lợi phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, có khả
năng về vốn đê mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường.
1.3.2. Đối với quốc gia xuất khẩu:
Với bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, các doanh nghiệp xuất khẩu không
chỉ được bảo vệ khỏi nguy cơ không được thanh toán do các rủi ro thương
mại và chính trị gây nên, mà còn có khả năng tăng lượng hàng xuất khẩu nhờ
có các điều kiện tín dụng linh hoạt, do đó các doanh nghiệp sẽ duy trì và mở
rộng sản xuất. Đi cùng với nó là xuất khẩu của quốc gia tăng lên, tài sản của
quốc gia cũng tăng lên, thu về lượng ngoại tệ lớn phục vụ cho hoạt động nhập
khẩu và điều hành tỷ giá hối đoái của Nhà nước, cải thiện cán cân thanh toán

thúc đẩy xuất khẩu.
Trong những năm 1970, hầu hết các nước chủ chốt trong OECD đều có
một tổ chức tín dụng xuất khẩu, tiếp sau đó các nước đang phát triển cũng đã
và đang thiết lập nên các tổ chức tín dụng xuất khẩu như một công cụ quan
trọng để thúc đẩy xuất khẩu.Chẳng hạn như trong những năm 1980, Ai Cập,
Trung Quốc, Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ đã thành lập một tổ chức tín dụng xuất
khẩu của nước mình, 10 năm sau đó, vào những năm 1990 là các nước như
Thái Lan, Malaysia, Cộng hòa Séc, Singapore, Braxin, Colombia,
Nigeria,…Điều đó cho thấy các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển đã
nhận thấy tầm quan trọng và những lợi ích tích cực của bảo hiểm tín dụng
xuất khẩu trong hỗ trợ xuất khẩu của quốc gia. Tuy nhiên, tại mỗi quốc gia tổ
chức tín dụng xuất khẩu lại có một mô hình, cơ cấu tổ chức riêng, có những
ưu đãi riêng cho các nhà xuất khẩu của nước mình và vai trò tham gia hỗ trợ
của Chính phủ cũng khác nhau. Vì thế, để đảm bảo sự hài hòa trong hoạt động
hỗ trợ của các tổ chức tín dụng xuất khẩu của các nước cũng như thúc đẩy sự
phát triển của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, qua đó thúc đẩy thương mại thế
giới phát triển, các tổ chức quốc tế đã tham gia tích cực với vai trò tập hợp và
điều phối hoạt động của các tổ chức tín dụng xuất khẩu.

Trích đoạn Kết quả chung Giới thiệu về SINOSURE Kinh nghiệm bảo hiểm tớn dụng xuất khẩu của SINOSURE THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG XUẤT KHẨU TẠI VIỆT Thực trạng bảo hiểm tớn dụng xuất khẩu tại Việt Nam hiện nay
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status