Phân tích thực trạng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại công ty TNHHNN một thành viên Cơ Khí Hà Nộix - Pdf 13

Lời nói đầu
Ngày nay trong quá trình đổi mới và phát triển, nguồn nhân lực đều được
thừa nhận là yếu tố quan trọng nhất, là yếu tố có tính quyết định đến sự thành
bại, uy thế, địa vị, khả năng phát triển và phát triển bền vững của tổ chức, của
doanh nghiệp. Do đó nhiều quốc gia đặt con người vào vị trí trung tâm của sự
phát triển và đề ra các chính sách, chiến lược phát triển nguồn nhân lực phục vụ
yêu cầu của hiện tại và tương lai.
Đối với nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, đổi mới toàn diện để phát
triển. Như nghị quyết đại hội VI của Đảng chỉ rõ “ Chúng ta phấn đấu xây dựng
một nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, theo định
hướng xã hội chủ nghĩa có sự điều tiết của nhà nước”
Trong nền kinh tế thị trường mọi doanh nghiệp đều chịu sự tác động bởi
một môi trường đầy cạnh tranh và thách đố.Để tồn tại và phát triển không có con
đường nào khác ngoài con đường quản trị tài nguyên nhân sự một cách có hiệu
quả.Nhân lực là tài nguyên quý giá nhất.Quản trị nhân lực là hành vi khởi đầu
cho mọi hành vi quản trị khác.Quản trị nhân lực thành công là nền tảng bền
vững cho thành công của mọi hoạt động trong tổ chức.
Với ý nghĩa to lớn này trong quá trình thực tập tại công ty TNHHNN một
thành viên Cơ Khí Hà Nội em đã chọn đề tài “Phân tích thực trạng nhằm nâng
cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại công ty TNHHNN một thành viên
Cơ Khí Hà Nội ” cho báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp gồm các nội dung sau:
I. Cơ sở lý luận và thực tiễn nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực.
II. Thực trạng tình hình sử dụng nguồn nhân lực tại Công Ty Cơ Khí Hà Nội
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại Công ty
Cơ Khí Hà Nội.
1 1
PHẦN I : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHHNN MỘT THÀNH VIÊN CƠ
KHÍ HÀ NỘI.
1. Quá trình hình thành và phát triển của đơn vị

dựng cơ sở cơ khí lớn.
1.4. Giai đoạn 4 (Từ năm 1986 đến 1993)
Thời kỳ này nhà máy gặp rất nhiều khó khăn do quá trình chuyển đổi cơ
chế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước
theo định hướng XHCN.
1.5 Giai đoạn 5 (Từ năm 1994 đến 2002)
Nhà máy đã có nhiều cải tổ về mặt tổ chức quản lý, từng bước chuyển
đổi cơ cấu sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm để phù hợp với yêu cầu của nền kinh
tế thị trường. Nhà máy chú trọng sản xuất thiết bị cơ khí lớn, sản phẩm trong
giai đoạn này là thiết bị Xi Măng lò đứng, thiết bị cho các nhà máy đường, các
loại trạm trộn bêtông tự động, sản phẩm thép cán và một số máy công cụ làm
theo đơn đặt hàng được xuất sang thị trường Mỹ …
Ngày 30/06/1995 nhà máy đổi thành công ty Cơ khí Hà Nội do bộ
trưởng bộ Công nghiệp nặng ký quyết điịnh. Để mở rộng thị trường và tăng khả
năng cạnh tranh công ty đã cử nhiều đoàn thăm quan thực tập ở nước ngoài,
đồng thời đổi mới thiết bị, công nghệ sản xuất sản phẩm theo kịp sự phát triển
của khoa học kỹ thuật hiện nay.
1.6 Giai đoạn (Từ năm 2003 đến nay)
Theo quyết định 89 của bộ trưởng bộ công nghiệp về việc thuyên chuyển
công ty cơ khí Hà Nội thành Công ty TNHHNN một thành viên Cơ khí Hà Nội,
theo NĐ số 55/2003/NĐ - CP ngày 28/05/2003 và NĐ số 63/2001/NĐ - CP ngày
14/09/2001.
Việc chuyển đổi doanh nghiệp là một mốc phát triển quan trọng với công
ty, chuyển đổi công ty từ hoạt động theo luật doanh nghiệp nhà nước với tiêu chí
đảm bảo mục tiêu xã hội kinh tế sang hoạt động theo luật doanh nghiệp với tiêu
chí lợi nhuận. Với truyền thống tốt đẹp của mình 9 lần công ty đã được vinh dự đón
Bác Hồ về thăm, công ty đã có một bản cam kết nội bộ trong việc không ngừng
viên lên đạt nhiều thành tích mới, đưa công ty đứng vững trong cơ chế mới.
2. Hệ thống tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban tại
công ty TNHHNN một thành viên cơ khí Hà Nội.

XN Cơ khí chính xác
XN lắp đặt SCTB
XN. Đúc
P.TGĐ phụ trách chất lượng và sản phẩm máy công cụ và Phụ tùng
P.Quản lý SX
6
2.2.Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
+ Phòng tổ chức nhân sự
Giúp tổng giám đốc ra các quyết định, nội quy, quy chế về lao động, tiền
lương, tổ chức nhân sự và giải quyết những vấn đề chính sách xã hội theo quy
định của công ty.
Nhiệm vụ: Dự thảo các văn bản về tổ chức nhân sự, bổ nhiệm, miễn
nhiệm, điều động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, xây dựng các văn bản
nội quy về tổ chức nhân sự và giải quyết chế độ chính sách sau khi được tổng
giám đốc ký quyết định. Nghiên cứu đề xuất chủ trương, biện pháp cải tiến bộ
máy quản lý, tham gia công tác thi đua khen thưởng của công ty.
+ Phòng kế toán thống kê tài chính
Giúp tổng giám đốc tổ chức, chỉ đạo, thực hiện các công tác thống kê,
kế toán, thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế trong công ty theo quy chế của
nhà nước ban hành.
Nhiệm vụ: tổ chức công tác kế toán, thống kê và bộ máy kế toán thông
kê phù hợp với sản xuất kinh doanh của công ty theo yêu cầu đổi mới của cơ chế
quản lý…
+ Văn phòng công ty
Là bộ phận tham mưu giúp việc cho tổng giám đốc tổ chức điều hành
hội nghị do Giám Đốc triệu tập và các công việc liên quan đến văn phòng
Nhiệm vụ: Tập hợp thông tin, các văn bản pháp lý hành chính trong và
ngoài công ty. Phân loại báo cáo của các phó Tổng Giám Đốc đã được Tổng
giám đốc uỷ quyền giải quyết. Truyền đạt những ý kiến của TGĐ & P.TGĐ về
việc xử lý các văn bản pháp lý hành chính đến các đơn vị hoặc cá nhân chịu

loại máy theo đơn đặt hàng.
- Chế tạo các sản phẩm kết cấu thép với sản lượng 2400 tấn/năm
- Sản xuất các thiết bị ngành đường: Máy đập mía công suất 2800kw,các
nồi nấu chân không, nồi bốc hơi, gia nhiệt, trợ tinh…
- Phụ tùng thiết bị ngành xi măng.
8
- Phụ tùng thiết bị lẻ khác cho ngành công nghiệp như dầu khí, giao thông,
điện lựu, thuỷ lợi…
3.2. Đặc điểm của các yếu tố đầu vào.
Nguồn vốn : Tổng số vốn hiện nay của công ty là 156 tỷ đồng (tính đến
tháng 12 năm 2006) – trong đó vốn cố định là 59 tỷ đồng chiếm chiếm 37,8%,
vốn lưu động là 97 tỷ đồng chiếm 62,2%. Nguồn vốn cấp phát là vốn tự có và
vốn đi vay chưa chiếm tỷ trọng lớn, vào khoảng 30%, điều này cũng xuất phát từ
đặc điểm của Công ty là một doanh nghiệp sản xuất công nghiệp với sản phẩm
có thời gian sản xuất dài, có giá trị lớn, chủ yếu để làm tài sản cố định, cho nên
nguồn vốn của công ty phải có tính lâu dài.
Lao động: là yếu tố góp phần tạo nên sức mạnh của mỗi doanh nghiệp,
là yếu tố không thể nào thiếu được của hoạt động sản xuất kinh doanh và ảnh
hưởng tới toàn bộ đến kết qủa sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Theo
thống kê(Ngày 31/12/2006).
Tổng số lao động của công ty:823 người
Trong đó – Nữ: 183 người chiếm 22,24%
– Nam: 640 người chiếm 77,76%
Nguyên vật liệu: công ty TNHHNN một thành viên cơ khí Hà Nội luôn quan
tâm đến tất cả các khâu của quy trình sản xuất, trong đó có việc công việc cung
ứng nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất sản phẩm được liên tục. Hiện nay,
nguồn nguyên liệu chính mà công ty dùng vào sản xuất sản phẩm hầu hết là các
loại thép phục vụ chi sản xuất thép và máy công cụ, nguồn nguyên liệu này công
ty phải nhập từ nước ngoài để đảm bảo chất lượng của máy và thép.
Bảng 1: Số lượng nguyên vật liệu công ty nhập hàng năm

Lắp ráp
Nhập kho
Hợp đồng sản xuất được chuyển về ban thư ký hội đồng kinh doanh, đến
phòng điều động sản xuất đề ra lệnh sản xuất cho máy công cụ.Các bản thiết kể
đã có thiết kế máy được quay lại phòng điều động sản xuất, đến phân xưởng đúc
tổ chức sản xuất, qua kiểm tra của phòng KCS tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh.
Trung tâm kỹ thuật điều hành sản xuất sẽ dựa vào các quy trình sản xuất để bố
trí thiết bị máy móc cho phù hợp và chỉ đạo các phân xưởng thực hiện sản xuất
các sản phẩm đúng quy trình công nghệ.
Công ty đã cố gắng tìm tòi và áp dụng quy trình sản xuất gọn nhất mang
lại hiệu quả kinh tế cao. Qua quy trình sản xuất chung và quy trình công nghệ
sản xuất sản phẩm máy công cụ ta thấy chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào rất
nhiều công đoạn, chỉ cần một lỗi giai đoạn nào đó là sản phẩm không đủ tiêu
10
chuẩn chất lượng hay làm chậm tiến độ sản xuất, tăng giá thành (chi phí), làm
giảm hiệu quả kinh doanh của công ty.
11
Quy trình công nghệ sản xuất máy công cụ.
Làm khuôn
Phôi mẫu
Làm ruột
Làm sạch
Rót thép
Cắt ruột
Nấu thép
Mẫu số
Đúc
Gia công chi tiết
Nhập kho bán TP
Lắp ráp

SXCN
106.653 117.650 77.506 110 151
Tr.đó hàng XK,XK
tại chỗ
100.000 23.826 21.061
2.2.Kinh doanh
thương mại
1.375 132.350 90.540 132 146
3 Thu nhập bình quân 1.560 1.282 113 121
4 Các khoản trích, nộp
ngân sách
12.500 8.600 145
5 Giá trị HĐ ký trong
năm
74.196 51.784 143
6 Tr.đó gối đầu cho
năm sau
23.187 41.076 56
Số liệu trên tính đến hết 31/12/2006
13
Nguồn : phòng TC công ty
Bảng tổng hợp trên cho thấy, hầu hết các chỉ tiêu thực hiện đều vượt
mức kế hoạch đề ra và tăng trưởng cao so với năm 2005.Tổng doanh thu đạt 250
tỷ đồng, vượt 21% so với kế hoạch và tăng 49% so với năm 2005 trong đó đặc
biệt là doanh thu sản xuất công nghiệp, vượt 10% so với kế hoạch và tăng 51%
so với năm 2005. Đáng lưu ý là trong năm 2006, các đơn hàng nước ngoài với
trị giá gần 1,7 triệu USD như JTT (Nhật), Pilous (Séc), Belgen (Canada), SMS
Merr (Italia) đã và đang dần khẳng định vai trò của xuất khẩu trong mục tiêu
phát triển của công ty. Công ty thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước, các
khoản trích, nộp ngân sách tăng 45% so với năm 2005. Thu nhập bình quân của

BẢNG 3:PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG THEO CHUYÊN MÔN NGHỀ NGHIỆP ĐỰƠC ĐÀO TẠO
TT Các phòng Ban
Tổng
số
Đại học Cao đẳng
Trung
cấp

cấp
Cnkt
Chưa qua
đào tạo
Kỹ Sư Cử nhân
Ngành
khác
Kỹ
thuật
Kinh
tế
Khác

khí
Đúc
Khá
c
Kt lao
động
Tc kế
toán
Qtkd

Nhận xét:
Qua bảng số liệu trên ta thấy công ty đã thực hiện bố trí sử dụng lao
động phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ đào tạo, cụ thể như phòng tổ chức
nhân sự (6 người), phòng y tế (5 người), văn phòng công ty(18 người), ban quản
lý DA(1 người)… Đây đều là những người phù hợp với công việc và chuyên
môn. Nhưng với số người ở văn phòng công ty là 18 người như vậy là thừa so
với yêu cầu của công việc, bởi vì nhiệm vụ của công việc chỉ là chủ trì các cuộc
họp, truyền đạt các ý chỉ…còn lại một số phòng ban chưa bố trí phân công theo
đúng chuyên môn đào tạo như: thị trường sản xuất chiếm 14 người đại học trong
khi trung cấp, cao đẳng thì không có những người công nhân họ mới am hiểu
công việc sản xuất bởi vậy nên bố trí người công nhân vào làm tại bộ phận này
sẽ nâng cao công tác quản lý sản xuất tại đây: Bộ phận xây dựng và bảo dưỡng
số lượng chiếm tới 83 người trong đó số phân xưởng sản xuất chỉ có 8 phân
xưởng có tổng số máy móc là 641 máy các loại và bình quân mỗi người đảm
nhận 8 máy mà tỉ lệ máy hỏng hóc bình quân 10 máy/ngày. Như vậy mỗi ca có
27 người trực tại công ty để sửa chữa, nên thừa khoảng 10 người: đứng trước
thực trạng như vậy công ty cần có những biện pháp khắc phục và điều chỉnh cho
hợp lý bằng cách sắp xếp và bố trí lại cơ cấu lao động theo cấp bậc và nhiệm vụ
cần hoàn thành, có như vậy thì năng suất chất lượng lao động sẽ ngày càng hoàn
thiện hơn.
Phân công lao động theo mức độ phức tạp của công việc.
Phân công lao động theo nghề tuy đã sử dụng hợp lý đối với người lao
động về mặt nghề nghiệp, nhưng chưa đề cập đến trình độ lành nghề, đảm bảo
chất lượng và tăng năng suất lao động đảm bảo sử dụng hết khả năng của người
lao động cần phải phân công lao động theo mức độ phức tạp của công việc(theo
bậc).
Thực tế hiện nay ở công ty cơ khí Hà Nội cũng dựa trên tiêu chuẩn cấp
bậc kỹ thuật để phân biệt người lao động có trình độ lành nghề khác nhau.
Chẳng hạn như số bậc kỹ thuật công việc của nghề khoan phải bằng số bậc kỹ
18

sản xuất của máy công cụ tại công ty ta thấy phải trải qua nhiều công đoạn như:
sơ đồ trên ta thấy các bộ phận có mối quan hệ mật thiết với nhau: bộ phận là
khuôn phải phối hợp với bộ phận làm ruột, nấu thép….cuối cùng mới ra một sản
phẩm máy công cụ hoàn chỉnh. Và muốn biết được sản phẩm có được thị trường
chấp nhận không thì lại phải thông qua bộ phận bán hàng của công ty. Ví
dụ:Phòng tổ chức nhân sự hàng năm có nhiệm vụ xây dựng các chỉ tiêu doanh
thu bán hàng chi phí lao động bình quân, lợi nhuận…của năm kế hoạch. Nhưng
để xây dựng được kế hoạch một cách hoàn thiện chính xác thì không chỉ có
phòng tổ chức nhân sự mà còn có sự phối kết hợp của phòng vật tư để có kế
hoạch tìm kiếm thị trường, phòng giao dịch thương mại, phòng kỹ thuật để tiêu
thụ, điều chỉnh…
Như vậy, sự phối kết hợp giữa các phòng ban và phân xưởng sản xuất
không thể không kể đến sự lãnh đạo, chỉ đạo của ban Giám Đốc. Sự đóng góp
của Công Đoàn, đoàn thanh niên trong công ty. Mỗi kế hoạch đặt ra đều phải
được Ban Giám Đốc thông qua và nhất trí cho tiến hành, lúc đó kế hoạch mới
được triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện kế hoạch Ban Giám Đốc
luôn tiến hành kiểm tra tiến trình công việc thực hiện tìm ra nguyên nhân và bài
học kinh nghiệm.
20
+ Hiệp tác về thời gian
Thời gian làm việc của công ty theo quy định của Bộ luật lao động có
nghỉ lễ và chủ nhật. Công ty áp dụng tuần làm việc 40 giờ cho bộ phận gián tiếp
tổ chức làm việc một ca( 2 kíp: kíp sáng, kíp chiều). Ngày làm việc 8 giờ.Làm
việc 5 ngày trong 1 tuần. Buổi sáng làm việc từ 7h30’ đến 11h30’. Buổi chiều từ
12h30’ đến 16h30’.
Thời gian làm việc của người lao động tổ chức như vậy là hợp lý, vì sau
khoảng thời gian làm việc như vậy người lao động có thời gian nghỉ ngơi giải
quyết nhu cầu sinh lý tự nhiên
Đối với khối phân xưởng sản xuất thì tuỳ theo tính chất công việc mà
thời gian làm việc được công ty quy định khác nhau nhưng vẫn đảm bảo thời

- Kinh Tế 0
- Kỹ Thuật 9
- Khác 4
2.4 Số có trình độ THCN 69 C Nhân 4
2.5 Sơ cấp 26
2.6 CNKT 488
2.7 LĐPT 29
(Thời điểm thống kê :31/12/2006)
Nguồn phòng TC công ty năm 2006
1.3. Thực trạng điều kiện lao động
Nơi làm việc nếu được tổ chức hợp lý, thuận tiện; những trang thiết bị
được cung cấp càng đầy đủ thì càng làm giảm được độ mệt mỏi trong lao động,
làm cho người lao động cảm thấy hứng thú trong lao động, khả năng lao động,
làm việc và năng suất lao động của người lao động càng được nâng cao. Chính
vì vậy mà công ty Cơ khí Hà Nội luôn quan tâm chú trọng tổ chức tốt nơi làm
việc.
Công ty có mặt bằng sản xuất rộng và thông thoáng, có hệ thống cây
xanh và công tác vệ sinh công nghiệp trong các phân xưởng tốt.
Do đặc điểm sản xuất đặc thù tại các phân xưởng có nguồn nhiệt lớn
như xí nghiệp đúc, xưởng gia công áp lực, và nhiệt luyện, vì việc khắc phục yếu
tố về nhiệt độ được lãnh đạo công ty hết sức quan tâm, điều này được thể hiện
bằng việc bố trí hệ thống quạt công nghiệp làm mát cho tất cả các xưởng trang
cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân, cấp đủ nước uống và bố trí hệ thống nhà
tắm, nhà vệ sinh gần khu sản xuất.
Công ty thường xuyên thiết kế và cải tiến nơi làm việc cho phù hợp với
nền sản xuất ngày càng phát triển, trình độ khoa học công nghệ ngày càng cao.
Về trang bị nơi làm việc: tuỳ theo từng nội dung khác nhau của quá trình sản
xuất, quá trình lao động mà nơi làm việc được trang bị khác nhau song nơi làm
việc của công ty được trang bị dưới hai hình thức sau:
22

- Đào tạo trong công ty.
+đào tạo mới vào nghề
+đào tạo tại chỗ
+đào tạo nâng cao trình độ tay nghề nâng cao nâng bậc
- Đào tạo ngoài công ty: Được tiến hành khi các công ty đối tác nước ngoài mời
đi theo kế hoạch của công ty hay theo chỉ thị của cấp trên. Trong những năm gần
đây công ty đã tổ chức được các lớp học sau:
+ Lớp cao học chính trị tại chức (Học viện Chính trị Quốc gia)
+ Lớp tại chức kinh tế chính trị (Kinh tế quốc dân)
+ Lớp quản trị hành chính Nhà Nước (Học viện Hành chính Quốc Gia)
+ Lớp nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu
+ Lớp sử dụng tiết kiệm điện năng trong công ty
+ Chương trình bồi dưỡng kiến thức mới về pháp luật
+ Lớp cao học kế toán – tài chính
+ Lớp bồi dưỡng kiến thức về Marketing
+ Lớp bồi dưỡng chính trị cao cấp
- Kinh phí đào tạo
Việc đưa người lao động đi đào tạo coi như một khoản đầu tư, do vậy
mà ta phải xác định chi phí của quá trình đào tạo. Công ty luôn quan tâm đến
đào tạo và phát triển của nguồn nhân lực hàng năm công ty luôn dành một khoản
nguồn kinh phí chủ yếu lấy từ quỹ dành cho đào tạo của công ty và một phần
hưởng từ Bộ công nghiệp (một số chỉ tiêu đi đào tạo ở nước ngoài).
Với lao động tham gia khoá học tại công ty thì công ty chịu toàn bộ chi
phí bỏ ra: chi phí cho việc học, dạy, những trang thiết bị cần thiết và trong thời
gian tham gia khoá học người lao động vẫn được hưởng nguyên lương. Người
được cử đi học ở các trường đại học, cao đẳng hay học ở nước ngoài thì được
hưởng toàn bộ hay một phần chi phí. Nếu lao động phải nghỉ làm đi học thì
không được hưởng lương, nếu học vào những ngày nghỉ và làm bình thường thì
được hưởng nguyên lương.
24


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status