Điều tra khảo sát, thống kê lượng thải, đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường do khí thải công nghiệp vá đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường do khí thải công nghiệp cđ7 đánh giá khả năng áp dụng công nghệ sạch - Pdf 13

BỘ
BỘ CÔNG THƯƠNG
VIỆN NGHIÊN CỨU CƠ KHÍ

TUYỂN TẬP BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
DỰ ÁN PHỤC VỤ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NĂM 2007

NHÓM CHUYÊN ĐỀ 7
KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ SẠCH
VÀ THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG

Thuộc dự án:
“ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT THỐNG KÊ LƯỢNG THẢI, ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ Ô NHIỄM
MÔI TRƯỜNG DO KHÍ THẢI CÔNG NGHIỆP VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP GIẢM
THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG DO KHÍ THẢI CÔNG NGHIỆP”

Hà Nội - 2007


: TT. CN&TB Môi Trờng H Nội, 2007

2
MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 4
I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ SẠCH VÀ THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG
(CNS&TTMT). 5
1.1 Khái niệm công nghệ sạch và thân thiện môi trường 5
1.2. Nhu cầu và lợi ích của việc áp dụng công nghệ sạch và thân thiện môi
trường đối với ngành công nghiệp trên thế giới và việt nam: 6
1.2.1. Vấn đề ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu toàn cầu 6
1.2.2. Nhu cầu về năng lượng trên thế giới: 8
1.2.3. Lợ
i ích của việc áp dụng công nghệ sạch và thân thiện môi trường: 10
II. HIỆN TRẠNG ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ SẠCH VÀ THÂN THIỆN MÔI
TRƯỜNG TRÊN THẾ GIỚI 12
2.1. Tình hình ô nhiễm không khí do nguồn thải công nghiệp trên thế giới 12
2.2. Hiện trạng và định hướng cho áp dụng công nghệ sạch và thân thiện
môi trường trên thế giơí 15
III. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CNS&TTMT Ở VIỆT NAM 20
3.1. Tình hình ô nhiễm không khí do các nguồn thải công nghiệp tại Việt
Nam: 20
3.2. Hiện trạng áp dụng công nghệ sạch và thân thiện môi trường đối với

chỉ số cạnh tranh tăng trưởng của nền kinh tế nước ta từ vị trí thứ 60/101 năm
2003 đã tụt xuống vị trí thứ 79/104 năm 2004 và 81/117 năm 2005, thấp hơn vị
trí của nhiều nước trong khu vực. M
ột trong những nguyên nhân quan trọng làm
cho chỉ số cạnh tranh của nước ta thấp và vị trí xếp hạng liên tục bị giảm là do
chỉ số ứng dụng công nghệ thấp (đứng thứ 92/117).
Do vậy, việc đánh giá khả năng áp dụng công nghệ sạch và thân thiện môi
trường là cần thiết trong quá trình xây dựng chính sách và kế hoạch phát triển
công nghệ. 5
I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ SẠCH VÀ THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG
(CNS&TTMT).
1.1 Khái niệm công nghệ sạch và thân thiện môi trường
Chương trình Nghị sự thế kỷ 21 đã nhận thức rằng cần một cách tiếp cận mới để
ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp: “Một sự thừa nhận đang tăng lên rằng các hoạt
động sản xuất, công nghệ và quản lý sử dụng tài nguyên một cách không hiệu
qu
ả hình thành nên các chất thải không được tái sử dụng, thải chất thải có
những tác động xấu đến sức khỏe con người và môi trường và sản xuất ra các
sản phẩm mà khi sử dụng lại gây ra thêm các tác động và khó tái chế. Do đó cần
phải thay thế các hoạt động này bằng công nghệ sạch và thân thiện môi trường
kèm theo đó là các thực hành quản lý và bí quyết phù hợp giúp giảm thiểu chất
thải thông trong suốt toàn bộ quy trình s
ản phẩm.
Vậy có thể hiểu: “Công nghệ sạch là quy trình công nghệ hoặc giải pháp kỹ
thuật không gây ô nhiễm môi trường, thải hoặc phát ra ở mức thấp nhất chất gây
ô nhiễm môi trường".
Công nghệ sạch và thân thiện môi trường bao gồm năng lượng gió, năng lượng

(Ấn Độ) của Công ty Union Carbide (Mỹ) làm hơn 3.000 người chết và hơn
25.000 người bị thương. Hiện nay, trên khắp thế giới và cả Việt Nam, vấn đề ô
nhiễm môi trường đang là mối quan tâm hàng
đầu của chính quyền và các tổ
chức quốc tế do những tác động xấu của chúng làm suy giảm nặng nề đến chất
lượng môi trường tự nhiên và chất lượng cuộc sống con người.
Trong các hoạt động của con người thì hoạt động công nghiệp và các sản phẩm
thải ra từ các nhà máy là hoạt động và là những tác nhân gây ô nhiễm nhiều nhất
đến môi trường. Chất thải từ hoạt động công nghiệ
p có thể là khí thải, nước thải,
rác thải, chất thải độc hại, các sản phẩm bị lỗi, thất thoát trong quá trình sản suất,
sử dụng năng lượng và nước vượt định mức, sử dụng nguyên liệu thô không hiệu
quả. Nguyên nhân làm phát sinh chất thải chủ yếu do công tác lựa chọn và chất
lượng của nguyên liệu đầu vào chưa đảm bảo; thiết bị sử dụng và công nghệ áp
dụng cho sản xuất có khiếm khuyết; đặc tính sản phẩm; nguyên liệu, sản phẩm
trung gian, thành phẩm bị lãng phí; thất thoát năng lượng; hoặc sai sót trong
quản lý. Do đó việc áp dụng công nghệ sạch và thân thiện môi trường đang là
vấn đề thời sự và được nhiều nước lựa chọn vì mục tiêu phát triển kinh tế bền
vững
Sự nóng lên toàn cầu, giá dầu tăng cao và thảm hoạ môi trường là nhữ
ng động
lực chính thúc đẩy sự phát triển của năng lượng sạch, công nghệ sạch.
1.2.1. Vấn đề ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu toàn cầu
Tình trạng trái đất ấm lên đặt ra nhiều vấn đề bức xúc đối với tất cả các quốc gia.
Tại hội nghị của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) của LHQ với

7
sự tham gia của đại diện 119 nước họp tại Băng-cốc (Thái-lan) tuần đầu tháng 5
này, IPCC đã công bố bốn bản báo cáo đánh giá về việc chất thải làm thay đổi
khí hậu trái đất nêu rõ, chất thải gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu liên tục tăng do

học nêu rõ, đa số dân châu Á đang đối mặt nguy cơ nước biển dâng cao và
những trận cuồng phong gây lũ lớn nhấn chìm toàn bộ nh
ững vùng trũng. Theo

8
một công trình nghiên cứu, tỷ lệ cư dân sống ở dọc bờ biển là 1/10 mà phân bố
chủ yếu ở châu Á; nước biển dâng cao gây lũ lụt liên tiếp tại châu lục này, đặc
biệt tại các vùng châu thổ đông dân của Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Ðộ, Việt
Nam, Bangladesh Trung Quốc có 143 triệu người sống dọc bờ biển đứng trước
nguy cơ hứng chịu nhiều cơn bão từ bi
ển. Cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu thừa
nhận là một quốc gia mở rộng lãnh thổ bằng lấn biển Singapore đang gặp một
vấn đề hết sức nghiêm trọng liên quan cách thức và vật liệu xây dựng đê biển,
biện pháp cải tạo đáy biển; trái đất ấm lên thật sự là thách thức lớn đối với quốc
đảo Sư Tử trong tương lai. Chính phủ Indonesia cho biết t
ừ nay đến năm 2030
nước này có thể mất khoảng 2.000 hòn đảo. Giám đốc Trung tâm Cảnh báo thảm
họa quốc gia Thái-lan Xmít Ða-ma-xa-rô-gia (người đưa ra lời cảnh báo sóng
thần trước khi xảy ra thảm họa hồi cuối năm 2004) dự báo thủ đô Băng-cốc có
thể bị ngập sâu dưới nước trong 20 năm nữa do mực nước biển tăng và lún đất.
IPCC cho rằng, 90% trong tổng số hơn một tỷ dân châu Á s
ẽ chịu tác hại do khí
hậu ấm lên vào năm 2050. Các dải san hô và các loài sinh vật biển ở châu Á,
Australia và nhiều nơi khác sẽ bị đe dọa nghiêm trọng Từ khi nhậm chức tháng
1-2007, Tổng thư ký liên hợp quốc, ông Ban Ki Mun nhiều lần khẳng định vấn
đề trái đất ấm lên là một trong những ưu tiên hàng đầu trong hoạt động của ông
vì biến đổi khí hậu không chỉ gây hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, xã hộ
i và
môi trường mà còn ảnh hưởng hòa bình và an ninh thế giới.
Nghị định thư Kyoto về hạn chế khí thải gây hiệu ứng nhà kính (ra đời năm

ần mỗi năm. Điều này có nghĩa là
mỗi ngày các nước này phải nhập khoảng 8 triệu thùng dầu (theo dự báo của
Ngân hàng thế giới).
Một phần tư dân số thế giới hiện đang sống ở các nước công nghiệp phát triển
tiêu thụ một lượng năng lượng lớn (tính theo tỷ lệ thu nhập bình quân đầu người)
gấp 6 lần so với các nước đang phát triển, chiếm kho
ảng 2/3 tổng mức sử dụng
năng lượng toàn cầu. Mặc dù vậy, những nghiên cứu của các tổ chức WEC và
HASA về xu thế cung cấp năng lượng trong 40 đến 50 năm tới đã ước tính
khoảng 1/2 đến 2/3 nhu cầu sử dụng năng lượng tăng thêm vẫn tập trung vào các
nước công nghiệp phát triển.
Tương tự đối với các nước công nghiệp phát triển, những mục tiêu kinh tế c
ủa
các nước đang phát triển có thể đạt được với nguồn tài chính ít hơn nếu chỉ tiêu
về hiệu quả kinh tế được chú trọng, chỉ tiêu này giảm chỉ khi chúng ta đầu tư vào
mở rộng cung cấp năng lượng hoặc nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong
sản xuất. Mỹ là một ví dụ điển hình. Do chi phí cung cấp năng lượng tăng lên
nhanh chóng nên tỷ lệ
đầu tư cho cung cấp năng lượng thậm chí còn lớn hơn chi
tiêu cho thiết bị và xây dựng nhà máy mới (từ 25% những năm 1970 đến 40%
năm 1982).

10
Trong bối cảnh này, những nỗ lực cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng ở các
nước OECD có thể giảm được lãi suất. Trong các phương án đầu tư thì đầu tư
phát triển công nghệ năng lượng sạch, xây dựng cơ sở hạ tầng thân thiện môi
trường nhằm cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng tốn ít chi phí và có lợi hơn là
đầ
u tư để mở rộng cung cấp nguồn năng lượng tương đương. Vì vậy, tiết kiệm
năng lượng là nguồn đầu tư hiệu quả về năng lượng giúp các nước giảm được tỷ


11
nguồn tài nguyên không tái tạo thậm chí cả tài nguyên tái tạo như nước từ đó góp
phần hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
- Các tổ chức cho vay tài chính hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam ngày
càng nhận thức được các tác hại của việc hủy hoại môi trường và tài nguyên do
hoạt động sản xuất công nghiệp gây ra. Việc lập kế hoạch về CNS&TTMT và
BVMT gắn liền với kế
hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ mang lại
ấn tượng tốt về công tác BVMT của doanh nghiệp tới các tổ chức cho vay vốn.
Khi đó khả năng tiếp cận với các nguồn vốn hỗ trợ tài chính sẽ được thuận lợi
hơn.
- Thị trường hàng hóa hiện nay đặc biệt là các thị trường khó tính như EU, Nhật,
Mỹ… ngày càng quan tâm tới hình ảnh của doanh nghiệp thông qua hoạt động
BVMT. Khi doanh nghiệp đáp ứng tốt các tiêu chuẩn về môi trường trong nước
và có các giải pháp tiếp cận về quản lý môi trường như thực hiện việc
CNS&TTMT, xây dựng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn ISO 14001, nhãn sinh
thái … doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội để mở rộng thị trường cho sản phẩm của
mình.
- Áp dụng CNS&TTMT sẽ giúp cho các doanh nghiệp tuân thủ các luật định về
môi trường một cách dễ dàng hơn, đơn giả
n và rẻ tiền hơn do các chất thải đã
được giảm thiểu ngay tại nguồn phát sinh.
- Cùng với việc áp dụng CNS&TTMT, việc nhận thức được tầm quan trọng của
một môi trường lao động đảm bảo an toàn và trong lành của đội ngũ cán bộ công
nhân viên ngày càng gia tăng. Từ đó họ sẽ có ý thức hơn trong lao động sản xuất
nhằm kiểm soát nguồn gây ô nhiễm, sức khỏe của người lao
động được quan tâm
và cải thiện. Năng suất lao động tăng sẽ tạo ra lợi nhuận và phúc lợi xã hội cao
hơn.

thể tạo ra quá trình axit hóa đất, sông hồ và trực tiếp ảnh hưởng đến động thực
vật và nhà cửa. Khí SO
2
chủ yếu phát sinh từ quá trình đốt nhiên liệu có hàm
lượng lưu huỳnh cao (than hoặc dầu nặng), trong khi đó phát thải NO
x
tăng lên
chủ yếu từ các phương tiện giao thông và các nhà máy sử dụng năng lượng hóa
thạch. Ozon là một trong những thành phần ô nhiễm không khí quan trọng phát
sinh trong các phản ứng liên quan đến Hydrocacbon và NO
x
.
Ô nhiễm axit không chỉ xảy ra trong phạm vi của từng quốc gia mà nó còn là vấn
đề nguy hiểm mang tính toàn cầu bởi vì những thành phần ô nhiễm có thể vượt
qua biên giới và lan truyền sang các quốc gia khác. Ví dụ nguồn phát thải khí
SO
2
ở các nước châu Âu tương đối lớn, các nguồn phát thải ở Thụy Sỹ đã làm
cho lượng SO
2
ở Thụy Điển tăng lên khoảng 20%. Tương tự đối với vùng Bắc

13
Mỹ, hơn một nửa lượng axit lắng đọng có nguồn gốc từ Mỹ, đây là tình huống đã
gây ra mâu thuẫn giữa Canada và Mỹ
Ô nhiễm axit còn là nguyên nhân gây ra sự ăn mòn các công trình và tượng đài,
phá hoại mùa màng, hệ sinh thái ao hồ, làm chết hoặc mất khả năng sinh sản ở
các loại cá, phá hủy các khu rừng… Mối đe dọa do mưa axit đối với các khu
rừng gây nguy hại đến tình hình kinh tế của một số
nước cũng chính là áp lực lớn

nhiễm, sự phát thải được kiểm soát. Rất may cho chúng ta hiện nay có nhiều
phương pháp có thể lựa chọn để kiểm soát sự phát thải một cách hiệu quả. Một
câu hỏi kinh tế rất khó trả lời nảy sinh liên quan đến vấn đề lựa chon phương
pháp kiểm soát là : Chi phí kiểm soát là bao nhiêu. Điều này rất khó có thể định

14
lượng toàn bộ khu vực rộng lớn do ô nhiễm axit gây ra. Song không có nghĩa
rằng về quản lý người ta không làm gì và chỉ chờ cho đến khi nghiên cứu những
vấn đề này sáng sủa hơn.
Ví dụ công nghệ quan trọng cho việc kiểm soát ô nhiễm môi trường có hiệu quả
là công nghệ đốt cháy tầng lỏng với tính linh hoạt trong sử dụng nhiên liệu dầu
nặng, than các loại, gỗ, rác thải có khả năng tái sử dụng hoặ
c các chất thải hữu
cơ khác… Tương tự, việc chuyển sang dùng methanol thay thế cho nhiên liệu xe
gắn máy không chỉ làm giảm lượng lớn phát thải NO
x
từ những phương tiện giao
thông này mà còn tăng thêm các lợi ích khác, giảm tổng chi tiêu cho năng lượng.
Thực ra để có được cả lợi ích và chi phí trong việc lựa chọ những công nghệ
kiểm soát ô nhiễm là điều rất khó khăn. Trong thực tế, các nhà khoa học định
chiến lược năng lượng phải cố gắng xác định được những giải pháp và xây dựng
những quy định kiểm soát môi trường sao cho có thể thúc đẩ
y khai thác những
phương pháp tiếp cận môi trường có hiệu quả nhất.
Xử lý chất thải phóng xạ: Chất thải phóng xạ phát sinh từ quá trình sản xuất năng
lượng hạt nhân phải được cách ly với sinh quyển trong hàng nghìn năm, hoặc
thậm chí hàng vạn, hàng chục vạn năm. Bởi vậy, loại chất thải này phải được xử
lý theo những phương pháp đặc biệt, thậm chí phải đảm bả
o an toàn liên tục, với
một xác suất nhỏ dò rỉ chất thải phóng xạ trong thời gian hàng nghìn năm.

trình Phát triển Liên hợp Quốc (UNDP) kết hợp với Tổ chức Phát triển Công
nghiệp Liên Hiệp Quốc (UNIDO) thành lập các trung tâm sản xuất sạch hơn tại
Trung Mỹ, Nam Mỹ, Châu Phi, Châu Á và Châu Âu nhằm giới thiệu phát triển
chương trình SXSH áp dụng CNS&TTMT.
Trong những năm qua CNS&TTMT đã được áp dụng rộng khắp trên thế giới và
đ
ã được chứng minh là một công cụ hữu hiệu để hỗ trợ phát triển bền vững, bởi
các ưu điểm là mang lại cả lợi ích môi trường và lợi ích kinh tế từ cách tiết kiệm
các nguyên nhiên vật liệu đầu vào, giảm thiểu ở mức thấp nhất chất thải và mức
độ độc hại của chất thải đầu ra.
Tại khóa họp hằng năm lầ
n thứ 40 diễn ra tại Kyoto (Nhật Bản) với sự tham dự
của hơn 3.000 đại biểu từ 67 nền kinh tế thành viên, Ngân hàng Phát triển châu
Á (ADB) công bố kế hoạch của Nhật Bản góp 100 triệu USD để ADB lập Quỹ
Năng lượng sạch châu Á nhằm đối phó sự ấm lên của trái đất và Quỹ Tạo điều
kiện thuận lợi cho môi trường đầu tư ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Quỹ Năng lượng sạch đặc biệt lưu ý các nước như Trung Quốc, Ấn Ðộ,
Indonesia, Pakistan, Philippines và Việt Nam. Nhật Bản cam kết tài trợ 2 tỷ USD
cho các chương trình tương tự trong năm năm tới thông qua Ngân hàng Hợp tác
quốc tế (JBIC) thực hiện các dự án phối hợp ADB khuyến khích đầu tư và ngăn

16
chặn sự biến đổi khí hậu. Quyết định của ADB và Nhật Bản được đánh giá là
thiết thực, góp phần thúc đẩy nỗ lực chung của châu Á làm dịu khí hậu, ngăn
chặn sự ấm lên của trái đất.
Một số quốc gia châu Á áp dụng CNS&TTMT vào quá trình sản xuất công
nghiệp nhằm mục đích cải thiện chất lượng môi trường đã thu được những thành
công đáng kể như
trường hợp của nhà máy chế tạo kim loại ở Singapore đẩu tư
180.000USD để chuyển sang áp dụng CNS&TTMT, mỗi năm tiết kiệm được

17
Mặt trời bằng cách thiết lập các tiêu chuẩn tối thiểu cho các công trình có sử
dụng hiệu quả nguồn nhiệt Mặt trời. Ở San Diego, một sắc lệnh có hiệu lực vào
năm 1980 đòi hỏi tất cả các khu trung cư mới phải sử dụng các hệ thống sưởi ấm
bằng năng lượng Mặt trời.
Năm 1978, Chương trình thương mại hóa nguồn năng lượng m
ặt trời của
California đã hoàn tất. Nhờ vào việc xóa bỏ tín dụng sử dụng năng lượng Mặt
trời trên toàn bang, ngành công nghiệp năng lượng Mặt trời ở California đã phát
triển nhanh chóng. Cuối năm 1978, ở California đã lắp đặt được hơn 30.000 thiết
bị dùng năng lượng Mặt trời. Ngoài ra hằng trăm cơ sở sản xuất và hàng trăm cơ
sở lắp đặt máy móc thi
ết bị dùng năng lượng Mặt trời bước vào hoạt động kinh
doanh.
Với số dân đứng hàng thứ mười ở Mỹ, California hiện đã có khoảng một phần tư
số dân sử dụng năng lượng Mặt trời. Cuối năm 1978 đã lắp đặt 3000 hệ thống
nóng lạnh dùng năng lượng Mặt trời, một lượng tương đương như vậy đã có
trong cả
nước năm trước đó. Trên cơ sở tốc độ phát triển như vậy, trong hai năm
1981 và 1982, California đã triển khai kế hoạch lắp đặt 150.000 thiết bị nóng
lạnh tại gia đình và 200.000 hệ thống nước nóng dùng năng lượng Mặt trời, tăng
nhiều lần so với năm 1978. Những khu nhà mới phát triển rộng lớn ở Davis, mỗi
khu có hàng trăm căn hộ đang sử dụng ngu
ồn năng lượng Mặt trời, đáp ứng được
50-75% nhu cầu đun nấu. Năm 1985 California thực hiện kế hoạch lắp đặt 1.5
triệu thiết bị dùng năng lượng Mặt trời và giải quyết công ăn việc làm cho
30.000 người lao động trong ngành công nghiệp này. Nếu điều tương tự như vậy
được triển khai trong phạm vi cả nước thì sẽ tương ứng với 15 triệu thi
ết bị nóng
lạnh dùng năng lượng Mặt trời và lao động trong ngành công nghiệp này sẽ là

những lĩnh vực khác như năng lượng nhiệt đại dương, công nghệ khả thi này đầy
triển vọng nhưng lại chưa có gì đảm bảo về quy mô, chi phí, hiệu quả làm việc
và thời gian hoạt động. Còn phải cần tới 10 đến 15 năm nữa cho các nghiên cứ
u
và triển khai các công nghệ mới có thể đưa ra được những ưu tiên cuối cùng và
những khả năng cuối cùng để thực thi các công nghệ mới này. Trong khí đó,
Quốc hội vẫn phải cấp vốn để nghiên cứu các công nghệ như tháp năng lượng,
vệ tinh điện Mặt trời, nhiệt đại dương và các trạm năng lượng sức gió lớn.
Nguồn vốn cơ bản khác còn dành cho nghiên cứ
u phát triển và thương mại hóa
lĩnh vực pin quang điện và trồng rừng phát triển năng lượng. Năm 1990 khi
những rủi ro về một số công nghệ đã được giải quyết, người ta đã thấy được khả
năng cần phải thương mại hóa công nghệ nào.

19
Đầu tư của chính quyền cho việc nghiên cứu và triển khai đã được tăng lên đến
mức trên tỷ đôla so với nghiên cứu và triển khai năng lượng hạt nhân công nghệ
mà tương lai chưa có gì đảm bảo. Tất nhiên sự lựa chọn giữa các khả năng phải
được xem xét theo tiềm năng thị trường và phải được cân nhắc theo mức độ rủi
ro công nghệ.
Mức ưu tiên cao sẽ dành cho nghiên cứ
u phát triển hơn nữa các dự án sử dụng
năng lượng Mặt trời tại chỗ, pin quang điện và trồng rừng phát triển năng lượng;
Mức ưu tiên thấp hơn sẽ dành cho nghiên cứu phát triển các nguồn nhiệt điện
Mặt trời và các trạm năng lượng sức gió lớn; và cuối cùng là mức ưu tiên cho
nghiên cứu phát triển các vệ tinh năng lượng Mặt trời và các dự án s
ản xuất nhiệt
đại dương.
Từ đó, một trương trình hiện thực triển khai năng lượng Mặt trời sẽ bao gồm ba
giai đoạn: Trước hết, trong thời gian ngắn thúc đẩy nhanh việc thương mại hóa

năm. GDP bình quân đầu người năm 2010 theo giá hiện hành đạt khoảng 1.050 -
1.100 USD. Cơ cấu ngành trong GDP năm 2010: khu vực nông nghiệp khoảng
15 – 16%; công nghiệp và xây dựng 43 – 44%; dịch vụ 40 – 41%. Kim ngạch
xuất khẩu tăng 16% năm. Tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách đạt 21 – 22%. Vốn
đầu tư toàn xã hội đạt khoảng 40% GDP.
Trong giai đoạn hiện nay, hoạt động công nghiệp nước ta tập trung vào một số
lĩnh vự
c chủ yếu sau: công nghiệp điện, công nghiệp hóa chất, công nghiệp phân
bón, công nghiệp rượu bia, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp luyện kim,
công nghiệp xử lý bề mặt kim loại, công nghiệp cơ khí, công nghiệp vật liệu xây
dựng, công nghiệp dệt, nhuộm, công nghiệp giấy, công nghiệp in, công nghiệp
chế biến gỗ, công nghiệp gương kính… Những khu vực tập trung nhiều nhất các
cơ sở công nghiệp, các khu công nghiệp tậ
p trung là các đô thị lớn như Hà Nội,
Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ.

21
Song song với quá trình tăng trưởng và phát triển, các cơ sở sản xuất công
nghiệp đã trở thành một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường
không khí lớn nhất nước ta.
Ô nhiễm không khí gia tăng do tốc độ công nghiệp hóa mạnh mẽ và đô thị hóa
nhanh chóng. Các chất ô nhiễm không khí là : khí SO
2
, NO
2
, CO, H
2
S, bụi lơ
lửng, chì (Pb) và các chất hữu cơ bay hơi (như hơi xăng dầu), CH
4

đặc trưng khác của các ngành sản xuất dược phẩm, hương liệu, mỹ phẩm
Khí thải gây ô nhiễm môi trường không khí, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe
con người. Đặc biệt, các hợp chất hóa học độc hại dạng khí có thể làm suy giảm
tầng ôzôn, gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính, làm nóng dần Trái đấ
t, đe dọa
nghiêm trọng tới môi trường sống của con người
Hiện trạng môi trường không khí ở nước ta cũng không mấy sáng sủa. Theo Báo
cáo hiện trạng môi trường 2000, nồng độ bụi ở các khu dân cư bên cạnh các nhà
máy đều vượt TCCP từ 1,5 đến 3 lần, có trường hợp cá biệt lên tới 5 lần. Nồng
độ ô nhiễm SO2, CO2, NO2 trong không khí ở các đô thị nhìn chung chưa gây ra
ô nhiễm nặng, nhưng nồng độ đ
o được tại các khu dân cư gần một số nhà máy
như Nhà máy xi măng Hải Phòng, cụm công nghiệp Tân Bình (TP. Hồ Chí
Minh) thì lại vượt TCCP từ 1,4 - 2,7 lần. Điều này cho thấy, vấn đề ô nhiễm
dạng khí chủ yếu là do các sơ sở sản xuất công nghiệp gây ra.

3.2. Hiện trạng áp dụng công nghệ sạch và thân thiện môi trường đối với
công nghiệp Việt Nam và định hướng cho tương lai.
Trong những năm qua, đấ
t nước ta đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đạt
được những thành tựu rất quan trọng trong việc thực hiện Chiến lược 10 năm
phát triển kinh tế - xã hội. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 5 năm (2001-2005)
tăng bình quân 7,5% năm; Công nghiệp và xây dựng liên tục tăng trưởng cao,
giá trị tăng thêm 10,2% năm; cơ cấu sản xuất, chất lượng sản phẩm và sức cạnh
tranh có bước chuyển bi
ến tích cực. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 16% năm,
cao hơn 1,9% năm so với 5 năm trước. Cả nước đã có trên 100 khu công nghiệp,
khu chế xuất, nhiều khu hoạt động có hiệu quả; tỉ lệ ở nông thôn và miền núi
tăng trưởng cao hơn tốc độ trung bình của cả nước. Nông nghiệp tiếp tục phát
triển khá; giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 5,4% năm. Nă

Để đạt được những mục tiêu đó, ngay từ bây giờ ngành công nghiệp nước ta
phải thực hiện những hướng đi mới phù hợp, trong đó việc áp dụng công nghệ
sạch và thân thiện môi trường trong ngành công nghiệp là một trong những ưu
tiên hàng đầu.
Việt Nam tuy mới bước đầu ứng dụng công nghệ sạch, song cũng đã có một số

kết quả đáng kể, đặc biệt là ngành thuỷ sản và công nghiệp khai thác chế biến.
Nếu như trước kia, các nhà máy chế biến thuỷ sản phải tốn nhiều năng lượng để
sản xuất đá ướp lạnh, thì nay nhờ công nghệ sạch, việc bảo quản không cần tốn
kém như vậy.
Việt Nam cũng đã giới thiệu ra thế giới một số
sản phẩm công nghệ sạch và thân
thiện môi trường đã được phổ biến như sử dụng khí dầu hóa lỏng làm nhiên liệu

24
xe máy của tiến sĩ Bùi Văn Ga, ở Trung tâm Nghiên cứu bảo vệ môi trường, ĐH
Đà Nẵng I, hay công nghệ khử trùng bằng dung dịch điện hoá hoạt tính của tiến
sĩ Nguyễn Hoài Châu, Viện công nghệ Môi trường.
Đối với các doanh nghiệp, đầu tư vào công nghệ sạch và thân thiện môi trường
có nghĩa là hoàn thiện quá trình sản xuất đáp ứng yêu cầu thị trường quốc tế,
đồng thời giảm các tác
động đến môi trường.
Dưới đây chúng tôi xin đưa ra một số ví dụ điển hình do lợi ích của việc áp dụng
CNS&TTMT đem lại cho doanh nghiệp:

3.2.1 Lợi ích trong việc bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng:
3.2.1.1. EM – công nghệ sạch cho xử lý rác thải
Theo công ty môi trường đô thị Hà Nội, bình quân lượng chất thải hàng ngày vào
khoảng 2.995 mét khối, trong đó rác thải sinh hoạt chiếm 81%. Thế nhưng l
ượng


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status