Báo cáo thực tập : Chuyên đề : Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển - Pdf 13

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ
Khoa Thương Mại – Du Lịch
****
Đề Tài:
QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP
KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
Đơn vị thực tập:
CÔNG TY ASIAN GROUPAGE SERVICES VIETNAM
GVHD : ThS. Trần Hữu Dũng
SVTH : Châu Minh Quân
Lớp : CXN II/1
Niên khóa : 2006 - 2009
TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 5 NĂM 2009
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên cho em bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy cô trường Cao Đẳng
Kinh Tế Tp. Hồ Chí Minh đã hết lòng dạy dỗ, truyền đạt lại cho em những kiến
thức và kinh nghiệm quý báo trong suốt ba năm học tại trường để hôm nay em có
thể vận dụng những kiến thức đó áp dụng vào thực tế và hoàn thành tốt bài báo
cáo thực tập của mình.
Qua đây em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường đã tạo những
điều kiện tốt nhất khi học tập tại đây. Đặc biệt cảm ơn thầy Trần Hữu Dũng đã tận
tình hướng dẫn và chỉ bảo giúp đỡ em hoàn thành bài báo cáo này.
Em gởi lời cảm ơn đến Ban Giám Đốc của công ty TNHH Asian Groupage
Services Việt Nam cùng anh chị Phòng giao nhận, đặc biệt là anh Hà Huy Thắng
đã tận tình chỉ dẫn khi em thực tập tại công ty, giúp em có những kinh nghiệm
thực tế bổ ích vào những kiến thức mà em đã được học tại trường.
Do thời gian thực tập không nhiều và bước đầu đi vào thực tế còn nhiều bỡ
ngỡ, kiến thức còn rất hạn chế cùng với nhiều lí do khách quan nên chắc chắn sẽ
không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự góp ý của quý thầy cô
anh, chị trong công ty trên bước đường học hỏi và tìm hiểu.

USD. Bên Việt Nam góp vốn là: 1,632,000,000 đồng tương đương với 102,000
USD chiếm 51% vốn điều lệ bằng tiền mặt. Bên nước ngoài góp vốn là
1,568,000,000 đồng tương đương 90,000USD chiếm 49%.
AGS Việt nam là thành viên của Tập đoàn AGS, có trụ sở chính tại
Singapore và các văn phòng AGS tại nhiều quốc gia trên thế giới như: Malaysia,
Indonesia, Ấn Độ, Úc, Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc…
2. Chức năng, lĩnh vực hoạt động và nhiệm vụ của AGS Việt Nam
Công ty TNHH ASIAN GROUPAGE SERVICE , chuyên cung cấp các
dịch vụ giao nhận, kho vận, dịch vụ kho bãi container, dịch vụ thông quan hàng
hóa, dịch vụ kiểm đếm hàng hóa, vận tải hàng hóa toàn cầu bằng đường biển và
hàng không.
Thế mạnh của AGS Việt Nam là thu gom hàng lẽ (LCL), cung cấp dịch vụ
gửi hàng trọn gói từ Việt Nam đi các nước. Trong đó Singapore, Busan, Thái Lan,
Shanghai, Port klang, là các tuyến mạnh nhất của AGS Việt Nam.
Song song với hoạt động gửi hàng, AGS Việt Nam cùng các công ty chi
nhánh, đại lý của Tập đoàn AGS, có tổ chức thêm dịch vụ tổ chức thêm nguồn
hàng thương mại hai chiều cho khách.
Các dịch vụ và lĩnh vực hoạt động của AGS Việt Nam:
- Giao nhận vận chuyển hàng đầy container quốc tế (FCL)
- Chuyên gom hàng và vận chuyển hàng lẻ quốc tế (LCL)
- Giao nhận hàng quá cảnh, giao nhận hàng phi mậu dịch, hành lý cá nhân,
đồ dùng gia đình, quà biếu, quà tặng, hàng mẫu, hàng quảng cáo,
- Dịch vụ giao nhận hàng Door to door,
- Đại lý hàng hải,
- Dịch vụ giao nhận hàng triển lãm công trình, dự án,
- Thực hiện các thủ tục hải quan,
- Đóng gói, dán nhãn, lưu kho hàng hóa, cho thuê kho bãi,
- Các dịch vụ chứng từ xuất nhập khẩu và các dịch vụ khác.
Asian Groupage Services Việt Nam đựơc thị trường biết tới với đội ngũ
nhân viên đông đảo, năng động, chuyên nghiệp cùng thái độ phục vụ tận tình, chu

- Bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội và phòng cháy chữa cháy trong
khu vực triển khai hoạt động.
- Quản lý toàn bộ cán bộ công nhân viên theo chính sách; chế độ hiện hành
của Nhà nước, không ngừng cải thiện điều kiện lao động sinh hoạt của nhân viên.
Có kế hoạch bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ phục vụ chuyên môn cho nhân
viên nhằm phục vụ tốt cho sự nghiệp phát triển của công ty.
4.Cơ cấu tổ chức và quản lý nhân sự của công ty:
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức nhân sự trong công ty
Nhận xét:
5. Vai trò của các phòng ban:
a. Giám đốc:
- Là người đứng đầu trong công ty, có chức năng điều hành cả công ty.
- Là người đại diện theo pháp luật của công ty, chịu trách nhiệm trước pháp
luật, điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày.
b. Phòng kế toán – Tài vụ
- Thực hiện nhiệm vụ hoạch toán và thanh toán các chi phí, doanh thu, bảo
đảm nguồn vốn hoạt động kinh doanh cho công ty.
- Có chức năng tổng hợp số liệu về tài chính giúp cho lãnh đạo nắm rõ tình
hình hoạt động của công ty, để từ đó đề ra phương án kinh doanh thích hợp
nhằm nâng cao hiệu quả họat động của công ty.
- Cung cấp tài chính kịp thời đến các bộ phận khác.
GIÁM ĐỐC
PHÒNG
HÀNH
CHÍNH
PHÒNG
GIAO
NHẬN
PHÒNG
HÀNG

ty.
- Tiếp nhận và lưu trữ các công văn, thông tư, quyết định, nghị định từ các
cấp bộ ngành liên quan như: Cơ Quan Hải Quan, Bộ Nông Nghiệp Và Phát
Triển Nông Thôn, Bộ Thương Mại, VCCI và các đơn vị kinh doanh khác gởi
đến công ty.
- Thực hiện các nghiệp vụ chứng từ về giao nhận hàng hoá XNK. Phổ biến
các quy định mới nhận được từ các cơ quan ban ngành có liên quan đặc biệt là
cơ quan Hải quan giúp các nhân viên bộ phận mình thực hiện tốt quá trình giao
nhận hàng hoá. Có chức năng lưu trữ hồ sơ, các tài liệu đã và đang sử dụng tại
bộ phận mình.
f. Phòng Sale và Marketing
- Tìm kiếm khách hàng mới và kí kết các hợp đồng dịch vụ.
- Thực hiện công tác quảng bá và chăm sóc khách hàng.
II. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA DOANH NGHIỆP:
1. Thuận lợi:
Trong giai đọan cạnh tranh hiện nay, là một doanh nghiệp trẻ nhưng hoạt
động giao nhận vận tải của công ty AGS Việt Nam đang ngày càng phát triển và
tạo được niềm tin cho khách hàng trong và ngoài nước. Có được điều đó là do:
- Bộ máy họat động của công ty đang vận hành rất suôn sẻ. Đội ngũ lãnh
đạo và nhân viên của công ty có tin thần đoàn kết tốt, sẵn sàng hổ trợ nhau trong
công việc để mang lại dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Ban lãnh đạo trẻ, năng
động, sáng tạo và nhạy bén trước những biến động của thị trường. đây cũng chính
là những người đứng ra thành lập công ty từ những ngày đầu, đã trãi qua những
thăng trầm của Công ty trong suốt thời gian qua, nhờ vậy đã có kinh nghiệm nhất
định trên thị trường này.
- Đội ngũ nhân viên năng động, luôn tích cực trong quá trình cung cấp dịch
vụ và khéo léo trong quá trình giao tiếp trực tiếp với khách hàng. Đây là một yếu
tố đặc biệt quan trọng, do đó chất lượng của dịch vụ được thể hiện ngay trong quá
trình làm việc của nhân viên.
- Công ty có những dịch vụ với chất lượng tốt nhưng với mức giá “mềm”

có thế và lực.
- Mặc dù có trang web riêng nhưng cho đến nay công ty vẫn chưa tận dụng
tốt được trang web này để tăng hiệu quả phụ vụ khách hàng, các giao dịch chủ yếu
là qua điện, fax và email đây là vấn đề hạn chế rất lớn, trong khi các nước khác lại
đang ứng dụng rất mạnh những thành tựu của công nghệ thông tin vào lĩnh vực
này.
- Sự cạnh tranh gây gắt giữa các công ty trong nước và sự xâm nhập mạnh
mẽ của các công ty nước sắp chuẩn bị tràn ồ ạt vào khi Việt Nam chính thức cho
phép các doanh nghiệp giao nhận vận tải đầu tư vào Việt Nam.
- Tỷ giá hối đoái, giá vàng, giá ngoại tệ (chủ yếu là USD) liên tục biến
động thêm vào đó là ảnh hưởng của nền kinh tế toàn cầu.
III. PHÒNG GIAO NHẬN
Trong công ty, phòng này có thể coi là quan trọng nhất. Phòng giao nhận
có hơn 10 người. Mỗi nhân viên của phòng được phân công thực hiện các hợp
đồng giao nhận (hàng lẻ, hàng rời, hàng nguyên container), chuyên lo thủ tục Hải
quan, kiểm hóa giao nhận hàng cho một số khách nhất định.
Sơ đồ 2: CƠ CẤU TỔ CHỨC PHÒNG GIAO NHẬN
TRƯỞNG PHÒNG
BỘ PHẬN LÀM
HÀNG NHẬP
BỘ PHẬN LÀM
HÀNG XUẤT
BỘ PHẬN LÀM
THỦ TỤC
HẢI QUAN
CUSTOMER SERVICES
Trưởng phòng giao nhận
Chịu trách nhiệm điều hành hoạt động kinh doanh của phòng, bộ phận giao
nhận. Theo dõi kế hoạch làm hàng của từng lô hàng để đảm bảo việc thực hiện
hợp đồng đúng như nội dung, tiến độ làm hàng, hạn chế thấp nhất những mất mát,

Sau khi có công văn từ phòng hàng nhập, trưởng phòng giao nhận sẽ giao
nhiệm vụ cho bộ phận làm hàng nhập đưa hàng vào kho để chia lẻ cho khách
hàng, hoặc đưa hàng về kho riêng để rút hàng. Nhân viên bộ phận này phải làm
các thủ tục như đối chiếu manifest, lấy lệnh giao hàng và đóng dấu rút ruột hàng
hóa (nếu cần), hoặc làm thủ tục cược container, đóng tiền cho phòng thương vụ
cảng, giao giấy tờ cần thiết cho kho và chịu trách nhiệm giám sát hàng trong quá
trình rút hàng vào kho, kí nhận hoàn tất khi hàng đã được các khách hàng lấy
xong.
Nhân viên bộ phận làm thủ tục hải quan
Bộ phận này chịu trách nhiệm làm thủ tục hải quan khi khách hàng có nhu
cầu làm dịch vụ door to door hoặc làm thủ tục hải quan xuất khẩu hàng hóa, nhập
khẩu hàng hóa. Chịu sự phân công và có trách nhiệm báo cáo về sự cố cho trưởng
phòng giao nhận.
IV. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA ASIAN GROUPAGE SERVICES VIỆT
NAM:
Bảng 1: Tình hình doanh thu, lợi nhuận của công ty trong 4 quý năm 2008
CHƯƠNG II:
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA XNK
I. NHỮNG HIỂU BIẾT CƠ BẢN VỀ GIAO NHẬN TRONG NGOẠI THƯƠNG:
1. Dịch vụ giao nhận hàng hóa:
a) Khái niệm:
- Trong mậu dịch quốc tế, hàng hóa cần phải vận chuyển đến nhiều nước
khác nhau, từ nước người bán đến nơi nước người mua. Trong trường hợp đó,
người giao nhận (Forwarder, Transitaire) là người tổ chức việc di chuyển hàng và
thực hiện các thủ tục liên quan đến việc vận chuyển.
- Theo điều 163 của Luật Thương Mại Việt Nam, ban hành vào ngày
23/05/1997, “Dịch vụ giao nhận hàng hóa là hành vi thương mại. Theo đó, người
làm nhiệm vụ giao nhận hàng hóa nhận hàng từ người gửi tổ chức việc vận
chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để
giao hàng cho người nhận theo sự ủy thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc

khẩu sẽ có các lợi điểm sau:
♣ Đối với người xuất khẩu
- Giảm được nhân sự trong công ty, khi việc giao nhận hàng hóa không
thường xuyên và không có giá trị lớn.
- Giảm thiểu được các rủi ro đối với hàng và tiết kiệm được thời gian trong
lúc thực hiện giao nhận hàng với tàu, do không có kiến thức chuyên ngành và kinh
nghiệm so với người giao nhận chuyên sống bằng dịch vụ này.
- Thực hiện việc giao hàng đúng ngày tháng do hợp đồng đã quy định,
tránh việc gây chậm trễ làm người nhập khẩu có lý do yêu cầu giảm giá hàng hoặc
không thanh toán tiền hàng.
- Nếu hàng phải chuyển tải ở một nước thứ ba, người giao nhận đảm trách
việc nhận hàng từ tàu thứ nhất nhất và tìm cách gửi hàng lên tàu thứ hai, để đi đến
cảng cuối cùng của người nhập khẩu, mà người xuất khẩu không phải đại diện tại
nước thứ ba lo việc trên nên đỡ tốn chi phí.
- Người giao nhận do thường xuyên tiếp xúc với các hãng tàu nên biết rõ
hãng tàu nào có uy tín, cước phí hợp lý, tuổi của tàu, lịch trình đi và đến bảo đảm
đúng thời hạn. Nhằm hạn chế rủi ro đối với hàng so với người xuất khẩu không
chuyên môn về lĩnh vực này.
♣ Đối với người nhập khẩu
- Tương tự như người xuất khẩu, người nhập khẩu giảm bớt được khâu
nhân sự, giảm phí.
- Tránh được nhiều rủi ro khi nhận hàng từ tàu, nhất là đối với hàng rời
như: phân bón, bột mì, xi măng…vì thủ tục nhận hàng phức tạp. Nếu không nắm
vững các thủ tục này, trong trường hợp tàu giao hàng thiếu hoặc dư do tàu bảo
quản không tốt, người nhập khẩu sẽ không biết lập các chứng từ liên hệ như: giấy
chứng nhận hàng giao thiếu; biên bản hàng đỗ vỡ và hư hỏng; mời bảo hiểm giám
định và lập biên bản giám định…sẽ khó khiếu nại đòi tàu bồi thường hoặc đòi
công ty bảo hiểm bồi thường nếu hàng được bảo hiểm.
- Nhận hàng nhanh để giải tỏa kho bãi cũng tránh bị phạt vì lưu kho bãi
cảng quá hạn, đồng thời giúp nhanh chóng có hàng để tiêu thụ trên thị trường.

- Thanh toán chi phí và các phí tổn khác, bao gồm cước phí.
- Nhận vận đơn có ký tên của hãng tàu và giao cho người nhận hàng.
- Thu xếp việc chuyển tải trên đường đi (nếu cần)
- Giám sát việc dịch chuyển hàng trên đường đưa tới người nhận hàng,
thông qua các cuộc tiếp xúc với hãng tàu và đại lý của người giao nhận ở nước
ngoài đối với hàng.
- Ghi nhận các tổn thất hoặc mất mát đối với hàng (nếu có).
- Giúp đỡ người gởi hàng tiến hành việc khiếu nại với người vận chuyển về
tổn thất hàng (nếu có).
♣ Thay mặt người nhận hàng hay người nhập khẩu (On behalf of
consignee or importer)
Theo các chỉ thị giao hàng của người nhập khẩu, người giao nhận phải :
- Thay mặt người nhận hàng giám sát việc chuyển dịch hàng khi người
nhận hàng lo việc vận tải hàng, như nhập theo FOB chẳng hạn.
- Nhận và kiểm soát mọi chứng từ thích hợp liên quan đến việc chuyển
dịch hàng.
- Nhận hàng từ người vận tải và nếu cần, trả cước phí.
- Sắp xếp việc khai Hải Quan và trả thuế, lệ phí và các chi phí khác cho Hải
Quan và các cơ quan công quyền khác.
- Sắp xếp việc lưu kho quá cảnh (nếu cần).
- Giao hàng đã làm thủ tục Hải Quan cho người nhận.
- Giúp đỡ người nhận hàng (nếu cần), tiến hành việc khiếu nại đối với hãng
tàu về việc mất hàng hay bất cứ hư hại nào đối với hàng.
- Giúp người nhận hàng trong việc lưu kho và phân phối hàng (nếu cần).
♣ Các dịch vụ khác
- Ngoài các dịch vụ đã nêu ở trên, tùy thuộc vào yêu cầu khách hàng của
mình, người giao nhận cũng có thể làm các dịch vụ khác phát sinh trong các
nghiệp vụ quá cảnh và các dịch vụ đặc biệt khác như: các dịch vụ gom hàng hay
tập trung hàng (tập trung các lô hàng riêng lẻ lại…); liên hệ đến hàng hóa theo dự
án, các dự án chìa khóa trao tay (cung cấp thiết bị, nhà xưởng…sẵn sàng cho vận

khác
- Thực hiện đầy đủ nghiã vụ của mình theo hợp đồng.
- Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích
của khách hàng thì có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng, nhưng phải
thông báo ngay cho khách hàng.
- Sau khi ký kết hợp đồng, nếu thấy không thể thực hiện được chỉ dẫn của
khách hàng thì phải thông báo cho khách hàng để xin chỉ dẫn thêm.
- Phải thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời gian hợp lý nếu trong hợp
đồng không thoả thuận về thời gian thực hiện nghĩa vụ với khách hàng.
- Khi đảm nhận các công việc về vận chuyển hàng hóa, thì phải tuân thủ
các quy định của pháp luật, tập quán chuyên ngành hàng hải.
Quyền cầm giữ và định đoạt hàng hóa:
- Người giao nhận có quyền cầm giữ số hàng hóa nhất định và các chứng từ
có liên quan đến hàng hóa để đòi tiền nợ đã đến hạn của khách hàng và thông báo
bằng văn bảng cho khách hàng.
- Sau 45 ngày kể từ ngày cầm giữ, nếu khách hàng không trả tiền nợ thì
người giao nhận có quyền định đoạt hàng hóa hoặc chứng từ đó theo quy định của
pháp luật, mọi chi phí cầm giữ và định đoạt hàng hóa do khách hàng chịu.
b) Trách nhiệm của người giao nhận:
Khi là đại lý của chủ hàng
- Tùy theo chức năng của người giao nhận, người giao nhận phải thực hiện
đầy đủ các nghĩa vụ theo hợp đồng đã kí kết và phải chịu trách nhiệm về
♦ Giao hàng không đúng chỉ dẫn.
♦ Thiếu sót trong việc mua bảo hiểm cho hàng hóa dù đã có chỉ định.
♦ Thiếu sót trong khi làm thủ tục Hải quan.
♦ Chở hàng đến nơi sai quy định.
♦ Giao hàng cho người không phải là người nhận hàng.
♦ Tái xuất không theo những thủ tục cần thiết hoặc không hoàn thuế
lại.
♦ Những thiệt hại về tài sản và người của bên thứ ba mà người giao

- Khách hàng đóng gói và ghi ký mã hiệu không phù hợp
- Do nội tỳ hoặc bản chất của hàng hoá
- Do chiến tranh, đình công
- Do các trường hợp bất khả kháng
Ngoài ra, người giao nhận không chịu trách nhiệm về mất khoản lợi đáng lẽ
khách hàng được hưởng về sự chậm chễ hoặc giao nhận sai địa chỉ mà không phải
do lỗi của mình.
II. GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU:
Nguyên tắc:
Việc giao nhận hàng được thực hiện giữa chủ hàng (hoặc người được chủ hàng ủy
nhiệm) với người vận chuyển hoặc với cảng. Nếu không lưu kho bãi cảng, chủ
hàng sẽ giao nhận trực tiếp với người vận chuyển (theo các quy định tại chương
V, mục B và E, của bộ luật hàng hải Việt Nam ).
Chủ hàng phải kết toán trực tiếp với người vận chuyển và chỉ thoả thuận
với cảng về địa điểm, thanh toán cước xếp dỡ hàng và các chi phí phát sinh liên
quan đến cảng. Cần lưu ý là hàng qua cảng phải có đầy đủ ký mã hiệu hàng
(markings), trừ các hàng rời, hàng trần giao nhận theo tập quán thương mại. Cảng
không chịu trách nhiệm về việc ký mã hiệu ghi sai hoặc không rõ gây nên lầm lẫn,
chậm trễ trong giao nhận. Trường hợp hàng phải lưu kho bãi cảng, chủ hàng phải
giao trực tiếp với người vận chuyển, đồng thời giao nhận với Cảng khối lượng
hàng lưu kho bãi cảng. Nếu chủ hàng ủy thác việc giao nhận cho cảng, cảng phải
thực hiện theo hợp đồng ủy thác đã ký với chủ hàng.
Các phương thức giao nhận hàng:
Các bên được quyền lựa chọn phương thức giao nhận hàng nào có lợi nhất
và thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng. Sau đây là các phương thức giao nhận thông
thường:
- Giao nhận nguyên bao, kiện, gói.
- Giao nhận nguyên hầm, cặp chì.
- Giao nhận theo số lượng, trọng lượng, thể tích.
- Giao nhận theo mớn nước.

- Tổ chức xếp dỡ hàng hóa lên xuống phương tiện vận tải tại các điểm đầu
mối vận tải.
- Lập các chứng từ có liên quan đến giao nhận vận chuyển nhằm bảo vệ
quyền lợi của chủ hàng.
- Theo dõi và giải quyết những khiếu nại về hàng hóa trong quá trình giao
nhận, đồng thời thanh toán các chi phí có liên quan đến giao nhận.
CHƯƠNG III:
TỔ CHỨC GIAO NHẬN MẶT HÀNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY ĐẠI LÝ GIAO
NHẬN ASIAN GROUPAGE SERVICES VIETNAM
III. QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY ĐẠI LÝ GIAO
NHẬN HÀNG HÓA XNK ASIAN GROUPAGE SERVICES VIỆT NAM.
(LÔ HÀNG CỦA MAP-PACIFIC)
1. Chuẩn bị để nhận hàng
Công ty TNHH Map Pacific Việt Nam đã ký hợp đồng dịch vụ giao nhận
với Asian Groupage Services (AGS), hàng hoá của Map Pacific(Map) nhập về
Việt Nam chủ yếu là thuốc bảo vệ thực vật. Map sau khi nhận bộ chứng từ từ nhà
xuất khẩu nước ngoài đã chuyển bộ chứng từ cho AGS để thực hiện nhận hàng.
Công ty AGS ký kết với MAP cả dịch vụ khai thuế hải quan và giao nhận hàng
hóa nên công ty đã làm cả thủ tục hải quan cho khách hàng. Phí dịch vụ và phí
khai thuê hải quan sẽ được công ty quyết toán với MAP vào mỗi cuối tháng như
hợp đồng dịch vụ đã ký.
a) Khai thác chứng từ
 Bộ chứng từ:
Bộ chứng từ được Map fax cho AGS gồm:
♦ Hợp đồng ngoại thương (Contract) số: MAP/2333/08 ngày
27/02/2009
♦ Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice) số: 5678 ngày 19/04/2009
♦ Bảng kê chi tiết hàng hóa( Packing list) ngày 19/04/2009

Điều 3: chứng từ gửi hàng
Hóa đơn thương mại.
2/3 chứng từ gố sạch, đã xếp hàng lên tàu có ghi “cước trả trước”
Phiếu đóng gói
Chứng chỉ thành phần (Certificate of analysis) được cấp bởi người bán
Đơn bảo hiểm
Bản copy thông báo gởi hàng thể hiện các chi tiết của lô hàng.
Điều khoản 4: khiếu nại
Nếu có, liên quan đến hàng hóa được thỏa thuận trong hợp đồng này phải
thông báo cho người bán bằng fax hoặc telex, trong vòng 30 ngày từ ngày hàng
đến cảng TP.HCM hư hỏng theo biên bản giám định của Vina Control.
Điều khoản 5: điều khoản khác
Hợp đồng này theo Incoterm 2000
Theo hợp đồng này người bán đã gởi hàng cùng chứng từ cho người mua,
và người mua có nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng.
Công ty AGS kiểm tra các chứng từ đã nhận:
Tên người gửi hàng (Shipper) TNHH Map Pacific Pte Ltd.
Tên người nhận (Consignee) TNHH Map Pacific Việt Nam
Địa chỉ người nhận (Address) 102/6 dường số 3, KCN Amarta,
TP.Biên
Hòa, Đồng Nai.
Tên hàng (Description) * MAP JONO 700 WP
(IMIDACLOPRID 700 WP)
Số lượng (Quantity) 3.000 Kg
Trọng lượng (Weight) 3.000 kg NW; 33.000 Kg.GW
Đơn giá 17,10 USD/KG
Tổng giá 51.300,00 USD
Số Hợp đồng ngoại thương MAP/2333/08 ngày 27/02/2009
Số Vận đơn ESGN69674, ngày19/04/2009
Hàng được xuất từ Singapore ngày 19/04/2009


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status