Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất của thị trấn đình lập huyện đình lập tỉnh lạng sơn giai đoạn 2006 2010 - Pdf 13

1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Đất đai đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sống của con người.
Đất là sản phẩm của thiên nhiên đã trao tặng cho con người, là nguồn gốc của
mọi của cải vật chất trong xã hội, là tư liệu sản xuất đặc biệt không gì thay thế
được đối với sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp. Đất đai là địa bàn phân bố
các khu dân cư, xây dựng các cơ cấu kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc
phòng. Nhận thấy tầm quan trọng của đất đai Mác đã khái quát rằng: “Đất là
mẹ, sức lao động là cha sản sinh ra của cải vật chất”.
Khi xã hội ngày càng phát triển cùng với sự bùng nổ của dân số đã làm
cho đất đai ngày càng chịu áp lực nặng nề hơn, nhu cầu về đất ở, đất cho các
hoạt động phục vụ con người ngày càng tăng trong khi quỹ đất của chúng ta
lại có giới hạn. Nước ta với diện tích tự nhiên đứng thứ 13 trên thế giới được
xếp vào nước đất chật người đông. Bên cạnh đó nước ta với 3/4 diện tích là
đồi núi nên việc khai thác và sử dụng đất còn gặp nhiều khó khăn, phần diện
tích đất bằng thì nhỏ, việc sử dụng còn chưa hợp lý, chồng chéo thiếu khoa
học nên hiệu quả chưa cao. Do vậy, vấn đề quy hoạch và kế hoạch hóa việc sử
dụng đất đai là vấn đề cấp thiết hiện nay.
Quy hoạch sử dụng đất đai có nhiệm vụ bố trí, sắp xếp lại nền sản xuất
của các lĩnh vực một cách hợp lý trên cơ sở dự báo nhu cầu phát triển của các
lĩnh vực và định hướng phát triển kinh tế của từng vùng cũng như toàn lãnh
thổ. Đồng thời quy hoạch sử dụng đất còn là biện pháp hữu hiệu của nông
nghiệp nhằm tổ chức lại những việc sử dụng đất đai phát huy thế ngành và
lãnh thổ, hạn chế sự chồng chéo tránh gây lãng phí đất, tránh tình trạng
chuyển mục đích tùy tiện làm giảm nghiêm trọng quỹ đất trong nông nghiệp.
Thị trấn Đình Lập là 1 trong 12 xã, thị trấn của huyện Đình Lập, tỉnh
Lạng Sơn. Tuy là thị trấn trung tâm huyện lỵ nhưng nền kinh tế chủ yếu là sản
xuất nông lâm nghiệp, các ngành nghề khác chưa phát triển mạnh. Trong
những năm gần đây, cùng với sự gia tăng dân số và sự phát triển kinh tế, xã

- Đối với thực tiễn: qua quá trình nghiên cứu về tình hình thực hiện quy
hoạch sử dụng đất tại địa phương sẽ rút ra được những tồn tại, thiếu sót của
công tác thực hiện quy hoạch và những nguyên nhân chủ yếu, từ đó có các
giải pháp phù hợp để khắc phục.
2
3
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ Sở khoa học của đề tài
2.1.1. Đất đai và vai trò của đất đai trong sản xuất vật chất và phát triển
kinh tế
2.1.1.1. Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt
Đất đai là một tặng vật vô cùng quý giá mà tạo hoá ban tặng cho con
người, là nguồn gốc của mọi của cải vật chất trong xã hội, là tư liệu sản xuất
không thể thay thế, là thành phần quan trọng hàng đầu của sự sống, là nguồn
tài nguyên không tái tạo trong nhóm tài nguyên hạn chế của mỗi quốc gia.
Đất đai là địa bàn phân bố các khu dân cư, là nền tảng xây dựng các ngành,
các công trình phục vụ cho sản xuất, đời sống và sự nghiệp phát triển văn hoá,
an ninh quốc phòng của mỗi đất nước. Nhận thấy tầm quan trọng của đất đai
Mác đã khái quát rằng: “Đất là mẹ, sức lao động là cha sản sinh ra của cải
vật chất.”
Đất đai là điều kiện chung nhất đối với mọi ngành sãn xuất và hoạt
động của con người vừa là đối tượng lao động, vừa là phương tiện lao động.
Nói cách khác, không có đất sẽ không có sản xuất cũng như không có sự tồn
tại của con người. Vì vậy, đất đai là: “Tư liệu sản xuất đặc biệt”.
Kinh tế xã hội ngày càng phát triển, cùng với sự bùng nổ về dân số thì
vấn đề đất đai luôn được chú trọng và quan tâm hang đầu. Đặc biệt riêng với
Việt Nam dân số sống bằng sản xuất nông nghiệp còn chiếm tỷ lệ cao thì vấn
đề sử dụng đất đai hợp lý và khoa học là rất cần thiết.
2.1.1.2. Vai trò và ý nghĩa của đất đai trong sản xuất vật chất và phát triển

thống các biện pháp kỹ thuật, kinh tế, xã hội được xử lý bằng các phân tích
tổng hợp về sự phân bố địa lý và các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội có tính
chất đặc trưng, từ đó đưa ra các giải pháp định vị cụ thể của việc tổ chức phát
triển kinh tế xã hội của một vùng lãnh thổ nhất định. Cụ thể là đáp ứng nhu
cầu mặt bằng sử dụng đất hiện tại và tương lai của các ngành, các lĩnh vực
cũng như nhu cầu sinh hoạt của mọi thành viên trong xã hội một cách tiết
kiệm, khoa học hợp lý và hiệu quả.
Về mặt bản chất cần được xác định dựa trên quan điểm nhận thức: Đất
đai là đối tượng của các mối quan hệ sản xuất, quy hoạch không nằm ở khía
4
5
cạnh kỹ thuật cũng không chỉ thuộc về hình thức pháp lý mà còn nằm ở bên
trong việc tổ chức sử dụng đất như một “Tư liệu sản xuất đặc biệt” gắn với
phát triển kinh tế - xã hội. Như vậy quy hoạch sử dụng đất đai là một hiện
tượng kinh tế - xã hội thể hiện đồng thời ba tính chất:
- Tính kinh tế: Nhằm khai thác triệt để tiềm năng đất đai.
- Tính kỹ thuật: Các tác nghiệp chuyên môn nghiệp vụ như điều tra, khảo
sát, xây dựng bản đồ, khoanh định, xử lý số liệu trên cơ sở khoa học kỹ
thuật.
- Tính pháp chế: Xác định tính pháp chế về mục đích và quyền sử dụng đất
nhằm đảm bảo quản lý và sử dụng đất đai theo pháp luật.
Như vậy: “Quy hoạch sử dụng đất đai là một hệ thống các biện pháp
kinh tế, kỹ thuật, pháp chế của Nhà nước về tổ chức sử dụng đất đầy đủ, hợp
lý, có hiệu quả cao thông qua việc phân phối tái phân phối quỹ đất của cả
nước, tổ chức sử dụng đất như một tư liệu sản xuất cùng với các tư liệu sản
xuất khác gắn liền trên mảnh đất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo
điều kiện bảo vệ đất và bảo vệ môi trường”.
* Các loại hình quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai
Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về cách phân loại quy hoạch
sử dụng đất đai. Tuy nhiên, mọi quan điểm đều dựa trên cơ sở hoặc căn cứ

làm quy hoạch là hết sức bức xúc và cần được quan tâm hang đầu. Nó lien
quan chặt chẽ tới hoạt động của từng ngành và từng lĩnh vực, quyết định đến
hiệu quả sản xuất và sự sống còn của từng người dân cũng như vận mệnh của
cả Quốc gia.
Thực chất quy hoạch sử dụng đất đai là quá trình hình thành các quyết
định nhằm tạo điều kiện đưa đất đai vào sử dụng bền vững phát huy lợi thế
của thổ nhưỡng và lãnh thổ đẻ mang lại lợi ích cao, thực hiện đồng thời hai
chức năng: Điều chỉnh các mối quan hệ đất đai và tổ chức sử dụng đất như
một tư liệu sản xuất đặc biệt với mục đích nâng cao hiệu quả sản xuất của xã
hội kết hợp với bảo vệ đất và môi trường được thể hiện như sau:
- Sử dụng đất đai hợp lý về không gian, hình thành hiệu quả kinh tế.
- Phân phối hợp lý cơ cấu đất đai trên diện tích đất đai được sử dụng, hình
thành cơ cấu kinh tế sử dụng đất.
6
7
- Giữ mật độ sử dụng đất đai thích hợp, hình thành việc sử dụng đất một cách
kỹ thuật tập trung thâm canh.
- Áp dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm bảo vệ, khai thác đất đai một cách hợp
lý dựa trên nguyên tắc không gây ô nhiễm môi trường. Đối với nước ta thì
vấn đề quy hoạch càng trở nên quan trọng. Với diện tích 3/4 là đồi núi , khí
hậu biến đổi theo mùa, lũ lụt nhiều thì việc lập quy hoạch chi tiết phải phù
hợp với từng vùng sao cho diện tích đất đai được sử dụng là lớn nhất, mang
lại hiệu quả kinh tế cao mà không gây ảnh hưởng xấu tới môi trường.
Vậy quy hoạch sử dụng đất phục vụ nhu cầu của người sử dụng đất và
quyền lợi của toàn xã hội, góp phần tích cực thay đổi quan hệ sản xuất ở
nông thôn, nhằm sử dụng, bảo vệ đất và nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội.
Đặc biệt, trong nền kinh tế thị trường, quy hoạch sử dụng đất đai góp phần
giải quyết các mâu thuẫn nội tại của từng lợi ích kinh tế, xã hội và môi
trường nảy sinh trong quá trình sử dụng đất, cũng như mâu thuẫn giữa các
lợi ích trên với nhau.

Điều 29: Thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Nghị quyết số 29/2004/QH 111
- Nghị quyết số 181/2004/ NĐ - CP [4] của chính phủ về hướng dẫn thi
hành luật đất đai năm 2003
- Thông tư 30/2004/TT - BTNMT [5] của Bộ Tài nguyên và Môi trường
về hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Do vậy, công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được thống nhất
trong cả nước mà vẫn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của
từng vùng thì các cấp lãnh đạo cần phải căn cứ vào các quy định của Nhà
nước về thực hiện lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Điều này đã khẳng
định tính pháp chế của nhà nước ta trong việc quản lý và sử dụng đất đai.
2.1.5. Nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
- Theo điều 21 luật đất đai 2003:
Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải đảm bảo các nguyên tắc
sau đây:
1. Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh
tế xã hội, quốc phòng, an ninh.
8
9
2. Được lập từ tổng thể đến chi tiết, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
của cấp dưới phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên,
kế hoạch sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, xét duyệt.
3. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên phải thể hiện nhu cầu
sử dụng đất của cấp dưới.
4. Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả.
5. Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
6. Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.
7. Dân chủ và công khai.
8. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của mỗi kỳ phải được quyết định,

- xã hội, quốc phòng, an ninh.
d) Xác định diện tích đất phải thu hồi để thực hiện các công trình, dự án.
đ) Xác định các biện pháp sử dụng, bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường.
2. Nội dung kế hoạch bao gồm:
a) Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ trước;
b) Kế hoạch thu hồi diện tích các loại đất để phân bổ cho nhu cầu xây
dựng kết cấu hạ tầng; phát triển công nghiệp, dịch vụ; phát triển đô thị, khu
dân cư nông thôn; quốc phòng, an ninh;
c) Kế hoạch chuyển diện tích đất chuyên trồng lúa nước và đất có rừng
sang sử dụng vào mục đích khác, chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong đất
nông nghiệp;
d) Kế hoạch khai hoang mở rộng diện tích đất để sử dụng vào các
mục đích;
đ) Cụ thể hoá kế hoạch sử dụng đất năm năm đến từng năm;
e) Giải pháp tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng đất.
2.1.8. Lập quy hoạch. Kế hoạch sử dụng đất
- Điều 25 luật đất đai 2003 nêu rõ: lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
1. Chính phủ tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất của cả nước.
10
11
2. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức thực
hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương.
3. Uỷ ban nhân dân huyện thuộc tỉnh tổ chức thực hiện việc lập quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương và quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất của thị trấn thuộc huyện.
Uỷ ban nhân dân huyện, quận thuộc thành phố trực thuộc trung ương,
Uỷ ban nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh tổ chức thực hiện việc lập quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương và quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất của các đơn vị hành chính cấp dưới, trừ trường hợp quy định tại khoản 4

2. Trường hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố có
diện tích đất phải thu hồi mà Nhà nước chưa thực hiện việc thu hồi đất, bồi
thường, giải phóng mặt bằng thì người sử dụng đất được tiếp tục sử dụng theo
mục đích đã xác định trước khi công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; nếu
người sử dụng đất không còn nhu cầu sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất và bồi
thường hoặc hỗ trợ theo quy định của pháp luật.
Nhà nước nghiêm cấm mọi hoạt động tự ý xây dựng, đầu tư bất động
sản trong khu vực đất phải thu hồi để thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất. Trường hợp có nhu cầu cải tạo, sửa chữa nhà ở, công trình gắn liền với
đất phải thu hồi mà làm thay đổi quy mô, cấp công trình hiện có thì phải được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
3. Diện tích đất ghi trong kế hoạch sử dụng đất đã được công bố phải
thu hồi để thực hiện dự án, công trình hoặc phải chuyển mục đích sử dụng đất
mà sau ba năm không được thực hiện theo kế hoạch thì cơ quan nhà nước có
thẩm quyền xét duyệt kế hoạch sử dụng đất phải điều chỉnh hoặc huỷ bỏ và
công bố.
2.2. Tình hình quy hoạch sử dụng đất đai trong và ngoài nước
2.2.1. Tình hình quy hoạch sử dụng đất đai trên thế giới
Trên thế giới công tác quy hoạch sử dụng đất tiến hành tử nhiều năm
trước và ngày càng được chú trọng, phát triển. Nó chiếm một vị trí quan trọng
trong quá trình sản xuất đặc biệt là sản xuất nông nghiệp. Ở Liên Xô (cũ),
Anh và Pháp đã có cơ sở lý luận của ngành quản lý đất đai tương đối hoàn
chỉnh và ngày càng tiến bộ. Song tùy thuộc vào đặc điểm của mỗi quốc gia
mà có những loại hình quy hoạch khác nhau nhưng đáng chú ý là hai loại hình
quy hoạch:
12
13
- Tiến hành quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo sự
phát triển của các mục tiêu một cách hài hòa, sau đó mới đi sâu vào nghiên
cứu quy hoạch chuyên ngành.

I.Khokhon đã đưa ra sơ đồ quy hoạch vùng lãnh thổ các huyện gồm 3 cấp
trung tâm:
+ Trung tâm huyện.
+ Trung tâm thị trấn của tiểu vùng.
+ Trung tâm của làng xã.
Thời kỳ này trên địa bàn nông thôn Liên Xô chia cấp trung tâm theo
quan hệ từ trung tâm huyện qua trung tâm tiểu vùng đến trung tâm xã.
Sau một thời gian dài nỗ lực và cố gắng, nhân dân Liên Xô đã thu được
kết quả đáng khích lệ. Đời sống của nhân dân trong cả nước nói chung và đời
sống nhân dân nông thôn nói riêng được nâng cao đáng kể cả về vật chất và
tinh thần. Mỗi vùng dân cư, làng, xã đều có các công trình công cộng, khu sản
xuất, khu nhà ở bố trí hợp lý theo kiểu tổ chức quy hoạch đo thị với không
gian rộng rãi theo thiết kế chung, không gây lãng phí về mặt tổng thể. Đây là
một thành công của Liên Xô trong quá trình thực hiện quy hoạch phát triển
nông thôn mà một số nước cần học tập kinh nghiệm để vận dụng vào điều
kiện cụ thể của nước mình.
2.2.1.2. Quy hoạch ở Thái Lan
Thái Lan, con rồng châu á, một đất nước phồn thịnh có nền kinh tế phát
triển, đời sống của nhân dân đầy đủ, ấm no, hạnh phúc. Để có thành quả như
hôm nay, thì ngoài định hướng kinh tế đúng đắn, chính phủ Thái Lan còn có
những quyết định quan trọng trong quá trình quy hoạch. Những quyết định đó
được thể hiện thông qua các văn bản, luật đất đai được ban hành.
Các văn bản luật đất đai luôn được ban hành và sửa đổi cho phù hợp với
tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Luật đất đai năm 1954 ra
đời mang lại nhiều thành công cho đất nước này, song bên canh đó vẫn còn
tồn tại cần khắc phục: Sự phân hóa giàu nghèo tăng, tình trạng nông thôn
không có đất để sản xuất… Và đến năm 1973 Chính phu đã sửa đổi luật ruộng
đất và quy định rõ:
+ Bảo vệ người làm thuê, tạo điều kiện cho kinh tế hộ gia đình phát triển.
+ Chủ sở hữu ruộng đất phải là người trực tiếp sản xuất.

thế giới.
2.2.2.2. Thời kỳ trước luật đất đai 1993
Ở thời kỳ này công tác quy hoạch được biết đến một cách rất sơ lược,
chủ yếu tập trung vào phát triển ngành nông nghiệp - lâm nghiệp phục vụ
15
16
phong trào hợp tác hóa với phương châm sử dụng tối đa tài nguyên đất. Song
do nôn nóng, sự hiểu biết còn hạn chế nên tính khả thi của phương án còn thấp.
Từ năm 1987 đến trước luật đất đai năm 1993 công tác quy hoạch sử
dụng đất đai đã có cơ sở pháp lý quan trọng, thể hiện ngay trong Hiến pháp
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã khẳng định: “Đất
đai thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy
hoạch và pháp luật đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả”. Tuy
nhiên ở giai đoạn này chúng ta đang đứng trước nhiều khó khăn và thử thách
của nền kinh tế thị trường hàng hóa, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn nên
công tác quy hoạch vẫn chưa thực hiện một cách sát sao triệt để. Song công
cuộc đổi mới ở nông thôn diễn ra sâu sắc, xóa bỏ chế độ hợp tác xã chuyển
sang giao đất, cấp đất cho từng hộ gia đình. Có thể nói đây là một mốc đánh
dấu công tác triển khai quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã trên toàn quốc.
2.2.2.3. Thời kỳ luật đất đai 1993 đến nay:
Giai đoạn này công tác quản lý đất đai đã đi vào nề nếp. Hầu hết các
tỉnh, thành phố, huyện, xã đã lập xong quy hoạch cho đơn vị mình đến năm
2010, phù hợp với quy hoạch tổng thể của cả nước và định hướng phát triển
kinh tế xã hội.
Từ khi luật đất đai năm 1993 ra đời, công tác quản lý đất đai được tiến
hành rất chặt chẽ, vai trò của đất đai ngày càng được khẳng định, đời sống của
nhân dân khá lên. Nhưng để đáp ứng nhu cầu đổi mới của xã hội nói chung và
đòi hỏi công tác quản lý đất đai nói riêng. Chủ tịch nước ký sắc lệnh số
23/2003/LCTN ngày 12/2/2003 công bố Luật đất đai năm 2003 và được Quốc
Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI kỳ họp thứ 4 thông

17
18
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Sổ sách, tài liệu về tình hình cơ bản của phường, điều kiện kinh tế - xã hội
- Phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của thị trấn
Đình Lập - Huyện Đình Lập - Tỉnh Lạng Sơn.
- Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006 - 2010 của
thị trấn Đình Lập.
- Số liệu thông kê đất đai hàng năm của thị trấn Đình Lập từ 2006 - 2010.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006 - 2010 của thị
trấn Đình Lập - Huyện Đình Lập - Tỉnh Lạng Sơn.
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
3.2.1. Địa điểm
Phòng tài nguyên môi trường huyện Đình Lập.
3.2.2. Thời gian
Từ tháng 2/2012 - 5/2012.
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của thị trấn Đình Lập -
huyện Đình Lập - tỉnh Lạng sơn
- Điều kiện tự nhiên.
- Điều kiện kinh tế - xã hội.
3.3.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai của thị trấn Đình Lập - huyện
Đình Lập - Tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2006 - 2010
3.3.3. Đánh giá tình hình quy hoạch sử dụng đất của thị trấn Đình Lập giai
đoạn 2006 - 2010

khắc phục, phương pháp này đòi hỏi phải phân tích kỹ lưỡng.
3.4.5. Phương pháp xử lý số liệu
Đây là khâu quan trọng nhất trong quá trình nghiên cứu đánh giá công
tác thực hiện quy hoạch sử dụng đất. Các tài liệu, số liệu đã thu thập đòi hỏi
cần chọn lọc loại bỏ những yếu tố không cần thiết, lấy các số liệu hợp lý, có
cơ sở khoa học và đúng với tình hình thực tế địa phương.
19
20
Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của thị trấn Đình Lập
4.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan môi trường
4.1.1.1. Điều kiên tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Là thị trấn miền núi nằm trọn trong xã Đình Lập với tổng
diện tích tự nhiên là 639,50 ha, nằm cách thành phố Lạng Sơn
53 km về phía Đông theo hướng Quốc lộ 4B. Địa giới hành
chính thị trấn được xác định như sau:
- Phía Bắc: đường Quốc lộ 4B đi Lộc Bình (lấy mốc là ranh
giới thị trấn Đình Lập và xã Đình Lập);
- Phía Tây: đường đi Sơn Động - Quốc lộ 31 (lấy đến mốc
đỉnh dốc Phai Lỳ);
- Phía Đông: đường đi cửa khẩu Bản Chắt (lấy mốc đến
nghĩa trang);
- Phía Nam: đường Quốc lộ 4B đi Lộc Bình (lấy mốc là
ranh giới thị trấn Đình Lập và xã Đình Lập).
b. Địa hình
Địa hình tương đối bằng phẳng, bao quanh là các dãy núi
đất và các đồi thấp. Đặc điểm địa hình nơi đây chủ yếu là núi
đất thuộc vùng chuyển tiếp của trung du và miền núi.

tải tốt, khu vực đất nông nghiệp là nền đất yếu, khi xây dựng
cần khảo sát kỹ.
Theo số liệu thống kê năm 2010, thị trấn có tổng diện
tích tự nhiên 639,50 ha với độ dốc khá cao nên chỉ thích hợp
cho việc trồng cây lâu năm và trồng rừng. Diện tích đất nông
nghiệp chiếm 84,30% tổng diện tích tự nhiên, đất phi nông
nghiệp chiếm 14,32% tổng diện tích tự nhiên và đất chưa sử
dụng chỉ chiếm 1,38% tổng diện tích tự nhiên.
b. Tài nguyên nước
Chịu ảnh hưởng của hệ thống sông Lục Nam, nguồn tài
nguyên nước hiện nay đã đủ cung ứng được cho sinh hoạt và
sản xuất của người dân địa phương với chất lượng khá tốt và
chưa bị ô nhiễm. Tổng chiều dài các con sông là 141 km, mật
21
22
độ sông là 0,2 km/km
2
. Mực nước ngầm xuất hiện ở độ sâu từ
3 đến 8 m tuỳ theo địa hình của khu vực theo mùa. Khi cường
độ mưa lớn và thời gian mưa kéo dài ngoài gây ngập úng cục
bộ ở khu vực trũng còn gây sói lở đất khu vực ven suối và ven
tuyến Quốc lộ 31.
c. Tài nguyên nhân văn
Mang nét đặc trưng riêng của thị trấn miền núi phía Bắc,
thị trấn Đình Lập chưa sầm uất và đông đúc như các thị trấn ở
đồng bằng, dân cư ở chủ yếu tập trung ven các đường Quốc
lộ. Người dân nơi đây có tinh thần cần cù, sáng tạo, đoàn kết,
yêu thương và truyền thống yêu nước. Chính những điều đó
đã làm nên thị trấn Đình Lập hôm nay, thu nhập của người
dân dần cải thiện, đời sống văn hóa, tinh thần cũng dần nâng

Hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu như điện, đường,
trường, trạm, thuỷ lợi, nước sinh hoạt đã đáp ứng được nhu
cầu của người dân cũng như nhu cầu phát triển kinh tế và
giao lưu văn hóa với các vùng lân cận;
* Khó khăn:
- Với địa hình hơn 1/2 diện tích là đất dốc và bị chia cắt
bởi đồi núi, thung lũng, suối Nà Áng nên đô thị thị trấn phát
triển dàn trải, quỹ đất xây dựng bị hạn chế và việc bố trí khu
dân cư mới gặp khó khăn. Khi mưa lớn sẽ những gây ảnh
hưởng xấu đến chất lượng các công trình công cộng, công
trình dân sinh. Ảnh hưởng của cơn lũ quyét cuối năm 2008 đã
san lấp một số diện tích đất.
- Cách thành phố Lạng Sơn khoảng 53 km, đường xá đi
lại khó khăn nên Đình Lập chưa có sức hút với các nhà doanh
nghiệp lớn trong việc phát triển công nghiệp, thương mại và
dịch vụ;
- Các nguồn tài nguyên (tài nguyên nước, tài nguyên
khoáng sản, ) chưa được ưu đãi nên hạn chế khá lớn đến khả
năng phát triển các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,
thương mại và dịch vụ.
4.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
4.1.2.1. Tình hình phát triển chung
a. Tăng trưởng kinh tế
23
24
Trong những năm gần đây, mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng
xấu của thời tiết, tình hình sản xuất ngành nông nghiệp phát
triển không ổn định nhưng bù lại ngành tiểu thủ công nghiệp,
thương mại, dịch vụ đã có những khởi sắc tốt. Ngày càng có
nhiều các hộ kinh doanh dịch vụ dọc theo các tuyến đường

2007
Năm
2008
Năm
200
Năm
2010
24
25
9
1
Tổng diện tích gieo
trồng
Ha
109,3
2
119,2
4
115,5
5
113,
37
130,
08
2
Diện tích gieo trồng
lúa cả năm
Ha 54,90 52,60 51,63
47,3
4

376,1
3
280,3
6
292,
73
306,
72
6
Sản lượng lương
thực có hạt bình
quân/người
Kg/ngư
ời
490,6
7
615,0
0
439,4
3
453,
84
453,
84
7 Sản lượng ngô Tấn
112,2
2
132,8
8
121,3


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status