Nguyên nhân khủng hoảng của các ngân hàng mỹ trong thời gian qua và bài học kinh nghiệm cho việt nam - Pdf 14

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài:
NGUYÊN NHÂN KHỦNG HOẢNG CỦA CÁC NGÂN
HÀNG MỸ TRONG THỜI GIAN QUA VÀ BÀI HỌC
KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Sinh viên thực hiện : Phạm Thu Liên
Lớp : Nhật 2
Khóa : 44E
Giáo viên hướng dẫn : cô Lê Thị Thanh

DIỄN BIẾN THAY ĐỔI GIÁ NHÀ Ở MỸ
TRONG THỜI KỲ BONG BÓNG THỊ
TRƯỜNG NHÀ Ở
42
SƠ ĐỒ
Mô hình quản trị rủi ro tín dụng truyền thống của
các NHTM VN
63

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT
TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT ĐỦ
1
NHNNVN
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
2
NHTW
Ngân hàng trung ương
3
FED
Cục dự trữ liên bang Mỹ
4

1. Tính cấp thiết của đề tài
Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới trong thời gian vừa qua đã và đang tiếp tục
gây ra những tổn thất nặng nề cho hệ thống tài chính toàn cầu. Hàng loạt định chế
tài chính, trong đó chủ chốt là các ngân hàng đã phải tuyên bố phá sản, hoặc chấp
nhận sát nhập, mua lại…Chịu thiệt hại lớn nhất, không phải ai khác mà chính là các
ngân hàng Mỹ, ngƣời khơi nguồn cho cuộc khủng hoảng hiện tại. Theo IMF, tính
đến tháng 1/2009, cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ đã khiến khối ngân hàng toàn
cầu tổn thất 230 tỷ USD, trong đó, các ngân hàng Mỹ hứng chịu một nửa. Nguyên
nhân nào đã dẫn tới sự sụp đổ của các ngân hàng Mỹ, vốn đƣợc coi là chuẩn mực
cho khối ngân hàng toàn cầu? Đi tìm nguyên nhân nhằm đƣa ra những giải pháp
phù hợp để vực dậy hệ thống ấy, đồng thời rút ra bài học kinh nghiệm cho các nƣớc
khác.
Là một nƣớc nhỏ với hệ thống tài chính nói chung, hệ thống ngân hàng nói
riêng phát triển chƣa hoàn thiện, thật khó để nói các ngân hàng Việt Nam có điểm
gì tƣơng đồng với các ngân hàng Mỹ. Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn cầu hóa đang
diễn ra ngày một sâu rộng, các ngân hàng Việt Nam đứng trƣớc yêu cầu bức thiết
phải hoàn thiện mình theo các chuẩn mực quốc tế. Đồng thời, càng bƣớc ra sân chơi
lớn thì càng nhiều rủi ro. Với đặc thù là tổ chức kinh doanh „tiền‟, có độ rủi ro cao
và mức độ ảnh hƣởng lớn, vấn đề quản trị ngân hàng để phòng ngừa, hạn chế rủi ro
có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nhƣng với những yếu kém hiện còn tồn tại trong
công tác quản trị rủi ro, các ngân hàng Việt Nam cũng gặp phải nhiều nguy cơ đổ
vỡ. Hiểu đƣợc nguyên nhân sụp đổ của các ngân hàng Mỹ sẽ giúp rút ra bài học
kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc xây dựng mô hình quản trị rủi ro ngân hàng
vừa đảm bảo vận hành thông suốt nền kinh tế, vừa đáp ứng các chuẩn mực của hệ
thống ngân hàng toàn cầu.
Vì những lý do nhƣ trên, em chọn nghiên cứu đề tài: Nguyên nhân khủng
hoảng của các ngân hàng Mỹ trong thời gian qua và bài học kinh nghiệm cho
Việt Nam.
3

CHƢƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KHỦNG HOẢNG
NGÂN HÀNG

I. KHỦNG HOẢNG NGÂN HÀNG
1. Khái niệm
Cuộc khủng hoảng hiện nay ở Mỹ đƣợc giới chuyên môn nhắc đến với thuật
ngữ Khủng hoảng tài chính Mỹ, trong đó sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng chỉ là
một biểu hiện của cuộc khủng hoảng này. Bởi thế, trƣớc khi đến với khái niệm
khủng hoảng ngân hàng, cần thiết phải hiểu thế nào là khủng hoảng tài chính.
Quỹ tiền tệ thế giới (IMF) không đƣa ra cụ thể khái niệm khủng hoảng tài
chính, mà nó đƣợc hiểu thông qua các khái niệm từng loại khủng hoảng tài
chính. Theo nghiên cứu này thì khủng hoảng tài chính rất đa dạng. Một cuộc
Khủng hoảng tiền tệ có thể nổ ra khi hoạt động đầu cơ tiền tệ theo tỷ giá dẫn
đến sự giảm giá (hoặc giảm giá đột ngột) đồng tiền đó, hoặc trƣờng hợp buộc các
cơ quan có trách nhiệm phải bảo vệ đồng tiền của mình bằng cách chi ra một
khối lƣợng lớn dự trữ ngoại tệ để nâng cao lãi suất. Khủng hoảng ngân hàng là
tình trạng ngân hàng thực tế hoặc có khả năng đổ vỡ hay các vụ phá sản buộc các
ngân hàng phải hoãn các khoản thanh toán thuộc trách nhiệm của mình hoặc tình
trạng buộc chính phủ phải can thiệp bằng cách trợ giúp những khoản tài chính
lớn. Cuộc khủng hoảng ngân hàng tác động trên diện rộng, tới nhiều bộ phận của
hệ thống kinh tế. Khủng hoảng hệ thống tài chính là những rối loạn có thể tới
mức nghiêm trọng của thị trƣờng tài chính. Những rối loạn này, do làm suy yếu
những chức năng của thị trƣờng tài chính, có thể tác động sâu rộng tới toàn bộ
nền kinh tế. Khủng hoảng hệ thống tài chính thƣờng đi liền với khủng hoảng tiền
tệ, nhƣng một cuộc khủng hoảng tiền tệ thì không nhất thiết gắn với những rối
loạn nghiêm trọng trong hệ thống thanh toán quốc gia, và do đó có thể không đạt
tới mức độ trở thành khủng hoảng hệ thống tài chính.
Từ cách định nghĩa trên của IMF, có thể thấy khủng hoảng ngân hàng là một

đồng thời nắm giữ các giấy nhận nợ do con nợ phát hành với sự cam kết là sẽ thanh
toán cả gốc lẫn lãi đầy đủ và đúng hạn cho ngân hàng. Trái phiếu coupon có thu
nhập cố định và giấy nhận nợ tín dụng đối với ngân hàng là hai ví dụ điển hình về
giấy nhận nợ do công ty phát hành. Trong cả hai trƣờng hợp, ngân hàng đều đầu tƣ
vào các giấy nhận nợ nhằm nhận đƣợc trái tức từ trái phiếu hay lãi suất từ khoản tín
dụng nếu ngƣời vay tiền không bị phá sản. Trƣờng hợp ngƣời vay tiền phá sản,
Chƣơng I: Một số vấn đề cơ bản về khủng hoảng ngân hàng 5
ngân hàng thƣờng không thu đƣợc lợi tức cũng nhƣ lãi suất và có thể bị mất toàn bộ
hoặc một phần vốn gốc, điều này còn phụ thuộc vào khả năng ngân hàng có thể tiếp
cận với tài sản của con nợ trong khi giải quyết phá sản hoặc giải thể.

b. Rủi ro thanh khoản
Rủi ro thanh khoản là rủi ro phát sinh khi những ngƣời gửi tiền đồng thời có nhu
cầu rút tiền gửi ở ngân hàng ngay lập tức. Trong trƣờng hợp đó, ngân hàng phải đi
vay bổ sung nguồn vốn thanh khoản hoặc phải bán tài sản có của mình để đáp ứng
nhu cầu rút tiền của khách hàng. Trong cơ cấu tài sản có thì tiền mặt có độ thanh
khoản cao nhất, do đó trƣớc hết ngân hàng sử dụng tiền mặt để đáp ứng nhu cầu rút
tiền của khách hàng. Bởi vì tiền mặt tại quỹ không mang lại thu nhập lãi suất, cho
nên trong những trƣờng hợp bình thƣờng, ngân hàng chỉ duy trì một lƣợng tiền mặt
ở mức tối ƣu đủ để đáp ứng các nhu cầu rút tiền thƣờng xuyên của ngƣời gửi tiền
mà không gây ảnh hƣởng đến độ thanh khoản của ngân hàng.
Tuy nhiên, trong một số trƣờng hợp đặc biệt, ngân hàng có thể phải đối mặt với
rủi ro thanh khoản, ví dụ khi dân chúng mất lòng tin vào ngân hàng, hoặc nhu cầu
rút tiền có tính chất thời vụ mà ngân hàng không dự tính trƣớc đƣợc, đòi hỏi ngân
hàng phải chi trả tức thời một khoản tiền lớn hơn mức bình thƣờng. Trong bối cảnh
đó, hầu hết các ngân hàng đều đang phải đối phó với tình huống tƣơng tự, nên chi
phí để huy động vốn bổ sung tăng lên một cách đáng kể do lƣợng vốn cung ứng trên

tín dụng khác; cùng với việc xác định tỷ giá hợp lý nhằm ổn định và thúc đẩy kinh
tế đối ngoại; hƣớng tới mục tiêu cuối cùng là ổn định tiền tệ, giữ vững sức mua của
đồng tiền, ổn định giá cả. Thông qua các quy định về cơ chế lãi suất, tỷ lệ dự trữ bắt
buộc, lãi suất chiết khấu, hoạt động trên thị trƣờng mở…mà chính phủ tác động đến
lƣợng tiền các ngân hàng cung ứng cho nền kinh tế và hiệu quả kinh doanh của
ngân hàng. Chính vì vai trò quan trọng làm nguồn cung vốn cho các hoạt động kinh
tế của ngân hàng nên nếu chính sách tiền tệ không hợp lý sẽ không những gây ra
khó khăn cho hoạt động kinh doanh ngân hàng mà còn ảnh hƣởng đến tốc độ phát
triển của các ngành kinh tế khác.
2.2. Nguyên nhân chủ quan: Hoạt động quản trị rủi ro của các ngân hàng
Vì kinh doanh ngân hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro nhƣ vậy, nên đòi hỏi các nhà quản
lý ngân hàng phải luôn chú trọng các biện pháp phòng ngừa rủi ro, không chỉ để bản
thân ngân hàng tồn tại và phát triển, mà còn bởi trách nhiệm xã hội to lớn của ngân
hàng. Việc nhận thức đƣợc mức độ nghiêm trọng của rủi ro trong hoạt động ngân
hàng để có biện pháp phòng ngừa thích hợp là cách quan trọng nhất và chủ yếu nhất
để hạn chế rủi ro. Tuy nhiên, vì chạy theo lợi nhuận, có không ít nhà quản trị ngân
hàng đã phớt lờ những nguyên tắc thận trọng để cấp tín dụng cho các hoạt động có
Chƣơng I: Một số vấn đề cơ bản về khủng hoảng ngân hàng 7
rủi ro cao, hay quản lý cơ cấu vốn không hợp lý…gây ra nguy cơ phá sản cho ngân
hàng.
3. Tác động của khủng hoảng ngân hàng đến nền kinh tế
Khi ngân hàng phá sản sẽ ảnh hƣởng trực tiếp không những đến ngƣời gửi tiền
mà cả những ngƣời vay tiền. Ngƣời gửi tiền với các khoản tiết kiệm có giá trị không
lớn sẽ mất hết số tiền của mình, trừ khi số tiền đó đã đƣợc bảo hiểm bởi cơ quan
bảo hiểm tiền gửi (BHTG). Hơn nữa, việc ngân hàng phá sản đồng nghĩa với việc
mất đi nguồn cung vốn quan trọng cho các hoạt động kinh tế. Doanh nghiệp phải
tìm những cách khác để có vốn kinh doanh với chi phí cao hơn, hạn chế các doanh

của mình, bao gồm việc các ngân hàng lập các báo cáo tài chính và hệ thống quản
trị rủi ro, đồng thời báo cáo cho RBA thông qua hệ thống giám sát từ xa. Từ các báo
cáo này, RBA sẽ đánh giá hoạt động của từng ngân hàng.
Tuy nhiên, những qui chế liên quan đến an toàn của hệ thống ngân hàng khiến
cho các ngân hàng phải chịu chi phí nhất định. Xét từ góc độ cục bộ của từng ngân
hàng, chi phí càng lớn thì hiệu quả kinh doanh càng giảm.
2. Qui chế về chính sách tiền tệ
Qui chế về việc thực thi chính sách tiền tệ liên quan đến chức năng đặc biệt của
ngân hàng đó là trung gian chuyển tải chính sách tiền tệ của NHTW vào toàn bộ nền
kinh tế. Ở đây, NHTW chỉ trực tiếp kiểm soát đƣợc khối lƣợng tiền dƣới dạng tiền
giấy và tiền xu trong nền kinh tế - gọi là tiền mặt bên ngoài - trong khi số lớn tiền tệ
đƣợc cung ứng lại dƣới dạng tiền gửi ngân hàng - gọi là tiền bên trong. Về mặt lý
thuyết, NHTW có thể thay đổi số lƣợng tiền mặt bên ngoài và trực tiếp ảnh hƣởng
trạng thái dự trữ cũng nhƣ khối lƣợng tín dụng và khối lƣợng tiền gửi do ngân hàng
tạo ra mà không cần bất cứ một qui định nào về cơ cấu tài sản của ngân hàng (thông
qua hoạt động thị trƣờng mở). Nhƣng trong thực tế, các nhà định chế áp dụng biện
pháp quản lý hành chính bằng cách qui định trực tiếp mức dự trữ bắt buộc tối thiểu
đối với từng ngân hàng. Xét từ lợi ích cục bộ của từng ngân hàng, thì dự trữ bắt
buộc đƣợc coi nhƣ là một khoản thuế (thuế quy chế) và là loại chi phí đặc biệt đánh
vào tính đặc thù trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.
3. Qui chề về phân phối tín dụng
Qui chế về phân phối tín dụng qui định việc các ngân hàng cấp tín dụng cho
những bộ phận nhất định của xã hội đƣợc xác định là đặc biệt, ví dụ nhƣ tín dụng
nhà ở, tín dụng ngƣời nghèo, tín dụng miền núi, tín dụng nông thôn,…Qui chế này
yêu cầu các ngân hàng phải duy trì một khối lƣợng hay một tỷ lệ tín dụng nhất định
đối với một lĩnh vực nhất định đƣợc xác định là đặc biệt; hoặc phân phối tín dụng
Chƣơng I: Một số vấn đề cơ bản về khủng hoảng ngân hàng 9

hình phản ánh về mặt định lƣợng và những mô hình phản ánh về mặt định tính của
rủi ro tín dụng. Hơn nữa, các mô hình này không loại trừ lẫn nhau, nên một ngân
Chƣơng I: Một số vấn đề cơ bản về khủng hoảng ngân hàng 10
hàng có thể sử dụng nhiều mô hình để phân tích, đánh giá mức độ rủi ro tín dụng
của khách hàng.
1.1. Mô hình định tính về rủi ro tín dụng
1.1.1. Phân tích tín dụng: đối với mỗi đơn xin vay, cán bộ tín dụng cần phải xem
xét ba vấn đề căn bản:
a. Mức độ tín nhiệm của ngƣời xin vay
Mức độ tín nhiệm của ngƣời xin vay hay ngƣời vay có thiện chí trả nợ khi
khoản vay đến hạn hay không, điều này lại bao gồm 6 khía cạnh - 6C của ngƣời xin
vay là: tƣ cách (Character), năng lực (Capacity), thu nhập (Cash), bảo đảm
(Collateral), điều kiện (Conditions), và kiểm soát (Control). Tất cả các tiêu chí này
phải đƣợc đánh giá tốt, thì khoản vay mới đƣợc xem là khả thi.
 Tƣ cách ngƣời vay: ngƣời xin vay phải có mục đích tín dụng rõ ràng và có
thiện chí nghiêm chỉnh trả nợ khi đến hạn. Sau đó, cần xác định xem mục đích đó
có phù hợp với chính sách tín dụng hiện hành của ngân hàng hay không. Thậm chí,
cho dù mục đích xin vay là tốt, thì cán bộ tín dụng cũng phải xác định xem ngƣời
vay có tỏ thái độ trách nhiệm trong việc sử dụng vốn vay, trả lời các câu hỏi một
cách trung thực, có thiện chí và nỗ lực hết sức để hoàn trả nợ vay khi đến hạn. Tinh
thần trách nhiệm, tính trung thực, mục đích rõ ràng và thiện chí trả nợ của ngƣời
vay gọi chung là “tƣ cách ngƣời vay” (Character).
 Năng lực của ngƣời vay: ngƣời xin vay phải có đủ năng lực hành vi và năng
lực pháp lý để ký kết hợp đồng tín dụng. Ví dụ, ở hầu hết các nƣớc đều quy định
ngƣời dƣới 18 tuổi không đủ tƣ cách pháp lý để ký kết hợp đồng tín dụng; hoặc
ngƣời đại diện cho công ty ký kết hợp đồng tín dụng phải là ngƣời đƣợc ủy quyền
hợp pháp của công ty. Một hợp đồng tín dụng đƣợc ký kết bởi ngƣời không đƣợc ủy

một kế hoạch trả nợ thuận lợi, tạo điều kiện thuận lợi để ngƣời vay có khả năng xử
lý các nghĩa vụ trả nợ, bởi vì sự thành đạt của ngân hàng phụ thuộc cơ bản vào sự
thành công của khách hàng. Nếu ngƣời vay có sự điều chỉnh thích hợp khoản vay,
thì khoản tín dụng thực tế có thể là lớn hơn hay nhỏ hơn so với nhu cầu ban đầu và
thời hạn xin vay cũng có thể là dài hơn hay ngắn hơn so với dự kiến. Nhƣ vậy, cán
bộ tín dụng phải có khả năng cố vấn tài chính cho khách hàng, đồng thời hƣớng dẫn
khách hàng hoàn thành đơn xin vay.
Một hợp đồng tín dụng hợp lệ còn phải bảo vệ đƣợc quyền lợi của ngân hàng
bằng cách quy định những điều khoản giới hạn hoạt động của ngƣời vay, nếu các
hoạt động này đe dọa khả năng thu hồi vốn vay của ngân hàng. Quá trình cƣỡng chế
Chƣơng I: Một số vấn đề cơ bản về khủng hoảng ngân hàng 12
thu hồi nợ vay (khi nào và ở đâu ngân hàng sẽ hành động cƣỡng chế thu hồi nợ vay)
cũng phải đƣợc quy định cụ thể và rõ ràng trong hợp đồng tín dụng.
c. Khả năng ngân hàng có thể đòi nợ thuận lợi bằng tài sản bảo đảm
Trong khi những công ty lớn và các khách hàng có hệ số tín nhiệm cao không
cần có bảo đảm tín dụng, thì những khách hàng còn lại thƣờng đƣợc yêu cầu phải có
biện pháp bảo đảm tín dụng nhƣ cầm cố, thế chấp tài sản hay bảo lãnh trả nợ của
ngƣời thứ ba. Việc ngân hàng nhận bảo đảm tín dụng nhằm hai mục đích: (i) nếu
ngƣời vay không trả nợ theo quy định, thì ngân hàng có quyền bán tài sản cầm cố
hay thế chấp để thu hồi nợ; (ii) nhận bảo đảm tín dụng tạo cho ngân hàng lợi thế về
tâm lý so với ngƣời vay. Bởi vì một tài sản khi đã là vật đặt cọc, buộc ngƣời đặt cọc
(ngƣời vay) phải có trách nhiệm nhiều hơn trong việc hoàn trả nợ vay để khỏi phải
gán những tài sản giá trị của mình.
Khi nhận bảo đảm tín dụng, ngân hàng phải xác định rõ ràng và chính xác những
tài sản nào là đối tƣợng có thể gán nợ và có thể bán đƣợc, đồng thời phải chứng
minh đƣợc bằng văn bản cho các chủ nợ khác biết rằng mình là ngƣời hợp pháp có
quyền chiếm đoạt tài sản nếu nhƣ ngƣời vay không trả đƣợc nợ. Khi đã nhận tài sản

1.1.2. Kiểm tra tín dụng
Sau khi đã ký kết hợp đồng tín dụng với ngƣời vay, ngân hàng vẫn phải tiếp tục
quan tâm đến những gì xảy ra đối với hợp đồng tín dụng sau khi ký, chứ không bỏ
mặc cho đến khi hợp đồng đến hạn và ngƣời vay hoàn trả lần cuối. Đó là bởi vì các
điều kiện cấp tín dụng thƣờng thay đổi theo thời gian, có ảnh hƣởng đến điều kiện
tài chính của ngƣời vay và khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng. Những biến
động trong nền kinh tế làm suy yếu một số công ty và làm tăng nhu cầu tín dụng đối
với các công ty khác, trong khi đó, từng cá nhân thì có thể bị mất việc làm, nhiễm
bệnh hiểm nghèo làm cho ngƣời vay không còn khả năng trả nợ. Cán bộ tín dụng
phải nhạy cảm với những diễn biến nhƣ vậy và định kỳ phải kiểm tra tất cả các
khoản tín dụng cho đến khi chúng đến hạn.
Những nguyên lý chung trong kiểm tra tín dụng đang đƣợc áp dụng tại hầu hết
các ngân hàng bao gồm:
a. Tiến hành kiểm tra tất cả các loại tín dụng theo định kỳ nhất định, ví dụ định
kỳ 30, 60, hay 90 ngày đối với các khoản tín dụng nhỏ và vừa; đối với những khoản
tín dụng lớn thì phải thƣờng xuyên hơn.
b. Xây dựng kế hoạch, chƣơng trình, nội dung quá trình kiểm tra một cách thận
trọng và chi tiết, đảm bảo rằng những khía cạnh quan trọng nhất của một khoản tín
dụng phải đƣợc kiểm tra, bao gồm:
 Kế hoạch trả nợ của khách hàng, nhằm đảm bảo rằng khách hàng không
chậm trễ trong việc thanh toán nợ theo kế hoạch.
Chƣơng I: Một số vấn đề cơ bản về khủng hoảng ngân hàng 14
 Chất lƣợng và điều kiện của tài sản dùng làm đảm bảo tín dụng.
 Tính đầy đủ và hợp lệ của hợp đồng tín dụng, đảm bảo rằng ngân hàng có
đầy đủ thẩm quyền hợp pháp để sở hữu các tài sản đảm bảo tín dụng đối với ngƣời
vay trƣớc tòa án nếu cần thiết.
 Đánh giá điều kiện tài chính và những dự báo về ngƣời vay xem đã thay đổi

đề thƣờng bao gồm các trƣờng hợp: (i) ngƣời vay không thể trả nợ đúng hạn một
hay nhiều kỳ, (ii) tài sản bảo đảm tín dụng giảm giá đáng kể.
Khi đó, các chuyên gia ngân hàng sẽ tìm ra các giải pháp nhằm thu hồi những
khoản tín dụng có vấn đề theo một số bƣớc nhƣ sau:
 Luôn luôn đặt mục tiêu là tận dụng tối đa các cơ hội để thu hồi đầy đủ nợ đã
cho vay.
 Khẩn trƣơng tìm hiểu và báo cáo kịp thời mọi vấn đề thực chất liên quan đến
tín dụng, mọi chậm trễ đều làm cho tình hình tín dụng trở nên xấu hơn.
 Trách nhiệm xử lý tín dụng có vấn đề phải đƣợc độc lập với chức năng cho
vay nhằm tránh những xung đột có thể xảy ra với quan điểm của cán bộ trực tiếp
cho vay.
 Chuyên gia xử lý tín dụng cần hội ý khẩn với khách hàng về các giải pháp,
đặc biệt là tinh giảm chi phí, tăng nguồn thu, và tăng cƣờng cải tiến công tác quản
lý. Xây dựng kế hoạch hành động sau khi đã xác định đƣợc rủi ro đối với ngân hàng
và bổ sung hồ sơ tín dụng (đặc biệt là yêu cầu bổ sung tài sản làm vật bảo đảm tín
dụng để phù hợp với tình hình mới).
 Dự tính những nguồn có thể dùng để thu nợ có vấn đề.
 Chuyên gia cần tiến hành nghiên cứu nghĩa vụ thuế và những tranh chấp xem
khách hàng còn những nghĩa vụ tài chính nào chƣa thực hiện.
 Đối với doanh nghiệp, chuyên gia cần đánh giá chất lƣợng, năng lực và sự
nhất quán trong quản lý, đồng thời trực tiếp tiến hành khảo sát các hoạt động và các
tài sản của doanh nghiệp.
 Chuyên gia phải cân nhắc mọi phƣơng án có thể để hoàn thành việc thu hồi
nợ có vấn đề, bao gồm cả việc thỏa thuận gia hạn nợ tạm thời nếu khách hàng chỉ
gặp khó khăn trƣớc mắt, hoặc tìm kiếm giải pháp nhằm tăng cƣờng lƣu chuyển tiền
tệ cho khách hàng. Các khả năng khác có thể là bổ sung tài sản bảo đảm tín dụng,
yêu cầu có bảo lãnh của ngƣời thứ ba, cơ cấu lại doanh nghiệp, sát nhập, hay thanh
lý công ty, nộp đơn xin phá sản. Giải pháp tối ƣu phải bảo đảm thu hồi đƣợc nợ,
đồng thời tạo cơ hội cho cả khách hàng và ngân hàng có thể duy trì đƣợc hoạt động
tiếp theo một cách bình thƣờng.

Ch tiờu thanh toỏn ngn hn phn ỏnh kh nng ca doanh nghip trong vic
chuyn i ti sn lu ng thnh tin tr cỏc khon n ngn hn. m bo
kh nng thanh toỏn ngn hn, ch tiờu ny ca doanh nghip cn phi ln hn 1;
trng hp nh hn 1, hm ý doanh nghip d gp khú khn trong vic tr n ngn
hn ỳng hn.
Ch tiờu vn lu ng rũng (Net working capital):
Vn lu ng = Ti sn lu ng N ngn hn
Nh vy, vn lu ng rũng (hay vn lu ng) l chờnh lch gia ti sn lu
ng v n ngn hn, do ú, xột v quan h tớn dng thỡ vn lu ng rũng chớnh l
phn ti sn lu ng c ti tr bng ngun vn cú tớnh cht trung v di hn.
b. Nhúm ch tiờu hot ng (Activity ratios)
Chƣơng I: Một số vấn đề cơ bản về khủng hoảng ngân hàng 17
Nhóm chỉ tiêu hoạt động đo lƣờng mức độ hiệu quả trong việc sử dụng tài sản
của doanh nghiệp. Nhìn chung, các chỉ tiêu này phản ánh mối tƣơng quan giữa từng
nhóm tài sản nhất định (nhƣ hàng tồn kho, tài khoản phải thu, tổng tài sản) với hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp (nhƣ doanh thu, giá thành hàng hóa, lãi hoạt
động). Có ba chỉ tiêu chính về hoạt động của doanh nghiệp, là:
 Vòng quay hàng tồn kho (Inventory turnover): vòng quay hàng tồn kho là số
vòng quay của doanh thu hàng năm trên hàng tồn kho bình quân, và đƣợc tính nhƣ sau:
Vòng quay hàng tồn kho =
Doanh thu hµng n¨m
Hµng tån kho b×nh qu©n

So với chỉ tiêu ngành, nếu vòng quay hàng tồn kho quá cao thì có thể doanh
nghiệp đã dự trữ một mức hàng tồn kho quá ít, điều này có thể là không tốt, bởi vì
doanh nghiệp sẽ không có đủ hàng hóa cho hoạt động kinh doanh hoặc sẽ mất
khách hàng vì hàng dự trữ không có sẵn. Nếu chỉ tiêu này quá thấp thì cũng không

nghip, ng thi l bng chng v kh nng hon tr cỏc khon n ca doanh
nghip trong di hn.
T s n trờn tng ti sn (Debt to total assets):
T s n =
tổng d- nợ
tổng tài sản

T s n cng cao phn ỏnh hot ng ca doanh nghip da vo ngun vn vay
cng ln. Chớnh vỡ vy, khi cho vay, ngõn hng cn phi xem xột thn trng nhng
doanh nghip cú h s ũn by quỏ cao so vi mc bỡnh quõn ngnh. Nhng doanh
nghip cú h s ũn by thp, phn ỏnh hot ng kinh doanh da ch yu vo vn ch
s hu, do ú vic ngõn hng cho cỏc doanh nghip ny vay s bo m an ton hn.
Kh nng tr lói tin vay (Interest coverage ratio): ch tiờu ny phn ỏnh kh
nng ca doanh nghip trong vic thanh toỏn lói tin vay l nh th no, v c
tớnh nh sau:
Kh nng tr lói tin vay =
LN tr-ớc khi trả thuế và lãi vay
chi phí lãi vay

Trong nhiu trng hp, ch tiờu ny t ra u vit hn h s ũn by trong vic
o lng ri ro ti chớnh, bi vỡ ú l thc o chớnh xỏc hn v kh nng thanh
toỏn lói n vay v kh nng trỏnh c nhng khú khn ti chớnh trong tng lai
ca doanh nghip.
d. Nhúm ch tiờu kh nng sinh li (Profitability ratios)
Mc ớch phõn tớch cỏc ch tiờu sinh li l ỏnh giỏ tớnh hiu qu trong vic
s dng cỏc ngun lc ca doanh nghip to ra li nhun cho c ụng.
T l sinh li trờn doanh thu (Profit margin on sales):
T l sinh li trờn doanh thu =
lợi nhuận sau thuế
doanh thu

ro tín dụng ngân hàng. Các mô hình cho điểm tín dụng sử dụng các số liệu phản ánh
những đặc điểm của ngƣời vay để lƣợng hóa xác suất vỡ nợ cũng nhƣ phân loại
ngƣời vay thành các nhóm có mức độ rủi ro khác nhau. Để sử dụng các mô hình
này, nhà quản lý phải xác định đƣợc các tiêu chí về kinh tế và tài chính liên quan
đến rủi ro tín dụng đối với từng nhóm khách hàng cụ thể. Sau đây là một số mô hình
lƣợng hóa rủi ro tín dụng cơ bản thƣờng đƣợc sử dụng nhất.
1.2.1. Mô hình điểm số Z (Z - Credit scoring model)
Mô hình điểm số “Z” do E.I.Altman hình thành để cho điểm tín dụng đối với các
công ty sản xuất của Mỹ. Đại lƣợng Z là thƣớc đo tổng hợp để phân loại rủi ro tín
dụng đối với ngƣời vay và phụ thuộc vào:
 Trị số của các chỉ số tài chính của ngƣời vay (xj)
 Tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của
ngƣời vay trong quá khứ.
Chƣơng I: Một số vấn đề cơ bản về khủng hoảng ngân hàng 20
Từ đó, Altman đi đến mô hình cho điểm nhƣ sau:
Z = 1,21x

1
+ 1,4x

2
+ 3,3x

3
+ 0,6x

4

luận này, ngân hàng sẽ không cấp tín dụng cho khách hàng này cho đến khi cải
thiện đƣợc điểm số Z lớn hơn 1,81.
1.2.2. Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng
Ngày nay nhiều ngân hàng sử dụng phƣơng pháp cho điểm để xử lý các đơn xin
vay của ngƣời tiêu dùng nhƣ những khoản tín dụng mua sắm xe hơi, trang thiết bị
gia đình, bất động sản (BĐS) và kinh doanh nhỏ.
Bảng: Các hạng mục đánh giá tín dụng tiêu dùng đƣợc các ngân hàng Mỹ sử dụng
STT
Các hạng mục xác định
chất lƣợng tín dụng
Điểm số
1
Nghề nghiệp của ngƣời vay
Chuyên gia hay phụ trách kinh doanh
Công nhân có kinh nghiệm (tay nghề cao)
Nhân viên văn phòng
Sinh viên
Công nhân không có kinh nghiệm
Công nhân bán thất nghiệp

10
8
7
5
4
2
2
Trạng thái nhà ở
Nhà riêng
Nhà thuê hay căn hộ

Từ 1 năm trở xuống

2
1
6
Điện thoại cố định

Không

2
0
7
Số ngƣời sống cùng (phụ thuộc)
Không
Một
Hai
Ba
Nhiều hơn ba

3
3
4
4
2
8
Các tài khoản tại ngân hàng
Cả tài khoản tiết kiệm và phát hành séc
Chỉ tài khoản tiết kiệm
Chỉ tài khoản phát hành séc
Không có


22
39 - 40 điểm
Cho vay đến $5000
41 - 43 điểm
Cho vay đến $8000

Mô hình điểm số đã loại bỏ đƣợc sự phán xét chủ quan trong quá trình cho
vay và giảm đáng kể thời gian quyết định tín dụng của ngân hàng. Nhiều khách hàng
ƣa thích sự thuận tiện và nhanh chóng khi những yêu cầu tín dụng của họ đƣợc xử lý
bằng hệ thống cho điểm tự động: thông qua hệ thống máy tính nối mạng, trên cơ sở dữ
liệu của khách hàng, trong vòng vài phút ngân hàng có thể thông báo kết quả tín dụng
cho khách hàng.
Tuy nhiên, mô hình này cũng có một số nhƣợc điểm nhƣ không thể tự điều
chỉnh một cách nhanh chóng để thích ứng với những thay đổi trong nền kinh tế và
những thay đổi trong cuộc sống gia đình.
Tóm lại, các ngân hàng luôn đƣợc mong đợi cho tất cả các khách hàng có chất
lƣợng vay tiền, và cho vay luôn là chức năng kinh tế cơ bản của các ngân hàng,
nhƣng đồng thời cũng chứa đựng tiềm ẩn rủi ro cao. Để có thể kiểm soát đƣợc rủi ro
tín dụng, thì chức năng cho vay của ngân hàng phải đƣợc thực hiện một cách chặt
chẽ nhằm tuân thủ chính sách và thực hành tín dụng của ngân hàng.
2. Các biện pháp quản trị rủi ro thanh khoản
2.1. Xử lý rủi ro thanh khoản phát sinh bên tài sản nợ
Trên bảng cân đối tài sản của ngân hàng, phần lớn tài sản nợ có đặc trƣng là
ngắn hạn, nhƣ tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi phát hành séc, tiền gửi có kỳ hạn
nhƣng có thể rút trƣớc hạn, và các loại tiền gửi ngắn hạn khác; trong khi đó, phần
lớn tài sản có lại có thời hạn dài hơn, nhƣ tín dụng, các khoản đầu tƣ, cho thuê Đối
với tiền gửi không kỳ hạn, ngƣời gửi có thể rút toàn bộ tiền gửi tại bất cứ thời điểm
nào vào những ngày làm việc của ngân hàng. Nhƣ vậy, về mặt lý thuyết, nếu một
ngân hàng có 20% tài sản nợ là không kỳ hạn, thì nó luôn phải sẵn sàng thanh toán


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status