đề tài xây dựng giải pháp bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc tây bắc nhằm phát triển du lịch việt nam giai đoạn từ 2012 - 2015 - Pdf 14

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HCM
KHOA THƯƠNG MẠI-DU LỊCH-MARKETING

ĐỀ TÀI

XÂY DỰNG GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA CÁC
DÂN TỘC TÂY BẮC NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN TỪ 2012-2015

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : ThS. NGUYỄN QUỐC NAM
SINH VIÊN THỰC HIỆN : ĐẶNG THỊ YÊN
LỚP DU LỊCH 1 NIÊN KHÓA 2008-2012
NIÊN KHÓA 2008-2012 NỘI DUNG ĐỀ TÀI
GVHD : Ths Nguyễn Quốc Nam SVTH : Đặng Thị Yên

Trang 3

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1 VĂN HOÁ
1.1.1 Định nghĩa
Văn hóa là những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong
lịch sử. Văn hóa là sản phẩm của loài người, nó được tạo ra và phát triển trong
quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Song, chính văn hóa lại tham gia vào
việc tạo nên con người, duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa được truyền
từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa. Văn hóa được tái
tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con người.
Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong
các kiểu, hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như trong
giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra.
Bản sắc văn hoá là tổng thể các giá trị đặc trưng bản chất của văn hóa dân tộc,
được hình thành, tồn tại và phát triển suốt quá trình lịch sử lâu dài của đất nước,
các giá trị đặc trưng ấy ở "tầng nền" mang tính bền vững, trường tồn, trừu tượng
và tiềm ẩn.
Văn hoá kiến thức truyền thống là hệ thống kiến thức của các dân tộc hoặc của
một cộng đồng tại một khu vực cụ thể nào đó. Nó tồn tại và phát triển trong những
hoàn cảnh nhất định với sự đóng góp của mọi thành viên trong cộng đòng ở một
vùng nhất định. Văn hoá kiến thức truyền thống được hình thành trực tiếp từ lao

đền, đài…
- Nhà cửa, đường sá, cầu
cống.
- Thành phố.
- Công viên, tượng đài
- Di tích lịch sử, danh lam
thắng cảnh.

Văn hóa
GVHD : Ths Nguyễn Quốc Nam SVTH : Đặng Thị Yên

Trang 5

Tất nhiên, sự phân chia trên chỉ là tương đối, để dễ phân biệt, không nên cứng
nhắc trong quan niệm, bởi lẽ trong những cái gọi là “ văn hóa vật thể” có giá trị của
văn hóa phi vật thể và trong những cái gọi là “ văn hóa phi vật thể” thì ít nhiều cũng
cần những nhân tố vật chất nhất định để thể hiện chúng.
1.1.3 Đặc điểm của Văn Hóa
Văn hóa có tính ổn định, tính bền vững. Vì về mặt phát sinh và phát triển, văn
hóa được tích lũy, được truyền lại, được tái tạo trong một cộng đồng. Về mặt chức
năng, văn hóa tạo ra sự ổn định, sự bền vững của cuộc sống con người trong cộng
đồng. Do đó, xã hội nào, cộng đồng nào cũng có truyền thống văn hóa của nó. Khái
niệm truyền thống văn hóa bao hàm tính bền vững của văn hóa, hay đúng hơn, sự tồn
tại của những yếu tố không thay đổi của văn hóa thường được gọi là hằng số văn hóa.
Tính bền vững, ổn định của văn hóa dưới một cách nhìn nhận định có khi lại được
xem là tính bảo thủ của văn hóa.
Nhưng ngay trong thực tiễn quan sát thông thường, ta cũng thấy không có một
nền văn hóa nào tồn tại trong trạng thái tĩnh hoàn toàn, nền văn hóa nào cũng phải
trải qua những biến đổi ở những mức độ khác nhau: biến đổi nhỏ, từng yếu tố, biến
đổi lớn, trên một phạm vi rộng, biến đổi từ từ, biến đổi có tính bước ngoặt … Khái

Chức năng giải trí : các hoạt động văn hóa, câu lạc bộ, bảo tàng, lễ hội, ca
nhạc… sẽ đáp ứng được nhu cầu giải trí của con người. Sự giải trí bằng các hoạt động
văn hóa là bổ ích, cần thiết góp phần giúp con người lao động sáng tạo có hiệu quả
hơn và giúp con người phát triển toàn diện. Phát triển và hoàn thiện con người là mục
tiêu cao cả của văn hóa.
1.1.4.2 Vai trò
Văn hóa là nền tảng tinh thần : văn hóa thuộc lĩnh vực tinh thần, là nền tảng
tinh thần của xã hội, văn hóa thể hiện sức sống, sức sáng tạo phát triển và bản lĩnh
của một dân tộc. Văn hóa có mối quan hệ thống nhất biện chứng với kinh tế, chính
trị. Văn hóa có khả năng khơi dậy tiềm năng sáng tạo của con người – nguồn nhân
lực quyết định sự phát triển xã hội.
GVHD : Ths Nguyễn Quốc Nam SVTH : Đặng Thị Yên

Trang 7

Văn hóa là mục tiêu của sự phát triển : văn hóa là mục tiêu của phát triển xã
hội, bởi văn hóa đại diện theo trình độ văn minh, là thước đo phẩm giá con người.
Văn hóa có vai trò điều tiết hành vi, mối quan hệ giữa người với người bằng giá trị
chuẩn mực xã hội, bằng văn hóa hướng tới mục đích nâng cao chất lượng cuộc sống,
vì hạnh phúc của con người, nối dài cuộc sống, an ninh xã hội, điều tiết sự công bằng
xã hội.
Văn hóa là động lực của sự phát triển : chìa khóa của sự phát triển là nguồn
lực tự nhiên thiên nhiên, nguồn vốn, nguồn khoa học công nghệ, nguồn lực con người.
Phát triển hiện đại hóa dân tộc, trước hết phải hiện đại hóa nguồn lực con người, đầu
tư vào giáo dục. Văn hóa làm bàn đỡ để cho sự ra đời của nền kinh tế tiên tiến văn
minh thông qua việc hoàn thành hệ thống pháp lí và đạo lí xã hội, chống lại những
tiêu cực phản giá trị, phản văn hóa do nền kinh tế thị trường Việt Nam đã tạo ra.
1.1.5 Các hình thức bảo tồn văn hoá dân tộc
Trong quá trình hiện đại hóa thì việc mất đi các giá trị văn hoá (đặc biệt là các
giá trị văn hóa phi vật thể) là một quy luật tất yếu. Con người khi nhận thức được

chức theo mùa ở các thời điểm khác nhau trong năm.
Du lịch phố cổ: Hội An, Hà Nội, phố Hiến (Hưng Yên)… loại hình này có tính
chất thường xuyên, diễn ra đều đặn hơn.
Du lịch làng nghề: gốm Bát Tràng, tơ lụa Vạn Phúc - Hà Đông…
Du lịch ẩm thực: tiệc cung đình Huế hay ẩm thực Bắc Trung Nam… Nét tinh
tế của ẩm thực Việt Nam chịu sự ảnh hưởng rất lớn của yếu tố lịch sử, khí hậu, điều
kiện tự nhiên… Sự tinh tế trong ẩm thực vùng miền cũng là một yếu tố được du lịch
khai thác hiệu quả.
GVHD : Ths Nguyễn Quốc Nam SVTH : Đặng Thị Yên

Trang 9

1.2.3 Các điều kiện để phát triển du lịch văn hoá
Điều kiện 1 : Có Tài nguyên du lịch văn hóa phong phú và mang tính độc đáo,
có sức hấp dẫn đối với du khách.
Du lịch là một trong những ngành có sự định hướng tài nguyên rõ rệt. Tài
nguyên du lịch có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phát triển du lịch. Nó ảnh
hưởng trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ của ngành du lịch, đến việc hình thành chuyên
môn hóa các vùng du lịch và hiệu quả kinh tế của hoạt động dịch vụ.
Tài nguyên du lịch văn hóa bao gồm cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên,
di tích lịch sử văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân
văn khác có thể được sử dụng để đáp ứng nhu cầu du lịch tìm hiểu về văn hóa các tộc
người. Đặc biệt là phải có sự tồn tại của các sắc thái tộc người, mỗi tộc người có bản
sắc đặc trưng riêng khác biệt với những tộc người ở các vùng khác. Sự khác biệt này
được thể hiện qua :
- Kiến thức canh tác, khai thác, bảo tồn và sử dụng các loài sinh vật phục vụ
cuộc sống của cộng đồng.
- Đặc điểm sinh hoạt văn hóa với các lễ hội truyền thống.
- Kiến trúc dân gian, công trình gắn với các truyền thuyết, đặc điểm tự nhiên
của khu vực.

đón tiếp và phục vụ du khách không chỉ là yêu cầu đối với các nhân viên, những
người hoạt động trong ngành du lịch, mà nó còn là yêu cầu đối với những người dân
tại địa phương, tại nơi du lịch, tại các cơ quan quản lý hành chính…
GVHD : Ths Nguyễn Quốc Nam SVTH : Đặng Thị Yên

Trang 11

Yếu tố con người tiếp theo đó chính là khách du lịch. Một địa danh dù có giàu
đẹp, nhiều tiềm năng du lịch đến mấy mà không có khách du lịch thì cũng không thể
phát triển du lịch được. Con người phải có thời gian nhàn rỗi, có nhu cầu muốn đi du
lịch, có tiền để chi trả cho các dịch vụ … thì lúc đó du lịch mới có thể phát triển.
1.2.4 Các nguyên tắc khi khai thác loại hình du lịch văn hoá
- Có các hoạt động giáo dục và diễn giải nhằm nâng cao hiểu biết về văn
hóa, di tích lịch sử.
- Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
- Mang nét đẹp, sự tinh hoa của mỗi tộc người đến với khách du lịch,
góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại và giao lưu quốc tế để quảng bá
hình ảnh đất nước, con người Việt Nam.
- Đem lại sự hài lòng và thỏa mãn nhu cầu của du khách, tăng cường
thu hút ngày càng nhiều khách du lịch nước ngoài vào Việt Nam.
- Bảo vệ môi trường, hạn chế tác động đến mức tối thiểu đến hệ sinh
thái.
- Bảo đảm sự tham gia của mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp dân cư
trong phát triển du lịch, tạo thêm cơ hội việc làm và mang lại lợi ích
cộng đồng địa phương.
- Phát triển du lịch bền vững, theo quy hoạch, kế hoạch, bảo đảm hài
hoà giữa kinh tế, xã hội và môi trường; phát triển có trọng tâm, trọng
điểm theo hướng du lịch văn hoá - lịch sử, du lịch sinh thái; bảo tồn,
tôn tạo, phát huy giá trị của tài nguyên du lịch.
- Bảo đảm chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã

Nhóm nhân tố thứ nhất là tạo ra vẻ hấp dẫn của làng du lịch văn hoá. Nhưng
nhóm nhân tố thứ hai, thứ ba lại có ý nghĩa quyết định đến việc hình thành làng du
lịch văn hoá. Nhân tố thứ nhất đóng vai trò tiềm năng, còn nhóm nhân tố thứ hai, thứ
GVHD : Ths Nguyễn Quốc Nam SVTH : Đặng Thị Yên

Trang 13

ba mới biến "tiền năng" thành khả năng hiện thực. Vì vậy, đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng (hệ thống đường giao thông, thông tin liên lạc) và xây dựng cơ sở lưu trú, khai
thác các nguồn lực văn hoá phục vụ du lịch vẫn là vấn đề cấp thiết nhằm xây dựng
làng du lịch văn hoá.
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ CÁC DÂN TỘC
VÀ SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HOÁ KHU VỰC TÂY BẮC
2.1 KHÁI QUÁT VỀ TÂY BẮC
2.1.1 Vị trí địa lý :

Vùng Tây Bắc gồm vùng đất từ bờ phải sông Hồng đến lưu vực sông
Đà, sông Mã bao gồm 6 tỉnh : Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Điện
Biên, Yên Bái. Tây Bắc là một vùng rộng lớn có địa lý chính trị, kinh tế- văn
hóa độc đáo, có vị trí chiến lược rất quan trọng đối với sự phát triển đất nước
cả về an ninh – quốc phòng, kinh te, xã hội và văn hóa.
Diện tích tự nhiên của vùng là 37.533,8 km
2
, chiếm 11,33 % diện tích
cả nước. Với số dân 2.650.100 người, chiếm 3,11 % dân số cả nước (năm
2007). Phía Bắc của vùng giáp với Trung Quốc, phía Tây giáp Lào, phía Đông
giáp với Đông Bắc và một phần Đồng bằng sông Hồng còn phía Nam giáp với
Bắc Trung Bộ.
2.1.2 Điều kiện tự nhiên
Địa hình

giữa (sườn núi).
Vùng thung lũng lòng chảo ở chân núi là địa bàn cư trú của các tộc người
Thái và Mường. Với người Mường chiếm 1,2 % dân số cả nước và người Thái
chiếm gần 1,3 % dân số của cả nước. Còn người Mông, định cư và hoạt động
sản xuất ở các sườn núi với độ cao trên 1.500m sát biên giới phía Bắc đến
thượng du Thanh Hoá, Nghệ An. Chiếm khoảng 0,7% dân số cả nước. Người
Dao, cư trú ở độ cao 700 – 1000 m, tức là thấp hơn độ cao của người Mông ở
lưng chừng núi, nơi nạn đốt rừng đang gây ra hiện tượng xói mòn với tốc độ
đáng lo ngại. Cùng sinh sống trên địa bàn này còn có các dân tộc thiểu số khác
: Tày, Nùng… và có cả người Kinh.
Mật độ dân số
Mật độ dân số toàn vùng rất thấp và không đồng đều. Nơi tập trung đông
nhất là các thị xã, thị trấn, các điểm dân cư tập trung (nông, lâm trường), các
thị tứ và trên các trục đường giao thông. Trái lại ở các khu vực núi cao, đường
giao thông ít, đi lại khó khăn thường chỉ có các dân tộc ít người sinh sống,
nên mật độ dân cư rất thấp.
Nguồn lao động
Tổng số lao động trong độ tuổi ở Tây Bắc là 986 nghìn người, trong đó
có 878 nghìn lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân (chiếm
90,7 % tổng số lao động). Như vậy còn 9,3 % số lao động chưa có việc làm.
Lao động của khu vực nông nghiệp chiếm ưu thế 76,6 %, công nghiệp và dịch
vụ chỉ có 23,4 %. Số người trên và dưới độ tuổi có khả năng tham gia lao
động ước khoảng 163.000 người (chiếm 18,8 % lực lượng lao động).
Giá trị lịch sử
Theo suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, trên địa
bàn Tây Bắc đã diễn ra nhiều sự kiện trọng đại, nhiều địa danh đã trở thành di
tích lịch sử các mạng và tồn tại như những chứng nhân lịch sử.
2.2 KHÁI QUÁT CÁC DÂN TỘC VÀ ĐẶC ĐIỂM VĂN HOÁ CÁC
DÂN TỘC TÂY BẮC 2.2.1.1 Đặc điểm
Khái quát
Dân tộc Thái có trên 1 triệu người sinh sống tập trung chủ yếu tại các tỉnh
Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hoà Bình, Yên Bái, Nghệ An, Thanh Hoá và
sinh sống rải rác ở một số tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên do di cư.
Dân tộc Thái còn có những tên gọi khác là Táy và có các nhóm Táy Đăm, Táy
Khao, Táy Mười, Táy Thanh, Hàng Tổng, Pu Thay, Thổ Đà Bắc. Tiếng Thái
thuộc hệ ngôn nghữ Tày-Thái. Dân tộc Thái có nguồn gốc từ Vân Nam (Trung
Quốc), trải qua các cuộc thiên di trong lịch sử, dân tộc Thái có mặt ở Việt Nam
từ hàng trăm năm trước.
Hoạt động kinh tế
Canh tác lúa nước là hoạt động sản xuất chính của người Thái, đây là
nguồn lương thực chính, đặc biệt là lúa nếp. Họ có nhiều kinh nghiệm đắp
phai, đào mương, dựng cọn, bắc máng lấy nước làm ruộng. Tuy nhiên, người
Thái cũng làm nương để trồng lúa, ngô, lạc, vừng… và nhiều thứ cây trồng
khác. Trong từng gia đình còn chăn nuôi gia súc, gia cầm, đan lát, trồng bông,
nuôi tằm để dệt vải, một số nơi còn làm đồ gốm… Sản phẩm nổi tiếng của
người Thái là vải thổ cẩm với những nét hoa văn độc đáo sắc màu rực rỡ, bền
đẹp.
Am thực
Trước năm 1954, người Thái không hay dùng gạo tẻ làm cơm. Họ cho
rằng ăn gạo tẻ chóng đói, không đủ sức lao động cả ngày ở ngoài trời. Mặc dù,
hiện nay người Thái có thói quen ăn gạo tẻ, nhưng họ vẫn coi gạo nếp là lương
thực lý tưởng và xem như là vật đặc trưng văn hóa tộc người. Sinh ra từ văn
hóa trồng lúa, dân tộc này có đủ kỹ thuật bằng thủ công để biến thóc thành
gạo. Có thể nói ngay rằng, người Thái chưa biết làm và dùng cối xay gạo mà
chỉ biết giã. Người ta giã gạo bằng cối chân hoặc các loại cối giã bằng sức đẩy

ghém rau xanh như cải bắp và một vài loại lá rau rừng. Nếu không nhúng nước
lấy trong ruột non của các con thú thuộc bộ nhai lại như trâu, bò, dê, hoẵng,
hươu, nai… thì lạp có thể làm chín bằng cách băm nhỏ thịt nạc đem rang khô
để nguội hẳn mới trộn vào nước chua. Lạp thường được ăn sống.
Cũng như cá, thịt nướng, lùi, ninh là những món sở trường của người
Thái. Thịt cũng được sấy khô trên gác bếp hoặc ướp lên men chua để ăn dần.
Món thịt ăn chín thường có: nướng, lùi, ninh. Đặc biệt thịt giống thú ăn
cỏ nhai lại thì thường luộc để chấm nặm pia thì rất ngon và đượm đà bản sắc
Thái.
Rượu là thức uống trong các dịp vui, buồn và là vật tượng trưng của
các nghi thức. Rượu Thái có hai loại chính: cất, cần và 2 loại phụ : nếp, một
thứ có tên là vạng hay lọn.
Trang phục
Trang phục truyền thống của người Thái, nam giới mặc quần áo thổ
cẩm màu chàm xanh hoặc chàm đen nhưng vài chục năm gần đây nam giới đã
chuyển sang mặc âu phục là chủ yếu.
Phụ nữ Thái vẫn gắn bó với trang phục truyền thống: áo cỏn màu trắng,
xanh hoặc đen, áo có tay hoặc xẻ ngực, bó sát thân với hàng khuy bạc trắng
hình bướm, váy dài đen quấn suông hoặc được thêu viền hoa văn ở gấu. Cùng
với váy, áo phụ nữ Thái Đen còn có chiếc khăn Piêu thêu hoa văn bằng nhiều
loại chỉ màu rất sặc sỡ và đẹp. Đồ trang sức của phụ nữ chủ yếu là vòng bạc,
xuyến bạc đeo ở cổ tay và cổ; hoa tai bằng bạc hoặc vàng.
Hiện nay, thanh thiếu niên đã ưa mặc áo sơ mi, quần âu may sẵn. Phụ
nữ vẫn ưa trang phục truyền thống, may thủ công bằng dệt vải công nghiệp.
Vào những dịp hội hè hay liên hoan văn nghệ, phụ nữ Thái mặc trang phục
dân tộc rất trang nhã, màu đặc sắc dân tộc rất nguyên vẹn.
Nhà ở
Bản mường Thái thường định cư gần nguồn nước, mỗi bản có từ vài
chục đến hơn trăm nóc nhà kề bên nhau. Theo truyền thống thì người Thái ở
nhà sàn. Nếp nhà được cấu trúc bởi các loại cây thân gỗ và có gióng như tre,

hiện nay là mọi người đang đua nhau xây dựng nhà ngói hai tầng hoặc các kiểu
nhà mái bằng, xi măng, cốt thép.
Lễ hội
Lễ hội cộng đồng :
Xên Mường: như Xên Cha Mường, do Tạo Muổi ( người đứng đầu
dân tộc Thái làm chảu xửa – chủ áo). Lễ này từ ngày giải phóng Tây Bắc
đến nay không làm, vì nó không có lợi cho đoàn kết các dân tộc.
Xên Bản (lễ bản), người Thái thường xên hàng năm hoặc 3 năm một
lần vào tháng 3 khi hoa ban nở rộ. Hiện nay, xên Bản đang hồi phục ở một
số địa phương. Nội dung chủ yếu của cuộc Xên Bản là : cúng thổ thần, thần
nước, mưa gió, và những người có công khai phá xây dựng bản, tạ ơn họ
và cầu các thần phù hộ cho bản mùa màng tốt tươi, người, xúc vật khoẻ
mạnh và phát triển. Mục đích cuối cùng và cố kết cộng đồng bản thêm bền
chặt.
Xên Bản được mọi người tự nguyện tham gia và tự nguyện góp các lễ
vật hiến tế và chảu xửa do dân bàn bạc cử ra. Chủ áo ( chảu xửa) là người
có uy tín, hiểu phong tục tập quán và là người có công khai phá bản đầu
tiên, hoặc là người đứng đầu bản lâu đời. Nay có nơi cử người đứng đầu
Mặt trận Tổ Quốc ở bản, trưởng bản hoặc đồng chí bí thư cấp uỷ Đảng ở
đấy và có nơi vẫn cử người trong dòng dõi quí tộc.
Xên Bản hay Xên Mường, ngoài cúng tế thần linh, mọi người còn tham
gia các hoạt động vui chơi như ném còn, múa xòe, hát giao duyên và hát
chúc tụng lẫn nhau trong bữa cơm tại nhà chảu xửa. Riêng lễ Xên Mường,
diễn ra trong phạm vi Mường Tạo, nghĩa là nhiều bản, nhiều xã cùng một
lúc tại một địa điểm và có nhiều trò chơi kéo dài vài ngày do ông mo định
thường không quá 5 ngày.
Lễ hội gia đình
Xên Hướn theo lịch Thái :
Tháng giêng Thái vào tháng 7 âm lịch, nhưng lễ hội gia đình cũng như
lễ hội cộng đồng chỉ tổ chức vào mùa xuân, khi hoa ban nở rộ, măng vầu

nghi thức dân gian rất chặt chẽ về vai trò trách nhiệm của con gái, con trai,
hai bên cha mẹ nội ngoại. Tại lễ cưới người ta thực hiện các lễ thức kèm
theo một hệ thống nói vần, hát lời rất hay do đó lễ cưới có rất nhiều người
tham dự.
Lễ tang: người Thái có tục hỏa táng, tục này ngày nay còn ở nông thôn
Sơn La và được thực hiện theo một qui ước chặt chẽ, phức tạp nhưng mỗi
nghi thức đều mang một ý tưởng bày tỏ sự tiếc thương, tưởng nhớ, lo cho
người chết về phương ma với tổ tiên không thiếu một thứ gì.
Văn hóa, nghệ thuật dân gian
Do người Thái có chữ viết riêng nên kho tàng văn học dân dân như
truyền thuyết, ca dao, truyện thơ, văn học, dân ca… và một số luật lệ còn được
lưu giữ và truyền lại khá nguyên vẹn qua các bản ghi chép trên giấy bản hoặc
trên lá cây . Một số tác phẩm truyện thơ nổi tiếng như “Xống chụ xon xao”,
“Khun Lú, Nàng ửa”… Đồng bào Thái rất thích ca hát, đặc biệt là khắp. Khắp
là lối ngâm thơ hoặc hát theo lời thơ, có thể đệm đàn và múa. Nhiều điệu múa
như múa xoè, múa sạp, múa quạt rất độc đáo đã được trình diễn trên sân khấu
trong và ngoài nước, hấp dẫn đông đảo khán giả. Vào dịp lễ hội, hạn khuống
và ném còn là hai trò chơi mang nét đặc trưng văn hoá nổi tiếng của người
Thái.
Do có chữ sớm và có một đội ngũ trí thức hình thành từ trước, nên đã
tổng kết, tinh lọc kho tàng kiến thức truyền thống thành sách “ Lời khuyên
người” vừa có giá trị văn chương vừa có tính trí tuệ. Nội dung là khuyên mọi
người phải tu dưỡng đạo đức cá nhân, thận trọng, cảnh giác, không được khoe
khoang; Mọi người phải sống chăm chỉ, lương thiện; phải tôn trọng người già;
phải đoàn kết nương tựa, yêu thương nhau.
Điệu múa bắt gặp nhiều nhất là điệu xòe đặc trưng của người Thái. Vào
những dịp lễ hội hay những cuộc vui, có thể múa xòe quanh đống lửa, quanh
hũ rượu cần với sự tham gia đông đảo của mọi lứa tuổi trong tiếng chiêng,
tiếng trống rộn ràng. Mọi người nắm tay nhau nhảy theo điệu xòe, như sợi chỉ
tơ gắn kết con người với nhau, tăng sự hiểu biết, đoàn kết.

Trống có hai loại "cống" và "cong". Thông thường "cống" hay được
dùng trong hội xuân, lễ cúng ma bản mường, còn "cong" dùng khi chủ mường
chết hoặc khi có giặc, báo động… Tang trống dùng cây gỗ tròn được đục bỏ
lõi, thường là gỗ xâng hoặc mít. Tang dài 0,8 - 1 m, mặt có đường kính từ
30cm đến 50 cm, bịt bằng da trâu bò, âm thành trầm và gần.
"Cong" là loại trống dài từ 1,5m đến 3 m, mặt bịt da bò, có đường kính
từ 50cm đến 70cm, âm thanh trong hơn, vọng rất xa. Khi chế tác tang trống,
để có âm thanh như ý, các nghệ nhân cạo nhẵn bên trong và mặt ngoài chứ
không dùng sơn.
Chiêng và chũm chọe được chế tác công phu, đặc biệt là rốn chiêng. Để
có âm thanh mong muốn, các nghệ nhân pha thêm vào đồng một tỷ lệ vàng
theo công thức bí truyền. Chiêng có âm thanh trầm được gọi "tô me", tức là
con mái, chiếc có âm thanh cao gọi là "tô po", tức là con trống, chiếc có âm
thanh ở khoảng giữa gọi là "tô lụ" tức là con con.Chũm chọe gọi là "xánh",
chùm nhạc là "mắc hính". Chiêng có thể dùng riêng hoặc phối hợp cả ba cái


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status