cơ sở khoa học của việc áp dụng thuế chống bán phá giá - Pdf 14

CHƯƠNG I
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC ÁP DỤNG THUẾ
CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ
I. KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA KINH TẾ CỦA THUẾ CHỐNG BÁN
PHÁ GIÁ
1. Lịch sử và nguồn gốc của bán phá giá
Khái niệm “bán phá giá” trong thương mại quốc tế có một lịch sử lâu
đời. Trong những cuộc tranh luận tại Mỹ năm 1791, Alexander Halinton đã
cảnh báo về các thủ pháp của các đối thủ cạnh tranh bán hạ giá tại các nước
khác để nhằm mục tiêu chiếm lĩnh thị trường. Những trường hợp bán phá giá
của các nhà sản xuất Anh tại thị trường mới mẻ ở nước Mỹ đã được báo cáo.
Cuộc tranh luận của công chúng về vấn đề này, cùng nhiều nỗ lực của ngành
lập pháp nhằm đối phó với nó cũng được ghi nhận trong gần hết thế kỷ 19.
Đầu thế kỷ XX, Đạo luật chống bán phá giá cụ thể đầu tiên được ban hành ở
Canada năm 1904. Sau đó Luật chống bán phá giá được ban hành tại
Newzealand năm 1905, Australia năm 1906 và Nam phi năm 1914. Nước Mỹ
có Đạo luật chống bán phá giá năm 1916 và nước Anh có vào năm 1921.
Khi xây dựng Hiệp định chung về Buôn bán và Thuế quan (GATT)
năm 1947, một điều khoản đặc biệt về các trường hợp chống bán phá giá đã
được soạn thảo. Điều VI của GATT cho phép các bên ký kết được sử dụng
các sắc thuế chống bán phá giá để bù trừ mức phá giá của các hàng nhập
khẩu, miễn là chứng minh được việc bán phá giá đang gây ra, hoặc đe doạ gây
ra thiệt hại vật chất cho các ngành công nghiệp nội địa có cạnh tranh. Cho đến
nay, đây vẫn là luật quốc tế cốt lõi về việc bán phá giá.
Tuy nhiên, một số quốc gia trong GATT nhận thấy rằng có một số
nước đã áp dụng Luật chống phá giá để dựng lên những hàng rào thương mại
mới, các thủ tục chống bán phá giá, những cách tính toán mức phá giá đã gây
thiệt hại làm hạn chế và lệch lạc các dòng thương mại quốc tế. Tại vòng đàm
phán Kennedy của GATT (1962 - 1967) các bên ký kết GATT đã thảo luận
-1-
bộ luật chống bán phá giá, đặt ra một loạt các quy tắc về thủ tục và nguyên lý

thị trường nội địa (của nước xuất khẩu). Nếu đọc lướt qua, định nghĩa
này thật là đơn giản, chỉ việc so sánh giữa giá xuất khẩu với giá bán tại
nội địa, nếu giá xuất khẩu thấp hơn giá nội địa tức là có sự bán phá giá.
Tuy nhiên, sự việc lại không đơn giản chút nào khi một loạt câu hỏi
được đặt ra cần giải quyết khi so sánh giá để đảm bảo sự chính xác và
công bằng: giá nội địa là giá nào? Là giá bán buôn hay giá bán lẻ? Giá
xuất khẩu là giá nào?
2.2 Thuế chống bán phá giá: là một sắc thuế mà nước nhập khẩu đánh vào
một mặt hàng nhập khẩu được bán phá giá với mục đích ngăn cản sự tiếp
diễn của việc bán phá giá đó để tránh gây thiệt hại cho ngành sản xuất
mặt hàng tương tự ở trong nước.
3. Ý nghĩa kinh tế của việc bán phá giá
Tác động của việc bán giá được đánh giá một cách đơn giản theo hình
dưới đây. Trước khi có việc hàng của nước được bán vào thị truờng một nước
với giá thấp hơn giá hiện hành, cung và cầu mặt hàng đó cân bằng ở điểm E,
với giá P1 và lượng tiêu thụ Q1, hoàn toàn là hàng sản xuất trong nước. Tuy
nhiên, khi có nguồn hàng nước ngoài bán với giá thấp hơn là P2, lượng tiêu
thụ tăng lên Q2, trong khi đó lượng hàng sản xuất trong nước giảm xuống chỉ
còn Q’2, lượng hàng nhập khẩu là Q2 - Q’2.
-3-
D
SF
P1
A
B
C
E
S
P
P2

thị trường nước xuất khẩu. Trong trường hợp này, vì mục đích tối đa hoá lợi
nhuận, hãng đó sẽ lợi dụng vị thế độc quyền của mình để ấn định giá bán
trong nước cao hơn, chừng nào thị trường đó còn chấp nhận được. Trong khi
đó, do phải cạnh tranh ở thị trường nước xuất khẩu, hãng đó chỉ có thể bán
-4-
với giá đang tồn tại ở thị trường đó. Như vậy đã xảy ra việc bán phá giá như
định nghĩa ở trên.
Nếu việc bán phá giá này không làm giá ở thị trường nước nhập khẩu
thay đổi (do cạnh trạnh ở đây hoàn hảo), sẽ không làm ảnh hưởng đến lợi ích
của nước nhập khẩu, và vì thế sẽ không cần thiết phải có biện pháp chống đối
lại.
Tuy nhiên, nếu việc bán phá giá này xảy ra với một lượng lớn và trong
thời gian dài, làm giảm giá ở thị trường nước nhập khẩu sẽ gây tác động đến
lợi ích của nước nhập khẩu. Người tiêu dùng sẽ được lợi từ giá thấp nhưng
ngược lại các nhà sản xuất và công nhân trong ngành công nghiệp đó sẽ bị
thiệt hại vì lợi nhuận và lương bị giảm. Lợi ích cuối cùng của nước nhập khẩu
phụ thuộc vào việc lợi ích của người tiêu dùng có lớn hơn thiệt hại của người
sản xuất và công nhân hay không.
Ngay cả trong trường hợp về tổng thể nước nhập khẩu bị thiệt hại cũng
khó có lý do để áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hoá của
hãng đó nhằm khắc phục thiệt hại bởi vì hãng đó có thể lập luận rằng do điều
kiện thị trường của nước nhập khẩu là cạnh tranh, bất kỳ hãng nào cũng có
thể tham gia thị trường đó và làm cho giá giảm xuống. Tuy nhiên, để khắc
phục thiệt hại, nước nhập khẩu có thể áp dụng các biện pháp được phép khác
như tự vệ.
Trường hợp thứ hai: Giá xuất khẩu thấp hơn chi phí sản xuất
Trước hết, để hiểu được ý nghĩa kinh tế của việc bán phá giá thấp hơn
chi phí, cần phân biệt các loại chi phí.
Thông thường, chi phí sản xuất được phân biệt theo 2 loại: chi phí bình
quân (average cost) và chi phí lề (marginal cost).

trường nội địa là 20USD/chiếc và lãi được 4USD/chiếc. Ta giả dụ tiếp là
những chi phí biến động của mặt hàng radio (nguyên vật liệu, lương công
nhân ) vào khoảng 10USD/chiếc; Vậy chi phí cố định (nhà xưởng, trang
thiết bị ) khoảng 6USD/chiếc.Nếu nhà máy bán hết một triệu chiếc radio mỗi
năm với lãi 4USD/chiếc thì nó đã bù đắp xong mọi chi phí cố định và có thể
-6-
bán thêm radio với bất cứ mức giá nào cao hơn chi phí biến động
10USD/chiếc để kiếm thêm tiền lãi.
Giả sử nhà máy có thể chạy thêm ca đêm và sản xuất một triệu chiếc
radio nữa mỗi năm. Các chi phí cố định, theo giả định, đã được trang trải
xong với một triệu chiếc radio đầu tiền. Nếu nó có thể xoay xở bán được một
triệu chiếc radio thứ hai này mà không ảnh hưởng gì tới giá bán một triệu
chiếc radio đầu tiên, vậy thì bất cứ mức giá nào cao hơn mức chi phí biến
động 10 USD/ chiếc cũng làm tăng thêm lợi nhuận cho công ty. Thí dụ nó bán
radio làm ca đêm với giá 14 USD, thì nó lãi thêm 4 triệu USD (ngoài số lãi 4
triệu USD từ một triệu chiếc radio đầu tiên làm ca ngày), tức là tăng gấp đôi
lợi nhuận. Dĩ nhiên, việc bán sản phẩm ca đêm không được ảnh hưởng tới giá
trị bán của một triệu radio đầu tiên làm ca ngày. Điều này dẫn đến việc phải
tìm kiếm một thị trường khác hẳn cho sản lượng của ca đêm. Thị trường mới
này phải đảm bảo không dễ gì chuyển ngược hàng trở lại thị trường thứ nhất,
nếu không thì giá bán của radio làm ca ban ngày sẽ bị cắt xuống tới mức thấp
hơn giá thành.
Một phương cách để thực hiện việc trên là tính giá bán khác nhau ở
những khu vực khác nhau, với điều kiện chi phí vận chuyển hàng theo chiều
ngược lại phải đủ cao để ngăn không cho người mua ở thị trường giá rẻ đem
bán lại ở thị trường giá đắt. Trong trường hợp xuất khẩu sản phẩm, các Chính
phủ có thể dựng hàng rào thuế quan ngăn cản việc chở hàng hoá ngược về thị
trường gốc. Như thế, nếu có một mức thuế quan 40% đánh lên radio nhập
khẩu, thì sản lượng của ca đêm có thể bán sang nước ngoài sẽ chở radio
ngược về thị trường giá gốc để làm giảm giá bán tại thị trường nội địa.

C
3
C
1 2 3
B
P
B
=500
D
C
N
2
C
T
cho một tivi màu, trong khi các công ty đó ở Mỹ chỉ với giá 400 USD cho
một tivi mầu cùng loại. Việc bán phá giá tivi Nhật ở Mỹ làm cho các công ty
Mỹ không chịu nổi quá trình cạnh tranh. Cho đến năm 1989, sáu hãng tivi lớn
và nhiều hãng nhỏ của Mỹ bị phá sản, công nghiệp sản xuất tivi của Mỹ bị
suy yếu mạnh. Chúng ta có thể lý giải quá trình bán phá giá, chiếm thị trường,
gia tăng lợi nhuận nói trên bằng mô hình sau đây:
Hiệu ứng bán phá giá - chiếm thị trường - tăng lợi nhuận
Giả sử có 3 doanh nghiệp Nhật Bản 1,2,3 cạnh tranh trên thị trường
tivi. Nhu cầu là đường NC, chi phí bình quân (C1, C2, C3) và công suất thiết
kế của ba doanh nghiệp là như nhau (500.000 tivi/năm).
Nếu ba doanh nghiệp cạnh tranh bằng giá với nhau, thị trường sẽ cân
bằng ở điểm C, giá bán là P
c
=450 USD và bằng chi phí bình quân thấp nhất
của mỗi doanh nghiệp ở điểm D. Như vậy, cả ba doanh nghiệp đều chỉ hoà
vốn.

C
= 450
USD = chi phí bình quân. Như vậy, mỗi doanh nghiệp sẽ lỗ xuất khẩu là:
Lỗ = 200.000 x (450 USD - 400 USD) = 10 triệu USD.
Tuy nhiên do tăng được 40% sản lượng, chi phí bình quân mỗi tivi lại giảm,
từ 500 USD ở điểm B xuống còn 450 USD ở điểm D. Do vậy, mặc dù giá bán
tivi trong nước không tăng, song lợi nhuận do bán trong nước lại tăng:
Lợi nhuận trong nước= 300 x (700 USD - 450 USD) = 75 triệu.
Như vậy lợi nhuận thực tế của mỗi doanh nghiệp khi vừa thoả thuận,
vừa bán phá giá ở nước ngoài là:
Lợi nhuận= 75 triệu USD - 10 triệu USD = 65 triệu USD.
Mặc dù chịu lỗ ở nước ngoài, lợi nhuận của mỗi doanh nghiệp đã tăng
từ 60 triệu USD (khi thoả thuận mà không xuất khẩu) lên đến 65 triệu USD
(khi vừa có thoả thuận vừa có xuất khẩu). Còn nếu so sánh khi các doanh
nghiệp cạnh tranh với nhau trong nước, lợi nhuận đã tăng từ 0 triệu lên đến 65
triệu USD. Nếu chi phí sản xuất tivi ở Mỹ là 400USD, tức là thấp hơn của
Nhật bản là 450USD, thì để có lãi, giá bán tivi của Mỹ phải trên 400USD.
Nếu các doanh nghiệp Nhật bản xuất khẩu sang Mỹ với giá 400USD thì rõ
rằng là các doanh nghiệp Mỹ không chịu đựng nổi. Và như đã nêu ở trên, sau
30 năm bán phá giá, Nhật bản đã đánh bại công nghiệp tivi của Mỹ, mặc dù
chi phí sản xuất của các công ty Nhật bản có thể cao hơn các công ty Mỹ.
Mô hình nêu trên đã chứng minh một khả năng là: Một nước có trình độ
công nghệ không cao hơn, có chi phí sản xuất cao hơn vẫn có thể xuất khẩu
sang nước có chi phí sản xuất thấp hơn, với một giá thấp hơn chi phí của nước
chủ nhà, vừa chiếm được thị trường mà vẫn gia tăng được lợi nhuận.
-9-
Bản chất kinh tế của chiến lược này là: Hạn chế tối đa nhập khẩu, thoả
thuận trong nước về giá và xuất khẩu với giá tiêu diệt địch thủ:
 Bằng cách hạn chế nhập khẩu và thoả thuận giữa các doanh
nghiệp, các doanh nghiệp đẩy được giá trong nước lên cao làm

thị trường thế giới chỉ bằng 60 - 70%, thậm chí đến 40% giá mua. Mức giá
này thấp hơn nhiều so với giá thành của chính nông dân Mỹ sản xuất ra. Như
vậy, Mỹ có thể sẵn sàng bỏ ra 700 - 800 triệu USD/ năm để tài trợ giá xuất
khẩu gạo nhằm thực hiện mục tiêu của mình. Chính vì điều này mà mặc dù
sản lượng gạo của Mỹ hàng năm thấp nhưng Mỹ lại thao túng giá gạo trên thị
trường thế giới.
5.2 Do có các khoản tài trợ của Chính phủ
Chính phủ các nước phương Tây coi tài trợ là con đường ngắn nhất để
đạt đuợc sự cân bằng kinh tế và đảm bảo cho thị trường hoạt động một cách
tối ưu. Chính sách tài trợ nhằm đạt được hai mục đích sau:
 Duy trì và tăng cường mức sản xuất xuất khẩu
 Duy trì mức sử dụng nhất định đối với các yếu tố sản xuất như lao
động và tiền vốn trong nền kinh tế. Các khoản tài trợ có thể được
cấp cho người sản xuất cũng như cho người tiêu dùng, nhưng về
mặt tác động kinh tế thì chúng đều như nhau vì đều đưa đến những
hệ quả tương tự
Những hình thức tài trợ chủ yếu là: Trợ cấp, ưu đãi về thuế, tín dụng ưu
đãi, sự tham gia của Chính phủ vào các chi phí kinh doanh cũng như hỗ trợ
xuất khẩu.
- Trợ cấp: Đặc điểm cơ bản của trợ cấp là hướng vào giúp đỡ phát triển
sản xuất. Ở các nước công nghiệp phát triển, các khoản trợ cấp chiếm
một nửa toàn bộ khối lượng tài trợ. Tỷ trọng của các khoản trợ cấp
cho từng ngành trong tổng số giúp đỡ của Chính phủ có sự khác nhau
đáng kể giữa các nước. Như ở Anh, Ý, Hà Lan thì trợ cấp chiếm phần
lớn.
-11-
- Ưu đãi về thuế: Những ưu đãi về thuế nhằm tạo điều kiện thuận lợi
cho một số ngành trong một số loại hoạt động riêng biệt. Chúng được
áp dụng rộng rãi ở nhiều nước, mặc dù ít khi được phản ánh trong các
chỉ tiêu của Chính phủ vì chúng là ngoại lệ khi áp dụng các thuế suất

chủ doanh nghiệp thường chất đống hàng hoá của mình, châm lửa đốt, hoặc
đổ xuống biển để giữ giá, nhất định không bán phá giá. Còn hiện nay, ở các
nước kinh tế phát triển, gặp trường hợp này, nhà buôn có thể chọn một trong
hai giải pháp thường dùng. Trước hết là lưu kho chờ ngày giá lên. Nhưng lưu
kho đòi hỏi phải có chỗ chứa, và chỉ áp dụng được với những mặt hành không
bị hư hỏng. Giải pháp thứ hai là bán xôn. Nhiều khi đây là giải pháp duy nhất
đối với một số mặt hàng: thực phẩm sắp hết thời hạn sử dụng, máy vi tính đời
cũ, một số kiểu giầy, quần áo hết mốt Nhiều cửa hàng lớn ở Pháp (Paris)
ngay từ khi vào mùa đã có số hàng tồn đọng lên tới 50% số dự trù bán ra.
Hàng tồn kho này sẽ nhanh chóng được mang bán với giá khuyến mãi thấp
hơn 30% giá bán thông thường. Đến cuối mùa, số hàng tụt xuống còn vài
phần trăm, được nhượng lại cho dân bán xôn chuyên nghiệp với giá chỉ bằng
1/10 giá cũ. Dân chuyên nghiệp sẽ đẩy hết hàng ra nước ngoài, chủ yếu là
sang Châu Phi, Châu Á và Đông Âu.
5.4 Bán phá giá được sử dụng như công cụ cạnh tranh
Các hãng nước ngoài sử dụng công cụ bán phá giá để loại bỏ các đối thủ
cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường của các nước nhập khẩu. Sau khi đã giành
được vị trí khống chế thị trường, triệt tiêu được sự cạnh tranh của hàng hoá
nội địa thì các hãng nước ngoài sẽ thực hiện mục tiêu cuối cùng của mình là
tăng giá, tìm cách thao túng thị trường để thu được lợi nhuận tối đa.
5.5 Một nước có thể do nhập siêu lớn, cần phải có ngoại tệ để bù đắp cho
thiếu hụt này
Khi đó họ có thể áp dụng công cụ bán phá giá để giải quyết vấn đề thiếu
hụt ngoại tệ.
5.6 Một số nước làm ra được một số sản phẩm với giá thành rất thấp là
nhờ sử dụng lao động trẻ em tiền lương thấp và sử dụng lao động của
tù nhân làm hàng xuất khẩu
-13-
Theo số liệu của Văn phòng Quốc tế về lao động trẻ em (BIT) thì trên
toàn thế giới hiện có tới 250 triệu trẻ em từ 5 - 14 tuổi đang tham gia một hoạt

6. Vai trò của thuế chống bán phá giá đối với bảo hộ sản xuất
Biện pháp được phép sử dụng trong chống bán phá giá là thuế theo tỷ lệ
phần trăm (ad-valorem), do vậy tác động về mặt lợi ích đối với xã hội của
biện pháp này cũng giống như tác động của thuế nhập khẩu thông thường
theo tỷ lệ phần trăm.Tác động đó được phân tích theo phương pháp “cân bằng
từng phần” như sau:
Khi một sắc thuế T được áp dụng, làm cho giá trong nước của sản phẩm
tăng lên một lượng bằng T. Do vậy, với các yếu tố về cầu của thị trường nội
địa đối với sản phẩm đó không đổi, lượng tiêu thụ giảm từ Q1 xuống Q’1,
trong đó lượng hàng sản xuất trong nước tăng từ Q2 lên Q’2, lượng hàng nhập
khẩu giảm xuống chỉ còn bằng Q’1 - Q’2. Như vậy có thể thấy rõ tác động
bảo hộ của thuế nhập khẩu đối với sản xuất trong nước: làm tăng giá trong
nước, giảm tiêu thụ hàng nhập khẩu và tăng sản xuất trong nước. Các nhà sản
xuất trong nước được hưởng lợi rõ ràng khi giá trị thặng dư của họ được gia
tăng thêm một lượng bằng diện tích tứ giác ACJG.
Tuy nhiên, cùng với việc các nhà sản xuất được hưởng lợi thì người
tiêu dùng lại bị thiệt hại: giá trị thặng dư của họ bị giảm một lượng bằng diện
tích tứ giác ABHG.
-15-
B
SF +T
G
A C
E
S
P
P1
Q2
Q’1
Q1

 Hàng nhập khẩu bị bán phá giá;
 Gây thiệt hại về vật chất cho ngành sản xuất trong nước; và
 Cuộc điều tra phá giá được tiến hành theo đúng thủ tục.
Hiệp định chống bán phá giá của WTO quy định rất chi tiết nguyên tắc
xác định phá giá, cách tính biên độ phát giá và thủ tục điều tra phá giá như
sau:
1. Xác định việc bán phá giá
1.1 Định nghĩa phá giá
-16-
Một sản phẩm được coi là bị bán phá giá khi:
 giá xuất khẩu sản phẩm đó thấp hơn giá có thể so sánh được trong
điều kiện thương mại thông thường ("giá trị thông thường")
 của sản phẩm tương tự khi tiêu thụ ở thị trường nước xuất khẩu
WTO không đề cập đến trường hợp bán phá giá khi sản phẩm tương tự
trong thị trường nội địa của một nước.
Sản phẩm tương tự (SPTT): là sản phẩm giống hệt hoặc có các đặc tính
gần giống với sản phẩm là đối tượng điều tra.
Điều kiện thương mại thông thường: không có định nghĩa. Ví dụ: khi giá
bán tại thị trường nội địa nước xuất khẩu thấp hơn giá thành sản xuất thì có
thể coi như là không nằm trong điều kiện thương mại thông thường.
1.2 Nguyên tắc xác định phá giá:
Biên độ phá giá (BĐPG) = giá trị thông thường (GTTT) - giá xuất khẩu
(GXK)
BĐPG > 0 -> có bán phá giá
BĐPG có thể tính bằng giá trị tuyệt đối hoặc theo phần trăm công thức:
BĐPG = (GTTT-GXK)/GXK
1.3 Tính biên độ phá giá
 Cách tính GTTT:
Trường hợp không có giá nội địa của SPTT ở nước xuất khẩu do:
- sản phẩm không được bán tại nước xuất khẩu trong điều kiện thương

SPTT của nhà nhập khẩu (GXK+) nên thường phải có một số điều chỉnh để
có thể so sánh GTTT và GXK một cách công bằng.
Điều chỉnh các chênh lệch trong:
 điều kiện bán hàng
 các loại thuế
 số lượng sản phẩm
 đặc tính vật lý của sản phẩm
 và những yếu tố khác ảnh hưởng đến việc so sánh hai giá.
-18-
Ví dụ: khi lấy giá bán SPTT cho một người mua độc lập ở nước nhập
khẩu làm GXK + thì GXK sẽ được xác định bằng cách điều chỉnh như sau:
GXK = (GXK+) - (lợi nhuận) - (các loại thuế + chi phí phát sinh từ khâu
nhập khẩu đến khâu bán hàng)
Cách so sánh:
 Trung bình GTTT so với trung bình GXK; hoặc
 GTTT (từng giao dịch) so với GXK (từng giao dịch); hoặc
 Trung bình GTTT so với GXK (từng giao dịch)
(cách này chỉ được áp dụng khi GXK+ chênh lệnh đáng kể giữa những
người mua, các vùng hoặc giữa các khoảng thời gian khác nhau)
Trường hợp SPTT được xuất khẩu sang nước nhập khẩu qua một nước
trung gian (nước xuất khẩu):
 Giá SPTT ở nước xuất khẩu (nước trung gian) so với giá bán
SPTT từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu.
Nếu SPTT chỉ đơn thuần được chở từ nước sản xuất qua nước xuất khẩu:
 Giá ở nước xuất xứ so với giá bán SPTT từ nước xuất khẩu
sang nước nhập khẩu.
2. Xác định thiệt hại
2.1.Định nghĩa thiệt hại:
 Thiệt hại về vật chất đối với một ngành sản xuất trong nước (thiệt
hại hiện tại); hoặc

 Huy động năng lực
 Lợi nhuận
 Tỷ lệ thu hồi vốn đầu tư
 Đầu tư
 Khả năng huy động vốn
 Tốc độ tăng trưởng
Khi xác định mối liên hệ giữa việc bán phá giá hàng nhập khẩu và thiệt
hại cho một ngành sản xuất trong nước: cần tính đến những yếu tố khác
-20-
(ngoài việc bán phá giá ), nếu các yếu tố này gây thiệt hại cho ngành sản xuất
đó thì không được quy thiệt hại của ngành sản xuất đó do hàng nhập khẩu bị
bán phá giá gây ra.
2.2. Nguy cơ gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước
Để xác định nguy cơ gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước cần xem
xét:
 Tốc độ tăng nhập khẩu và khả năng tăng nhập khẩu trong tương
lai;
 Khả năng tăng năng lực xuất khẩu của nhà xuất khẩu dẫn đến khả
năng tăng nhập khẩu;
 Tình hình hàng nhập khẩu làm sụt giá SPTT ở nước nhập khẩu;
 Số lượng tồn kho SPTT ở nước nhập khẩu
3. Ngành sản xuất trong nước
Ngành sản xuất trong nước là toàn bộ các nhà sản xuất trong nước sản xuất
ra SPTT hoặc một số nhà sản xuất có sản lượng chiếm tối đa số tổng sản
lượng trong nước
Có thể xuất hiện một số trường hợp đặc thù dẫn tới việc xác định cụ thể
ngành sản xuất trong nước như sau:
 Nhà sản xuất và nhà nhập khẩu/nhập khẩu có liên quan với nhau:
ngành sản xuất trong nước là các nhà sản xuất còn lại.
 Lãnh thổ nước nhập khẩu bị chia thành nhiều thị trường riêng: các

trường nước nhập khẩu và ảnh hưởng đối với ngành sản xuất trong
nước.
Cơ quan điều tra sẽ xác minh tính chính xác và đầy đủ của các bằng
chứng nêu trong đơn để xác định xem đã có đủ lý do hợp lệ để tiến hành điều
tra chưa. Cơ quan điều tra sẽ không tiến hành điều tra phá giá trừ khi xác định
được rằng đơn xin điều tra được nộp bởi ngành sản xuất trong nước hoặc
đại diện cho ngành sản xuất trong nước của sản phẩm tương tự, nghĩa là:
-22-
 sản lượng sản xuất sản phẩm tương tự của các nhà sản xuất trong
nước ủng hộ việc nộp đơn phải lớn hơn sản lượng của các nhà sản
xuất trong nước phản đối đơn; và
 sản lượng của các nhà sản xuất trong nước ủng hộ việc nộp đơn
phải chiếm ít nhất 25% tổng sản phẩm tương tự của ngành sản xuất
trong nước.
Cuộc điều tra phá giá sẽ bị chấm dứt ngay lập tức nếu cơ quan điều tra
xác định được rằng:
 biên độ phá giá nhỏ hơn 2% giá xuất khẩu; hoặc
 số lượng nhập khẩu hàng bị nghi ngờ bán phá giá từ một nước nhỏ
hơn 3% tổng nhập khẩu sản phẩm tương tự ở nước nhập khẩu, trừ
trường hợp từng nước xuất khẩu có lượng hàng nhập khẩu dưới 3%,
nhưng lượng hàng nhập khẩu của tất cả các nước xuất khẩu chiếm
trên 7% tổng sản phẩm nhập khẩu sản phẩm tương tự ở nước nhập
khẩu.
Thủ tục hải quan vẫn được tiến hành trong khi điều tra phá giá. Trừ
trường hợp đặc biệt, một cuộc điều tra phá giá sẽ được tiến hành trong vòng
1 năm, và trong bất kỳ trường hợp nào cũng không được quá 18 tháng.
5. Thu thập thông tin
Cơ quan điều tra sẽ gửi thông báo cho tất cả các bên có quan tâm đến
cuộc điều tra phá giá đề nghị cung cấp bằng văn bản mọi bằng chứng liên
quan đến cuộc điều tra. Thời hạn trả lời câu hỏi điều tra là 30 ngàyvà có thể

quan.
Trong trường hợp cơ quan điều tra giới hạn diện điều tra như nêu trên,
họ vấn có thể tính biên độ phá giá riêng cho các nhà xuất khẩu hoặc nhà sản
xuất mà ban đầu không được đưa vào diện điều tra nhưng đã cung cấp thông
tin đúng thời hạn.
Cơ quan điều tra tạo điều kiện cho người tiêu dùng sản phẩm đang điều
tra hoặc tổ chức đại diện người tiêu dùng cung cấp thông tin liên quan đến
cuộc điều tra nếu sản phẩm được bán lẻ rộng rãi.
6. Áp dụng biện pháp tạm thời
-24-
Biện pháp tạm thời có thể được áp dụng dưới các hình thức:
 Thuế; hoặc
 Đặt cọc khoản tiền tương đương với khoản thuế chống bán phá giá
dự kiến; hoặc
 Cho thông qua nhưng bảo lưu quyền đánh thuế và nêu rõ mức thuế
nhập khẩu thông thường và mức thuế chống bán phá giá dự kiến
sẽ áp dụng.
Trên thực tế, biện pháp tạm thời hay được áp dụng nhất là đặt cọc.
Điều kiện áp dụng biện pháp tạm thời:
 cơ quan điều tra tiến hành điều tra theo đúng thủ tục, gửi thông
báo và tạo điều kiện cho các bên quan tâm cung cấp thông tin và
trình bày ý kiến;
 có kết luận sơ bộ về việc xảy ra bán phá giá và dẫn đến thiệt hại
cho ngành sản xuất trong nước; và
 cơ quan điều tra kết luận rằng biện pháp tạm thời là cần thiết để
ngăn chặn thiệt hại trong quá trình điều tra.
Biện pháp tạm thời chỉ được áp dụng sớm nhất là 60 ngày sau khi bắt
đầu điều tra và sẽ duy trì càng ngắn càng tốt, không được quá 4 tháng hoặc
trong trường hợp cần thiết thì cũng không được quá 6 tháng. Trường hợp cơ
quan điều tra xác định được điều khoản thuế thấp hơn biên độ phá giá đã đủ


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status