Đánh giá công tác quy hoạch sử dụng đất tại xã ngọc sơn, huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang giai đoạn 2006 2010 - Pdf 14

1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Sự cần thiết của việc đánh giá công tác thực hiện quy hoạch sử dụng
đất xã Ngọc Sơn, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá mà tạo hóa đã ban tặng cho con
người, là nguồn tài nguyên không thể tái tạo được. Đất đai còn là tài nguyên
quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư,
xây dựng các cơ cấu kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh - quốc phòng, là tư liệu
sản xuất chủ yếu trong lao động nói chung và trong sản xuất nói riêng. (Tôn
Gia Huyên, 2010) [4]. Do vậy, quản lý đất đai là một lĩnh vực vô cùng phức
tạp và nhạy cảm đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải có chủ trương, chính sách
phù hợp cho từng giai đoạn, từng thời kỳ.
Vấn đề thực tiễn cấp thiết khiến chúng ta phải tự đề ra mục tiêu sử dụng
đất cho mình đó là: Sử dụng đất phải vừa hợp lý, tiết kiệm, khoa học vừa phải
đạt hiệu quả cao. (Nguyễn Thị Bình, 2009) [1]. Như vậy, để đáp ứng mục tiêu
đó, chúng ta phải quy hoạch sử dụng đất hợp lý và tổ chức thực hiện quy
hoạch đó một cách hiệu quả.
Vậy, quy hoạch sử dụng đất là gì? Về thực chất, quy hoạch sử dụng đất
(QHSDĐ) là sự bố trí, phân bổ, các loại đất sao cho sử dụng phù hợp với yêu
cầu của cuộc sống con người, nâng cao hiệu quả sử dụng đất và luôn chú ý tới
việc bảo vệ và bồi dưỡng quỹ đất. (Nguyễn Đình Bồng, 2010) [3]. Nhưng trên
thực tế, việc thực hiện QHSDĐ lại gặp nhiều khó khăn, trở ngại dẫn đến quy
hoạch không thực hiện được theo kế hoạch, không đạt được mục đích đề ra.
Trong giai đoạn hiện nay công tác QHSDĐ đã phục vụ cho sự phát triển
của nền kinh tế và giúp cho công tác quản lý nhà nước về đất đai cho các cấp,
các ngành sắp xếp, bố trí sử dụng đất hợp lý, hiệu quả và tiết kiệm, đồng thời
kết hợp với việc bảo vệ môi trường. Nhận thức rõ tầm quan trọng của QHSDĐ
nên UBND xã Ngọc Sơn đã tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2006-
2010. Kết quả thực hiện QHSDĐ những năm qua đã góp phần tích cực vào
mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của xã, đặc biệt trong đầu tư xây dựng cơ sở

- Bám sát báo cáo QHSDĐ của xã với tình hình thực địa.
- Đánh giá các kết quả đã đạt được và chưa đạt được.
- Đánh giá đầy đủ, khách quan, đúng thực trạng và phương hướng, mục
tiêu phát triển kinh tế - xã hội 4 năm (2006 - 2010) của xã. Đánh giá hiện
trạng sử dụng đất và biến động đất đai trong thời kỳ 2006-2010.
- Đề xuất việc hoạch định, phân bổ lại đất đai đáp ứng nhu cầu phát
triển kinh tế - xã hội đảm bảo hài hoà các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, phù
hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
3
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1.Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Vai trò và chức năng của đất đai trong sản xuất và phát triển kinh tế
xã hội
2.1.1.1. Định nghĩa đất đai
Đất đai là một vùng lãnh thổ nhất định (vùng đất, khoanh đất, vạt đất,
mảnh đất, miếng đất, ) có vị trí, hình thể, diện tích với những tính chất tự
nhiên hoặc mới tạo thành (đặc tính, thổ nhưỡng, điều kiện địa hình, địa chất,
thủy văn, chế độ nước, nhiệt độ, ánh sáng, thảm thực vật, các tính chất lý hóa
tính, ) tạo ra điều kiện nhất định cho việc sử dụng theo các mục đích khác
nhau. (Nguyễn Đình Thi, 2005) [8]. Như vậy, để sử dụng đất cần phải quy
hoạch - đây là quá trình nghiên cứu, lao động sáng tạo nhằm phân định ý
nghĩa, mục đích của từng phần lãnh thổ và đề xuất một trật tự sử dụng đất
nhất định.
2.1.1.2. Vai trò và ý nghĩa của đất đai
Đất đai có vai trò vô cùng quan trọng, tài nguyên quốc gia vô cùng quý
giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là môi trường sống của con người cũng như
mọi sinh vật, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế,
văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng. (Luật Đất đai, 2003) [14].
Tuy nhiên, vai trò của đất đai đối với từng ngành kinh tế rất khác nhau:

hẹp do quá trình đô thị hoá, sự mất cân bằng sinh thái diễn ra mạnh mẽ, nhu
cầu sử dụng đất cho nền kinh tế ngày càng tăng. Đất đai thực sự trở thành
nguồn vốn và động lực phát triển kinh tế. (Tôn Gia Huyên, 2010) [4]. Vì vậy
sử dụng đất như thế nào để đạt được kết quả cao nhất đảm bảo tính bền vững
về mặt kinh tế, xã hội và môi trường là điều được nhiều cấp, ngành quan tâm.
2.1.2.3. Các loại hình quy hoạch sử dụng đất
Có nhiều quan điểm khác nhau về cách phân loại quy hoạch sử dụng
đất. Tuy nhiên mọi quan điểm đều dựa trên những căn cứ hoặc cơ sở chung
như sau: Nhiệm vụ đặt ra đối với quy hoạch; Số lượng và thành phần đối
tượng nằm trong quy hoạch; Phạm vi lãnh thổ quy hoạch (cấp vị lãnh thổ
hành chính) cũng như nội dung và phương pháp quy hoạch. Thông thường hệ
thống quy hoạch sử dụng đất được phân loại theo nhiều cấp vị khác nhau
5
(như loại hình, dạng, hình thức quy hoạch…) nhằm giải quyết các nhiệm vụ
cụ thể về sử dụng đất đai (như điều chỉnh quan hệ đất đai hay tổ chức sử
dụng đất như tư liệu sản xuất) từ tổng thể đến thiết kế chi tiết.
Đối với Việt Nam, Điều 25 Luật đất đai năm 2003 quy định: quy hoạch
sử dụng đất được tiến hành theo lãnh thổ hành chính. (Nguyễn Đình Bồng,
2010) [3].
(1) Quy hoạch sử dụng đất cả nước (gồm cả quy hoạch sử dụng đất các
vùng kinh tế tự nhiên);
(2) Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh;
(3) Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện;
(4) Quy hoạch sử dụng đất cấp xã (không thuộc khu vực quy hoạch phát
triển đô thị). (Nguyễn Đình Bồng, 2010) [3].
Đối tượng của quy hoạch sử dụng đất theo lãnh thổ là toàn bộ diện tích
tự nhiên của lãnh thổ. Tùy thuộc vào cấp lãnh thổ hành chính, quy hoạch sử
dụng đất theo lãnh thổ sẽ có nội dung cụ thể, chi tiết khác nhau và được thực
hiện theo nguyên tắc: từ trên xuống, từ dưới lên, từ toàn cục đến bộ phận, từ
cái chung đến cái riêng, từ vĩ mô đến vi mô và bước sau chỉnh lý bước trước.

2.3.1. Tình hình quy hoạch sử dụng đất đai trên thế giới
Theo tổ chức Nông Lương Thế giới (FAO), quy hoạch sử dụng đất là
bước kế tiếp của phương pháp đánh giá đất. Kết quả của việc đánh giá đất sẽ
đưa ra một loại hình hợp lý nhất đối với đất đai trong vùng. Phương pháp quy
hoạch đất đai tùy thuộc vào đặc điểm đất đai của từng nước.
* Pháp: (Phạm Quang Nghị - 1983)
Có hai cơ chế can dự vào việc lập quy hoạch:
- Cơ chế tổ chức (Cơ chế “lạnh”) giống như nền tảng về thể chế và cơ
quan phân phối hợp pháp.
- Cơ chế ngẫu nhiên (Cơ chế “nóng”) được tiến hành bởi những nhóm
tác nghiệp, tác động vào sự phát triển đặc biệt ngẫu nhiên. Ví dụ về việc xây
dựng những đường cắt ngang một khu rừng quốc gia, việc đóng cửa của một
nhà máy lớn.
Cả hai cơ chế trên đều được xây dựng theo mô hình hóa nhằm đạt hiệu
quả cao trong việc sử dụng tài nguyên môi trường và lao động.
* Thụy Điển:
Là quốc gia có sự phân cấp mạnh trong công tác quy hoạch. Trách
nhiệm lập quy hoạch là của 290 quận trong cả nước, trong khi luật quy hoạch
7
xây dựng điều chỉnh các hoạt động đất đai, đáp ứng lợi ích quốc gia và lợi ích
cộng đồng. Tại cấp quận phải có quy hoạch tổng thể, dưới đó là quy hoạch
phát triển chiến lược của cộng đồng và các quy hoạch phát triển chi tiết. (Tạp
chí địa chính số 13, 2005) [15].
* Ôtxtrâylia: (PGS.TS Chu Văn Thỉnh - 2001)
Vai trò của Chính phủ (TƯ) bị hạn chế. Cơ chế tiến hành quy hoạch sử
dụng đất là tất cả các cấp lập quy hoạch đều tiến hành đồng thời cùng với các
tổ chức cũng như các thành viên xã hội thông qua hội nghị quốc gia. Hội nghị
này đưa ra các quan điểm và mục tiêu cho cả nước. Những gợi ý này của hội
nghị được đưa lên TƯ và đưa đến các vùng của địa phương.
* Philippin:

* Ca-na-đa:
Sự can thiệp của Chính phủ liên bang vào quy hoạch cấp trung gian
(cấp bang) đang giảm bớt. Điều còn lại là ở Chính phủ đưa ra, mục tiêu chung
ở quốc gia giống như nguồn tạo điều kiện thuận lợi, để khuyến khích các hoạt
động lập quy hoạch ở cấp trung gian và chỉ còn đóng góp về mặt khoa học và
sự ủng hộ. Việc phân tích kinh tế theo vùng và lập bản đồ sinh thái không
phải là những hoạt động riêng biệt ở cấp liên bang và những kết quả được
chuyển cho các hoạt động lập quy hoạch theo vùng. Ngoài ra liên bang còn có
vai trò hỗ trợ để có được sự tham gia của các lĩnh vực khác nhau của quá trình
lập quy hoạch. Điều này bao gồm các ngành công nghiệp (đặc biệt là các
ngành có tác động lớn đến môi trường) và các ngành nông nghiệp. (Tạp chí
địa chính số 13, 2005) [15].
* Hoa Kỳ:
Quy hoạch sử dụng đất đai của họ khá hiệu quả với những phương thức
quản lý đặc biệt.
Từ góc độ quản lý đất đai và quy hoạch phát triển, phi tập trung hóa
được thể hiện trong mô hình quản lý hành chính và lãnh thổ như sau: Thứ
nhất, Chính phủ liên bang và các bang khác không có bất cứ quyền hạn nào
đối với đất đai tại địa phương, trừ một số đất đai do chính quyền liên bang
quản lý. Nếu Chính phủ liên bang muốn duy trì, xây dựng mới hoặc mở rộng
trụ sở, văn phòng hoặc các cơ sở quân sự liên bang trên đất địa phương nào
thì phải xin phép địa phương đó và phải đóng thuế theo quy định của địa
phương như bất cứ công ty tư nhân nào. Thứ hai, nhìn tổng quát liên bang,
các bang và các quận là các đơn vị ổn định theo nghĩa ranh giới của chúng
9
không có biến động từ vài trăm năm nay, nhưng các thành phố và thị trấn giáp
nhau trong từng hạt có thể sát nhập với nhau qua trưng cầu dân ý ở các điểm
dân cư liên quan.
Đó là phương thức quy hoạch sử dụng đất có hiệu quả của Hoa Kỳ
nhằm tổ chức cho việc tổ chức lãnh thổ, phân bổ và phát triển lực lượng sản

trực thuộc Trung ương trình Chính phủ xem xét phê duyệt”. Trong các tài liệu
này đều đã đề cập đến quy hoạch sử dụng đất đai, coi đó như những căn cứ
khoa học quan trọng để luận chứng các phương án phát triển ngành. Cùng với
lĩnh vực nông nghiệp, các cụm khu công nghiệp, các đô thị, các khu đầu mối
giao thông… cũng được nghiên cứu xem xét để cải tạo và xây mới. Thực tế
lúc bấy giờ cho thấy các thông tin phục vụ quy hoạch còn thiếu và tản mạn.
Đây cũng là một trong những yếu tố thúc đẩy việc Chính phủ quyết định
thành lập Tổng cục Quản lý ruộng đất.
Bước vào thời kì 1981 - 1986, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V (1982)
đã quyết định: “Xúc tiến điều tra cơ bản, dự báo, lập tổng sơ đồ phát triển và
phân bố lực lượng sản xuất, nghiên cứu chiến lược kinh tế xã hội, dự thảo kế
hoạch triển vọng để chuẩn bị tích cực cho kế hoạch 5 năm sau (1986 - 1990)”.
Đây là giai đoạn có tính bước ngoặt về sắp xếp lại đất đai, thực chất là quy
hoạch sử dụng đất đai. Điều này được phản ánh ở chỗ nội dung chủ yếu của
Tổng sơ đồ tập trung vào quy hoạch vùng chuyên môn hóa và các vùng sản
xuất trọng điểm của lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, giao
thông, thủy lợi, cơ sở hạ tầng và đô thị.
Tiếp theo đó là thời kỳ Luật Đất đai 1987 ra đời, đánh dấu một bước
mới nữa về quy hoạch sử dụng đất đai vì nó được quy định ở Điều 9 và Điều
11, tức là quy hoạch sử dụng đất đai có tính pháp lý.
2.3.2.3. Từ Luật Đất đai 1993 đến Luật Đất đai 2003
Giai đoạn này nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết
của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ Nông
nghiệp - công nghiệp - dịch vụ sang Công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp đã và
đang gây áp lực lớn đối với đất đai. Luật Đất đai 1993 ra đời tạo cơ sở pháp lý
vững chắc cho công tác lập quy hoạch sử dụng đất, thể hiện ở các mặt sau:
- Sự cần thiết phải lập quy hoạch sử dụng đất: Luật Đất đai 1993 quy
định “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý” (Điều
1), xác định một trong những nội dung quản lý nhà nước về đất đai là “Quy

tỉnh Hà Tây cũ) xây dựng xong phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất
đến năm 2010 và lập kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối (2006 - 2010), đã
được Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng các Bộ, ngành liên quan thẩm định;
trong đó có 62 tỉnh đã được Chính phủ xét duyệt; riêng thành phố Hà Nội
12
đang trình Chính phủ xét duyệt; tỉnh Hà Giang đang hoàn chỉnh tài liệu theo ý
kiến thẩm định của các Bộ, ngành để trình Hội đồng nhân dân thông qua
trước khi trình Chính phủ xét duyệt. (Nguyễn Tiến Khang, 2007) [5].
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện:
Cả nước có 531/681 huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi
chung là huyện) hoàn thành việc lập quy hoạch đến năm 2010 (chiếm
77,97%); 98 huyện đang triển khai (chiếm 14,4%); còn lại 52 huyện chưa
triển khai (chiếm 7,64%). (Nguyễn Tiến Khang, 2007) [5].
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp xã:
Cả nước có 7.576/11.074 xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) đã
lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 (đạt 68,41%); 1.507 xã đang triển
khai (đạt 13,61%); còn lại 1.991 xã chưa triển khai (chiếm 17,98%). (Nguyễn
Tiến Khang, 2007) [5].
“Như vậy có thể thấy rõ hệ thống công tác quy hoạch sử dụng đất đai ở
nước ta được triển khai đồng loạt theo 4 cấp trong phạm vi cả nước - đây là
một cố gắng lớn và cũng là một bước tiến vượt bậc so với một số nước khu
vực ASEAN và một số nước khác ở Châu Á”.
2.3.3. Tình hình triển khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai tỉnh Bắc
Giang
- Đến nay tỉnh Bắc Giang đã lập xong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
cho tất cả các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.
- UBND các xã, phường, thị trấn đã triển khai thực hiện công tác quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo đúng quy hoạch đã được phê duyệt đảm bảo
việc tổ chức, sử dụng đất đai đầy đủ, hợp lý, tiết kiện có hiệu quả, bảo vệ tài
nguyên môi trường, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

3.3.2. Đánh giá tình hình quản lý, sử dụng và biến động diện tích của các
loại đất từ năm 2006 đến năm 2010
- Đánh giá tình hình quản lý đất đai xã Ngọc Sơn - huyện Hiệp Hòa giai
đoạn 2006 - 2010.
- Đánh giá tình hình sử dụng đất đai của người dân trên địa bàn xã Ngọc
Sơn - huyện Hiệp Hòa giai đoạn 2006 - 2010.
- Đánh giá biến động sử dụng đất xã Ngọc Sơn giai đoạn 2006 - 2010.
14
3.3.3. Đánh giá tình hình quản lý và tổ chức thực hiện phương án quy
hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006 - 2010 trên địa bàn xã Ngọc Sơn -
huyện Hiệp Hòa
- Đánh giá tình hình quản lý (tiến độ, chất lượng) của phương án quy
hoạch sử dụng đất xã Ngọc Sơn - huyện Hiệp Hòa giai đoạn 2006 - 2010.
- Đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất trong phương án quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất của xã Ngọc Sơn - huyện Hiệp Hòa giai đoạn
2006 - 2010.
- Đánh giá chung tình hình quản lý và tổ chức thực hiện phương án quy
hoạch sử dụng đất thông qua kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch đã tổng
kết giai đoạn 2006 - 2010 trên địa bàn xã Ngọc Sơn - huyện Hiệp Hòa.
- Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất đai của người dân địa
phương.
3.3.4. Những tồn tại chủ yếu trong thực hiện quy hoạch sử dụng đất,
nguyên nhân và giải pháp khắc phục
- Những tồn tại chủ yếu trong việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất.
- Nguyên nhân.
- Những giải pháp khắc phục.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp điều tra, thu thập thông tin thứ cấp
- Thu thập những thông tin liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình
nghiên cứu của đề tài đã được công bố chính thức ở các cấp các ngành, thông tin

- Gặp gỡ các chuyên gia trong lĩnh vực quy hoạch để tham khảo ý kiến
nhằm đưa ra những giải pháp hiệu quả nhất.
16
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đánh giá tình hình kinh tế - xã hội của xã Ngọc Sơn - huyện Hiệp Hòa
giai đoạn 2006 - 2010
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Ngọc Sơn nằm ở phía Tây Bắc của huyện Hiệp Hòa, cách trung tâm
huyện khoảng 0,3km.
Giáp ranh của xã bao gồm:
- Phía Bắc giáp xã Hoàng Thanh, xã Hoàng An
- Phía Nam giáp xã Lương Phong
- Phía Đông giáp xã Việt Ngọc, huyện Tân Yên
- Phía Tây Nam giáp xã Đức Thắng, Thị Trấn Thắng.
Xã Ngọc Sơn có diện tích tự nhiên là 1.024,89 ha, có 2.161 hộ với số dân
là 9.741 người. Nằm sát trung tâm huyện nên Ngọc Sơn có điều kiện thuận lợi
hơn trong phát triển kinh tế - xã hội, giao lưu hàng hóa giữa xã và thị trường bên
ngoài so với nhiều xã khác trong huyện.
4.1.1.2. Địa hình địa mạo
Địa hình của xã tương đối bằng phẳng, tuy nhiên độ cao thấp không đồng
đều giữa các xứ đồng gây khó khăn cho công tác thiết kế đồng ruộng và tổ chức
sản xuất của người dân. Địa hình tương đối của xã là vàn và vàn cao, một số khu
trũng xen kẽ thích hợp cho việc chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản. Độ cao
trung bình so với mặt nước biển của khu vực này là từ 10 - 20m.
4.1.1.3. Khí hậu thủy văn
1. Khí hậu
Xã Ngọc Sơn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên mang đặc
điểm chung của vùng, khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 4 đến

Chế độ thủy văn khá thuận lợi, nhìn chung là chủ động được, ít phụ thuộc
vào chế độ mưa.
Về nguồn nước ngầm: đã được người dân trong xã sử dụng tương đối tốt,
chất lượng hiện nay đảm bảo nước sạch. Tuy nhiên trong tương lai phải chú ý
bảo vệ nguồn nước chống sự ô nhiễm.
4.1.1.4. Các nguồn tài nguyên
1. Tài nguyên đất
Theo số liệu điều tra lập bản đồ thổ nhưỡng huyện Hiệp Hòa của Viện
Quy hoạch và thiết kế Bộ Nông nghiệp, năm 1986, thì xã Ngọc Sơn có 3 loại
đất chính sau:
a. Đất bạc màu trên nền phù sa cổ (B): Khoảng 665,7 ha, chiếm 65%
tổng diện tích đất tự nhiên. Đây là loại đất chua, nghèo dinh dưỡng: pH =
4,4 - 6,2; OM% = 0,78 - 2,50; P
2
O
5
% = 0,05 - 0,09;

K
2
O% = 0,07 - 0,11;
18
P
2
O
5
dt = 6,0 - 11,0mg/100g đất, K
2
O tr.đ = 14,6 - 17,5 mg/100g đất khô.
Thảm thực vật trên loại đất này rất đa dạng, hình vàn, vàn cao. Hệ số sử


K
2
O% = 0,10 - 0,12; P
2
O
5
dt = 3,0 - 7,0 mg/100g đất, K
2
O tr.đ = 12,0 -
17,5 mg/100g đất khô. Được phân bố ở vàn thấp, trũng. Hệ số sử dụng đất
1,61 lần, cây trồng chủ yếu là lúa, ngô.
2. Tài nguyên nhân văn
Toàn xã có 1.771 gia đình được công nhận là gia đình văn hóa, 05 thôn
được công nhận là làng văn hóa, 01 thôn được công nhận là làng văn hóa cấp
tỉnh. Người dân trong xã có truyền thống lâu đời mang đặc điểm của người
dân trung du Bắc Bộ cần cù sáng tạo.
Quan hệ truyền thống của người dân nông thôn được gìn giữ tốt, quan
hệ dòng tộc, gia đình nhìn chung là rất tốt. Cùng với phong trào chung của
các địa phương, nhân dân các thôn cũng tích cực tôn tạo đền chùa. Phong tục
tập quán tôn giáo nói chung lành mạnh, lễ hội tại các thôn được tổ chức hàng
năm làm cho đời sống tinh thần của người dân thêm phong phú.
3. Cảnh quan môi trường
Cảnh quan của xã đặc trưng của một vùng nông thôn trung du Việt
Nam. Môi trường thiên nhiên trong sạch, không có nguồn gây ô nhiễm, tuy
nhiên hệ thống mương tiêu chưa đảm bảo yêu cầu. Bên cạnh đó việc sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật tăng nhanh trong những năm vừa qua là nguy cơ gây ô
nhiễm đất, nước, ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm nông nghiệp và đời sống
của con người.
19

Trong quá trình đổi mới nền kinh tế đã xuất hiện nhiều hộ gia đình làm
kinh tế giỏi, có thu nhập cao, từ 25 - 30 triệu đồng/ năm.
20
4.1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Việc thay đổi tỷ trọng giữa các ngành của xã diễn ra còn chậm, cơ cấu
ngành hiện nay của xã như sau:
- Nông nghiệp chiếm 70% tổng giá trị sản xuất so với năm 2006 là 80%.
- Công nghiệp - dịch vụ - thương mại chiếm 30%, so với năm 2006 là 20%.
4.1.2.3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
1. Ngành nông nghiệp
Xã Ngọc Sơn có ngành nông nghiệp là ngành sản xuất mang lại thu nhập
chính cho người dân.
* Thực trạng phát triển ngành trồng trọt: Đây là ngành sản xuất chính của
xã. Tổng sản lượng lương thực đạt 3.815 tấn, ngoài ra xã còn sản xuất nhiều loại
cây trồng khác như đậu tương, lạc, khoai tây, rau xanh cũng tạo ra lượng sản
phẩm hàng hóa khá lớn.
Hệ thống cây trồng chính của xã bao gồm:
- Đất lúa: lúa xuân + lúa mùa
- Cây rau màu: ngô, khoai lang, đậu tương, rau đậu
- Đất vườn: chủ yếu là trồng cây ăn quả như nhãn, vải, chuối Tuy nhiên
mức độ sản xuất hàng hóa chưa cao, do đó chưa có nhiều sản phẩm hàng hóa.
Hình thức sản xuất kinh doanh nông nghiệp của xã là hình thức nông hộ,
nhưng do đặc điểm đất đai không đồng nhất dẫn tới mỗi hộ gia đình có nhiều
mảnh gây khó khăn cho việc quản lý cũng như tổ chức sản xuất.
Kết quả sản xuất một số loại cây trồng chính của xã được thể hiện qua
bảng 4.1. Ta thấy:
Lúa là cây trồng chính với năng suất 47 - 51 tạ/ha tăng 7 - 8 tạ/ha so với
năm 2005. Diện tích lúa so với năm 2006 có biến động lớn, giảm khoảng 50 ha.
Một số cây trồng khác như rau màu, ngô, khoai lang có xu hướng tăng cả diện
tích và năng suất.

- Diện tích Ha 152,00 155,00 181,10 173,90 96,00
- Năng suất Tạ/ha 94,00 92,20 101,50 84,20 100,50
- Sản lượng Tấn 1.428,80 1.429,10 1.838,17 1.464,24 964,80
4 Khoai lang
- Diện tích Ha 103,00 143,00 155,00 92,00 103,00
- Năng suất Tạ/ha 76,00 87,80 86,80 86,80 105,40
- Sản lượng Tấn 782,80 1.255,54 1.345,40 798,56 1.085,62
5 Ngô
- Diện tích Ha 133,00 152,00 102,00 208,10 252,00
- Năng suất Tạ/ha 24,96 16,12 33,33 33,35 38,89
- Sản lượng Tấn 332,00 245,00 340,00 694,00 980,00
6 Tổng đàn trâu con 290 297 297 338 371
7 Tổng đàn bò con 833 1.010 1.051 1.192 1.334
8 Tổng sản lượng

Tấn 120,00 130,00 115,00 125,00 135,00
9 Tổng đàn lợn con 5.354 5.533 5.760 6.223 6.458
10 Tổng đàn gia cầm con 60.000 60.000 62.500 65.000 65.000
11 Tổng thu từ cây
ăn quả toàn xã
Triệu
đồng
980.000 980.000 965.000 960.000 940.000
(Nguồn: UBND xã Ngọc Sơn)
2. Các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ trong năm 2010 chiếm trên
20% cơ cấu kinh tế. Nhìn chung ngành này đã phát triển khá mạnh. Cụ thể có
các loại hình sản xuất sau:
22
- Có 20 hộ làm dịch vụ máy xay xát, máy nghiền.

4. Tổng số lao
động
Người 5513 5522 5597 5677 5747
5. Số cặp kết
hôn/năm
Cặp 96 101 105 116 69
6. Số sinh Người 139 138 112 119 130
7. Số chết Người 30 31 35 42 41
8. Số đi Người 200 101 84 155 150
9. Số đến Người 131 51 77 78 95
10. Quy mô số hộ Người/hộ 4,33 4,37 4,51 4,48 4,51
(Nguồn: UBND xã Ngọc Sơn)
- Hiện trạng dân số và đất ở
Dựa vào bảng 4.3 ta thấy: Thôn có số nhân khẩu và số hộ cao nhất là Bình
Dương với 1.817 người và 378 hộ. Thấp nhất là thôn Quyền với 878 người và 184
hộ. Số hộ phát sinh khá nhanh, trong tương lai cần cấp đất ở cho các đối tượng
này. Khi cấp đất cần bố trí các khu vực giãn dân và các công trình công cộng tại
các thôn có dân số và số hộ lớn.
24
Bảng 4.3. Hiện trạng dân số và đất ở của xã Ngọc Sơn tính đến năm 2010
Đơn vị
(Thôn)
Tổng số nhân khẩu
Nông
nghiệp
(Khẩu)
Phi nông
nghiệp
(Khẩu)
Ngọc Tân 1410 40 835 341 40,05 4,06

trung dân cư đông đúc cũng gây một số khó khăn cho công tác tổ chức sản
xuất và đời sống của người dân.
Khả năng phát triển khu dân cư trong tương lai theo hướng đô thị hóa,
hiện đại hóa công nghiệp nông thôn. Vì vậy cần có quy hoạch và mở rộng hợp
lý tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội toàn diện.
4.1.2.6
.
Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
1. Giao thông vận tải
Nhìn chung là phát triển do cách trung tâm huyện không xa. Hệ thống
giao thông gồm những tuyến chính sau:
- Tuyến Quốc lộ 37 đi Hoàng Lương dài khoảng 4000 m, rộng 6 m, đã
được rải nhựa, đây là tuyến giao thông quan trọng của huyện.
- Tuyến đường 295 đi Ngọc Tân dài 2000 m, rộng 6,5 m, chất lượng khá.
- Tuyến Dộc Bính - Trại Cờ dài 2000 m, rộng 5,0 m, chất lượng trung bình.
- Tuyến Tân Thành - Sơn Giao dài 2000 m, rộng 6,5 m, chất lượng khá.
- Tuyến Sơn Giao - An Thành dài 1000 m, rộng 4,5 m.
- Tuyến Sơn Giao - Ngã tư Thắng dài 1500 m, rộng 6,5 m.
Các tuyến đường nội thôn hầu hết đã được bê tông hóa. Đây là các
tuyến quan trọng trong các khu dân cư. Trong tương lai phấn đấu cứng hóa
100% tuyến thôn xóm, củng cố và bảo dưỡng thường xuyên.
Các tuyến nội đồng hầu hết là đường đất chất lượng chưa tốt, cần phải
cải tạo và củng cố thường xuyên.
2. Thủy lợi
* Hệ thống kênh mương
- Kênh Ba là tuyến kênh chính cung cấp nước tưới cho các xứ đồng của
toàn xã, dài khoảng 4000 m, rộng 6,0 m, chất lượng tốt.
- Kênh 2/3 dài 3000 m, rộng 4,5 m, chất lượng tốt.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status