Công tác kế toán nguyên vật liệu tại Trung tâm dịch vụ khách hàng - Bưu điện Hà Nội - Pdf 14

Học viện tài chính
LỜI MỞ ĐẦU
Chủ trương đổi mới nền kinh tế của Đảng và Nhà nước đã tạo ra bước
ngoặt lịch sử cho nền kinh tế nước ta. Trong quá trình chuyển đổi từ nền
kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định
hướng xã hội chủ nghĩa và đặc biệt hiện nay là xu thế hội nhập, toàn cầu hoá
đang diễn ra mạnh mẽ đã đặt các doanh nghiệp Việt Nam vào môi trường
kinh tế mới, môi trường cạnh tranh sôi động có thể tồn tại và phát triển
nhằm mục tiêu cuối cùng là tối đa hoá lợi nhuận. Đây chính là cơ hội thuận
lợi nhất để các doanh nghiệp bộc lộ tài năng nhưng cũng là thách thức lớn
mà các doanh nghiệp phải vượt qua. Muốn vậy đòi hỏi các doanh nghiệp
phải quan tâm đến tất cả các khâu trong quá trình sản xuất, từ khi doanh
nghiệp bỏ vốn ra đến khi danh nghiệp thu hồi về. Làm thế nào để đạt được
hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất luôn là câu hỏi đặt ra đối với các
doanh nghiệp. Có như vậy doanh nghiệp mới đảm bảo có lãi, cải thiện đời
sống người lao động, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước.
Để thực hiện điều đó yêu cầu đặt ra đối với tất cả các doanh nghiệp là
phải quản lý chặt chẽ các yếu tố chi phí đầu vào bỏ ra trong quá trình sản
xuất kinh doanh. Trong đó chi phí nguyên vật liệu được coi là yếu tố đầu
vào không thể thiếu. Công tác quản lý và sử dụng nguyên vật liệu hiệu quả
có ý nghĩa quan trọng trên con đường phát triển của các doanh nghiệp hiện
nay. Hỗ trợ đắc lực cho công tác này, kế toán nguyên vật liệu có nhiệm vụ
theo dõi tình hình biến động và cung cấp thông tin cần thiết về nguyên vật
liệu cho các nhà quản trị trong doanh nghiệp.
Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của công tác tổ chức kế toán
nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp và với mong muốn tiếp cận học hỏi
kinh nghiệm thực tế, được sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của thầy giáo - thạc sỹ
Nguyễn Văn Dậu, lãnh đạo, cán bộ phòng Tài chính kế toán Trung tâm Dịch
vụ Khách hàng Bưu Điện Hà Nội, em đã đi vào nghiên cứu đề tài :” Công
Nguyễn Thị Thuý H - K32 T1à
1

thường xuyên biến động.
Nguyên vật liệu chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong việc sản
xuất ra sản phẩm có chất lượng tốt, đảm bảo về số lượng, đúng yêu cầu kỹ
thuật. Chi phí về nguyên vật liệu chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số chi
phí để sản xuất ra sản phẩm. Chính vì vậy việc cung cấp nguyên vật liệu có
đầy đủ, kịp thời được hay không, có đảm bảo chất lượng, đúng yêu cầu kỹ
thuật hay không, sử dụng tiết kiệm hay lãng phí ảnh hưởng tới tình hình sản
xuất của doanh nghiệp điều đó có nghĩa là ảnh hưởng tới giá thành sản
phẩm, tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2. Tầm quan trọng của nguyên vật liệu và công tác kế toán nguyên vật
liệu trong doanh nghiệp sản xuất.
Đóng vai trò là một yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh,
nguyên vật liệu là thành phần chính để cấu tạo nên sản phẩm. Nguyên vật
liệu được nhận diện dễ dàng trong sản phẩm vì nó tượng trưng cho đặc tính
Nguyễn Thị Thuý H - K32 T1à
3
Học viện tài chính
dễ thấy lớn nhất của cái gì đã sản xuất. Do vậy muốn cho hoạt động sản xuất
kinh doanh của các doanh nghiệp tiến hành được đều đặn, liên tục phải
thường xuyên đảm bảo cho nó các loại nguyên vật liệu, năng lượng đủ về số
lượng, kịp về thời gian, đúng về qui cách, phẩm chất. Đây là một vấn đề bắt
buộc mà nếu thiếu thì không thể có quá trình sản xuất sản phẩm được.
Doanh nghiệp sản xuất cần phải có nguyên vật liệu, năng lượng mới tồn tại
được. Vì vậy đảm bảo nguyên vật liệu, năng lượng cho sản xuất là một tất
yếu khách quan, một điều kiện chung của mọi nền sản xuất xã hội. Tuy
nhiên sẽ là một thiếu sót nếu chỉ nhắc tới nguyên vật liệu mà lại không nhắc
tới tầm quan trọng của công tác kế toán nguyên vật liệu. Nguyên nhân có thể
tóm tắt như sau:
Chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong một đơn vị sản
phẩm so với các khoản mục chi phí sản xuất khác( lao động trực tiếp và sản

đến việc giảm giá thành sản phẩm, tăng lợi nhận, tăng tích luỹ cho doanh
nghiệp.
1.4. Yêu cầu và nhiệm vụ kế toán nguyên vật liệu.
Với yêu cầu chung là quản lý chặt chẽ tình hình cung cấp, bảo quản,
dự trữ và sử dụng vật liệu nhằm đảm bảo sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp tiến hành được liên tục đều đặn theo đúng kế hoạch và thúc đẩy quá
trình luân chuyển nhanh vật tư, sử dụng vốn hợp lý, có hiệu quả và tiết
kiệm, kế toán vật liệu cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
(+) Phản ánh chính xác, kịp thời và kiểm tra chặt chẽ tình hình cung
cấp vật liệu trên các mặt: số lượng, chất lượng, chủng loại, giá trị và thời
gian cung cấp ;
(+) Tính toán và phẩn bổ chính xác, kịp thời trị giá vật liệu xuất dùng
cho các đối tượng khác nhau, kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện định mức
tiêu hao vật liệu, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những trường hợp sử dụng
vật liệu sai mục đích, lãng phí;
(+) Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện định mức dự trữ vật liệu,
phát hiện kịp thời các loại vật liệu ứ đọng, kém phẩm chất, chưa cần dùng và
có biện pháp giải phóng để thu hồi vốn nhanh chóng, hạn chế các thiệt hại
Nguyễn Thị Thuý H - K32 T1à
5
Học viện tài chính
(+) Thực hiện việc kiểm kê vật liệu theo yêu cầu quản lý, lập báo cáo
về vật liệu, tham gia công tác phân tích và thực hiện kế hoạch thu mua, dự
trữ, sử dùng vật liệu.
(+) Thực hiện việc kiểm kê vật liệu theo yêu cầu quản lý, lập báo cáo
về vật liệu, tham gia công tác phân tích và thực hiện kế hoạch thu mua, dự
trữ, sử dùng vật liệu.
II. PHÂN LOẠI VÀ ĐÁNH GIÁ VẬT LIỆU.
2.1. Phân loại vật liệu.
Phân loại vật liệu là việc phân chia vật liệu của doanh nghiệp thành

bản trong DN.
- Vật liệu khác: Là các loại vật liệu loại ra trong quá trình sản xuất
chế tạo sản phẩm hoặc phế liệu thu hồi trong quá trình thanh lý TSCĐ có thể
sử dụng hoặc bán ra ngoài. Ví dụ: gỗ, sắt vụn, phoi bào.
* Căn cứ vào nguồn gốc của NVL thì NVL được chia thành:
- NVL mua ngoài: Là những vật liệu sử dụng cho sản xuất kinh doanh
được DN mua ở ngoài thị trường.
- NVL tự sản xuất: Là vật liệu DN tự sản xuất hoặc thuê ngoài gia công
- NVL có từ nguồn khác, chẳng hạn được Nhà nước hoặc cấp trên
cấp, nhận vốn liên doanh bằng vật liệu, vay bằng vật liệu…
* Căn cứ vào mục đích sử dụng NVL trong DN được chia thành các loại:
- NVL trực tiếp dùng cho sản xuất sản phẩm.
- NVL dùng cho quản lý phân xưởng.
- NVL dùng cho khâu bán hàng.
2.2. Đánh giá nguyên vật liệu
Tính giá vật liệu là xác định giá trị vật liệu để ghi sổ kế toán, do đó nó
có ý nghĩa quan trọng trong việc hạch toán đúng tình hình tài sản cũng như
chi phí sản xuất kinh doanh.
* Nguyên tắc kế toán sử dụng trong đánh giá NVL:
+ Nguyên tắc giá gốc
+ Nguyên tắc nhất quán
Nguyễn Thị Thuý H - K32 T1à
7
Học viện tài chính
+ Nguyên tắc thận trọng
Tính giá vật liệu phụ thuộc vào phương pháp quản lý và hạch toán vật
liệu là phương pháp kê khai thường xuyên hay kiểm kê định kỳ.
- Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp được áp dụng
phổ biến hiện nay. Đặc điểm của phương pháp này là mọi nghiệp vụ nhập,
xuất vật liệu đều được kế toán theo dõi, tính toán một cách thường xuyên

=
+
-
Chiết khấu thương mại,
giảm giá được hưởng
8
Trị giá vật liệu hiện
còn cuối kỳ
Giá vật liệu
nhập kho
Học viện tài chính
Chi phí thu mua bao gồm : Chi phí vận chuyển, bảo quản từ nơi mua
về doanh nghiệp; chi phí thuê kho bãi; chi phí bảo hiểm hàng hoá khi mua;
hao hụt trong định mức khi mua vật liệu; tiền công tác phí của người đi mua
Chiết khấu thương mại, giảm giá được hưởng : Khi DN mua nguyên
vật liệu một lần với số lượng lớn hoặc mua hàng nhiều lần trong khoảng thời
gian nhất định hoặc vật liệu đã mua nhưng không đảm bảo qui cách phẩm
chất nên người bán đồng ý giảm giá.
- Vật liệu được cấp hoặc nhận vốn liên doanh bằng vật liệu hay các cá
nhân cổ đông góp vốn bằng vật liệu: Giá thực tế vật liệu là giá ghi trên biên
bản bàn giao hoặc giá do hội đồng định giá thẩm đình cộng thêm các chi phí
khác (nếu có).
- Vật liệu được biếu tặng, được thưởng: Giá thực tế vật liệu là giá trị
vật liệu được biếu, tặng, thưởng hoặc tham khảo giá trị của loại vật liệu
tương đương trên thị trường.
- Vật liệu là phế liệu: Có hai cách tính gía:
Tính theo giá kế hoạch hoặc giá ước tính không điều chỉnh, có ưu
điểm là đơn giản nhưng không chính xác. Hoặc tính giá thực tế bán trên thị
trường, có ưu điểm là tính đúng giá phế liệu nhưng nhược điểm là phức tạp.
2.2.2. Tính giá xuất vật liệu

Cách này mặc dầu khá đơn giản và phản ánh kịp thời tình hình biến
động vật liệu trong kỳ tuy nhiên không chính xác vì không tính đến sự biến
động của giá cả vật liệu kỳ này.
(+) Giá đơn vị bình
quân sau mỗi lần nhập
=
Giá thực tế VL tồn kho sau mỗi lần nhập
Lượng thực tế VL tồn kho sau mỗi lần nhập
Cách tính này khắc phục được nhược điểm của 2 phương pháp trên,
vừa chính xác vừa cập nhật. Tuy nhiên phương pháp này tốn nhiều công
sức, tính toán nhiều lần, thường chỉ áp dụng cho doanh nghiệp sử dụng ít
loại vật liệu, số lần nhập vật liệu trong tháng ít.
* Tính giá xuất kho theo phương pháp giá thực tế nhập trước, xuất
trước (FIFO):
Theo phương pháp này, giả thiết rằng số vật liệu nào nhập trước thì
xuất trước, xuất hết số nhập trước thì mới đến số nhập sau theo giá thực tế
của từng số hàng xuất. Nói cách khác, cơ sở của phương pháp này là giá
thực tế của vật liệu mua trước sẽ được dùng làm giá để tính giá thực tế vật
liệu xuất trước và do vậy giá thực tế của vật liệu tồn kho cuối kỳ sẽ là giá
thực tế của số vật liệu mua vào sau cùng. Phương pháp này thích hợp trong
trường hợp giá cả ổn định hoặc có xu hướng giảm.
* Phương pháp giá thực tế nhập sau, xuất trước (LIFO):
Phương pháp này giả định những vật liệu mua sau cùng sẽ được xuất
trước tiên, ngược với phương pháp nhập trước, xuất trước ở trên. Phương
pháp nhập sau, xuất trước thích hợp trong trường hợp lạm phát.
* Phương pháp giá thực tế đích danh:
Theo phương pháp này vật liệu được xác định theo đơn chiếc hoặc
từng lô và giữ nguyên từ lúc nhập vào cho đến lúc xuất dùng (trừ trường hợp
Nguyễn Thị Thuý H - K32 T1à
11

Nguyễn Thị Thuý H - K32 T1à
12
Học viện tài chính
người cung cấp , người quản lý tài sản và cán bộ nghiệp vụ quản lý về số
lượng, chủng loại, chất lượng.
- Phiếu nhập kho ( Mẫu số 01- VT): là chứng từ phản ánh lượng hàng
được nhập qua kho trước khi xuất dùng hoặc xuất bán. Phiếu nhập kho có
thể do cán bộ cung ứng hoặc kế toán vật tư lập . Thường được lập 3 liên:
 Liên 1: để lưu
 Liên 2: người nhập hàng giữ
 Liên 3: thủ kho, kế toán luân chuyển giữ.
- Phiếu xuất kho (Mẫu số 02-VT): được dùng để theo dõi chặt chẽ số
lượng vật tư, sản phẩm hàng hoá xuất kho cho sản xuất hoặc tiêu thụ. Phiếu
xuất kho là căn cứ để kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm,
định mức tiêu hao, giá vốn hàng tiêu thụ.
Ngoài ra còn có một số chứng từ sau:
 Thẻ kho ( Mẫu số 06-VT)
 Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (Mẫu số 03-VT)
 Phiếu xuất vật tư theo hạn mức ( Mẫu số 04-VT)
 Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ ( Mẫu số 07-VT)
 Bảng phân bổ vật liệu sử dụng
1. Phương pháp hạch toán chi tiết nguyên vật liệu
Việc hạch toán chi tiết vật liệu có thể được thực hiện theo ba phương
pháp sau tuỳ theo điều kiện của từng doanh nghiệp
1.1. Phương pháp thẻ song song:
* Nguyên tắc hạch toán:
- Ở kho: Thủ kho ghi chép sự biến động nhập, xuất, tồn của từng
loại vật liệu về số lượng trên Thẻ kho
- Ở phòng kế toán: Kế toán vật liệu ghi chép sự biến động nhập,
xuất, tồn của từng loại vật liệu về cả hiện vật và giá trị trên sổ chi tiết vật

nhưng cuối kỳ trên cơ sở số liệu tồn kho trên thẻ kho thủ kho vào sổ số dư
(phần theo dõi về số lượng). Sổ này do kế toán lập và chuyển cho thủ kho
vào ngày cuối tháng để ghi sổ.
Nguyễn Thị Thuý H - K32 T1à
14
Học viện tài chính
Các chứng từ nhập, xuất sau khi đã ghi vào thẻ kho phải được thủ kho
phân loại theo chứng từ và chuyển giao cho phòng kế toán kèm theo các
chứng từ nhập, xuất.
- Ở phòng kế toán : Kế toán vật liệu chỉ theo dõi sự biến động nhập,
xuất, tồn cho từng loại vật liệu về giá trị trên Bảng kê lũy kế nhập, xuất, tồn
* Ưu, nhược điểm của phương pháp:
- Ưu điểm : Tránh được việc ghi chép trùng lắp giữa kho và phòng kế
toán. Cung cấp thông tin kịp thời cho người quản lý về tình hình biến động
của nguyên vật liệu.
- Nhược điểm : Khó kiểm tra đối với các sai sót, nhầm lẫn.
IV. KẾ TOÁN TỔNG HỢP VẬT LIỆU
Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu là quá trình theo dõi tình hình nhập,
xuất, tồn kho vật liệu theo giá trị. Nhờ đó quá trình theo dõi mang tính khái
quát hoá cao hơn và có thể so sánh được. Có hai phương pháp thường được
dùng để hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu là:
- Phương pháp kê khai thường xuyên
- Phương pháp kiểm kê đình kỳ
Kế toán tổng hợp vật liệu theo phương pháp kê khai thường
xuyên
4.1. Nội dung của phương pháp kê khai thường xuyên
Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp hạch toán tổng
hợp hàng tồn kho dùng để phản ánh một cách thường xuyên, liên tục tình
hình biến động nhập, xuất, tồn của vật liệu, công cụ dụng cụ, thành phẩm,
hàng hoá. Phương pháp này có ưu điểm là cung cấp thông tin thường xuyên

Bên Nợ: Phản ánh giá thực tế hàng mua đang đi đường
Bên Có: Phản ánh giá thực tế hàng đang đi đường đã về nhập kho
Dư Nợ: Phản ánh giá thực tế hàng đang đi đường (đầu kỳ hoặc cuối
kỳ)
Ngoài ra còn có các tài khoản: TK 133, 331, 311, 111, 112, phản ánh
tình hình thanh toán với nhà cung cấp và số thuế giá trị gia tăng được khấu
Nguyễn Thị Thuý H - K32 T1à
16
Học viện tài chính
trừ (nếu doanh nghiệp áp dụng tính thuế giá trị gia tăng theo phương khấu
trừ).
c. Trình tự hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu : (Sơ đồ số 1)
Đối với nghiệp vụ nhập nguyên vật liệu (vật liệu tăng) thì nguyên tắc
-chung để hạch toán là ghi Nợ TK 152 và đối ứng với nó sẽ là Có các TK có
liên quan khác nhau tuỳ theo nguồn gốc của vật liệu nhập kho.
Đối với vật liệu tăng do mua ngoài thì khi vật liệu về nhập kho có
chứng từ kèm theo, kế toán ghi:
Nợ TK 152
Nợ TK 133 (nếu có)
Có TK 111,112,311
Trường hợp doanh nghiệp mua vật liệu sử dụng để sản xuất mặt hàng
không chịu thuế giá trị gia tăng hoặc sử dụng cho hành chính phúc lợi sự
nghiệp thì giá mua nguyên vật liệu nhập là có tính cả thuế giá trị gia tăng.
- Trường hợp vật liệu về chưa có chứng từ kèm theo, doanh nghiệp
vẫn làm thủ tục nhập kho vật liệu nhưng chưa ghi sổ kế toán mà đợi đến
cuối tháng nếu chứng từ về ghi sổ giống trường hợp vật liệu về có chứng từ
kèm theo. Nếu chứng từ vẫn chưa về thì ghi sổ theo giá tạm tính và sang
tháng sau nếu chứng từ về kế toán so sánh giữa giá thực tế và giá tạm tính
để điều chỉnh.
Chứng từ về trước, vật liệu chưa về thì kế toán chưa ghi sổ mà đợi

tư theo hạn mức
- Sử dụng để liên doanh: Phiếu xuất kho kèm theo Hợp đồng liên doanh
- Thuê ngoài chế biến: Phiếu xuât kho kèm theo Hợp đồng gia công chế biến
- Xuất từ kho này sang kho khác: Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
b.Tài khoản sử dụng:
-TK 621 “ Chí phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp”
-TK 627 “ Chi phí sản xuất chung”
-TK 641 “ Chi phí bán hàng”
-TK 642 “ Chi phí quản lý doanh nghiệp”
-TK 241 “ Xây dựng cơ bản”
Nguyễn Thị Thuý H - K32 T1à
18
Học viện tài chính
c.Trình tự hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu: (Sơ đồ số 1)
Đối với nghiệp vụ xuất kho nguyên vật liệu (vật liệu giảm) thì nguyên
tắc chung để hạch toán tổng hợp là ghi Có TK 152 đối ứng Nợ với các tài
khoản khác có liên quan tuỳ theo mục đích xuất kho và đối tượng sử dụng
vật liệu
- Căn cứ vào chứng từ xuất vật liệu sử dụng cho sản xuất kinh doanh
và nơi sử dụng, kế toán ghi:
Nợ TK 621,627,641,642,241
Có TK 152
- Khi xuất vật liệu để thuê ngoài chế biến, hoặc tự chế biến, kế toán
ghi:
Nợ TK 154
Có TK 152
- Khi xuất vật liệu để góp vốn liên doanh, nếu xảy ra một trong các
trường hợp sau thì kế toán sẽ ghi sổ như sau:
+ Số vốn góp liên doanh là vật liệu bằng giá trị vật liệu ghi trên sổ kế
toán, kế toán ghi:

hoàn thành nhập kho
TK 133 TK 331,111,112,..
TK333 ( Nếu có)
Thuế nhập khẩu NVL
phải nộp NSNN -Giảm giá hàng mua
-Trả lại NVL cho người bán
TK3332 -Chiết khấu thương mại
Thuế tiêu thụ đặc biệt NVL TK 632
nhập khẩu phải nộp NSNN
TK33312 NVL xuất bán
Thuế GTGT hàng NK phải
nộp NSNN(nếu được khấu trừ) TK 142,242
TK 411
Nhận vốn góp liên doanh NVL xuất dùng SXKD phải
Bằng NVL phân bổ dần
TK 621,623,627
641,642,241… TK 128,222
NVL xuất dùng cho SXKD hoặc NVL xuất kho để góp vốn
Nguyễn Thị Thuý H - K32 T1à
20
Học viện tài chính
XDCB không sử dụng hết nhập liên doanh
Lại kho
TK 128,222 TK 1381
Thu hồi vốn góp liên doanh bằng NVL phát hiện thiếu khi
NVL nhập kho kiểm kê chờ xử lý
TK 3381
NVL phát hiện thừa khi kiểm kê
Chờ xử lý
Nguyễn Thị Thuý H - K32 T1à

- Tài khoản sử dụng:
TK 159 “ Dự phòng giảm giá hàng tồn kho”. Kết cấu:
Bên Nợ: Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Bên Có: Trích lập hoặc trích lập bổ sung dự phòng hàng tồn kho
Dư Có: Số dự phòng đã trích
- Trình tự hạch toán:
+) Cuối năm căn cứ vào mức dự phòng cần lập, kế toán ghi sổ:
Nợ TK 642
Có TK 159
+) Sang cuối năm sau, nếu số cần lập cho năm kế hoạch đúng bằng số
đã trích lập của năm trước thì kế toán không phải trích lập dự phòng nữa
+) Nếu số cần lập cho năm kế hoạch cao hơn số đã lập thì kế toán
trích lập thêm phần chênh lệch tăng thêm và hạch toán như sau:
Nợ TK 632 “ Giá vốn hàng bán” ( chi tiết dự phòng giảm giá hàng tồn
kho)
Có TK 159 “ Dự phòng giảm giá hàng tồn kho”
+) Nếu số lập cho năm kế hoạch thấp hơn số đã lập thì kế toán hoàn
nhập phần chênh lệch giảm và hạch toán như sau:
Nợ TK 159 “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho”
Có TK 711: Thu nhập khác
Nguyễn Thị Thuý H - K32 T1à
Mức dự phòng
phải trích cho
năm điểm kế
hoạch
=
Lượng
nguyên vật
liệu tồn kho
giảm giá

chứng từ ghi sổ vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ theo số thứ tự ghi ở sổ đăng
ký chứng từ ghi sổ. Từ đó chứng từ ghi sổ mới được ghi vào sổ cái theo nội
dung kinh tế.
Nguyễn Thị Thuý H - K32 T1à
24
Học viện tài chính
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU
TẠI TRUNG TÂM DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRUNG TÂM
1.1. Quá trình hình thành và phát triển :
Trung tâm Dịch vụ Khách hàng trực thuộc Bưu điện Hà Nội, có trụ sở
tại 75 Đinh Tiên Hoàng - Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Là một đơn vị trực thuộc của Bưu điện Hà Nội do đó Trung tâm hoạt
động kinh doanh và phục vụ cùng với các đơn vị trực thuộc khác của Bưu
điện Hà Nội trong một dây chuyền hoạt động sản xuất kinh doanh của Bưu
điện Hà Nội, có mối liên hệ mật thiết với nhau về tổ chức mạng lưới, lợi ích
kinh tế, tài chính, tiếp thị, phát triển dịch vụ để thực hiện nhiều mục tiêu kế
hoạch do Bưu điện Thành phố Hà Nội giao.
Tiền thân của Trung tâm Dịch vụ khách hàng là công ty Phát triển -
Cung ứng Vật tư Bưu điện Hà Nội với nhiệm vụ chính là phát triển thuê bao
và cung ứng vật tư phục vụ sự phát triển, sửa chữa mạng lưới thông tin của
Bưu điện Thành phố Hà Nội. Sự phát triển mạnh của ngành Bưu chính Viễn
thông nói chung và mạng lưới viễn thông Bưu điện Thành phố Hà Nội nói
riêng trong những năm qua đòi hỏi phải có sự chuyên môn hóa hơn nữa. Do đó
Trung tâm Dịch vụ khách hàng Bưu điện Hà Nội đã được chia tách từ công ty
Phát triển - Cung ứng vật tư Bưu điện. Căn cứ NĐ 51/CP 01/8/95 của CP phê
chuẩn TTDVKH được thành lập lại theo quyết định số 4356/QĐ_TCCB ngày
18/12/1996 của Tổng Giám đốc Tổng Công ty Bưu chính - Viễn thông Việt
Nam.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status