Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn chương trình hóa học lớp 10 cơ bản - Pdf 14

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Vũ Thị Kim Oanh Chuyên ngành : Lý luận và phương pháp dạy học Hóa học
Mã số : 60 14 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÊ PHI THÚY
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT dd : Dung dịch
đ : Đặc
đktc : Điều kiện tiêu chuẩn
HS : Học sinh
HTTH : Hệ thống tuần hoàn
l : Lỏng
k : Khí
P : Áp suất
PƯ : Phản ứng
r : Rắn
t
o
: Nhiệt độ
SGK : Sách giáo khoa
STT : Số thứ tự
THPT : Trung học phổ thông
TNKQ : Trắc nghiệm khách quan

+ Hiện nay chưa có ngân hàng câu hỏi đề thi trắc nghiệm khách quan cho từng môn học, cấp
học. Nếu muốn á
p dụng đưa trắc nghiệm khách quan vào bài kiểm tra, giáo viên phải mất rất nhiều thời
gian để soạn thảo. Việc không có ngân hàng đề trắc nghiệm cũng dẫn đến việc các giáo viên không có
cơ hội trao đổi kinh nghiệm, rút ra ưu nhược điểm của các câu hỏi trước khi đem ra sử dụng.
Vì vậy, xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn cho c
hương
trình Hoá học lớp 10 nhằm hỗ trợ giáo viên trong kiểm tra – đánh giá, đồng thời tạo cho học sinh thay
đổi phương pháp học tập khi hình thức kiểm tra thay đổi là một vấn đề cần thiết. Đặc biệt trong bối
cảnh hiện nay, khi Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định sẽ áp dụng hình thức trắc nghiệm khách quan
đối với các môn Lý, Hoá, Sinh, Ngoại ngữ trong kỳ thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông và Tuyển sinh
Đại học – Cao đẳng từ năm 2007 thì ưu điểm của hình thức trắc nghiệm khách quan càng được khẳng
định. Đề tài này mong muốn được góp một phần nhỏ bé giúp nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học
m
ôn Hoá nói chung và quá trình thi cử môn Hoá học nói riêng.
2. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
2.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học Hóa học ở trường phổ thông.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Hệ thống câu hỏi lý thuyết và bài tập SGK Hoá học 10 cơ bản và phương pháp trắc nghiệm
khách quan trong kiểm tra – đánh giá thành quả học tập.
3. Mục đích của đề tài
3.1. Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn chương trình Hoá học lớp
10 cơ bản.
3.2. Tiến hành thực nghiệm, xử lý và phân tích kết quả thu được để đánh giá hiệu quả của hệ thống
câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn c
hương trình Hoá học lớp 10 cơ bản.
4. Nhiệm vụ của đề tài
4.1. Nghiên cứu lý thuyết về trắc nghiệm khách quan, xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách
quan nhiều lựa chọn chương trình Hoá học 10 cơ bản.

Nội dung luận văn giúp giáo viên có thêm tư liệu tham khảo trong quá trình dạy học. Đồng thời,
nội dung này cũng là những gợi ý cần thiết cho các tác giả viết SGK, sách tham khảo chương trình Hoá
học THPT.

7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết
Nghiên cứu cở sở lý luận của đề tài, các hình thức kiểm tra đánh giá trong dạy học, xu hướng
đổi mới cách thức đánh giá trong giai đoạn hiện nay, phương pháp trắc nghiệm
khách quan nhiều lựa
chọn.
7.2. Phương pháp nghiên cứu giáo trình và tài liệu
Tham khảo các tài liệu có liên quan đến luận văn viết về trắc nghiệm khách quan như sách giáo
khoa Hóa học, sách giáo viên, sách bài tập, tài liệu bồi dưỡng chương trình mới dành cho giáo viên,
các tài liệu tham khảo khác… nhằm đề ra giả thuyết khoa học và nội dung luận văn.
7.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Phương pháp thực nghiệm nhằm chứng m
inh tính đúng đắn của giả thuyết và tính khả thi của
luận văn khi áp dụng vào quá trình kiểm tra, thi cử cũng như quá trình dạy học môn Hoá 10 cơ bản.
7.4. Phương pháp Toán học
Sử dụng các phầm mềm thống kê để xử lý kết quả thu được, phân tích kết quả và rút ra kết luận.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1. Tổng quan về đo lường và trắc nghiệm [30], [33], [44]
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
* Đo lường
Đo lường là quá trình thực hiện một lối mô tả bằng con số mức độ mà một cá nhân đã đạt được
(hay đã có) một đặc điểm nào đó (thí dụ: khả năng, thái độ).
Trong cuộc sống thường ngày, muốn đánh giá chính xác thì phải đo lường trước (cho dù dưới
dạng nà

hồi này có thể cung cấp thông tin cho giáo viên để điều chỉnh việc giảng dạy và tổ chức phụ đạo cho cá
nhân hay nhóm học sinh, nếu cần.
- Đánh giá chẩn đoán liên quan đến những khó khăn của học sinh trong việc học tập. Các khó
khăn này xảy ra liên tục hay lặp đi lặp lại nhiều lần, mặc dầu giáo viên đã cố gắng điều chỉnh bằng mọi
cách và mọi phương tiện có sẵn. Trong trường hợp đó,
cần phải có lối đánh giá chẩn đoán chi tiết hơn
nhằm phát hiện ra những nguyên nhân căn bản của các khó khăn ấy và đề ra các biện pháp sửa chữa.
- Đánh giá tổng kết thường được thực hiện vào cuối thời kì giảng dạy một khóa học hay một
đơn vị học tập nhằm xác định mức độ đạt được các mục tiêu giảng huấn và thường được sử dụng để
cho điểm ở lớp ha
y xác nhận học sinh đã nắm vững thành thạo các kết quả học tập dự kiến. Ngoài ra,
nó còn có thể cung cấp các thông tin cần thiết để phê phán tính thích hợp của các mục tiêu môn học và
các hiệu quả giảng dạy.
1.1.2. Luận đề và trắc nghiệm khách quan
Luận đề và trắc nghiệm khách quan đều là những phương tiện kiểm tra k
hả năng học tập, cần
lưu ý cả hai dạng trên đều là trắc nghiệm. Các bài kiểm tra thuộc loại luận đề xưa nay vốn quen thuộc
tại các trường học của chúng ta là các bài trắc nghiệm nhằm khảo sát khả năng của học sinh về các
môn học và điểm số về các bài khảo sát ấy là những số đo lường khả năng của chúng. Gọi là trắc
nghiệm khách quan để phâ
n biệt với trắc nghiệm luận đề nhằm phân biệt một hình thức thí sinh phải
viết ra các câu trả lời; trong khi đó hình thức còn lại (trắc nghiệm khách quan) chỉ yêu cầu thí sinh
chọn đáp án đúng nhất trong số các đáp án mà đề đã cho ở dưới phần câu hỏi của đề.
* Một số điểm khác biệt và tương đồng của luận đề và trắc nghiệm khá
ch quan
Trắc nghiệm khác luận đề ở các điểm dưới đây:
- Một câu hỏi luận đề buộc thí sinh phải tự mình soạn câu trả lời và diễn tả nó bằng ngôn ngữ
của chính mình. Mặt khác, một câu hỏi trắc nghiệm khách quan buộc thí sinh phải chọn câu trả lời
đúng nhất trong một số câu đã cho sẵn.
- Một bài luận đề gồm số câu hỏi tương đối ít và có tính cách tổng quát, đòi hỏi thí sinh phải

viết có thể khảo sát được.
- Đều được sử dụng để khuyến khích học sinh học tập nhằm đạt đến các mục tiêu: hiểu biết các
nguyên lý, tổ chức và phối hợp các ý tưởng, ứng dụng kiến thức trong việc giải quyết các vấn đề.
- Đều đòi hỏi sự vận dụng ít nhiều các phá
n đoán chủ quan.
- Giá trị của luận đề hay trắc nghiệm khách quan đều phụ thuộc vào tính khách quan và tính
đáng tin cậy của chúng .
* Khi nào sử dụng trắc nghiệm khách quan hay luận đề?
Trường hợp nên sử dụng luận đề
Trường hợp nên sử dụng trắc nghiệm
khách quan
1. Khi nhóm học sinh dự thi hay kiểm tra
không quá đông và đề thi chỉ dùng một
lần, không dùng lại nữa.
2. Khi giáo viên cố gắng khuyến khích và
khen thưởng sự phát triển kỹ năng diễn tả
bằng văn viết của học sinh.
3. Khi giáo viên muốn tìm hiểu thêm về
quá trình tư duy và diễn biến tư tưởng của
học sinh về một vấn đề nào đó ngoài việc
khảo sát kết quả học tập của các em.
1. K
hi cần khảo sát kết quả học tập của số
đông học sinh hay muốn sử dụng bài
khảo sát ấy vào một lúc khác.
2. Khi ta muốn có những điểm số đáng tin
cậy, không phụ thuộc phần lớn vào chủ
quan của người chấm bài.
3. Khi các yếu tố công bằng, vô tư, chính
xác được coi là yếu tố quan trọng nhất

và vận dụng kiến thức).
Rèn luyện cho học sinh khả năng
trình bày bằng ngôn ngữ viết.
Kiểm tra quá trình suy nghĩ, nhiệt
tình hứng thú của học sinh đối
với nội dung kiểm tra.
Có thể đo lường một cách đa dạng và
khách quan với nhiều mức độ nhận
thức từ đơn giản chỉ biết đến các hình
thức phức tạp hơn, trừ hì
nh thức tổng
hợp.
Vì học sinh ghi rất ít, nên trong một
thời gian tương đối ngắn cũng có thể
đánh giá một lượng đáng kể các kiến
thức cần thiết.
Chấm điểm được thực hiện khách quan
vì không cần diễn dịch ý tưởng của học
sinh như trong bài viết.
Có thể đặt ra những câu hỏi trắc
nghiệm đòi hỏi học sinh phải phân biệt
đư
ợc các câu trả lời có mức độ đúng chỉ
hơn kém nhau đôi chút.
Do có nhiều câu trả lời nên học sinh
phải chọn được câu trả lời đúng và
giảm thiểu khả năng đoán mò so với
kiểu câu hỏi Đúng/ Sai.
Lượng thông tin phản hồi rất lớn, nếu
biết xử lí sẽ giúp điều chỉnh và cải thiện

trắc nghiệm là bài thi cuối học kỳ nhằm cho điểm và xếp hạng học sinh t
hì các câu hỏi phải được soạn
thảo làm sao để điểm số phân tán rộng, có thể phân loại được học sinh khá giỏi hoặc trung bình – yếu.
Ngược lại, nếu là bài kiểm tra thông thường nhằm kiểm tra những hiểu biết tối thiểu về kiến thức đã
học trong chương trình thì ta cần soạn những câu hỏi sao cho học sinh dễ đạt điểm tối đa, nếu các em
thực sự tiếp thu đư
ợc bài học, đồng nghĩa với việc người giáo viên đạt được sự thành công trong giảng
dạy.
Ngoài ra, ta có thể soạn bài trắc nghiệm nhằm mục đích chẩn đoán, tìm ra điểm mạnh – yếu của
học sinh nhằm quy hoạch việc giảng dạy đạt hiệu quả hơn. Với loại trắc nghiệm này, cần soạn thảo làm
sao để tạo cơ hội cho học
sinh phạm tất cả mọi sai lầm có thể nếu chưa học kỹ bài. Bên cạnh đó, ta có
thể dùng trắc nghiệm nhằm mục đích tập luyện, giúp học sinh hiểu bài hơn, đồng thời làm quen dần
với hình thức kiểm tra này. Với loại trắc nghiệm này, ta không cần ghi điểm số của học sinh.
Tóm lại, bài trắc nghiệm có thể phục vụ cho nhiều mục đích. Người soạn thảo bài trắc nghiệm
cần nắm rõ mục đích của mình thì mới soạn thảo bài trắc nghiệm có giá trị, vì chính mục đích này chi
phối nội dung cũng như hình thức bài trắc nghiệm dự định soạn thảo.
1.2.2. Phân tích nội dung môn học
Phân tích nội dung môn học bao gồm công việc xem xét và phân biệt bốn loại học tập:
- (1): những thông tin m
ang tính chất sự kiện mà HS phải nhớ hay nhận ra.
- (2): những khái niệm và ý tưởng cần học sinh giải thích hay minh họa.
- (3): những ý tưởng phức tạp cần được giải thích hay giải nghĩa.
- (4): những thông tin, ý tưởng, kỹ năng cần được ứng dụng hay chuyển dịch sang một tình
huống hay hoàn cảnh mới.
Có thể trình bày ngắn gọn việc phân tích nội dung môn học gồm các bước sau:
- Bước 1: Tìm ra ý tưởng c
hính yếu của môn học.
- Bước 2: Lựa chọn từ ngữ, những nhóm chữ, kí hiệu (nếu có) nhằm yêu cầu học sinh giải
nghĩa, tức là buộc học sinh phải nắm mối liên hệ giữa các khái niệm.

Đề
mục
3
Đề
mục
4
Đề
mục
5
Đề
mục
6
Đề
mục
7
Tổng
cộng
Tỉ lệ
1. Hiểu biết: Từ 1 2 1 3 2 1 10
ngữ, kí hiệu, quy
ước
Tính chất, đặc
điểm, tiêu chuẩn
Sự kiện, dữ kiện
2
1

2
1


Phê phán 3 5 2 5 15 50%
Tổng cộng 2 16 20 23 19 17 16 120 100%
(Nguồn: Dương Thiệu Tống [33, tr.39])
Với một bài trắc nghiệm ở lớp học, nhằm khảo sát một phần nào đó của môn học, ta có thể áp
dụng bảng quy định hai chiều đơn giản như ví dụ dưới đây:

Bảng 1.2 : Đề mục : .......................................................
Các ý tưởng quan trọng (1) Các khái niệm (2) Kiến thức (3)
Chủ đề I
Chủ đề II
Chủ đề III
v.v…
(Nguồn: Dương Thiệu Tống [33, tr.40])
(1) Các ý tưởng phức tạp, các nguyên tắc, các mối liên hệ, các điều khái quát hóa, các quy luật
v.v… mà học sinh phải giải thích, giải nghĩa.
(2) Các từ ngữ, khái niệm, kí hiệu, các ý tưởng đơn giản mà học sinh phải giải thích, giải nghĩa.
(3) Các loại thông tin (sự kiện, ngày, tháng ….)
Trên đây là một số ví dụ về dàn bài trắc nghiệm nhằm mục đích minh họa và hướng dẫn. Người
soạn thảo trắc nghiệm có thể tùy theo môn học, cấp học mà thiết kế dàn bài trắc nghiệm thích hợp cho
môn học và mục đích của mình.
1.2.4. Số lượng câu hỏi trong bài trắc nghiệm
Số câu của bài trắc nghiệm khách quan thường gồm 20 câu (nếu kiểm tra ngắn) đến 100 câu
(nếu dùng để đánh giá cuối khóa hay thi cử). Số lượng câu hỏi dạng này trong các kì thi sinh ngữ. Tu
y
nhiên, cũng cần chú ý đến cấu trúc đề thi trắc nghiệm của các môn thi trong kì thi tốt nghiệp trung học
phổ thông hay tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo, theo đó, số lượng câu hỏi thường là 40 câu, 50
câu hoặc 60 câu.
Số câu trong bài trắc nghiệm được quyết định bởi những yếu tố: mục tiệu đánh giá đặt ra, thời
gian và điều kiện c
ho phép, độ khó của câu trắc nghiệm.

- Phần gốc là một câu hỏi hoặc một câu bỏ lửng.
- Phần lựa chọn là một số (từ 3 trở lên) đáp án, trong đó có một đáp án là đúng, c
hính xác. Số
đáp án còn lại có vẻ như đúng mà kì thực chưa chính xác, gọi là mồi nhử.
Ví dụ 1: Hạt proton có điện tích (câu bỏ lửng)
A. cùng điện tích với hạt electron.
B. cùng điện tích với hạt nơtron.
C. có điện tích dương ngược dấu với điện tích của electron.
D. trung hòa.
Ví dụ 2: Tính phi kim của 1 nguyên tố là tính chất nào dưới đây? (câu hỏi)
A. Tính chất dễ mất electron của 1 nguyên tố để trở thành ion dương.
B. Tính chất dễ thu electron của 1 nguyên tố để trở thành ion âm.
C. Tính chất dễ mất electron của 1 nguyên tố để trở thành ion âm.
D. Tính chất dễ thu electron của 1 nguyên tố để trở thành i
on dương.
1.3.1.3. Câu trắc nghiệm điền thế/ điền khuyết
Đây là hình thức câu trắc nghiệm có dạng câu hoặc đoạn câu có một khoảng trống để người trả
lời bài trắc nghiệm chọn từ/ ngữ thích
hợp điền vào chỗ trống đó.
Ví dụ : Điền vào các chỗ trống sau bằng từ thích hợp:
Số khối A trong một nguyên tử là ……… proton và nơtron có trong hạt nhân.
1.3.1.4. Câu trắc nghiệm ghép đôi
Câu trắc nghiệm loại này gồm 2 cột từ/ ngữ xếp lộn xộn mà mỗi từ ngữ của cột này có thể ghép
với 1 hay nhiều từ/ ngữ của cột kia một cách có ý nghĩa, hợp logic.
Ví dụ: Chọn cấu hì
nh electron ở cột II ghép vào chỗ trống ở cột I cho thích hợp:
Cột I
A.
N
14

2p
6
3s
1

3. 1s
2
2s
2
2p
3

4. 1s
2
2s
2
2p
6

5. 1s
2
2s
2
2p
5

6. 1s
2
2s
1

nghiệm nhiều lựa chọn vì những ưu điểm trên của nó.
1.3.2.3. Câu trắc nghiệm điền thế/ điền khuyết
- Tính khách quan không cao.
- Chú ý những chữ dùng để điền vào là những chữ duy nhất đúng, không thể thay thế bằng chữ
nào khác. Tuy nhiên, điều này khó bảo đảm.
- Tính giá trị kém.
1.3.2.4. Câu trắc nghiệm ghép đôi
- Ngắn gọn (dù phần gốc ha
y phần lựa chọn): mỗi cột là 1 từ hay 1 cụm từ.
- Số lượng câu (từ) ở cột I và cột II không được bằng nhau, thường cột II phải có số lượng nhiều
hơn. Để đảm bảo rằng đến đáp án cuối cùng, học sinh vẫn phải suy ngẫm để chọn.
- Thực chất đây là hình thức trắc nghiệm nhiều lựa chọn.
1.3.2.5. Câu trắc nghiệm hỏi – đáp ngắn
- Người trả lời trắc nghiệm p
hải tự đưa ra câu trả lời, do vậy tính khách quan bị giảm sút.
- Tránh những câu hỏi có thể trả lời bằng nhiều cách.
- Câu hỏi phải rõ ràng, chính xác và không bàn cãi được.
- Chỉ có một đáp án duy nhất đúng.
1.3.3. Những điều cần lưu ý khi soạn thảo câu trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn
1.3.3.1. Số lựa chọn
- Như đã nói, câu trắc nghiệm có số lựa chọn càng nhiều thì tỉ lệ làm đúng theo kiểu may rủi
càng ít. Tuy nhiên, nếu quá nhiều lựa chọn (> 5) thì câu trắc nghiệm sẽ trở nên rườm rà, khó nhớ, khó
đối chiếu các lựa chọn với nha
u. Điều này gây khó khăn cho học sinh trong quá trình cân nhắc để chọn
lựa.
- Thông thường, ta chọn 4, hoặc 5 lựa chọn là vừa.
1.3.3.2. Đáp án đúng và mồi nhử
Mỗi câu trắc nghiệm dù có nhiều lựa chọn song chỉ có một lựa chọn là đúng, hoàn toàn chính
xác, và chỉ một mà thôi.
Vị trí đáp án đúng phải đặt một cách ngẫu nhiên. Các lựa chọn còn lại có vẻ như đúng mà kì

- Tránh vô tình tiết lộ đáp án đúng bằng cách để cho câu đáp án đúng có độ dài dài hơn mồi
nhử.
1.3.3.5. Phần gốc
Phần gốc dù là câu hỏi
hay câu bỏ lửng cũng phải tạo ra được cơ sở cho sự lựa chọn bằng cách
đặt ra một vấn đề hay đưa ra một ý tưởng rõ ràng, tránh câu có phần gốc chưa nêu ra vấn đề.
Cũng có khi phần gốc là một câu phủ định, trong trường hợp này người soạn trắc nghiệm phải
in nghiêng hoặc tô đậm từ/ chữ diễn tả sự phủ định để học sinh không nhầm lẫn vì vô ý.
1.3.
3.6. Phần lựa chọn
Phần lựa chọn gồm nhiều đáp án bao gồm một đáp án đúng và những mồi nhử, điều quan trọng
là phải làm sao cho các mồi nhử có sức hấp dẫn ngang nhau đối với học sinh chưa học kĩ bài hoặc chưa
hiểu bài học.
1.3.3.7. Đáp án
Câu trắc nghiệm có một đáp án đúng và chỉ một mà thôi. Tránh câu trắc nghiệm có số lựa chọn
đúng hơn 1 (> 1) hoặc không c
ó sự lựa chọn nào đúng cả.
1.3.3.8. Mối quan hệ logic giữa phần gốc và phần lựa chọn
Phần gốc và mỗi lựa chọn của phần trả lời phải phù hợp, ăn khớp nhau về mặt ngữ pháp : Phần
lựa chọn ghép với phần gốc sẽ thành một cặp hỏi đáp hợp logic (nếu phần gốc là câu hỏi) hoặc một câu
hoà
n chỉnh (nếu phần gốc bỏ lửng).
1.4. Phân tích câu trắc nghiệm [30]
1.4.1. Mục đích và phương pháp phân tích các câu hỏi trắc nghiệm
1.4.1.1. Mục đích
Việc phân tích các câu hỏi trắc nghiệm giúp cho người soạn thảo:
- Biết được những câu hỏi nào là quá khó, câu hỏi nào là quá dễ đối với thí sinh.
- Từ hệ thống các câu hỏi đã soạn thảo, lựa ra được các câu có độ phân cách cao, nghĩa là các
câu hỏi phân biệt được học sinh giỏi và học sinh kém
.

1.4.3. Công thức tính và giải thích ý nghĩa độ phân cách câu (dùng trong lớp học)
1.4.3.1. Mục đích của việc phân tích độ phân cách câu
Khi tiến hành soạn thảo câu hỏi trắc nghiệm, người soạn thảo mong muốn kết quả thực nghiệm
phân biệt được học sinh giỏi và học sinh kém, nghĩa là phải làm sao để câu trắc nghiệm có khả năng
phân cách cao. Như vậy, phân tích độ phân cách câu là kiểm tra xem câu hỏi đó có khả năng phân loại
học sinh tốt
hay không.
Để xác định độ phân cách câu, ta có thể thực hiện theo một trong hai cách sau :
* Cách 1 (dùng trong lớp học)
- Bước 1: Xếp các bảng trả lời đã được chấm theo thứ tự tổng điểm từ cao xuống thấp.
- Bước 2: Căn cứ trên tổng điểm bài trắc nghiệm, lấy 27% số người được điểm cao nhất – xếp
vào nhóm giỏi (nhóm cao) và 27% số người có điểm thấp nhất – xếp vào nhóm
kém (nhóm thấp).
- Bước 3: Lập bảng cho từng câu trắc nghiệm i hay bảng tỉ lệ phần trăm làm đúng các câu trắc
nghiệm với nhóm cao và nhóm thấp.
- Bước 4: Tính độ phân cách câu (D) theo công thức :
số người trả lời đúng câu i
số n
gười làm bài trắc nghiệm
100% + % may rủi
2
số người làm đúng ở nhóm cao – số người làm đúng ở nhóm thấp
số người 1 nhóm
D = x 100%

D = tỉ lệ % nhóm cao làm đúng câu trắc nghiệm - tỉ lệ % nhóm thấp làm đúng câu trắc nghiệm
* Cách 2 (dùng trên máy tính)
Dùng công thức tương quan điểm nhị phân, đó là tương quan cặp giữa điểm câu trắc nghiệm với
tổng điểm bài trắc nghiệm, tính trên N người.


Thông thường, với các lựa chọn là mồi nhử, ta mong muốn số người ở nhóm cao chọn ít hơn số
người ở nhóm thấp. Nếu có trường hợp ngược lại (tức là số người ở nhóm cao chọn nhiều hơn), ta phải
đọc lạo câu nhiễu này,
xem xét về ngữ nghĩa và các dấu hiệu chứa đựng trong nó, có làm cho câu này
thực sự là sai hay không. Khi cần thiết, ta phải so sánh nó với câu được gọi là đáp án đúng.
1.4.4.2. Một số tiêu chuẩn để chọn được câu hỏi tốt
Những câu trắc nghiệm có độ khó quá thấp hay quá cao, động thời có độ phân cách quá thấp
hoặc âm, là những câu kém cần xe
m xét lại để loại bỏ đi hay sửa chữa lại cho tốt hơn.
Với lựa chọn đúng trong câu trắc nghiệm, số người trả lời đúng ở nhóm cao phải nhiều hơn số
người trả lời đúng ở nhóm thấp.
Với lựa chọn sai (mồi nhử), số người ở nhóm cao lựa chọn câu này phải ít hơn số người lựa
chọn câu này ở nhóm thấp.
1.5. Hệ thống lý thuyết hoá học lớp 10 cơ bản [42], [44]
1.5.1. Chương 1: Nguyên tử
Bài 1. Thành phần nguyên tử
- Thà
nh phần cấu tạo của nguyên tử
- Kích thước và khối lượng của nguyên tử
Bài 2. Hạt nhân nguyên tử. Nguyên tố hóa học. Đồng vị
- Hạt nhân nguyên tử
- Nguyên tố hóa học
- Đồng vị
- Nguyên tử khối và nguyên tử khối trung bình của các nguyên tố hóa học
Bài 3. Luyện tập: Thành phần nguyên tử
Bài 4. Cấu tạo vỏ nguyên tử
- Sự chuyển động của các electron trong nguyên tử
- Lớp electron và phân lớp electron
- Số electron tối đa trong một phâ
n lớp, một lớp

Bài 13. Liên kết cộng hóa trị
- Sự hình thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử: đơn chất, hợp chất. Tính chất của các chất có
liên kết cộng hóa trị
- Độ âm điện và liên kết hóa học
Bài 14. Tinh thể nguyên tử và tinh thể phân tử
- Tinh thể nguyên tử. Tính chất chung của tinh thể nguyên tử
- Tinh thể phân tử. Tính chất chung của tinh thể phân tử

Bài 15. Hóa trị và số oxi hóa
- Hóa trị trong hợp chất ion (điện hóa trị). Hóa trị trong hợp chất cộng hóa trị (cộng hóa trị).
- Số oxi hóa
Bài 16. L
uyện tập: Liên kết hóa học
1.5.4. Chương 4: Phản ứng oxi hoá – khử
Bài 17. Phản ứng oxi hóa – khử
- Định nghĩa
- Lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa khử
- Ý nghĩa của phản ứng oxi hóa khử trong thực tiễn
Bài 18. Phân l
oại phản ứng trong hóa học vô cơ
- Phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa và phản ứng không có sự thay đổi số oxi hóa
- Phân loại phản ứng hóa học
Bài 19. Luyện tập: Phản ứng oxi hóa – khử
Bài 20. Bài thực hành số 1. Phản ứng oxi hóa – khử
- Phản ứng giữa kim loại với dung dịch axit
- Phản ứng giữa kim loại với dung dịch muối
- Phản ứng xoi hóa – khử trong môi trường axit
1.5.5. Chương 5 : Nhóm Halogen
Bài 21. Khái quát về nhóm Halogen
- Vị trí của nhóm Halogen trong bảng tuần hàon

- Tác dụng của iot với hồ tinh bột
1.5.6. Chương 6: Oxi – Lưu huỳnh
Bài 29. Oxi – Ozon
- Oxi
- Ozon
Bài 30. Lưu huỳnh
- Vị trí, cấu hình electron của nguyên tử
- Tính chất vật lý
- Tính chất hóa học
- Ứng dụng – Trạng thái tự nhiên – Sản xuất
Bài 31. Bài thực hành số 4. Tính chất của oxi và lưu huỳnh
- Tính oxi hóa của oxi
- Sự biến đổi trạng thái của lưu huỳnh theo nhiệt độ
- Tính oxi hóa của lưu huỳnh
- Tính khử của lưu huỳnh
Bài 32. Hidro sunfua – Lưu huỳnh dioxit – Lưu huỳnh trioxit
- Hidro sunfua
- Lưu huỳn
h dioxit
- Lưu huỳnh trioxit
Bài 33. Axit sunfuric – Muối sunfat
- Axit sunfuric
- Muối sunfat. Nhân biết ion sunfat
Bài 34. Luyện tập: Oxi và lưu huỳnh
Bài 35. Bài thực hành số 5. Tính chất các hợp chất của lưu huỳnh
- Điều chế và chứng minh tính khử của hidro sunfua
- Tính khử của lưu huỳnh dioxit
- Tính oxi hóa của lưu huỳnh dioxit
- Tính oxi hóa của axit sunfuric đặc
1.5.7. Chương 7: Tốc độ phản ứng – Cân bằng hóa học


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status