Nghiên cứu khoa học " Một số giải pháp LNXH nhằm đáp ứng nhu cầu gỗ củi " doc - Pdf 14

Một số giải pháp LNXH nhằm đáp ứng nhu cầu gỗ củi
Nguyễn Thị Lai
PhòngNCKinh tế Lâm nghiệp

Khái niệm LNXH đã chỉ rõ việc giải quyết nhu cầu lâm sản cho người dân địa
phương cũng như tạo điều kiện để các ngành sản xuất nhỏ trong nhân dân phát
triển là một trong những nội dung quan trọng. Đánh giá và tìm biện pháp hiệu quả
nhất giải quyết nhu cầu gỗ củi là một công việc không những đòi hỏi về thời gian
mà còn phải có phương pháp chuẩn xác, tin cậy và phù hợp với điều kiện từng
vùng của Việt nam . Gỗ, củi có quan hệ mật thiết với quỹ đất sử dụng. Vì vậy, để
đưa ra những giải pháp thích hợp nhằm giải quyết nguồn năng lượng này, cần
phân loại rõ tiềm năng các loại cây trồng và hiện trạng sử dụng đất.
Tình hình sử dụng một số loạI đất ở Việt nam, 1998
Đơn vị : 10
3
ha
§Êt l©m nghiÖp §Êt n«ng nghiÖp Khu vùc
Rõng
tù nhiªn
Rõng
trång
§åi nói
cha sö
dông
C©y
hµng
n¨m
c©y l©u
n¨m
c©y
trong v-

Một trong những nguồn củi gỗ chủ yếu không phải chỉ có từ rừng mà từ cây trồng
phân tán. Ngoài các tác dụng chính, nó còn góp phần bảo vệ và cải thiện môi sinh,
tạo phong cảnh đẹp cho thiên nhiên. Để đáp ứng nhu cầu gỗ củi trên, cần thiết phải
có một số giải pháp cơ bản:
1-Xây dựng và nhân rộng mô hình LNXH
Muốn xây dựng được các mô hình thích hợp và hiệu quả, cần xác định được
phương thức sản xuất phù hợp, cụ thể là sử dụng và khai thác hợp lý nguồn đất đai
hiện có, kết hợp trồng các loài cây xen canh đạt năng suất, chất lượng cao.
Cần xác định các mô hình sản xuất kinh doanh rừng trong phạm vi hộ gia đình.
Phát triển nhanh các trại rừng để tạo ra nguồn sản phẩm phong phú, đa dạng phục
vụ cho nhu cầu gỗ củi cũng như các nhu cầu khác đặt ra.
Mô hình sản xuất kinh doanh rừng của các HGĐ như : VAC, SALT, NLKH có
được các điều kiện cần và đủ đồng thời để phát triển các mô hình đó có kết quả
cao về mặt số lượng và chất lượng hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường. Các vùng
nông thôn miền núi việc đáp ứng nhu cầu này dễ hơn so với khu vực nông thôn ở
đồng bằng do gỗ ngày càng khan hiếm, giá gỗ, củi ngày càng tăng, người dân đều
phải đun nấu bằng các nguồn khác .
Các mô hình NLKH thành công không những chỉ thể hiện ở phương thức sử dụng
đất hợp lý, có hiệu quả và bền vững mà còn thể hiện ở việc tổ chức sản xuất nghề
rừng theo hướng NLCN hay LNXH, nghề rừng gắn chặt với người dân. Công thức
sử dụng đất tổng quát theo hướng NLKH ở miền núi, trung du thường là R-V-A-C
hoặc R-A-C gắn liền với việc canh tác đất dốc. NLKH là 1 kiểu sử dụng đất truyền
thống của nhân dân ta, cũng như nhiều nước khu vực Đông Namá. Nhiều vườn gia
đình từ xa xưa đã biết trồng xen cây ngắn ngày với cây dài ngày. Phương thức này
đã nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
Chúng ta có thể tham khảo một vài mô hình NLKH đã được xây dựng tại một số
vùng. Các mô hình này vừa đem lại hiệu quả cao lại vừa đáp ứng nhu cầu năng
lượng gỗ củi tại địa phương :
+ Mô hình trên vùng cát biển Quảng trị :
Tùy theo khả năng sản xuất của các hộ nông dân mà tạo ra 1 đến 5 ô sản xuất

3
/người/năm thì chỉ cần 3 cây với chu kỳ 10 năm, nghĩa là 30 cây/người/ năm là
đủ. Các mô hình trồng cây dọc các kênh mương trên cánh đồng làm hàng rào chắn
gió cho sản xuất nông nghiệp cũng là nguồn cung cấp gỗ củi rất lớn. Chẳng hạn
với bạch đàn trắng trong các dải vùng chắn gió sau 10 năm có đường kính trung
bình 20cm, cho 0,16m
3
gỗ tròn và 70 kg củi/cây.
2- Phát động phong trào trồng cây nhân dân .
Thực hiện phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm", khai thác triệt để tiềm
năng lao động, đất đai với nhiều hình thức tổ chức trồng cây, gây rừng như: liên
kết giữa nhà nước với dân, giữa ngành và hộ gia đình. Sử dụng lao động thời vụ để
trồng với vốn tự có của gia đình, vay của nhà nước để tạo lập vườn rừng. Trên
từng mảnh vườn , đồi cần bố trí các loài cây phù hợp. Phát động và hướng dẫn
nông dân giành đất trồng cây mọc nhanh trong vườn để lấy củi .
Với 40 năm thực hiện Tết trồng cây, cả nước đã xây dựng được phong trào trồng
cây nhân dân với nhiều lợi ích thiết thực về kinh tế, xã hội và môi trường. Nếu
phong trào này được quan tâm đúng mức, nhà nước có hỗ trợ một phần về giống
và dịch vụ kỹ thuật thì hàng năm, cả nước có thể trồng được khoảng 300 triệu cây
phân tán các loại. Sau 8-10 năm, có khả năng cung cấp cho xã hội 3-4 triệu m
3
gỗ
và 7-8 triệu ster củi hàng năm. Chúng ta cần quan tâm đến tập đoàn cây mọc
nhanh cho gỗ, củi, nguyên liệu Xác định tỷ lệ trồng hợp lý: 70% cây cho củi, gỗ,
30% cây cho quả và nguyên liệu. Bố trí các mô hình trồng rừng cần phù hợp với
những đặc thù của từng vùng kinh tế sinh thái của cả nước. Chúng ta cũng không
thể coi nhẹ chất lượng cây trồng, cần thực hiện nghiêm túc lời dạy của Bác Hồ
“Trồng cây nào sống cây ấy “
3- Đưa nội dung kinh doanh rừng vào các trang trại
Các trang trại tư nhân, HTX và các trang trại của CBCNV và của các LTQD đang


Nhờ tải bản gốc
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status