Nghiên cứu khoa học " Một số giải pháp kinh tế nhằm phát triển làng nghề xã Chàng Sơn - Thạch Thất Hà Tây " - Pdf 14

Một số giải pháp kinh tế nhằm phát triển làng nghề xã Chàng Sơn - Thạch Thất -
Hà Tây

Trần Duy Rương, Hoàng Liên Sơn
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thị trường của
thế giới và khu vực có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Một nhân tố quan
trọng góp phần tăng trưởng kinh tế của địa phương là ngành nghề tiểu thủ công
nghiệp truyền thống với nhiều lĩnh vực khác nhau như đồ mộc, mây tre đan, thuỷ
tinh - gốm, rèn v.v Các nghề này đã tạo ra nhiều công ăn việc làm và tăng thu
nhập cho người dân địa phương, tăng giá trị sản lượng hàng hoá xuất khẩu, đồng
thời đóng góp một phần vào giá trị sản xuất hàng hoá cho xã hội. Vì thế, việc quy
hoạch và phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp đã và đang là vấn đề ưu tiên
trong bối cảnh phát triển kinh tế đất nước nói chung và của tỉnh Hà Tây nói riêng.
Nội dung bài viết này được dựa trên thực trạng sản xuất làng nghề tại xã Chàng
Sơn thuộc tỉnh Hà Tây năm 2000 và đưa ra một số giải pháp khuyến khích, phát
triển làng nghề này trong giai đoạn hiện nay.
1.Đặc điểm chung về xã Chàng Sơn.

Chàng Sơn là một xã thuộc huyện Thạch Thất - tỉnh Hà Tây, nằm cạnh quốc lộ 80
đi Sơn Tây với diện tích đất tự nhiên là 250ha, 1600 hộ gia đình với dân số là
7630 người; trong đó đất canh tác bình quân đầu người là 240m
2
, đất ở bình quân
đầu người 41m
2
.
Biểu 1. Lực lượng lao động chính của xã
Đặc điểm lao động Số lượng Tỷ lệ (%)
1. Phân theo giới tính
· Nam 2431 49

để đáp ứng được nhu cầu sản xuất tiểu thủ công nghiệp (TTCN). Đến năm 2000
toàn xã đã có 3 công ty TNHH, 3 HTX TTCN, một doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài. Sản xuất TTCN - dịch vụ giai đoạn 1996 - 2000 có tốc độ tăng trưởng
khá, bình quân tăng trưởng hàng năm là 12% và chiếm 65% tổng giá trị sản xuất
kinh tế của toàn xã.
Biểu 2: Biểu thu nhập chính của xã
Đơn vị: 1000đ
TT

Các loại hình thu nhập Số tiền Cơ cấu (%)

1 Tiểu thủ công nghiệp 34.509 32,8
2 Dịch vụ 33.820 32,2
3 Thu khác 36.793 35

Tổng 105.122 100
(Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất của xã, 2000)
Biểu 2 mô tả tổng thu nhập của xã năm 2000 là 105.122 triệu đồng trong đó giá trị
sản xuất TTCN có phần cao hơn thu nhập từ dịch vụ và đạt 34.509 triệu đồng
chiếm 32,8%. Trong khi các nguồn thu khác là 36.793 triệu đồng chiếm 35% bao
gồm: nông nghiệp, chăn nuôi v.v
Các ngành nghề sản xuất TTCN và dịch vụ phát triển mạnh đã thu hút một lực
lượng lao động thường xuyên năm sau cao hơn năm trước. Ví dụ, lực lượng lao
động sản xuất TTCN năm 1996 là 2480 người chiếm tỷ lệ 51% lao động toàn xã.
Đến năm 2000 có 2976 lao động chiếm tỷ lệ 60% lao động toàn xã. Theo báo cáo
của UBND xã Chàng Sơn thì dự kiến giá trị sản xuất TTCN và dịch vụ của xã năm
2001 đạt 72507 triệu đồng, trong đó: sản xuất TTCN đạt 37335 triệu đồng, dịch vụ
đạt 35172 triệu đồng và những con số này sẽ tiếp tục tăng trưởng ở những năm
sau.
4. Những tồn tại

- Xây dựng nguồn điện hợp lý phù hợp với nhu cầu sản xuất.
- Cải tiến, nâng cấp hệ thống giao thông hợp lý, đáp ứng nhu cầu lưu thông hàng
hoá như mở rộng và nâng cấp đường giao thông, giáo dục người dân chấp hành tốt
luật giao thông và có biện pháp xử lý thích đáng những người vi phạm giao thông.
- Xây dựng, quản lý và xử lý hệ thống chất thải, giải quyết vấn đề ô nhiễm môi
trường cho toàn khu vực và cho từng loại hình sản xuất (ví dụ như nước thải của
từng hộ phải được nối với hệ thống tiêu thoát tập trung và được xử lý trước khi
thải ra đồng).
- Đầu tư trang thiết bị mới, hiện đại, cải tiến chính sách thị trường để có thể cạnh
tranh được với thị trường,.
- Chính phủ nên hỗ trợ và cung cấp thông tin về thị trường nhất là về thị trường
xuất khẩu đồ mộc.
- Đào tạo nguồn nhân lực, phù hợp với nhu cầu sản xuất
Về quản lý Nhà nước.
- Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng để đẩy nhanh tiến độ thực hiện kế
hoạch.
- Tăng cường công tác quản lý chuyên ngành để đảm bảo an ninh trật tự an toàn xã
hội, chú trọng các giải pháp về môi trường.
- UBND xã xây dựng kế hoạch chi tiết về vùng quy hoạch cho các cơ sở, các hộ
được thuê đất. Phải chỉ đạo thống nhất theo quy định hình thức, kích thước và
phương pháp xây dựng nhà xưởng phù hợp với điều kiện tự nhiên tại địa phương,
đảm bảo về môi trường, nhất là tiếng ồn.
Tài liệu tham khảo
1. Báo cáo tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của xã Chàng Sơn
năm 2000.
2. Báo cáo tổng kết các hoạt động sản xuất TTCN, huyện Thạch Thất, năm
2000.
3. Chương trình phát triển sản xuất công nghiệp - TTCN, giai đoạn 2001 -
2005 của huyện Thạch Thất.
4. Đề án qui hoạch phát triển công nghiệp - TTCN trên địa bàn tỉnh Hà Tây


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status