Nghiên cứu khoa học " Một số giải pháp kinh tế nhằm phát triển làng nghề xã Chàng Sơn - Thạch Thất - Hà Tây " potx - Pdf 14

Một số giải pháp kinh tế nhằm phát triển
làng nghề xã Chàng Sơn - Thạch Thất - Hà Tây.

Trần Duy Rương, Hoàng Liên Sơn
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thị trường
của thế giới và khu vực có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Một nhân tố
quan trọng góp phần tăng trưởng kinh tế của địa phương là ngành nghề tiểu thủ
công nghiệp truyền thống với nhiều lĩnh vực khác nhau như đồ mộc, mây tre đan,
thuỷ tinh - gốm, rèn v.v Các nghề này đã tạo ra nhiều công ăn việc làm và tăng
thu nhập cho người dân địa phương, tăng giá trị sản lượng hàng hoá xuất khẩu,
đồng thời đóng góp một phần vào giá trị sản xuất hàng hoá cho xã hội. Vì thế, việc
quy hoạch và phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp đã và đang là vấn đề ưu tiên
trong bối cảnh phát triển kinh tế đất nước nói chung và của tỉnh Hà Tây nói riêng.
Nội dung bài viết này được dựa trên thực trạng sản xuất làng nghề tại xã Chàng Sơn
thuộc tỉnh Hà Tây năm 2000 và đưa ra một số giải pháp khuyến khích, phát triển
làng nghề này trong giai đoạn hiện nay.

1.Đặc điểm chung về xã Chàng Sơn.

Chàng Sơn là một xã thuộc huyện Thạch Thất - tỉnh Hà Tây, nằm cạnh quốc
lộ 80 đi Sơn Tây với diện tích đất tự nhiên là 250ha, 1600 hộ gia đình với dân số là
7630 người; trong đó đất canh tác bình quân đầu người là 240m
2
, đất ở bình quân
đầu người 41m
2
.

Biểu 1. Lực lượng lao động chính của xã

năm 2010.
- Chương trình phát triển sản xuất công nghiệp - TTCN 2001 - 2005 của
huyện Thạch Thất.
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Chàng Sơn nhiệm kỳ 2001 - 2005 và nghị
quyết HĐND xã khoá 16, nhiệm kỳ 1999 - 2004 về tiếp tục phấn đấu xây dựng xã
thành một làng nghề theo hướng cơ cấu kinh tế, TTCN - Nông nghiệp và dịch vụ.

3. Những kết quả đạt được
Trong những năm qua, tuy tình hình kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn
nhưng các cấp Uỷ, chính quyền xã đã chú trọng lãnh đạo chỉ đạo sản xuất TTCN,
tạo ra sự chuyển biến và đạt một số kết quả đáng kể. UBND xã đã tập trung khá lớn
nguồn vốn đầu tư, cải tạo nâng cấp hệ thống đường giao thông, hệ thống lưới điện
để đáp ứng được nhu cầu sản xuất tiểu thủ công nghiệp (TTCN). Đến năm 2000
toàn xã đã có 3 công ty TNHH, 3 HTX TTCN, một doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài. Sản xuất TTCN - dịch vụ giai đoạn 1996 - 2000 có tốc độ tăng trưởng
khá, bình quân tăng trưởng hàng năm là 12% và chiếm 65% tổng giá trị sản xuất
kinh tế của toàn xã.

Biểu 2: Biểu thu nhập chính của xã
Đơn vị: 1000đ
TT Các loại hình thu nhập Số tiền Cơ cấu (%)
1 Tiểu thủ công nghiệp 34.509 32,8
2 Dịch vụ 33.820 32,2
3 Thu khác 36.793 35

Tổng 105.122 100
(Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất của xã, 2000)

Biểu 2 mô tả tổng thu nhập của xã năm 2000 là 105.122 triệu đồng trong đó
giá trị sản xuất TTCN có phần cao hơn thu nhập từ dịch vụ và đạt 34.509 triệu đồng


Để thúc đẩy phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp thì chính quyền các cấp,
chính quyền địa phương xã Chàng Sơn cần phải cải tiến, nâng cấp cơ sở hạ tầng
nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất như:

- Quy hoạch vùng sản xuất TTCN tập trung, có diện tích phù hợp với quy mô
sản xuất của xã.
- Đẩy mạnh các loại tín dụng ngân hàng với các hình thức cho vay ưu đãi với
lãi suất thấp. Coi trọng củng cố các quỹ tín dụng nhân dân, các quỹ hội của các tổ
chức chính trị, đoàn thể quần chúng nhằm đáp ứng cho các cơ sở sản xuất được
thuận tiện nhất về thời gian và thuận tiện lựa chọn các hình thức vay ngắn hạn,
trung hạn hoặc dài hạn.
- Xây dựng hệ thống phòng cháy chữa cháy cho từng cơ sở, mở lớp tập huấn
và nâng cao kiến thức về phòng và chữa cháy cho các hộ sản xuất.
- Xây dựng nguồn điện hợp lý phù hợp với nhu cầu sản xuất.
- Cải tiến, nâng cấp hệ thống giao thông hợp lý, đáp ứng nhu cầu lưu thông
hàng hoá như mở rộng và nâng cấp đường giao thông, giáo dục người dân chấp
hành tốt luật giao thông và có biện pháp xử lý thích đáng những người vi phạm giao
thông.
- Xây dựng, quản lý và xử lý hệ thống chất thải, giải quyết vấn đề ô nhiễm
môi trường cho toàn khu vực và cho từng loại hình sản xuất (ví dụ như nước thải
của từng hộ phải được nối với hệ thống tiêu thoát tập trung và được xử lý trước khi
thải ra đồng).
- Đầu tư trang thiết bị mới, hiện đại, cải tiến chính sách thị trường để có thể
cạnh tranh được với thị trường,.
- Chính phủ nên hỗ trợ và cung cấp thông tin về thị trường nhất là về thị
trường xuất khẩu đồ mộc.
- Đào tạo nguồn nhân lực, phù hợp với nhu cầu sản xuất
Về quản lý Nhà nước.
- Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng để đẩy nhanh tiến độ thực


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status