Rèn luyện kỹ năng sử dụng Atlat cho học sinh pot - Pdf 14

Rèn luyện kỹ năng sử dụng Atlat cho học sinh
Thứ ba, 08 Tháng 3 2011 09:43
PHẦN I- ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay chúng ta đang tiến hành đổi mới giáo dục phổ thông (GDPT) và một trong
những nội dung trọng tâm của quá trình đổi GDPT mới đó là đổi mới phương pháp giảng dạy và giáo
dục HS. Phương pháp GDPT phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù
hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm, đối tượng HS, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho HS
phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động
đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho HS.
Trong dạy học nói chung và dạy học bộ môn Địa lý ở trường phổ thông nói riêng thì việc sử dụng và
khai thác kênh hình trong quá trình dạy học là một việc làm không thể thiếu trong việc đổi mới
phương pháp giảng dạy hiện nay. Đặc biệt đối với bộ môn Địa lý việc sử dụng bản đồ, sử dụng Atlat
trong dạy học là một việc hết sức quan trọng. Bởi vì Atlat là nguồn kiến thức địa lí khổng lồ cho
chúng ta khai thác để giảng dạy, học tập trong điều kiện thời lượng dạy học cho môn Địa lý có hạn
và nền kinh tế xã hội thế giới phát triển theo xu hướng toàn cầu hoá và mạnh như vũ bão như hiện
nay. Rèn luyện kỹ năng bản đồ giúp cho HS lĩnh hội được kiến thức địa lý một cách nhẹ nhàng,
nhanh chóng và ghi nhớ kiến thức lâu bền và trau dồi cho các em phương pháp học tập nghiên cứu
môn địa lý. Rèn luyện kỹ năng bản đồ còn là phương tiện đặc biệt quan trọng để phát triển tư duy nói
chung và tư duy địa lý nói riêng.
Thực trạng trường THPT Nguyễn Khuyến huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng hiện nay vốn là
trường THPT bán công Vĩnh Bảo cũ, có trình độ đầu vào của HS rất thấp. Trước năm 2009 nhà
trường tuyển sinh theo hình thức xét tuyển các HS thi trượt vào các trường công lập trong toàn
huyện, điểm đầu vào của HS thấp nên phần lớn HS học yếu các bộ môn văn hoá cơ bản trong đó có
bộ môn địa lý. Vì nhiều lý do khác nhau mà học sinh ngại học, không thích học và chưa có phương
pháp học tập bộ môn Địa lý.
Chính vì vậy, tôi chọn đề tài: “Rèn luyện kỹ năng sử dụng Atlat cho học sinh nhằm nâng cao chất
lượng dạy học bộ môn Địa lý tại trường THPT Nguyễn Khuyến Hải Phòng”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn đưa ra các biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng Atlat địa
lý cho HS trong quá trình học tập ở bậc THPT. Đồng thời giúp các em có được phương pháp làm

Atlát của các em còn lúng túng, các em chưa có hứng thú nhiều với môn học, điểm số trong các bài
kiểm tra nhất là những bài cần sử dụng Atlát còn thấp .
- Nguyên nhân:
+ Theo quan niệm của của xã hội, của HS và một số bộ môn khác thì đây là môn học phụ. Cho nên
có sự thiên lệch trong nhận thức về tầm quan trọng của môn học, không khuyến khích HS học tập tốt
môn địa lý.
+ Thực tế của môn địa lý chưa đáp ứng nhu cầu thực tế về việc lựa chọn ngành nghề trong tương lai
hoặc lựa chọn được rất ít ngành nghề.
+ Môn địa lý là môn học khó (vừa có kiến thức tự nhiên vừa có kiến thức xã hội ), khô khan, ít thực
dụng.
+ Chương trình nặng, mang tính hàn lâm, thiếu thực tiễn.
+ Thời lượng dạy học cho bộ môn còn ít.
+ Giáo viên chưa chú trọng đến việc dạy cho học sinh kỹ năng sử dụng Atlat Địa lý trong học tập bộ
môn.
3. Rèn luyện kỹ năng sử dụng Atlat cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn
Địa lý tại trường THPT Nguyễn Khuyến Hải Phòng
3.1. Rèn luyện kỹ năng nhận biết, chỉ và đọc các đối tượng địa lý trên bản đồ
- Các đối tượng địa lý trên bản đồ thuộc nhiều loại, tự nhiên, kinh tế, xã hội. Kỹ năng nhận biết, chỉ
và đọc các đối tượng đại lý trên bản đồ rất đơn giản nhưng là kỹ năng cơ bản. Do đó phải rèn luyện
kỹ năng này trước tiên trong quá trình dạy học cho HS nhất là HS khối lớp 10. Khó khăn nhất là HS
phải tìm ra các đối tượng trên bản đồ. Vì thế trong quá trình dạy học, giáo viên thường xuyên liên hệ
về hình dạng đặc trưng của các đối tượng địa lý hoặc gắn nó với những đối tượng xung quanh để HS
dễ nhận ra.
- Quy trình tiến hành:
+ GV đọc to, rõ ràng, chính xác địa danh và chỉ đối tượng trên bản đồ treo tường.
+ Cho HS đối chiếu tìm trên bản đồ trong sách giáo khoa hoặc átlat.
+ Giáo viên viết thật to, rõ ràng lên bảng trong một góc riêng.
+ Yêu cầu một số HS phát âm lại tên địa danh và khi cần cho phát âm tập thể
+ Yêu cầu HS chi chép chính xác tên điạ danh vào sổ tay địa lý hoặc vở ghi.
+ Hướng dẫn HS nhận xét hình thù đặc trưng của đối tượng địa lý trên bản đồ.

nhiên do đó nói chung, nếu biết được đặc điểm của khí hậu của một nơi thì cũng có thể biết được
những nét lớn về đặc điểm thổ nhưỡng, sông ngòi, thực vật …ở nơi đó.
Việc xác định toạ độ địa lý không phải là công việc khó lắm nhưng HS thường rất lúng túng trong
việc tìm toạ độ địa lý của một khu vực, một quốc gia.
Do đó quy trình tiến hành rèn luyện kỹ năng xác định toạ độ địa lý cho HS nên theo các bước sau:
- Hướng dẫn HS cách chia kinh, vĩ độ trên khung bản đồ.
- Cho HS tập xác định kinh, vĩ độ của điểm gặp nhau của hai đường kinh tuyến và vĩ tuyến được biểu
hiện trên bản đồ.
- Chuyển sang tập xác định toạ độ địa lý của của một điểm nằm ngoài các đường kinh tuyến, vĩ tuyến
được thể hiện trên bản đồ, ở các phép chiếu đồ khác nhau
Ví dụ: Xác đinh toạ độ của Hà Nội, Viêng Chăn, Niu Đêli ở các trang 9, 27, 31 “tập bản đồ thế giới
và các châu lục”.
- Cuối cùng tập xác định toạ độ địa lý của một khu vực ( châu lục, quốc gia…) ở trên các loại bản đồ
và các phép chiếu đồ khác nhau.
Ví dụ: xác định toạ độ Việt Nam, Châu Á ở các trang 9, 27, 31 “tập bản đồ thế giới và các châu lục”.
3.4. Rèn luyện kỹ năng xác định khoảng cách trên bản đồ
Việc đo tính khoảng cách trên bản đồ để đánh giá cụ thể kích thước của các đối tượng địa lý có một ý
nghĩa quan trọng về mặt khoa học cũng như về mặt hình thành khái niệm địa lý cho HS.
- Để rèn luyện kỹ năng này, trước hết phải cho HS nắm chắc khái niệm về tỉ lệ bản đồ. Trong khi tính
toán bằng cm trên bản đồ tỉ lệ nhỏ đổi ra khoảng cách ngoài thực tế, HS thường lúng túng. Giáo viên
nên hướng dẫn cách quy đổi cho các em.
- Hướng dẫn HS sử dụng thước tỷ lệ để tìm ra khoảng cách thực tế .
Đối với HS phổ thông thời gian dành cho rèn luyện kỹ năng địa lý không nhiều nên giáo viên cần lấy
những ví dụ với đối tượng có ranh giới rõ ràng, hình dạng đơn giản để HS vận dụng.
Quy trình tiến hành như sau:
- Làm cho HS nắm vững khái niệm tỉ lệ bản đồ.
- Hướng dẫn HS đổi cm thành km.
- Hướng dẫn HS đo tính khoảng cách trùng hướng với đường kinh tuyến dựa vào lưới kinh vĩ tuyến
trên bản đồ.
- Cho các em biết cách chuyển đổi số vĩ độ đo được thành km.

dạng địa hình nào chiếm ưu thế, chỗ cao nhất và thấp nhất. Từ việc mô tả những nét chung, cho HS
mô tả những dạng địa hình và đặc điểm của mỗi dạng. Ví dụ: Khi mô tả một vùng núi, HS phải
xem xét núi già hay trẻ, cao hay thấp, trung bình, nằm ở phần nào của lãnh thổ, tiếp cận với những
dạng địa hình nào, với biển, đại dương nào, chạy theo hướng nào, dốc về hướng nào, bị cắt sẻ nhiều
hay ít bởi các thung lũng sông, gây trở ngại gì với giao thông vận tải, có ảnh hưởng gì đến khí hậu
của địa phương.
Quy trình rèn luyện kỹ năng mô tả địa hình trên bản đồ có thể theo các bước:
- Giáo viên mô tả địa hình mẫu của một châu lục, vừa mô tả vừa hướng dẫn HS cách thức, trình tự
mô tả.
- Cho HS ghi dàn ý mô tả vào vở ghi hoặc sổ tay địa lý, khuyến khích HS học thuộc dàn ý đó.
- HS tập mô tả địa hình châu lục, bắt đầu từ một châu lục có địa hình đơn giản.
- Cho HS mô tả địa hình theo dàn ý đã được ghi và tập mô tả địa hình một nước nào đó.
3.7. Rèn luyện kỹ năng mô tả khí hậu trên bản đồ
Để mô tả khí hậu của bất kỳ một lãnh thổ nào đều phải đề cập đến 3 yếu tố: nhiệt độ, mưa, gió. Sau
khi cung cấp cho HS những hiểu biết cần thiết trên, giáo viên giới thiệu cho các em đàn ý, để dựa vào
đấy, hướng dẫn các em tập mô tả khí hậu trên bản đồ khí hậu.
Quy trình hướng dẫn HS mô tả khí hậu trên bản đồ:
- Làm cho HS hiểu rõ mô tả khí hậu trên bản đồ có nghĩa là mô tả những yếu tố thành phần của nó
như nhiệt độ, gió, mưa và phát hiện mối liên hệ giữa chúng với nhau cũng như với những yếu tố tự
nhiên khác.
- Giới thiệu cho các em biết cách biểu hiện các yếu tố đó trên bản đồ khí hậu.
- Cung cấp cho HS dàn ý mô tả khí hậu trên bản đồ
- Hướng dẫn các em dựa vào dàn ý cho sẵn để mô tả khí hậu trên bản đồ, bắt đầu từ châu lục rồi
chuyển sang một khu vực, một quốc gia.
3.8. Rèn luyện kỹ năng mô tả sông ngòi trên bản đồ
Nhìn mạng lưới sông ngòi trên bản đồ một khu vực có
thể biết ngay những nét lớn về đặc điểm khí hậu, địa hình, động thực vật và phân bố dân cư của khu
vực đó. Do đó HS được rèn luyện kỹ năng này sẽ biết được những mặt khác về tự nhiên, kinh tế, xã
hội.
Quy trình tiến hành:

thức trên các phương tiện thông tin đại chúng.
4. Kết quả thực hiện của đề tài
Trong nhiều năm qua, trong quá trình giảng dạy của mình tôi đã áp dụng sáng kiến này để rèn luyện
cho HS. Tôi nhận thấy việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này đã mang lại những hiệu quả thiết
thực.
- Khi bắt đầu vào lớp 10, HS hầu như không có kỹ năng đọc bản đồ, không biết sử dụng bản đồ, khi
làm bài thực hành hoặc bài kiểm tra có sử dụng bản đồ địa lý, átlat thì HS rất lúng túng.
- Sau khi được hướng dẫn đã có những chuyển biến tích cực, các em đã biết cách sử dụng bản đồ vào
từng bài học cụ thể một cách tương đối thành thạo. Các em đã có kỹ năng đọc bản đồ, xác định
phương hướng, toạ độ, khoảng cách, xác định vị trí địa lý trên bản đồ, kỹ năng mô tả các đối tượng
địa lý. Riêng kỹ năng xác định mối quan hệ địa lý giữa các đối tượng địa lý thì còn một bộ phận HS
chưa sử dụng thành thạo vì đây là một kỹ năng khó đòi hỏi HS phải có hiểu biết nhất định về kiến
thức địa lý và cần được rèn luyện lâu dài.
- Đến lớp 12 HS các lớp tôi được phân công giảng dạy, các em đều nắm được những kiến thức cơ
bản của địa lý và những kỹ năng cơ bản trong sử dụng bản đồ. HS lớp 12 tôi giảng dạy đều có thể sử
dụng thành thạo atlat để học tập bộ môn và làm bài thi tốt nghiệp THPT. Kết quả thi tốt nghiệp
THPT năm học 2009 – 2010 các lớp do tôi phụ trách đã đạt tỉ lệ điểm từ trung bình trở lên là 87.6%
vượt mặt bằng của thành phố.
PHẦN III - KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Việc dạy và học địa lý không thể tách rời bản đồ nói chung và Atlat nói riêng. Đó là cuốn sách giáo
khoa thứ hai, khai thác Atlat không chỉ hiểu được kiến thức mà còn là hình ảnh trực quan giúp giáo
viên và học sinh trong giảng dạy và học tập rất hiệu quả. Trong các kỳ thi tốt nghiệp, kỳ thi học sinh
giỏi đều được sử dụng Atlat đẻ làm bài và khai kiến thức trong đó.
Kỹ năng sử dụng bản đồ địa lý cho HS là một kỹ năng không thể thiếu trong quá trình dạy và học
địa lý và đời sống thường ngày. Trong quá trính áp dụng sáng kiến, tôi đã thu được những kết quả
đáng mừng. Từ đó, có thể thấy rằng việc rèn kỹ năng bản đồ, kỹ năng sử dụng atlat cho HS là một
việc làm cần thiết, có thể tiếp tục áp dụng cho HS các năm tiếp theo từ lớp 10 đến lớp 12. Đặc biệt
trong chương trình mới của môn địa lý, nó giúp cho HS năm vững và hiểu sâu, thiết lập được nhiều
mối quan hệ địa lý ở từng vấn đề, khu vực cụ thể.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status