Các biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng Atlat địa lý cho HS trong quá trình ôn thi tốt nghiệp môn đia lí ở Trường THPT Trần Ân Chiêm - Pdf 27

PHẦN I- ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận:
Trước những thay đổi to lớn của nền khoa học thế giới, nền giáo dục thế
giới đã có bước tiến dài được song hành cùng cuộc cách mạng khoa học công
nghệ. Hòa chung vào dòng biến đổi của thế giới, nền giáo dục Việt Nam đang
từng bước được đổi mới để có thể hòa nhập vào nền giáo dục của khu vực và thế
giới. Đảng ta đã khẳng định: Giáo dục là “quốc sách hàng đầu”, “ đầu tư cho
giáo dục là đầu tư cho phát triển”, Sinh thời Bác Hồ đã nói: “ Một dân tộc dốt
là một dân tộc yếu”, “ Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng
người”. Thực hiện mục tiêu giáo dục “ nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài” cho đất nước. Ngày nay khi đất nước đang thực hiện đường lối
đổi mới và tiến hành công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, trong
công cuộc đổi mới đã đề ra những yêu cầu đổi mới với hệ thống giáo dục, phải
“xác định lại mục tiêu, thiết lập lại chương trình, kế hoạch, nội dung, phương
pháp giáo dục và đào tạo”. Sự đổi mới về mục tiêu, nội dung dạy học, đòi hỏi
phải đổi mới về phương pháp dạy học.
Trong những năm gần đây, việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng
lấy học sinh làm trung tâm, người thầy chỉ giữ vai trò tổ chức, hướng dẫn giúp
học sinh tích cực chủ động tìm tòi, khám phá, lĩnh hội kiến thức mới song song
với việc hình thành kỹ năng cơ bản cho học sinh. Với đặc trưng của môn địa lí
một phần là lý thuyết phải tái hiện lại được kiến thức, một phần phải tự tư duy,
tìm tòi áp dụng được khi làm bài tập, nhất là việc làm quen và khai thác bản đồ,
biểu đồ, tranh ảnh, đặc biệt là tập Atlat địa lí có ý nghĩa rất quan trọng. Mặt khác
trong giai đoạn hiện nay, môn địa lí còn là môn học quan trọng trong việc giữ
gìn, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của nước ta trong thời kỳ mở cửa, hội nhập với
thế giới. Với những đặc trưng đó của môn Địa lí, thì việc đổi mới phương pháp
dạy học là vô cùng cần thiết và cấp bách. Bởi vì ngoài việc cung cấp cho học
sinh những kiến thức cơ bản và bổ ích, giáo viên phải hình thành cho học sinh
1
năng lực tư duy, chủ động sáng tạo của học sinh, học sinh biết quan sát, phân

D, để sau khi ra trường dễ tìm kiếm việc làm… Còn môn Địa lí chỉ là môn phụ,
môn không bắt buộc thi tốt nghiệp…và trong thực tế nhiều sinh viên sau khi tốt
nghiệp khối C ra trường không xin được việc làm, hay làm trái nghề…nên một
số học sinh chỉ học để biết, nhưng biết để làm gì khi không vận dụng thực tiễn
cuộc sống…
Hay có thể là do cách sử dụng chưa đúng như: chưa nắm được phương
pháp sử dụng bản đồ trong quyển Atlat, chưa nắm được vấn đề chung nhất của
Atlat, không khai thác theo trình tự khoa học và đặc biệt chưa biết huy động, kết
hợp các kiến thức đã học trong sách giáo khoa vào việc tìm ra mối liên hệ giữa
các trang trong quyển Atlat để khai thác một cách có hiệu quả nhất vì vậy học
sinh ngại học, chán học, ngủ gật, bỏ học chồn tiết môn Địa lí vì phải học nhiều,
thuộc nhiều. Cho nên việc hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat một cách thành
thạo trong ôn thi tốt nghiệp là việc làm rất quan trọng và cần thiết, tạo thói quen
làm việc độc lập, sáng tạo của học sinh, học sinh không cảm thấy nhàm chán,
buồn ngủ… mà khơi dậy tính tò mò, say mê học tập, nghiên cứu môn học.
Trước thực trạng trên, là một giáo viên giảng dạy môn địa lí ở trường
THPT, tôi suy nghĩ, trăn trở, tìm tòi nghiên cứu những phương pháp tốt nhất dể
nâng cao chất lượng giảng dạy môn địa lí, trong nhiều phương pháp tôi đặc biệt
chú trọng phương pháp hướng dẫn học sinh sử dụng Atlát Địa lí trong ôn thi tốt
nghiệp. Từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên, tôi đã lựa chọn đề tài này để nghiên
cứu và thực nghiệm trong quá trình hướng dẫn học sinh ôn tập các kì thi tốt
nghiệp môn địa lí, đến nay đã thu được những kết quả khả quan, đồng thời rút ra
được một số kinh nghiệm xin trao đổi cùng các bạn đồng nghiệp để cùng nhau
tìm ra phương pháp dạy học môn Địa lí đạt kết quả cao hơn và thu hút được
nhiều học sinh học tập nghiên cứu môn học.
II. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn tôi mạnh dạn đưa ra: “Các
biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng Atlat địa lý cho HS trong quá trình ôn
3
thi tốt nghiệp môn đia lí ở Trường THPT Trần Ân Chiêm” . Đồng thời giúp

- Thực vật và động vật ( trang 12)
- Các miền tự nhiên ( trang 13,14)
- Dân số, dân tộc ( trang 15, 16)
- Kinh tế chung ( từ trang 17 đến trang 20) gồm nông nghiệp chung, nông
nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
- Công nghiệp chung, các ngành công nghiệp trọng điểm ( trang 21, 22).
- Giao thông, thương mại, du lịch ( từ trang 23 đến trang 25).
- Các vùng kinh tế: Vùng Trung du và miềm núi Bắc Bộ, vùng Đồng bằng
sông Hồng, vùng Bắc trung Bộ, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, vùng Tây
Nguyên, vùng Đông Nam Bộ, vùng Đồng bằng sông Cửu Long ( từ trang 26 đến
trang 29)
- các vùng kinh tế trọng điểm ( trang 30) gồm: Vùng kinh tế trọng điểm
phía bắc, vùng kinh tế trọng điểm miền trung, vùng kinh tế trọng điểm phía nam.
2. Tầm quan trọng của Atlat Địa lí Việt Nam :
Atlat địa lý là cuốn sách giáo khoa thứ đối với học sinh trong khi học địa
lý. Cuốn sách Atlat này có thể sử dụng cho nhiều đối tượng học sinh từ Trung
học cơ sở đến Trung học phổ thông và cả đối với sinh viên địa lý đang học ở các
trường cao đẳng, Đại học, đặc biệt là học sinh THPT đang ôn thi tốt nghiệp. Khi
khai thác Atlat, không thể chỉ dựa vào kiến thức có thể khai thác trực tiếp từ các
bản đồ, mà cần phải bổ sung bằng các kiến thức rút ra từ sách giáo khoa để cập
nhật kiến thức, phân tích, tổng hợp.
Trong nhữn năm gần đây do cấu trúc của đề thi tốt nghiệp môn địa lý: Tỉ
lệ câu hỏi sử dụng Atlat chiếm từ 20 – 30% tổng số điểm mà học sinh làm bài vì
vậy việc sử dụng Atlat sẽ đạt được kết quả cao, học sinh đỡ phải học vẹt, ghi
nhớ máy móc, mất thời gian, trong khi môn thi tốt nghiệp lại có tới 6 môn.
5
- Mỗi trang bản đồ trong Atlat chứa đựng những kiến thức cụ thể và rất
phong phú, mang đặc trưng của bộ môn. Vì vậy đối với học sinh ôn thi tốt
nghiệp lớp 12, đòi hỏi kỹ năng sử dụng Atlát phải thành thạo và được rèn luyện
một cách thường xuyên qua từng bài học.

- Biết rõ mục đích sử dụng để phối hợp trang chung và trang riêng dành
cho từng bản đồ.
- Biết rõ câu hỏi như thế nào có thể dung Atlat
- Biết sử dụng đủ Atlat cho một câu hỏi…
3. Khai thác bản đồ, biểu đồ trong Atlat để rèn luyện cho học sinh kỹ
năng tìm hiểu kiến thức địa lí.
Trong phần này, học sinh phải nắm được nội dung các trang Atlat từ phần
địa lý tự nhiên đến địa lí dân cư, địa lí các ngành kinh tế cho đến địa lý các vùng
kinh tế có nội dung là gì để từ đó dễ dàng tìm hiểu, trình bày khi làm bài thi môn
địa lý, đặc biệt là phải hiểu rõ nội dung trong bài học từ đó mới có thể vân dụng
được vào học tập trong Atlat một cách có hiệu quả.
Phần địa lý tự nhiên hoc sinh xem là phần khó khai thác hơn so với các
phần học khác, vì vậy yêu cầu học sinh phải hiểu được nội dung bài học trước
rồi mới kết hợp với Atlt địa lý để phân tích, tìm hiểu nội dung cần tìm.
a. Khai thác bản đồ, biểu đồ trong Atlat để rèn luyện cho học sinh kỹ
năng tìm hiểu kiến thức địa lí tự nhiên.
Ví dụ: ( Dựa vào các bài tập, câu hỏi trong cuốn ôn thi tốt nghiệp)
- Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam, hãy trình bày và nhận xét về sự phân bố
các nguồn tài nguyên khoáng sản ở nước ta?
Để trình bày các nguồn tài nguyên khoáng sản ở nước ta, có thể dựa vào
bản đồ địa chất khoáng sản nước ta trang 8 kết hợp với các trang bản đồ trong
Atlat của các vùng gồm: trang 26, trang 27, trang 28 và lần lượt kể từng loại
khoáng sản:
7
- khoáng sản năng lượng
- Các loại khoáng sản kim loại
- Các khoáng sản phi kim loại
- Các khoáng sản vật liệu xây dựng
Sau khi nêu tên các loại tài nguyên khoáng sản học sinh sẽ nhận thấy các loại
tài nguyên khoáng sản ở nước ta phân bố không đều.

Dựa vào Atlat địa lý Việt nam trang 15 và những kiến thức đã học hãy
trình bày đặc điểm phân bố dân cư không đều ở nước ta ?Kể tên các loại đô thi
đặc biệt, đô thi loại 1?
* Giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách phân tích các bản đồ, biểu đồ
trang 15 của Atlat:
1. Dân cư nước ta phân bố không đều
- Phân bố không đều giữa đồng bằng và miền núi:
+ Đồng bằng ven biển, dân cư tập trung đông đúc với mật độ rất cao:
Đồng bằng sông Hồng phần lớn có mật độ dân số cao từ 501 – 2000 người/km2.
Dải đất phù sa ngọt của Đòng bằng sông Cửu Long và một số đồng bằng ven
biển có mật độ từ 501 – 1000 người/km2.
+ Miền núi và cao nguyên dân cư thưa thớt, mật độ dân số thấp: Tây Bắc,
Tây nguyên có mật độ chủ yếu dưới 100 người/km2 và từ 50-100 người/km2.
Vùng núi Bắc Trung Bộ có mật độ dân số dưới 100 người/km2.
- Phân bố không đều giữa các đồng bằng.
+ Đồng bằng sông Hồng là vùng có mật độ dân số cao nhất cả nước phần
lớn lãnh thổ có mật độ cao từ 501 – 2000 người/km2.
+ Đồng bằng ven biển miền Trung có mạt độ phổ biến từ 102 – 500
người/km2.
+ Đồng bằng sông Cửu Long phần lớn có mật độ dân số từ 101 – 200
người/km2 và từ 201 – 500 ngườ/km2, phía tây tỉnh long An và kiên Giang có
mật độ từ 50 – 100 người/km2.
9
- Ngay trong nội bộ một vùng dân cư cũng phân bố không đều.
+ Đồng bằng sông Hồng ở vùng trung tâm, ven biển phí đông và đông nam
độ cao trên 2000 người/km2, rìa phía bắc, đông bắc và phía tây nam của đồng
bằng mật độ chỉ có 201 – 500 người/km2.
+ Đồng bằng sông Cửu Long vùng ven sông Tiền, sông Hậu mật độ từ
5001 -1000 người/km2. Phía tây tỉnh long An và kiên Giang có mật độ từ 50 –
100 người/km2.

trình bày được nội dung sau:
- Giá trị sản lượng năm 2000 là 18505 tỉ đồng, năm 2005 là 26108 tỉ đồng,
năm 2007 là 29196 tỉ đồng.
- Cơ cấu ngành chăn nuôi:
+ Gia súc: năm 2000 là 66%, năm 2005 là 71%, năm 2007 là 72%.
+ Gia cầm: năm 2000 là 18%, năm 2005 là 18%, năm 2007 là 13%.
+ Sản phẩm không qua giết mổ: năm 2000 là 16%, năm 2005 là 15%, năm
2007 là 15%.
- Tình hình phân bố đàn gia súc, gia cầm.
+ Đàn trâu phân bố tập trung ở một số tỉnh Trung du và miền núi Bắc Bộ,
Bắc bộ.
+ Đàn bò phân bố tập trung chủ yếu ở một số tỉnh của Duyên hải nam
Trung Bộ , bắc trung Bộ.
+ Đàn lợn phân bố ở khắp nơi, tập trung nhiều ở đồng bằng sông Hồng,
đồng bằng sông Cửu Long và rải rác các vùng khác.
Ví dụ:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20 và những kiến thức đã học hãy
trình bày tình hình phát triển và phân bố tài nguyên rừng và thuỷ sản của nước
ta?
Để trình bày được nội dung trên ta cũng tương tự sử dụng các bước như trên để
hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức qua bản đồ, biểu đồ trang 20 của Atlat.
Cụ thể là:
11
- Sự phát triển của ngành thuỷ sản:
Qua biểu đồ trình bày sản lượng thuỷ sản của cả nước tăng qua các năm
2000, 2005, 2007. Đông thời biết được cơ cấu và sự phân bố ngành thủy sản.
-Tổng diện tích rừng, quy mô, cơ cấu giá trị sản xuất lâm nghiệp của nước
ta năm 2000, 2005, 2007. Những tỉnh nào có diện tích rừng lớn.
Học sinh dựa vào kiến thức của mình để trình bày sự phát triển của thuỷ
sản và tài nguyên rừng.

suất 1920MW, thuộc tỉnh hoà Bình.
- Thuỷ điện Yaly trên sông Xêxan, công suất 720 MW, thuộc tỉnh Gia
Lai.
- Thuỷ điện Trị An trên sông Đồng Nai, công suất 400MW, thuộc tỉnh
Đồng Nai.
- Thuỷ điện Hàm Thuận – Đa Mi trên sông La Ngà, công suất 470 MW.
- Đang xây dựng nhà máy thuỷ điện Sơn La trên sông Đà, công suất
2400MW.
- Sau khi trình bày xong học sinh thấy được các nhà máy thuỷ điện phân
bố trên các con sông có độ dốc lớn, nguồn nước dồi dào.
- Sự phân bố các thuỷ điện của nước ta chủ yếu tập trung trên 3 hệ thống
sông lớn:
+ Hệ thống sông Hồng và sông Đà.
+ Hệ thống sông Xêxan và xrêpôk.
+ Hệ thống sông Đồng Nai.
Ví dụ: Dựa vào trang 22 Atlát địa lí Việt Nam. Hãy nhận xét về về quy mô và
sự phân bố của các nhà máy điện ở nước ta, kể tên các nhà máy có công suất
trên 1000 MW.
Dựa vào Atlat địa lí học sinh sẽ nhận biết được quy mô của các nhà máy
điện ở nước ta chủ yếu có cống suất dưới 1.000MW.
13
Các nhà máy điện phân bố rộng khắp cả nước nhưng có sự khác nhau của
nhà máy thuỷ điện và nhiệt điện.
- Các nhà máy thuỷ điện phân bố ở miền núi Trung du Bắc Bộ, Tây
Nguyên, Đông Nam Bộ, vùng núi Duyên hải Nam Trung Bộ.
- Nhiệt điện tập trung ở khu vực Đông Bắc Bộ và Đông Nam Bộ.
Các nhà máy điện có công suất trên 1.000MW: gồm có thuỷ điện: Hoà
Bình, nhiệt điện: Phả Lại, Phú Mĩ.
* Giáo viên tiếp tục hướng dẫn cho học sinh cách phân tích bản đồ trang
23, 24,25 (các ngành dịch vụ nước ta.)

Trong chương trình Địa lí lớp 12 nội dung về kinh tế xã hội chia theo các
vùng:
Nội dung kiến thức quan trọng của chương trình Địa lí 12 là nghiên cứu
các vùng Kinh tế. Vấn đề phát triển kinh tế của mỗi vùng vừa thể hiện đặc điểm
chung của cả nước, vừa thể hiện tính chất đặc thù riêng của từng vùng. Vì vậy
khi trình bày nội dung kiến thức của vùng đòi hỏi phảỉ có kỹ năng sử dụng nhiều
trang Atlat để tìm hiểu kiến thức. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh làm như
sau:
- Trước hết học sinh phải xác định vị trí, ranh giới của vùng. Dựa vào bản
đồ trong Atlat xác định vị trí: phía Bắc, phía Nam, phía Đông, phía Tây giáp với
vùng kinh tế nào, nước nào?
- Vùng đó có bao nhiêu tỉnh thành.
- Vị trí và lãnh thổ của vùng có đặc điểm gì nổi bật.
- Xác định đặc điểm tự nhiên : Địa hình, khí hậu, sông ngòi…
- Từ những đặc điểm trên, trình bày được những thuận lợi khó khăn cho
việc phát triển kinh tế của mỗi vùng.
- Sau đó dựa vào bản đồ để phát hiện được các tiềm năng, các thế mạnh
kinh tế của vùng đó.
15
Trong phần này giáo viên cho học sinh nghiên cứu toàn bộ từng trang
Atlat của mỗi vùng để học sinh nắm được nội dung chính và có thể vận dụng
được vào bài thi của mình
Ví dụ:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26 và những kiến thức đã học. Hãy
kể tên các tỉnh và vị trí địa lí của vùng Trung du và Miền núi Bắc Bộ?
Sau khi tìm hiểu vùng Trung du và Miền núi Bắc Bộ trong Atlat học sinh
xác định được ranh giới của vùng, từ đó biết được vùng này có 15 tỉnh, thành
(Tây bắc 4 tỉnh, Đông bắc 11 tỉnh) thông bản đồ kinh tế năm 2007, trang 26 và
giới thiệu được vị trí địa lí của vùng. Vị trí là vùng có lãnh thổ lớn nhất cả nước,
tiếp giáp với Trung Quốc, Lào, Bắc Trung Bộ, ĐBSH, Vịnh Bắc Bộ, từ đó rút ra ý

+ Cây Chè: trồng ở Lâm Đồng, Gia Lai.
+ Cây cao su: trông ở Gia Lai, Đắc lắk
*Tiếp tục giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác Atlat
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long
- Sử dụng trang 29 Atlat : Xác định ranh giới của vùng : Phía Bắc giáp
Cam Pu Chia, phía Tây Nam là vịnh Thái Lan, phía Đông Nam là biển Đông.
Học sinh rút ra ý nghĩa của vị trí địa lí trong việc phát triển kinh tế của vùng:
- Đây cũng là vùng thuận lợi cho phát triển nông nghiệp lúa nước, công
nghiệp. Đồng thời ngành thuỷ - hải sản có nhiều điều kiện thuận lợi để phát
triển. Đặc biệt là ngành du lịch sinh thái là một tiềm năng lớn, mở ra hướng phát
triển mới cho ngành du lịch nước ta.
- Đây là vùng kinh tế thuận lợi cho phát triển nông nghiệp lúa nước, công
nghiệp, giao thông vận tải đi các nơi trong nước. Đồng thời ngành thuỷ - hải sản
có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. Phân tích bản đồ trang 11 Atlat học
sinh rút ra nhận xét về đặc điểm và sự phân bố các loại đất ở Đồng bằng sông
Cửu Long.
- Dân cư trong vùng đứng thứ hai trong cả nước, sau vùng Đồng bằng
sông Hồng. Ngoài người Kinh còn có người Khơ Me, người Chăm, người Hoa
17
cùng sinh sống và xây dựng kinh tế của vùng. Tuy nhiên trình độ dân trí chung
của vùng chưa cao bằng vùng Đồng bằng sông Hồng, tỷ lệ dân thành thị còn
thấp.
- Đây cũng là vùng kinh tế phát triển toàn diện, tuy nhiên nông nghiệp
vẫn là thế mạnh của vùng, nơi xuất khẩu gạo cao nhất nước ta.
Tương tự ta có thể hướng dẫn học sinh tìm hiểu các vùng kinh tế khác
dựa vào các trang bản đồ trong Atlat như Vùng Bắc trung Bộ, Vùng Duyên
hải nam trung Bộ.
Tóm lại khi phân tích tình hình phát triển kinh tế - xã hội mỗi vùng chúng
ta phải xác định xem nên sử dụng bản đồ nào, từ đó ta khai thác kiến thức gì
theo trình tự : Đặc điểm tự nhiên, xã hội, tình hình phát triển kinh tế của mỗi

= 10%
25 HS
= 50%
12 HS
= 24%
8 HS
= 16%
12C7 53 7 HS
= 13,2%
28 HS
= 52,9%
11 HS
= 20,7%
7 HS
= 13,2%
12C8 54 6 HS
= 11,1%
26 HS
= 48,1%
14 HS
= 25,9%
8 HS
= 14,9%
12C9 51 6 HS
= 11,7%
24 HS
= 47,0%
15 HS
= 29,6%
6 HS

= 23,5% = 56,8% = 15,6% = 4,10%
Như vậy, thông qua việc kiểm chứng giữa các lớp trước khi áp dụng đề tài
và sau khi áp dụng đề tài, rõ ràng sau khi áp dụng đề tài vẫn các lớp đó kết
quả cao hơn rất nhiều so với các lớp chưa áp dụng đề tài.
Việc ôn thi tốt nghiệp qua Atlat, bản đồ, biểu đồ, học sinh nhận thức kiến
thức địa lí một cách nhẹ nhàng, đơn giản, tăng thêm hứng thú, trên cơ sở đã mã
hoá các thông tin bằng ký hiệu, mầu sắc, kích thước làm cho học sinh say mê
học môn Địa lí hơn và kết quả đạt được tốt hơn.
IV: BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Qua áp dụng đề tài này tôi đã rút ra được những bài học thiết thực như
sau:
1- Khi hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat để ôn tập cần đảm bảo những
yêu cầu sau:
- Sử dụng những bản đồ phải có nội dung phù hợp với kiến thức cần tìm
hiểu trong bài .
- Khi phân tích bản đồ cần phải chú ý đọc đúng các ước hiệu, ký hiệu,
mầu sắc và hình dáng kích thước để phân tích mới đảm bảo tính chính xác, khoa
học.
- Khi phân tích bản đồ phải tìm tòi các chi tiết, không bỏ sót một dữ kiện
nào trên bản đồ. Cần chú ý nghiên cứu kỹ các biểu đồ, và các chú thích kèm
theo để nắm vững cả những chi tiết nhỏ nhất.
- Khi hướng dẫn học sinh phải yêu cầu học sinh sử dụng bản đồ nào, trang
nào cho phù hợp với nội dung bài học?
- Phải phân tích từng dữ kiện nào có đặc điểm gì nổi bật? Cần khai thác
bản đồ, lược đồ hay biểu đồ nào để tìm hiểu kiến thức của bài?
20
- Khi hướng dẫn học sinh ôn tập cần gắn liền với nội dung kiến thức đã
học trên lớp, gắn liền với các câu hỏi ôn tập. Đông thời phải thường xuyên kiểm
tra khả năng khai thác Atlat của học sinh khi ôn thi.
2- Trình tự khi khai thác bản đồ trong Atlat:

trong học môn địa lí từ lớp 10 đến lớp 12, ôn thi học sinh giỏi Đây không
những là phương tiện tìm hiểu kiến thức mà còn phát huy được trí lực học sinh
đồng thời kích thích học sinh say mê học tập môn Địa lí vì nó rất hấp dẫn tính tò
mò, ham hiểu biết của học sinh .
- Trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học, đòi hỏi giáo viên phải
luôn luôn cải tiến các phương pháp giảng dạy so với các phương pháp trước đây,
để tăng tính hấp dẫn với học sinh. Ngược lại, nếu trong ôn thi tốt nghiệp giáo
viên chỉ trình bày theo kiểu thuyết trình, rồi yêu cầu các em học thuộc vừa mệt
thầy, học sinh không thích, mất tập trung, ngủ gật trong giờ học, bỏ giờ… mà rất
dễ nhầm lẫn kiến thức khi làm bài thi, không thúc đẩy tính độc lập sáng tạo của
trò, hiệu quả ôn tập thấp.
II. Kiến nghị:
Đổi mới phương pháp day học nói chung và đổi mới việc sử dụng Atlat
trong ôn thi tốt nghiệp nói riêng trong dạy học địa lí ở trường THPT là một yêu
cầu cần thiết hiện nay, có tích cực hướng dẫn học sinh sử dụng đồ dùng trực
quan ( Atlat) thì mới nâng cao hiệu quả học tập của môn địa lí. Từ đó bản thân
tôi đưa ra một số kiến nghị sau
1. Các thầy cô giáo cần tích cực hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat không
những trong ôn thi tốt nghiệp mà trong dạy học môn đại lí nói chung để học tập
môn Địa lí đạt hiệu quả cao.
2. Trong quá trình ôn tập giáo viên giao những câu hỏi liên quan đến Atlát
để học sinh tự ôn tập ở nhà, nhưng giáo viên phải kiểm tra mức độ hoàn thành
của học sinh, cần phải chấm bài bổ sung kiên thức còn thiếu cho học sinh.
3. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho việc dạy học môn đại lí
như mua thêm Atlat để thư viện nhà trường thuận tiện trong viếc sử dụng.
22
4. Đầu tư xây dựng phòng bộ môn để thuận tiện trong việc trình chiếu các
bản đồ, biểu đồ…
4. Sở GD&ĐT cần mở các lớp tập huấn cho giáo viên kỹ năng sử dựng
Atlat trong dạy học. Tổ chức các cuộc hội thảo chuyên đề về sử dụng Atlát Việt

MỤC LỤC Trang
PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ : LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
I - Cơ sở lý luận 1
II - Cơ sở thực tiễn 2
II. Mục đích nghiên cứu: 2
III. Kết quả cần đạt được: 3
IV. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: 3
PHẦN II - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN CÁC KỸ NĂNG
CHO HỌC SINH TRONG ÔN THI TỐT NGHIỆP 12
I. TẦM QUAN TRỌNG CỦA ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM TRONG VIỆC
ÔN THI TỐT NGHIỆP 12 3
1. Cấu trúc của Atlat Địa lí Việt Nam do nhà xuất bản Giáo dục phát hành 3
năm 2012. 3
2. Tầm quan trọng của Atlat Địa lí Việt Nam 4
II. PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN CÁC KỸ NĂNG CHO HỌC SINH SỬ
DỤNG ÁT LÁT TRONG ÔN THI TỐT NGHIỆP 12
1. Nắm được cấu trúc của Atlat địa Lí 4
2. Yêu cầu chung khi khai thác bản đồ trên át lát 4
3. Khai thác bản đồ, biểu đồ trong Atlat để rèn luyện cho học sinh kỹ năng 5
tìm hiểu kiến thức địa lí.
a. Khai thác bản đồ, biểu đồ trong Atlat để rèn luyện cho học sinh kỹ năng 5
ôn tập kiến thức địa lí tự nhiên.
b. Khai thác bản đồ, biểu đồ trong Atlat để rèn luyện cho học sinh kỹ năng 6
ôn tập kiến thức địa lí dân cư.
c. Phân tích các bản đồ kinh tế trong Atlat để rèn cho học sinh kỹ năng ôn 7
tập các ngành kinh tế nước ta.
d. Phân tích các bản đồ kinh tế trong Atlat để ôn luyện phần các vùng 10
25


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status