Đầu tư để đổi mới công nghệ ở công ty may xuất khẩu 3-2 Hòa Bình - pdf 19

Download miễn phí Luận văn Đầu tư để đổi mới công nghệ ở công ty may xuất khẩu 3-2 Hòa Bình



Do đặc điểm của ngành may mặc nên tỷ lệ lao động nữ trong công ty là khá lớn. Lao động nữ năm 1997 là 92% năm 1998 là 90% và năm 1999 là 91% trong tổng số lao động của công ty . Công ty có hơn 2000 lao dộng, công nhân của ty có tuổi đời bình quân là 26, đại đa số đã tốt nghiệp phổ thông trung học và qua các trường lớp đào tạo về may mặc. Trong công ty có khoảng 300 công nhân đã qua các trường trung cấp dạy nghề may mặc. Bậc thợ bình quân trong công ty là 4/7. Hàng năm, công ty đều có tổ chức thi tuyển và thi sát hạch tay nghề để luôn luôn có được đội ngũ công nhân có đủ năng lực đáp ứng được yêu cầu công việc thực tế của công ty, giảm tối đa lãng phí dùng máy nhưng không được việc.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

hiện thực nếu chúng ta có những điều kiện hiện thực và có khả năng thanh toán.
đoán thị trường để biết được xu hướngcủa người tiêu dùng trong tơng lai từ đó mà doanh nghiệp có chính sách hợp lý với sản phẩm truyền thống sản xuất bằng công nghệ cũ, giá trị sử dụng không đổi, sức cạnh tranh thấp rất khó khắc phục hậu quả khi có các mặt hàng mới đang có uy tín phát triển. Do vậy trong trường hợp này phải nhanh chóng có kế hoạch đổi mới công nghệ để đối phó với sự thâm nhập của các mặt hàng từ bên ngoài.
Đối với các sản phẩm mới có liên quan đến sản phẩm truyền thống, tiêu thụ trên thị trường tuyền thống cũng phải cải tiến kỹ thuật do yêu cầu của người tiêu dùng ngày càng tăng để tránh xâm nhập từ bên ngoài. Trong trường hợp này đổi mới công nghệ cũng có nhưng phần lớn mang tính chất bộ phận.
Đối với sản phẩm mới không có liên quan đến sản phẩm truyền thống thì yêu cầu về đổi mới công nghệ càng lớn do công nghệ cũ không có khả năng đáp ứng.
2- Đánh giá công nghệ:
2.1 Đánh giá về mặt kỹ thuật của công nghệ.
- Khả năng tăng năng suất lao động.
- Khả năng tiết kiệm các yếu tố sản xuất. (lao động, vốn, nguyên vật liệu)
- Sự thuận tiện trong sử dụng.
- ảnh hởng tới môi trường:
+ Môi trường tự nhiên
+ Môi trường kinh tế xã hội.
- Hàm lượng chất xám công nghệ.
2.2 Đánh giá về mặt kinh tế:
Căn cứ vào các yếu tố
- Đánh giá về thời gian thu hồi vốn (số năm thu hồi vốn phải nhỏ hơn thời gia thay thế công nghệ). Trong tròng hợp có sản phẩm cạnh tranh mà lớn hơn so với sức cạnh tranh của doanh nghiệp thì buộc nhà máy phải nhanh chóng đổi mới công nghệ.
- Mức độ chiếm lĩnh thị trường
- Mức độ tiết kiệm trong các nguồn lực: công nghệ có chi phí cho các nguồn lực càng nhỏ càng tốt.
2.3- Chuyển giao công nghệ trên thị trường quốc tế và khu vực.
Từ những năm 1970 về trước, dòng công nghệ được chuyển giao theo các kênh sau:
+ Chuyển giao công nghệ qua lại giữa các nước t bản phát triển.
+ Chuyển giao công nghệ qua lại giữa các nước t bản phát triển sang các nước đang phát triển.
Từ sau những năm 1970, các kênh chuyển giao công nghệ được mở rộng và đa dạng hơn, đặc biệt chảy ngợc từ các nước khối MC hay các nước t bản phát triển và kênh chuyển động qua lại giữa các nước đang phát triển với nhau, giữa các nước công nghệ mới và các nước đang phát triển. Công việc hoạt động và nghiên cứu sẽ gia tăng và chúng ta có khả năng tự tạo ra công nghệ nhiều hơn, nhưng sự phát triển của công nghiệp lại đòi hỏi phải có nhiều công nghệ hơn cho nên tỷ số chuyển giao trên công nghệ tự tạo sẽ luôn rất lớn hơn và còn tăng lên hơn nữa... Chính vì vậy, chuyển giao công nghệ trước mắt cũng nh lâu dài luôn phải là bộ phận quan trọng trong chính sách chuyển giao công nghệ quốc gia. Công nghệ chuyển giao theo các kênh trực tiếp nh đầu tư nước ngoài trực tiếp của các công ty đa quốc gia, mua các nhà máy chìa khoá trao tay hay theo những cách phi hình thức nh nhập máy móc, bí quyết và các dịch vụ kỹ thuật của các hàng bán thiết bị, gửi người ra nước ngoài học tập.
4- Các hình thức mua bán công nghệ và vai trò của các tổ chức t vấn trong quá trình tiếp nhận công nghệ:
4-1 Các hình thức mua bán công nghệ:
4.1.1 Mua đứt:
Do sự thoả thuận giữa bên bán và bên mua, trong trường hợp này bên mua cả quyền sở hữu về công nghệ mua. Do vậy, bên mua phải mất thêm một khoản tiền lớn hơn khoản tiền phải trả nếu chỉ mua quyền sử dụng công nghệ. Trường hợp mua đứt chỉ xảy ra khi tất cả các kiến thức đã được thể hiện đầy đủ trong các t liệu, văn bản bên mua không cần yêu cầu về sự hợp tác tiếp theo của bên bán.
4.1.2 Mua li xăng (licence)
Trong trường hợp này bên bán và bên mua thoả thuận mua bán quyền sử dụng một công nghệ mà không phải bán quyền sở hữu công nghệ đó. Giá công nghệ mua theo hình thức này sẽ nhỏ hơn hình thức mua đứt mà nó xảy ra khi bên mua cần sự hợp tác của bên bán.
4-2 Vai trò của các tổ chức t vấn trong quá trình tiếp nhận công nghệ.
Việc thu nhận công nghệ nước ngoài thực chất là việc thực hiện chuyển giao công nghệ, đây là con đờng ngắn nhất giúp các nước cùng kiệt lạc hậu xây dựng năng lực nội sinh của mình. Trong đó các tổ chức t vấn đóng vai trò là " cầu nối" cho quá trình chuyển bán công nghệ, đây là một yếu tố quan trọng mang lại nhiều khả năng thành công nhất cho việc thu nhận công nghệ nước ngoài.
ở các nước đang phát triển, công ty t vấn luôn là cần thiết cho mọi tổ chức, ở nước ta lại càng quan trọng khi mà ta chưa có điều kiện cùng một lúc đủ thông tin từ mọi nguồn trên thế giới. Các tổ chức t vấn giúp ta trả lời câu hỏi: Mua công nghệ gì là thích hợp, giá cả bao nhiêu là hợp lý, công nghệ của nước nào là tốt nhất, liên doanh, chuyển giao công nghệ nh thế nào thì thành công tránh được vấp váp, làm sao để biết được đích thực các đối tợng có thực lực.
ở nước ta hiện nay có hàng chục công ty t vấn hoạt động có giấy phép nh: CONCETTI (Hội liên hiệp khoa học sản xuất Hà nội), INVESTCONSưUL LTD (Trung tâm khoa học công nghệ quốc gia- Trung tâm khoa học và nhân văn.), INVESTIP (Bộ khoa học công nghiệp môi tròng), IMC... các tổ chức t vấn làm cầu nối giúp bên bán và bên cần mua xích lại gần nhau hơn rút ngắn các chặng đờng tìm hiểu vòng. Hơn chục năm đổi mới chúng ta thực hiện nền kinh tế mở,c ác công ty t vấn đã đóng vai trò không nhỏ làm chiếc cầu nối giữa các nhà đầu tư nước ngoài đến làm ăn ở Việt nam.
Đã đến lúc chúng ta phải xây dựng một môi trường lành mạnh cho hoạt động t vấn nhằm chuyển các nhu cầu thiết yếu khác nhau của xã hội thành những vấn đề cần được giải quyết có luận cứ khoa học, có độ tin cậy cao giúp cho đôi bên giảm thiểu những rủi ro trong chuyển giao.
Mặt khác khuyến khích thúc đẩy quá trình đầu tư và chuyển giao công nghệ góp phần đắc lực tiến lên công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Một môi trường pháp lý trung gian lành mạnh sẽ tạo cơ sở giúp cho nhà nước cũng nh các thành phần kinh tế có đủ mọi thông tin phân tích tìm tòi những nhu cầu đúng đắn cho mình và giúp họ nghiên cứu phát triển các mục tiêu kinh tế đã được hoạch định.
Chương thứ II.
Thực trạng việc đa công nghệ mới vào sản xuất của công ty may XK 3-2 Hòa Bình những năm vừa qua
I/ Sơ lược lịch sử ra đời và phát triển:
1- Bối cảnh ra đời:
Công ty may XK 3-2 Hòa Bình được thành lập ngày 8.5.1958 theo quyết định của Bộ Ngoại thơng (nay là Bộ công nghiệp) dựa trên cơ sở chủ trường thành lập một cơ sở may mặc xuất khẩu tại Hà nội và dựa trên hoàn cảnh thực tế của nền kinh tế lúc đó. Khi mới thành lập, công ty có tên là xí nghiệp may mặc xuất khẩu trựcthuộc tổng công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm. Việc thành lập công ty đã mang lại một ý nghĩa lịch sử rất lớn bởi vì đây là công ty may mặc xuất khẩu đầu tưiên của Việt nam đa hàng may mặc của Việt nam ra thị trường nước ngoài. Ngoài ra công ty cũng góp sức mình vào công cuộc cải tạo kinh tế qua việc ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status