Một Số Biện Pháp Rèn Luyện Kỹ Năng Vận Dụng Kiến Thức Hóa Học Vào Thực Tiễn Cho Học Sinh Trung Học Phổ Thông Phần Hữu Cơ Lớp 12 Ban Nâng Cao - Pdf 19

Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng vận dụng
kiến thức hóa học vào thực tiễn cho học sinh
trung học phổ thông phần hữu cơ lớp 12 ban
nâng cao

Đậu Thị Thịnh

Trường Đại học Giáo dục
Luận văn Thạc sĩ ngành: Lí luận và phương pháp dạy học; Mã số: 60 14 10
Người hướng dẫn: PGS.TS. Đặng Thị Oanh
Năm bảo vệ: 2011

Abstract: Nghiên cứu cơ sở lý luận về sự phát triển năng lực vận dụng kiến thức của
học sinh thông qua quá trình dạy và học môn hóa học ở bậc phổ thông. Phân tích cấu
trúc chương trình và nội dung chương trình hóa học hữu cơ Trung học phổ thông
(THPT) nhằm đưa ra hệ thống các kiến thức và kỹ năng, các bài tập và tình huống có
liên quan đến thực tiễn, cuộc sống, môi trường xung quanh. Đề xuất và sử dụng một
số biện pháp hình thành, rèn luyện năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn
cho học sinh thông qua dạy học hóa học ở phổ thông. Thực nghiệm sư phạm nhằm
đánh giá chất lượng, tính hiệu quả của việc sử dụng các biện pháp rèn luyện kỹ năng
vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn của học sinh.

Keywords: Hóa học; Phương pháp dạy học; Lớp 12; Trung học phổ thông; Hóa học
hữu cơ

Content
MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Giáo dục từ lâu đã được coi là quốc sách hàng đầu. Đặc biệt là trong những năm gần đây
giáo dục càng trở nên quan trọng. Xã hội càng phát triển, nhu cầu về nguồn lực con người

tế. Đề tài: " Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn
cho học sinh trung học phổ thông phần hữu cơ lớp 12 nâng cao” được triển khai xây dựng
với mong muốn thiết tha góp một phần nhỏ bé để nâng cao chất lượng trường THPT của tỉnh
Thanh Hóa.
2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề xuất, tìm ra những biện pháp để phát triển năng lực vận dụng kiến thức
hóc học vào thực tiễn cho học sinh trung học phổ thông.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu được đề ra như sau:
+ Nghiên cứu cơ sở lý luận về sự phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh
thông qua quá trình dạy và học môn hóa học ở bậc phổ thông.
+ Phân tích cấu trúc chương trình và nội dung chương trình hóa học hữu cơ THPT
nhằm đưa ra hệ thống các kiến thức và kỹ năng, các bài tập và tình huống có liên quan đến
thực tiễn, cuộc sống, môi trường xung quanh.
+ Đề xuất và sử dụng một số biện pháp hình thành, rèn luyện năng lực vận dụng kiến
thức hóa học vào thực tiễn cho học sinh thông qua dạy học hóa học ở phổ thông.
+Thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá chất lượng, tính hiệu quả của việc sử dụng các
biện pháp rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn của học sinh.
3. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
4. Khách thể, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4. 1. Khách thể nghiên cứu
3
Quá trình DHHH ở trường THPT tỉnh Thanh Hóa.

4. 2. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu đề xuất một số biện pháp rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức hóa học
vào thực tiễn cho học sinh trung học phổ thông phần hóa học hữu cơ lớp 12 chương trình
nâng cao.
4.3. Vấn đề nghiên cứu

theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học.
1.1.2. Những dấu hiệu đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực.
- Những PPDH có chú trọng đến việc tổ chức, chỉ đạo để người học trở thành chủ thể
hoạt động, tự khám phá những kiến thức mà mình chưa biết.
4
- Những PPDH có chú trọng rèn luyện kĩ năng, phương pháp và thói quen tự học, từ đó
mà tạo cho HS sự hứng thú, lòng ham muốn, khao khát học tập, khơi dậy những tiềm năng
vốn có trong mỗi HS để giúp họ dễ dàng thích ứng với cuộc sống của xã hội phát triển.
- Những PPDH chú trọng đến việc tổ chức các hoạt động học tập của từng HS, hoạt động
học tập hợp tác trong tập thể nhóm, lớp học, thông qua tương tác giữa GV với HS, giữa HS
với HS.
- Những PPDH học có sự phối hợp sử dụng rộng rãi các phương tiện trực quan nhất là
các phương tiện kĩ thuật nghe nhìn, máy vi tính, phần mềm dạy học…đáp ứng yêu cầu cá thể
hoá hoạt động học tập theo năng lực và nhu cầu của mỗi HS, giúp các em tiếp cận được với
các phương tiện hiện đại trong xã hội phát triển.
- Những PPDH có sử dụng các phương pháp kiểm tra, đánh giá đa dạng, khách quan,
tạo điều kiện để HS được tham gia tích cực vào hoạt động tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau.
1.1.3. Các phương pháp dạy học tích cực
1.1.3.1. Sử dụng PPDH theo dự án để phát triển năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào
thực tiễn [3]
Dạy học theo dự án là một hình thức dạy học, trong đó học sinh thực hiện một nhiệm vụ
học tập phức hợp, gắn với thực tiễn, kết hợp lý thuyết với thực hành, tự lực lập kế hoạch, thực
hiện và đánh giá kết quả. Hình thức làm việc chủ yếu là theo nhóm, kết quả dự án là những
sản phẩm hành động có thể giới thiệu được.
Các thiết bị được sử dụng để học theo dự án bao gồm: máy tính, máy chiếu, máy ảnh,
các chương trình tin học ứng dụng như powerpoint, moviemaker.
Khi giải quyết các vấn đề nghiên cứu của dự án, HS được phát triển năng lực phát hiện
và giải quyết vấn đề như sau:
- HS được tự chọn tiểu chủ đề trong chủ đề nghiên cứu làm đề tài cho dự án của mình.
- Nhóm HS tự chọn nội dung vấn đề nghiên cứu trong đề tài của mình.

sinh. Tầm quan trọng của việc vận dụng kiến thức không chỉ đối với quá trình thực hành ứng
dụng mà còn có ý nghĩa ngay cả với quá trình tiếp nhận thêm tri thức mới. Muốn đạt đến kiến
thức mới thì cũng phải biết vận dụng kiến thức cũ, kiến thức cũ vốn là mục đích trong lần học
trước nay trở thành phương tiện cho lần học này hoặc cũng có thể muốn có những kỹ năng
mới thì phải vận dụng được thành thạo những kỹ năng cũ.
1.2.2. Vận dụng kiến thức đòi hỏi sự huy động tổng hợp nhiều năng lực của người học.
“Năng lực là sự kết hợp linh hoạt và độc đáo nhiều đặc điểm tâm lý của một người, tạo
thành những điều kiện chủ quan thuận lợi giúp cho người đó tiếp thu dễ dàng, tập dượt nhanh
chóng và hoạt động đạt hiệu quả cao trong một lĩnh vực nào đó” [11]. Vận dụng kiến thức đồi
hỏi huy động nhiều năng lực khác nhau như:
- Năng lực phát hiện
- Năng lực chủ động sáng tạo
- Năng lực độc lập trong suy nghĩ và làm việc
- Năng lực hệ thống hoá kiến thức
- Năng lực định hƣớng kiến thức
Những năng lực đó là những tố chất để hình thành một tư duy sáng tạo. Muốn vận
dụng tốt kiến thức không thể thiếu một tư duy sáng tạo.
1.3.3. Vận dụng kiến thức là sự thể hiện tư duy của học sinh.
Khi người học vận dụng kiến thức vào một đối tượng, một tình huống cụ thể, con người
cần phải phát huy hết năng lực tư duy của mình. Từ chỗ tự mình phát hiện ra vấn đề đến quá
trình tìm hiểu, suy luận, phân tích, khái quát hóa…để vận dụng giải quyết vấn đề đều thể hiện
tư duy của học sinh ở các cấp độ khác nhau. Quá trình lĩnh hội kiến thức và vận dụng kiến
thức vào thực tiễn cũng như hiệu quả của việc vận dụng kiến thức thể hiện những phẩm chất
tư duy của học sinh. Vì vậy mà ở mỗi người học khả năng vận dụng kiến thức là khác nhau do
năng lực tư duy của mỗi em là khác nhau.
1.2.4. Vận dụng kiến thức gắn liền với quan niệm mới về kiến thức
1.2.5. Kỹ năng vận dụng kiến thức là một phẩm chất, một tiêu chí của mục tiêu đào tạo con
người năng động, sáng tạo trong nhà trường
6
Trong nhà trường chúng ta hiện nay không phải không còn những hiện tượng học sinh

Từ kết quả khảo sát ở trên đặt ra một vấn đề đó là làm thế nào để rèn luyện để nâng cao
hơn nữa kỹ năng vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn. Đó là vấn đề đặt ra mà đội ngũ
giáo viên dạy bộ môn hóa học cần phải trăn trở để có hướng bổ sung vào về phương pháp và
nội dung trong quá trình giảng dạy, khắc phục sự nghiệp trồng người của mình. Tiểu kết chƣơng 1
Trong chương này chúng tôi đã trình bày cơ sơ lý luận và thực tiễn của đề tài bao
gồm :
1. Một số phương pháp dạy học tích cực sử dụng trong dạy học hóa học ở phổ thông.
7
2. Vai trò đặc biệt quan trọng của việc vận dụng kiến thức trong quá trình nhận thức và
học tập của học sinh .
3. Thực trạng về việc rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn thông
qua quá trình dạy học môn hóa học ở trường phổ thông hiện nay.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status