Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " NHU CẦU VÀ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ GIẢM TỔN THẤT TRONG SẢN XUẤT LÚA GẠO Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG " potx - Pdf 15

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
HỘI THẢO 1 NHU CẦU VÀ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ
GIẢM TỔN THẤT TRONG SẢN XUẤT LÚA GẠO Ở ĐỒNG
BẰNG SÔNG CỬU LONG CẦN THƠ, THÁNG 6 - 2006
Mục tiêu hội thảo
Đề án “Điều tra và kiểm soát sự nứt hạt lúa trên đồng ruộng và sau thu hoạch ở

lượng hạt gạo trong sản xuất lúa gạo. Việc tổ chức hội thảo trước khi thực hiện đề án sẽ
giúp tổng kết những vấn đề quan trọng qua kinh nghiệm từ những chương trình trước
đây từ đ
ó đề án sẽ tập trung vào những hướng trọng điểm hơn, thiết thực hơn.

TS. Trương Vĩnh
Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
Chủ nhiệm chương trình CARD – 026/VIE05

TÓM TẮT HỘI THẢO

“Nhu cầu và biện pháp nâng cao chất lượng và giảm tổn thất trong sản xuất lúa gạo
ở ĐBSCL
(MRD) “(Cần Thơ, tháng 6 - 2006)
Hội thảo bao gồm hai phần chính là thứ nhất thảo luận chung về nhu cầu và biện pháp để nâng
cao chất lượng và giảm tổn thất trong sản xuất lúa gạo ở ĐBSCL và thứ hai là các khía cạnh kỹ
thuật về thu hoạch, sấy và xay xát. Trong thảo luận chung, các báo cáo của Viện lúa ĐBSCL
và Tiểu hợp phần xử lý sau thu hoạch đại diện cho cấp vùng, còn các báo cáo của tỉnh Sóc
Tră
ng và Tiền Giang đại diện cho cấp tỉnh. Trong thảo luận kỹ thuật, công ty Vinappro báo cáo
máy thu hoạch, ĐH Nông Lâm báo cáo sấy, và công ty Bùi văn Ngọ báo cáo xay xát. Ngoài ra
còn có các báo cáo của các tỉnh Bến Tre, Hậu Giang, v.v,.
Theo số liệu của Viện lúa ĐBSCL, có 500-600 máy gặt xếp dãi hiện đang hoạt động ở
ĐBSCL. Đây là một số lượng quá nhỏ so với nhu cầu cơ giới thu hoạch nên hầu hết vẫn thu
hoạch bằng tay. Khâu đập lúa đã
được cơ giới hóa trên 95%. Thu hoạch bằng tay rồi đập máy
năng suất khoảng 2 ha/ngày với tổn thất 3-6%. Báo cáo của Tiểu hợp phần STH cho thấy tổng
tổn thất STH là 10-15%. Từ năm 2002, nông dân đã nhận thức được sấy máy tốt hơn phơi. Do
vậy, tổn thất vẫn cao là vì qui trình sấy của người sử dụng chưa đúng. Tiểu hợp phần STH đề
nghị xây dựng các vùng sả

tăng gần đây nhưng vẫn còn rất xa so với nhu cầu. Chính phủ nên kiểm soát mạnh mẽ công
nghệ sấy. Các nhà khoa học và nhà sản xuất phải làm việc cật lực hơn nữa để thay đổi suy nghĩ
của nông dân.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM HỘI THẢO 2
TỔNG KẾT 1 NĂM HOẠT ĐỘNG
CHƯƠNG TRÌNH CARD 026/VIE05
THẢO LUẬN MÔ HÌNH GIA TĂNG LỢI ÍCH
CHO NÔNG DÂN NGHÈO TỪ NHỮNG TIẾN BỘ
CỦA CÔNG NGHỆ THU HOẠCH VÀ SAU THU
HOẠCH TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 06/2007
TỔNG KẾT HỘI THẢO

tỉ lệ gạo gãy càng cao. Hội thảo cũng khuyến cáo các nông hộ nên gieo trồng các giống gạo
vốn có tỉ lệ gạo gãy thấ
p như AG24. Bên cạnh đó, nông hộ cũng cần hết sức chú ý đến việc thu
hoạch đúng hạn đối với các giống gạo có tỉ lệ gạo gãy cao như OM1490. Hội thảo cũng đề
nghị các kết quả trên nên được thông tin rộng rãi đến nông dân thông qua các hội thảo, bộ phận
khuyến nông và chương trình tập huấn. Bên cạnh đó, các nguyên nhân dẫn đến thu hoạch trễ
hạn như thiếu nhân công, t
ổ chức lao động tại địa phương, cơ giới hóa các hoạt động thu hoạch
cũng được đề cập trong Hội thảo.
Tóm lại, thu hoạch đúng hạn là một trong những yếu tố quan trọng nhất để giảm thiểu hiện
tượng nứt hạt và hệ số thu hồi gạo nguyên thấp.

2. Ảnh hưởng của phương pháp thu hoạch

Theo kết quả đi
ều tra, phương pháp thu hoạch phổ biến hiện nay ở các nơi là thủ công. Dựa
theo khảo sát sự nứt hạt và tỉ lệ gạo nguyên thu hồi bằng nhiều phương pháp thu hoạch khác
nhau trên một vài giống lúa trong vụ Xuân Hè (06/07) thực hiện ở Cần Thơ và Long An, cơ
giới hóa việc thu hoạch cho tỉ lệ gạo nguyên cao hơn thu hoạch bằng phương pháp thủ công.
Ngoài ra, cơ giới hóa việc thu hoạch còn giúp rút ngắn thời gian thu hoạ
ch và do đó làm giảm
sự tác động của thời tiết cũng như sự nứt hạt do thu hoạch trễ hạn gây nên. Các vấn đề này đã
được đề câp ở phần trên. Tuy nhiên, nông hộ không thể tự trang bị máy móc do thiếu vốn đầu
tư. Thông qua hội thảo, dự án đã tài trợ máy gặt và máy gặt đập liên hợp cho Hợp tác xã. Các
trang thiết bị này sẽ được sử dụng cho các bộ phận khuyến nông và phục vụ công tác t
ập huấn.

3. Tổn thất do rơi vãi trong quá trình thu hoạch và tổn thất do đập lúa

Bên cạnh các yếu tố gây nên tổn thất trong và sau quá trình thu hoạch như đã thảo luận ở các

p cho đại biểu các thông tin và số liệu liên quan đến công tác xay xát ở
Tiền Giang và Kiên Giang. Hầu hết các nhà máy xay xát (khoảng 95%) là những nhà máy vừa
và nhỏ. Thật sự mức đầu tư và trang thiết bị chưa đồng bộ đã dẫn đến giảm chất lượng gạo. Ví
dụ, các nhà máy xay xát lớn hơn cho tỉ lệ gạo nguyên cao hơn những nhà máy vừa và nhỏ
(55% so với 51%). Do đó, kích cỡ của nhà máy cũng là một yếu tố làm gi
ảm tổn thất sau thu
hoạch. Hội thảo cũng xác định rằng trong tình hình hiện nay, cần thiết phải hạn chế sự gia tăng
số lượng của các nhà máy nhỏ và nhân rộng các nhà máy vừa ở địa phương. Bên cạnh đó,
thông qua các hoạt động khuyến nông và hội thảo như đã thực hiện lần này, các cán bộ khuyến
nông, các chủ nhà máy xay xát và nông dân được cập nhật thông tin cần thiết trong lĩnh vực
s
ản xuất lúa gạo để nâng cao chất lượng sản phẩm.
6. Đánh giá tổng tổn thất
Tổng tổn thất trong quá trình thu hoạch và sau thu hoạch đã được trình bày trong Hội thảo.
Dựa theo kết quả sơ bộ, ước lượng con số thất thoát từ 9-19%. Các tổn thất do sấy và phương
pháp thu hoạch cần được thực hiện nhiều thí nghiệm hơn nữa trước khi đưa ra con số chính
xác. Hội thảo cũng nhấn mạnh rằng nếu làm chủ được các công đoạn trong sản xuất lúa gạ
o
như phơi sấy trên đồng, thu hoạch đúng hạn, áp dụng đúng kỹ thuật sấy sẽ giúp giảm được 7%
thất thoát. Tính toán sơ bộ trên 5 triệu tấn gạo được sản xuất ở ĐBSCL trong vụ Hè Thu, con
số giảm thiểu thất thoát này (7%) tương đương với 60 triệu Mỹ kim.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status