Báo cáo thực tập: Phân tích đánh giá và một đề xuất nhằm hoàn thiện hoạt động của ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Bình Định doc - Pdf 15

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD : TS. Hà Thanh Việt

ĐỀ TÀI
Phân tích tình hình hoạt động của Ngân
hàng Đầu tư & Phát triển chi nhánh
Bình Định từ năm 2007 đến 2009Giáo viên hướng dẫn : Ts Hà Thanh Việt
Sinh viên thực hiện :
Trang
1
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD : TS. Hà Thanh Việt
Trang
2
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD : TS. Hà Thanh Việt
LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm vừa qua, Việt Nam đã hoàn thành công cuộc công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, và ngày càng vững bước trên con đường phát
triển kinh tế - xã hội. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu về vốn đã
và đang là một nhu cầu hết sức cần thiết cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, phát
triển kinh tế cũng như chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước nhà. Đứng trước thực
trạng đó, hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam chiếm một vị trí chiến lược
trong việc đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Và vấn đề nổi bật trong hoạt
động ngân hàng là công tác huy động vốn và sử dụng vốn, mục tiêu đặt ra là làm
sao cho công tác huy động vốn và sử dụng vốn đạt được hiệu quả cao nhất.
Ngân hàng Đầu tư & Phát triển chi nhánh Bình Định, là một chi nhánh của
Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam, một ngân hàng thương mại quốc
doanh, có vai trò quan trọng trong việc huy động vốn và cho vay đối với các dự
án thuộc nhiều thành phần kinh tế. Với đặc trưng là một thành phố có nền kinh tế
ngày càng phát triển, em đã quyêt định lựa chọn thực tập tại Ngân hàng Đầu tư

Thanh Việt đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành báo cáo thực tập tổng hợp này.
Em xin gửi lời cảm ơn đến ban Giám đốc cùng toàn thể nhân viên của Ngân
hàng Đầu tư & Phát triển chi nhánh Bình Định, nhất là các anh chị phòng Giao
dịch khách hàng cá nhân đã truyền đạt nhiều kinh nghiệm quý báu và tạo mọi
điều kiện thuận lợi để em hoàn thành tốt báo cáo thực tập tổng hợp trong suốt
thời gian kiến tập tại ngân hàng.
Cuối cùng, em xin kính chúc quý thầy cô và Ban Giám đốc cùng toàn thể
nhân viên Ngân hàng Đầu tư & Phát triển chi nhánh Bình Định luôn dồi dào sức
khoẻ và gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống.
Em xin chân thành cảm ơn !
Sinh viên thực hiện
Trang
4
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD : TS. Hà Thanh Việt
CHƯƠNG I :
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
CHI NHÁNH BÌNH ĐỊNH
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Chi nhánh Bình Định
 Tên đầy đủ : Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Bình
Định.
 Tên giao dịch quốc tế : Bank for Investment and Development of Viet Nam,
Binh Dinh Branch.
 Tên viết tắt : BIDV chi nhánh Bình Định.
 Địa chỉ: 72 Lê Duẩn -Thành phố Quy Nhơn - Tỉnh Bình Định
Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bình Định là một trong những
chi nhánh hàng đầu của hệ thống BIDV Việt Nam, được thành lập vào ngày
26/11/1990 theo Quyết định số 105/NH-QĐ của Thống đốc Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam.
1.1.1. Những mốc lịch sử quan trọng:

chỉ tiếp tục cho vay, theo dõi thu nợ các dự án đang thực hiện.
1.1.2. Quy mô của Ngân hàng
Kể từ khi thành lập đến nay, BIDV chi nhánh Bình Định đã không
ngừng phát triển cả về quy mô hoạt động và chất lượng phục vụ. Hàng loạt các
sản phẩm, dịch vụ ngân hàng thương mại được đưa vào áp dụng. Tổng tài sản
của Chi nhánh liên tục có sự tăng lên về quy mô: tổng tài sản năm 2007 là
2.075.000 trđ, năm 2008 đã tăng lên 2.108.000 trđ (tăng 1,6% so với năm 2007),
và đến năm 2009 con số đó là 3.326.000 trđ, tăng 57,78% so với năm 2008 (tăng
hơn gấp 1,57 lần so với năm 2008). Bên cạnh việc phát triển các hoạt động dịch
vụ, Chi nhánh cũng không ngừng củng cố và phát huy hoạt động kinh doanh
truyền thống. Huy động vốn bình quân đạt 1.859.000 trđ vào năm 2009, tăng
22,95% so với năm 2008 (vốn huy động bình quân trong năm 2008 là 1.512.000
trđ). Dư nợ tín dụng đạt 3.269.000 trđ vào cuối năm 2009, tăng 44,02% so với
năm 2008 (năm 2008, con số này là 2.269.800 trđ).
Số lượng cán bộ, công nhân viên của Chi nhánh cũng có sự tăng lên
đáng kể, từ biên chế 44 người vào ngày đầu thành lập, đến nay, Chi nhánh đã có
Trang
6
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD : TS. Hà Thanh Việt
tổng cộng 135 người, vừa có kinh nghiệm, vừa am hiểu công nghệ ngân hàng
hiện đại. Chi nhánh luôn nhận được sự đánh giá cao của các cấp chính quyền
Tỉnh trong công tác tài trợ vốn cho các dự án kinh tế lớn, trọng điểm của Tỉnh.
Qua 33 năm hoạt động, BIDV Bình Định đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể :
là lá cờ đầu hệ thống NHTM trong tỉnh và hệ thống BIDV, huân chương lao
động hạng 3, huân chương lao động hạng 2, liên tục được bằng khen của thống
đốc NHNN về thành tích xuất sắc…
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của BIDV chi nhánh Bình Định
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ
 Chức năng : BIDV chi nhánh Bình Định là một doanh nghiệp Nhà nước,
là một chi nhánh của BIDV nên cũng có chức năng như một NHTM :

 Dịch vụ khác : như dịch vụ tư vấn và bảo lãnh phát hành trái phiếu doanh
nghiệp, đầu tư chứng khoán, bảo hiểm, hỗ trợ các doanh nghiệp có quan hệ hợp
tác với Lào, dịch vụ ngân hàng điện tử.
1.2.2.2. Đối với khách hàng cá nhân
 Dịch vụ tài khoản.
 Dịch vụ kỳ phiếu.
 Dịch vụ thẻ.
 Phát hành giấy tờ có giá dài hạn.
 Tiền gửi tiết kiệm.
 Tiết kiệm dự phòng.
 Tiết kiệm bậc thang.
 Tiết kiệm tích luỹ bảo an.
 Gửi một nơi, rút nhiều nơi.
 Thanh toán định kỳ theo yêu cầu.
 Thanh toán hóa đơn.
 Tín dụng cá nhân.
 Chuyển tiền trong nước, quốc tế, kiều hối.
 Ngân hàng điện tử…
1.3. Bộ máy tổ chức của BIDV chi nhánh Bình Định
1.3.1 Mô hình tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý
Sơ đồ 1.1: Mô hình tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý của BIDV chi nhánh Bình
Định
Trang
8
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD : TS. Hà Thanh Việt
Chú thích: : Quan hệ chỉ đạo
Mối quan hệ giữa các Phòng trong Chi nhánh là mối quan hệ phối hợp công tác
theo quy trình nghiệp vụ và theo chức trách của từng Phòng. Mối quan hệ giữa
các Phòng thuộc trụ sở Chi nhánh với Phòng Giao dịch, Quỹ tiết kiệm là mối
quan hệ hướng dẫn, kiểm tra, hỗ trợ về nghiệp vụ theo chức năng, nhiệm vụ của

Phòng
TTQT
Tài chính -
Kế toán
Tổ chức –
Hành chính
Kế hoạch -
Tổng hợp
Phòng
Điện toán
Khối trực
thuộc
9
Quỹ
TK
Phòng
GD
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD : TS. Hà Thanh Việt
* Ban giám đốc: Bao gồm Giám đốc và ba Phó giám đốc:
Giám đốc: Phụ trách chung các phòng ban trong công ty, điều hành
mọi hoạt động kinh doanh, ký duỵêt các loại văn bản giấy tờ của công ty, đồng
thời chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động kinh doanh tại công ty.
Phó giám đốc: Tham mưu giúp viêc cho giám đốc và trực tiếp quản lý
hoạt động kinh doanh của công ty. Giải quyết công việc khi giám đốc đi vắng.
* Phòng tổ chức hành chính : Đầu mối tham mưu, đề xuất, giúp việc
Giám đốc về triển khai thực hiện công tác tổ chức – nhân sự và phát triển nguồn
nhân lực, những biện pháp quản lý, khai thác, sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật tại
Chi nhánh. Thực hiện công tác văn thư theo quy định. Quản lý, sử dụng con dấu
của Chi nhánh theo đúng quy định của Pháp luật và của BIDV…
* Phòng kế hoạch tổng hợp : Thu thập thông tin phục vụ công tác kế

phát hiện, báo cáo và xử lý kịp thời các giao dịch có dầu hiệu đáng ngờ trong
tình huống khẩn cấp. Kiểm tra tính pháp lý, tính đầy đủ, đúng đắn của các chứng
từ giao dịch.Thực hiện đúng các quy định, quy trình nghiệp vụ, thẩm quyền và
các quy định về bảo mật trong mọi hoạt động giao dịch với khách hàng, đảm bảo
an toàn về tiền và tài sản của ngân hàng và khách hàng…
* Phòng Quản trị tín dụng : Trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị
cho vay, bảo lãnh đối với khách hàng theo quy định, quy trình của BIDV và của
Chi nhánh. Thực hiện tính toán, trích lập dự phòng rủi ro theo kết quả phân loại
nợ của phòng Quan hệ khách hàng theo đúng các quy định của BIDV; gửi kết quả
cho Phòng Quản lý rủi ro để thực hiện rà soát, trình cấp có thẩm quyền quyết
định. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn trong tác nghiệp của Phòng; tuân
thủ đúng quy trình kiểm soát nội bộ trước khi giao dịch được thực hiện. Giám sát
khách hàng tuân thủ các điều kiện của hợp đồng tín dụng…
* Phòng quản lý rủi ro : Tham mưu, đề xuất chính sách, biện pháp phát
triển và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng. Quản lý, giám sát, phân tích,
đánh giá rủi ro tiềm ẩn đối với danh mục tín dụng của Chi nhánh. Đầu mối
nghiên cứu, đề xuất trình lãnh đạo phê duyệt hạn mức, điều chỉnh hạn mức, cơ
cấu, giới hạn tín dụng cho từng ngành, từng nhóm và từng khách hàng. Thực
hiện việc quản lý nợ xấu. Tham mưu, đề xuất xây dựng các quy định, biện pháp
quản lý rủi ro tín dụng. Công tác quản lý rủi ro tác nghiệp, công tác phòng chống
rửa tiền, quản lý hệ thống chất lượng ISO, kiểm tra nội bộ…
* Phòng thanh toán quốc tế : Trực tiếp thực hiện tác nghiệp các giao
dịch tài trợ thương mại với khách hàng. Phối hợp với các phòng liên quan để tiếp
thị, tiếp cận phát triển khách hàng, giới thiệu và bán các sản phẩm về tài trợ
thương mại.Chịu trách nhiệm về việc phát triển và nâng cao hiệu quả hợp tác
kinh doanh đối ngoại của Chi nhánh; chịu trách nhiệm về tính chính xác, đúng
Trang
11
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD : TS. Hà Thanh Việt
đắn, đảm bảo an toàn tiền vốn tài sản của Chi nhánh/BIDV và của khách hàng

đó là: huy động vốn, cho vay và bảo lãnh.
Trang
12
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD : TS. Hà Thanh Việt
1.4.1. Quy trình huy động vốn
Huy động vốn là nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng và đóng vai trò quan trọng để
ngân hàng có thể thực hiện các nghiệp vụ khác. Quy trình huy động vốn như sau:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ gửi tiền của khách hàng;
Bước 2: Kiểm tra thông tin hồ sơ của khách hàng;
Bước 3: Cập nhật thông tin khách hàng trên hệ thống máy chủ ngân hàng;
Bước 4: Nhập thông tin khách hàng, số tiền vào hệ thống;
Bước 5: Phê duyệt khoản tiền gửi nếu vượt hạn mức giao dịch của giao dịch
viên;
Bước 6: In chứng từ;
Bước 7: Mở tài khoản nhận lãi (đối với tiền gửi tiết kiệm);
Bước 8: In sổ giao cho khách hàng (đối với tiền gửi tiết kiệm);
Kết thúc quy trình nhận tiền gửi.
1.4.2. Quy trình cho vay vốn
Quy trình cho vay được bắt đầu từ khi Cán bộ tín dụng bộ phận quan hệ
trực tiếp tiếp nhận hồ sơ khách hàng và kết thúc khi tất toán thanh lý hợp đồng
tín dụng và được tiến hành qua các bước sau:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ vay vốn đánh giá thẩm định;
Bước 2: Phân tích thẩm định khách hàng vay vốn;
Bước 3: Phân tích, thẩm định dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh;
Bước 4: Dự kiến lợi ích của Ngân hàng nếu khoản vay được phê duyệt. Kết
hợp xem xét với tổng thể lợi ích khác khi thiết lâp quan hệ tín dụng với khách
hàng;
Bước 5: Các biện pháp đảm bảo tiền vay;
Bước 6: Chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng;
Bước 7: Lập báo cáo thẩm định cho vay;

so với các địa phương khác ở miền Trung, trong khi số lượng các ngân hàng mọc
lên ngày càng nhiều, tạo nên môi trường cạnh tranh vô cùng gay gắt. Thế nhưng
Chi nhánh luôn là lá cờ đầu của Tỉnh trong hoạt động ngân hàng, các chỉ tiêu
hoạt động kinh doanh luôn đứng đầu khu vực Nam Trung Bộ. Trong 3 năm gần
đây, chi nhánh liên tục có sự tăng trưởng cao và phát triển bền vững, đặc biệt là
đã góp phần hỗ trợ tích cực cho Tỉnh trong việc mở và đưa vào khai thác khu
kinh tế Nhơn Hội, tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển kinh tế địa phương.
2.1. Tình hình huy động vốn của BIDV Bình Định qua các năm 2007 –
2009
Trang
14
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD : TS. Hà Thanh Việt
Ngân hàng là tổ chức thu hút tiết kiệm lớn nhất trong hầu hết mọi nền kinh
tế. Hàng triệu cá nhân, hộ gia đình và các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế - xã
hội đều gửi tiền tại ngân hàng. Tiền gửi của khách hàng là nguồn tài nguyên
quan trọng nhất của các ngân hàng thương mại. Khách hàng có thể gửi tiền dưới
nhiều hình thức như: tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán… Khi một ngân hàng
bắt đầu hoạt động, nghiệp vụ đầu tiên là mở các tài khoản tiền gửi để giữ hộ và
thanh toán hộ cho khách hàng với cam kết hoàn trả đúng hạn. Quy mô của tiền
gửi rất lớn so với các nguồn khác. Thông thường nguồn này chiếm hơn 50%
tổng nguồn vốn và là mục tiêu tăng trưởng hàng năm của các ngân hàng.
Cũng như các ngân hàng thương mại khác, BIDV Bình Định cũng huy
động vốn để thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình. Ngân hàng đã phát
triển nhiều sản phẩm, dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách
hàng về tính thuận tiện, an toàn, hiệu quả. Có thể kể đến các sản phẩm như: dịch
vụ tài khoản, dịch vụ thẻ, tiền gửi tiết kiệm, tiết kiệm dự phòng, tiết kiệm bậc
thang, tiết kiệm tích luỹ bảo an, gửi một nơi, rút nhiều nơi… Kết quả huy động
vốn của chi nhánh như sau:
Bảng 2.1 : HUY ĐỘNG VỐN THEO ĐỐI TƯỢNG
ĐVT:Triệu đồng

hoạch là 800.000 trđ).
- Vốn huy động từ dân cư (cá nhân, hộ gia đình) vượt 13,14% kế hoạch
(theo kế hoạch là 350.000 trđ).
• Năm 2008, tổng vốn huy động tăng 227.000 trđ so với cùng kỳ năm 2007
(18,09%), vượt 5,86% kế hoạch đề ra, trong đó:
- Vốn huy động từ các tổ chức kinh tế tăng 156.000 trđ so với cùng kỳ
năm 2007 (18,16% ) và vượt 1,5% kế hoạch đề ra.
- Vốn huy động từ dân cư là tăng 71.000 trđ so với cùng kỳ năm 2007
(17,93%), vượt 16,75% kế hoạch đề ra.
Huy động vốn trong năm 2008 tại chi nhánh cực kỳ khó khăn do phải chịu áp lực
cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng trên địa bàn, nhất là ngân hàng thương mại
cổ phần cạnh tranh về lãi suất, các chính sách khuyến mại. Bên cạnh đó, do tình
hình nguồn vốn căng thẳng nên một số tổ chức tín dụng, tài chính có tiền gửi tại
chi nhánh cũng đã tất toán các hợp đồng đến hạn. Một số tổ chức, doanh nghiệp
rút tiền gửi để sử dụng nhiều hơn do tình hình vay vốn khó khăn hơn, lãi suất
cho vay cao hơn. Tuy nhiên, vào thời điểm xảy ra lạm phát cao, chính phủ chủ
trương tăng lãi suất để thu hút nguồn tiền trong dân cư để kiềm chế lạm phát.
Điều này đã làm lãi suất của các ngân hàng tăng mạnh có thời điểm lên tới
18%/năm, kéo theo đó là những người có vốn nhàn rỗi đến ngân hàng gửi tiền để
hưởng lãi suất cao. Do vậy, mặc dù tình hình kinh tế khó khăn nhưng tổng vốn
huy động của chi nhánh vẫn có sự tăng trưởng so với năm 2007.
• Con số huy động vốn của Chi nhánh tiếp tục có sự tăng trưởng vào năm
2009 với tổng vốn huy động được tăng 245.000 trđ (16,53%) so với cùng kỳ năm
2008 và tăng 472.000 trđ (37,61%) so với cùng kỳ năm 2007, vượt 1,59% so với
kế hoạch, trong đó:
- Huy động từ các tổ chức kinh tế tăng 75.000 trđ (7,39%) so với cùng kỳ
năm 2008 và tăng 231.000 trđ (26,89%) so với cùng kỳ năm 2007, vượt 5,83%
kế hoạch.
- Huy động vốn từ khu vực dân cư tăng 170.000 trđ (36,40%) so với cùng
kỳ năm 2008 và tăng 241.000 trđ (60,86%) so với cùng kỳ năm 2007, nhưng chỉ

rất nhiều khó khăn do phải chịu sức ép cạnh tranh của các ngân hàng trên địa
bàn. Mỗi PGD, QTK của Chi nhánh đều có ít nhất 01 PGD, QTK của các ngân
hàng khác với khoảng cách rất gần. Ngoài cạnh tranh về giá, còn chịu áp lực rất
lớn trước sự cạnh tranh về phong cách, thái độ phục vụ, cách thức tiếp thị. Việc
triển khai thực hiện các dịch vụ mới vẫn có hiệu quả chưa cao.
Để thấy rõ hơn về tình hình huy động vốn của Ngân hàng, chúng ta sẽ xem
xét cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn qua biểu đồ sau :
Trang
17
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD : TS. Hà Thanh Việt
Biểu đồ 2.1: Tình hình huy động vốn theo kỳ hạn qua các năm 2007 – 2009.
Biểu đồ trên cho thấy vốn huy động ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn so với vốn
huy động trung-dài hạn và luôn có sự tăng trưởng qua các năm với tốc độ tương
đối đều. Năm 2008, vốn ngắn hạn tăng 20,53% so với năm 2007, sang năm
2009, nguồn vốn này đã tăng 22,54% so với năm 2008. Vốn trung-dài hạn là
nguồn khá quan trọng đối với các ngân hàng, nhưng chỉ chiếm tỷ trọng thấp và
có sự tăng giảm không đều qua các năm. Điều này buộc chi nhánh phải cân đối
hợp lý giữa nguồn vốn huy động được và doanh số cho vay, cân đối giữa lãi suất
huy động và cho vay, sử dụng nguồn vốn hiệu quả để đảm bảo nguồn trả lãi cho
khách hàng.
Như vậy, mặc dù nền kinh tế cả nước lâm vào tình trạng khó khăn trong những
năm vừa qua, nhưng Chi nhánh vẫn huy động được một lượng vốn huy động lớn,
đáp ứng nhu cầu vay vốn của các chủ thể trong nền kinh tế.
Thị phần huy động vốn của chi nhánh năm 2007 là 18,5%, nhưng đến năm 2008
chỉ còn 17,4% và năm 2009 là 15,7%. Thị phần ngày càng giảm chứng tỏ các đối
thủ cạnh tranh của chi nhánh đã sử dụng nhiều chính sách hấp dẫn để thu hút
khách hàng về phía họ, hơn nữa, các ngân hàng thương mại cổ phần xuất hiện
ngày càng nhiều trên địa bàn tỉnh, đây là một khó khăn lớn đối với chi nhánh.
Tuy nhiên, tổng vốn huy động của chi nhánh vẫn có xu hướng tăng lên, điều đó
mang lại triển vọng phát triển ngày càng cao cho ngân hàng.

Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Đầu tư sản
xuất
3,168,500 77.00 3,751,300 78.30 5,236,200 75.90
Tiêu dùng 213,900 5.20 263,500 5.50 400,300 5.80
KD-TM-
XNK
732,600 17.80 776,200 16.20 1,262,500 18.30
TỔNG
CỘNG
4,115,000 100 4,791,000 100 6,899,000 100
( Nguồn: bảng báo cáo đánh giá kết quả hoạt động và triển khai kế hoạch kinh
doanh của ngân hàng BIDV Bình Định qua các năm 2007 – 2009; phòng Kế
hoạch tổng hợp )
Qua bảng trên cho thấy, doanh số cho vay của chi nhánh liên tục tăng
trưởng qua các năm:
Trang
19
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD : TS. Hà Thanh Việt
• Năm 2007, tổng doanh số cho vay của Chi nhánh là 4.115.000 trđ, vượt
2,875% so với kế hoạch, trong đó:
- Cho vay đầu tư sản xuất vượt 5,62% so với kế hoạch (theo kế hoạch là
3.000.000 trđ).
- Cho vay tiêu dùng vượt 6,95% so với kế hoạch (theo kế hoạch là
200.000 trđ).
- Cho vay KD-TM-XNK chỉ hoàn thành được 91,57% kế hoạch đề ra
(theo kế hoạch là 800.000 trđ).

kích cầu, các doanh nghiệp được hỗ trợ lãi suất nên càng vay nhiều hơn để
hưởng lãi suất thấp, đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Cũng trong năm 2009,
Chính phủ chủ trương giảm nhập siêu, chi nhánh đã tăng cường công tác tài trợ
cho vay xuất khẩu như giảm lãi suất, tư vấn khách hàng sử dụng nghiệp vụ hoán
đổi chéo để giảm thiểu rủi ro tỷ giá. Điều này làm cho doanh số cho vay KD-
TM-XNK tăng mạnh, vượt kế hoạch đề ra.
Như vậy, doanh số cho vay của chi nhánh đã liên tục tăng lên qua các
năm, chỉ trong vòng 2 năm, doanh số cho vay đã tăng hơn 1,68 lần. Và với vai
trò quan trọng là ngân hàng cấp tín dụng cho các dự án, chương trình kinh tế,
doanh số cho vay của chi nhánh trong lĩnh vực đầu tư sản xuất luôn chiếm tỷ
trọng cao trong tổng doanh số cho vay và có xu hướng ngày càng tăng lên.
Doanh số cho vay trong lĩnh vực này đã tăng hơn 1,65 lần chỉ trong vòng 2 năm.
Bên cạnh đó, việc nhiều doanh nghiệp, xưởng sản xuất mọc lên trên địa bàn tỉnh
cũng là nguyên nhân làm cho doanh số cho vay có xu hướng tăng lên. Trước
đây, cho vay tiêu dùng là hoạt động rất hạn chế do thu nhập của người dân chưa
cao. Nhưng khi có thu nhập cao hơn, họ lại có xu hướng tiêu dùng những loại
hàng hoá cao cấp hơn (chẳng hạn mua ô tô, mua nhà ), chính điều này đã làm
cho tín dụng tiêu dùng phát triển và có sự tăng vọt, tăng hơn 1,87 lần chỉ trong
vòng 2 năm. Cho vay KD-TM-XNK cũng có sự khởi sắc, đặc biệt là trong năm
2009.
Nhìn chung, tình hình cho vay của Chi nhánh trong thời gian qua có xu hướng
tăng lên rõ rệt mặc dù tình hình kinh tế đất nước gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên,
tỷ trọng cho vay tiêu dùng và KD-TM-XNK vẫn còn chiếm tỷ trọng thấp trong
tổng doanh số cho vay. Điều này không tương xứng với tầm phát triển của Tỉnh
nhà khi mà thu nhập của người dân ngày càng tăng, các chính sách của Chính
phủ trong việc phát triển kinh tế đã được mở rộng hơn, tạo nhiều điều kiện thuận
lợi hơn. Nguyên nhân chủ yếu là do chỉ có một bộ phận dân cư có thu nhập cao
trong khi phần lớn dân cư lại có thu nhập ở mức trung bình. Bên cạnh đó là do
công tác marketing sản phẩm đến với khách hàng vẫn chưa được đẩy mạnh và
rộng rãi, người dân vẫn chưa biết được lợi ích của việc vay tiêu dùng, lại thêm

Cho vay trung – dài hạn cũng có xu hướng tăng, tỷ trọng cho vay trung – dài hạn
trong tổng doanh số cho vay cũng có xu hướng tăng nhưng tốc độ tăng còn thấp.
Điều này cho thấy chi nhánh đã dần dần điều chỉnh lại tỷ trọng giữa cho vay
ngắn hạn và trung-dài hạn để giảm bớt rủi ro cho ngân hàng. Tuy nhiên, tỷ trọng
cho vay trung - dài hạn vẫn còn cao, điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng thu
hồi vốn của các khoản vay này, đặc biệt, nếu nguồn vốn cho vay trung - dài hạn
là nguồn ngắn hạn thì càng nguy hiểm hơn, có thể dẫn đến nguy cơ mất khả năng
thanh toán cho ngân hàng. Cho vay là hoạt động sinh lời chủ yếu của ngân hàng,
nhưng cần chú ý tỷ trọng giữa các khoản vay ngắn hạn và trung - dài hạn để
đảm bảo khả năng sinh lời của ngân hàng.
2.3.2. Dư nợ tín dụng của Chi nhánh
Dư nợ tín dụng phản ánh số tiền mà ngân hàng hiện đang cho vay tính đến
thời điểm cụ thể. Dư nợ tín dụng của Chi nhánh qua 3 năm như sau :
Bảng 2.5 : DƯ NỢ CUỐI KỲ THEO LĨNH VỰC
ĐVT: Triệu đồng
Trang
23
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD : TS. Hà Thanh Việt
Chỉ tiêu
2007 2008 2009
Số dư
Tỷ
trọng
(%)
Số dư
Tỷ
trọng
(%)
Số dư
Tỷ

- Dư nợ trong lĩnh vực đầu tư sản xuất tăng 704.100 trđ (38,29%) so với
cùng kỳ năm 2008 và tăng 1.023.400 trđ (67,34%) so với cùng kỳ năm 2007.
- Dư nợ trong lĩnh vực tiêu dùng tăng 61.000 trđ (35,67%) so với cùng kỳ
năm 2008 và tăng 104.700 trđ (82,25%) so với cùng kỳ năm 2007.
Trang
24
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD : TS. Hà Thanh Việt
- Dư nợ trong lĩnh vực KD-TM-XNK tăng 234.100 trđ (90,14%) so với
cùng kỳ năm 2008 và tăng 171.600 trđ (53,26%) so với cùng kỳ năm 2007.
Như vậy, tổng dư nợ cuối kỳ của Chi nhánh có xu hướng tăng dần qua các năm,
chứng tỏ quy mô tín dụng của Chi nhánh rất lớn, tăng hơn 1,66 lần trong vòng 2
năm. Dư nợ cuối kỳ tăng dần là hoàn toàn phù hợp vì doanh số cho vay của chi
nhánh cũng có xu hướng tăng (như đã trình bày ở trên). Dư nợ cuối kỳ cao
chứng tỏ ngân hàng hoạt động kinh doanh tốt, nhưng nếu dư nợ cứ tiếp tục tăng
lên mà không có biện pháp thu nợ phù hợp sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng nợ
(có thể tạo ra các khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi ) cũng như khả năng thu hồi nợ
của ngân hàng. Đặc biệt, nếu dư nợ trung-dài hạn chiếm tỷ trọng quá cao trong
tổng dư nợ sẽ có ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên,
BIDV là ngân hàng cấp tín dụng chủ yếu cho các dự án có tính chất dài hạn nên
dư nợ trung-dài hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ, đặc biệt là năm 2009,
khi chính phủ chủ trương kích cầu và hỗ trợ lãi suất. Kết quả dư nợ theo thời
gian được thể hiện qua bảng sau :
Bảng 2.6 : DƯ NỢ THEO THỜI GIAN
ĐVT:triệu đồng
Chỉ tiêu
2007 2008 2009
Số dư
Tỷ
trọng
(%)


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status