LUẬN VĂN: Chứng cứ và vấn đề chứng minh trong Bộ luật Tố tụng dân sự - Pdf 15

LUẬN VĂN:

Chứng cứ và vấn đề chứng minh
trong Bộ luật Tố tụng dân sự
mở đầu

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Năm 1989 ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh thủ tục giải quyết
các vụ án dân sự; tiếp đến năm 1994 ban hành Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh
tế; năm 1996 ban hành Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án lao động. Ba Pháp lệnh trên

dựa theo các Pháp lệnh đó. Từ khi Bộ luật Tố tụng dân sự có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng
01 năm 205 vấn đề chứng minh và chứng cứ mới chỉ có một số bài viết như "Chế định
chứng cứ và chứng minh trong Bộ luật Tố tụng dân sự" tác giả Thạc sĩ Nguyễn Công Bình,
Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 02 năm 2004; "Một vài suy nghĩ về chứng cứ trong Bộ
luật Tố tụng dân sự" tác giả Tưởng Duy Lượng, Tạp chí Tòa án số 20, 21/2004. Những bài
viết trên mới chỉ giải quyết một vài khía cạnh về chứng minh và chứng cứ, chứ chưa
nghiên cứu một cách toàn diện hệ thống.
3. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Với phạm vi của một luận văn thạc sĩ luật học tác giả chưa có đủ điều kiện nghiên
cứu hết các vấn đề chứng cứ và chứng minh trong tất cả các vụ việc dân sự theo phạm vi
điều chỉnh của Bộ luật Tố tụng dân sự, vì vậy tác giả chỉ nghiên cứu chuyên sâu về chứng
cứ và chứng minh trong phạm vi các vụ án dân sự truyền thống (dân sự và hôn nhân gia
đình), còn trong các lĩnh vực khác tác giả hy vọng sẽ có cơ hội thực hiện đầy đủ nội dung
của chế định này trong các công trình nghiên cứu sau này.
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Luận văn được nghiên cứu theo phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và
một số phương pháp cụ thể như: Lịch sử phân tích, so sánh, chứng minh, tổng hợp và
phương pháp xã hội, phương pháp khảo sát thăm dò v.v
5. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

Nghiên cứu một cách có hệ thống toàn diện các vấn đề lý luận và thực tiễn của
chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự. Từ mục đích này, nhiệm vụ của luận văn là:
- Nghiên cứu đưa ra những vấn đề lý luận cơ bản nhất, giúp cho việc nhận thức
một cách rõ nét về chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự.
- Từ việc nghiên cứu những hạn chế, bất cập, vướng mắc trong thực tiễn đề xuất
những kiến nghị trong việc hoàn thiện các quy định về chứng cứ.
6. Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn
- Xây dựng khái niệm khoa học về chứng cứ và khái niệm chứng minh trong tố
tụng dân sự.
- Chỉ ra những đặc trưng của chứng cứ trong tố tụng dân sự.

sự đã cung cấp được các chứng cứ gì? Và có khả năng thu thập thêm được một số chứng
cứ gì khác? Từ đó, Tòa án sẽ tiếp nhận vụ việc và thực hiện tất cả các biện pháp để nhằm
thu thập đầy đủ, toàn diện, chính xác, đúng đắn các loại nguồn của chứng cứ mà pháp luật
có quy định để có cơ sở giải quyết khách quan, đúng đắn vụ việc dân sự.

Có nhiều định nghĩa về chứng cứ của một số nước trên thế giới: Trong Bộ luật Tố
tụng dân sự của Liên bang Nga có quy định: "Chứng cứ trong tố tụng dân sự là những sự
thật khách quan và theo đó mà Tòa án có cơ sở để Tòa án giải quyết vụ án dân sự"; hay Bộ
luật Tố tụng dân sự Nhật Bản định nghĩa: "Chứng cứ là một tư liệu thông qua đó một tình
tiết được Tòa án công nhận và là một tư liệu, cơ sở thông qua đó Tòa án được thuyết phục
là một tình tiết nhất định tồn tại hay không".
Về nội hàm của khái niệm một số nước trên tựu chung là khẳng định: Chứng cứ là
sự thật khách quan.
ở Việt Nam, khái niệm chứng cứ được xây dựng dựa trên cơ sở tiếp thu có chọn
lọc những quan điểm khoa học về chứng cứ trong pháp luật tố tụng dân sự ở các nước, đó
là xuất phát từ thực tế khách quan của bản thân chứng cứ không lệ thuộc vào ý thức con
người; đánh giá chứng cứ trong mối liên hệ biện chứng, mỗi chứng cứ đều có nguồn gốc
dẫn đến sự hình thành nên nó, sự tồn tại của chứng cứ luôn ở dạng động, liên quan đến
nhau. Từ đó Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam định nghĩa về chứng cứ như sau:
Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cá
nhân, cơ quan, tổ chức khác giao nộp cho Tòa án hoặc do Tòa án thu thập được
theo trình tự thục tục do Bộ luật này quy định mà Tòa án dùng làm căn cứ để
xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp hay
không cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ
việc dân sự (Điều 81 Bộ luật Tố tụng dân sự).
Có thể hiểu chung: chứng cứ là những gì có thật được thu thập theo đúng quy định
của Bộ luật Tố tụng dân sự dùng để làm căn cứ giải quyết đúng đắn vụ án.
Định nghĩa chứng cứ (tại Điều 81) Bộ luật Tố tụng dân sự nhìn nhận dưới góc độ
khoa học pháp lý thì khái niệm này cần được xem xét kỹ hơn. Qua thực tiễn xét xử và các
loại chứng cứ được quy định tại Điều 82 Bộ luật Tố tụng dân sự, theo tác giả có một số

1.1.2. Đặc điểm của chứng cứ
a) Tính khách quan của chứng cứ

Chứng cứ trước hết là những gì có thật tồn tại khách quan không phụ thuộc vào ý
thức chủ quan của con người. Đương sự và các cơ quan tiến hành tố tụng không được tạo
ra chứng cứ, nếu vậy tính khách quan sẽ không còn; do đó không thể coi là chứng cứ. Con
người phát hiện tìm kiếm và thu thập chứng cứ, con người nghiên cứu và đánh giá để sử
dụng nó.
b) Tính liên quan của chứng cứ
Tính liên quan: Theo Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Giáo dục, 1998: "Tính liên
quan là sự liên hệ, dính dáng nhau ở một hay một số tính chất".
Tính liên quan trong vụ việc dân sự được hiểu là các tình tiết, sự kiện có liên
quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới vụ việc dân sự mà Tòa án đâng giải quyết.
Chứng cứ là những sự kiện, tình tiết, tài liệu tồn tại khách quan và có liên quan
đến vụ việc mà Tòa án cần giải quyết. Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam quy định cụ thể
các loại nguồn của chứng cứ, tuy nhiên Tòa án phải chọn lọc và đánh giá những gì có thật
liên quan đến vụ việc mà thôi. Tính liên quan của chứng cứ có thể là trực tiếp hoặc gián
tiếp. Mối quan hệ trực tiếp là mối quan hệ dựa vào đó có thể xác định được ngay những
tình tiết, theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự xem đây là tình tiết, sự kiện không cần
phải chứng minh. Mối liên hệ gián tiếp là qua khâu trung gian mới tìm được tình tiết, sự
kiện. Tuy nhiên, cho dù là trực tiếp hay gián tiếp thì cũng phải có mối quan hệ nội tại, có
mối quan hệ nhân quả. Từ việc đánh giá rõ tình tiết liên quan, Tòa án có thể xác định đúng
chứng cứ cần sử dụng để giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự mà không để xảy ra trường
hợp thừa, hoặc không đầy đủ chứng cứ.
c) Tính hợp pháp của chứng cứ
Các tình tiết, sự kiện phải được thu thập, bảo quản, xem xét, đánh giá, nghiên cứu
theo thủ tục luật định, có như vậy mới bảo đảm giá trị của chứng cứ. Trước hết, chứng cứ
phải được pháp luật thừa nhận, các tình tiết, sự kiện chỉ được coi là chứng cứ khi mà pháp
luật dân sự quy định nó là một trong các loại nguồn của chứng cứ. Vật chứng phải luôn là
vật gốc có tính đặc định, liên quan đến vụ việc dân sự thì mới có giá trị pháp lý, nếu sao

trình tự Bộ luật Tố tụng dân sự và được liệt kê tại Điều 82 Bộ luật Tố tụng dân sự thì được
coi là nguồn. Bởi vậy, nếu không có nguồn chứng cứ sẽ không chứng minh làm sáng tỏ để
giải quyết vụ việc dân sự.
Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự thì nguồn của chứng cứ bao gồm: "Các
tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được; các vật chứng; lời khai của đương sự, lời khai của
người làm chứng; kết luận giám định; biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ; tập quán; kết
quả định giá tài sản; các nguồn khác mà pháp luật có quy định" (Điều 82 Bộ luật Tố tụng dân
sự). Có thể hiểu nguồn của chứng cứ là nơi chứa đựng chứng cứ. Nó tồn tại hai loại nguồn chủ
yếu là nguồn vật và tài liệu. Nguồn chứng cứ và phương tiện chứng minh là hai khái niệm
khác nhau; nhưng thực tế là thường được hiểu chung. Vì một số trường hợp các phương
tiện chứng minh cũng chính là cái có thể rút ra các tin tức và vụ việc dân sự như vật
chứng, tài liệu chứa đựng chứng cứ tức cũng là nguồn của chứng cứ.
Tòa án chỉ có thể thu thập các nguồn chứng cứ, từ đó rút ra các chứng cứ. Bất kỳ
loại chứng cứ nào cũng phải nằm trong một loại nguồn chứng cứ nhất định; nhưng không
có nghĩa là khi thu thập một nguồn chứng cứ nào đó thì nhất định trong đó sẽ chứa đựng
chứng cứ, vì vậy sẽ phạm sai lầm trong đánh giá, sử dụng. Ví dụ, vật chứng đương sự cung
cấp cho Tòa án là nguồn nhưng là vật chứng được đương sự làm giả, gian dối thì không
thể coi vật chứng này là nguồn được; hay kết luận giám định là nguồn chứng cứ nhưng kết
luận giám định sai thì không thể coi là nguồn của chứng cứ được.
Theo pháp luật Việt Nam ban hành, có các loại nguồn cụ thể:
- Các tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được
Các tài liệu đó phải là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp
pháp hoặc do tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận. Bản chính có thể là bản gốc hoặc
bản được dùng làm cơ sở lập ra các bản sao. Các tài liệu nghe được, nhìn được phải xuất
trình kèm theo văn bản xác định xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản và sự liên quan tới
cuộc thu âm, thu hình đó. Các tài liệu này có thể là băng ghi âm, đĩa ghi hình, phim ảnh
Nếu đương sự không xuất trình được các văn bản nêu trên thì tài liệu nghe, đọc, nhìn được
mà đương sự giao nộp không thể được coi là chứng cứ.

- Các vật chứng

luận giám định chính xác có tầm quan trọng rất lớn, thậm chí có nhiều vụ kiện có thể quyết
định toàn bộ vụ án. Ví dụ, vụ kiện tranh chấp về thừa kế. Bản di chúc bị tố cáo là giả mạo,
nếu xác định của cơ quan giám định tư pháp là giả hay không, nó quyết định toàn bộ vụ án.
Bởi vậy, các kết luận giám định có thể được giám định lại, giám định bổ sung ở các cơ
quan có chức năng giám định khác.
- Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ
Kết quả xem xét thẩm định tại chỗ, nếu việc thẩm định được tiến hành theo đúng
thủ tục do pháp luật quy định và phải có chữ ký của các thành viên tham gia thẩm định. Cụ
thể, Tòa án đến tận nơi có sự việc để làm việc cùng có đại diện của cơ quan sở tại có thẩm
quyền. Tòa án phải báo cho đương sự biết trước để họ chứng kiến việc xem xét, thẩm định.
- Tập quán là nguồn của chứng cứ
Tập quán là thói quen đã thành nếp trong đời sống xã hội, trong sản xuất và được
công chúng thừa nhận. Đối với một tập quán được coi là chứng cứ trong một vụ án cụ thể
thì Thẩm phán phải yêu cầu đương sự trình bày rõ nguồn gốc của tập quán đó và chứng
minh tập quán đó bằng cách ghi nhận nó bằng văn bản thể hiện việc cả cộng đồng dân cư
nơi có tập quán đó thừa nhận, như xác nhận vào văn bản cả cộng đồng dân cư và được
chứng thực cũng như xác nhận của ủy ban nhân dân cấp xã nơi có tập quán đó được thừa
nhận.
Thực chất, phong tục, tập quán chỉ là cơ sở để đánh giá chứng cứ. Bởi lẽ, nó không
có giới hạn cụ thể, rạch ròi, ở một mức độ nào đó nó có tính ước lệ và suy đoán. Ví dụ, ở một
cộng đồng dân cư, tính cục bộ tại địa phương đó dẫn đến vì giúp cho một cá nhân nào đó mà
cộng đồng dân cư có thể ký và xác thực vào văn bản mà việc này vẫn không trái với đạo đức
xã hội. Tóm lại, về cơ bản, tập quán không được trái với các nguyên tắc của pháp luật và
đạo đức xã hội và đương nhiên tập quán đó chưa được khái quát để cụ thể hóa trong luật.
- Kết quả định giá tài sản

Định giá có vai trò quan trọng trong việc giải quyết vụ án. Định giá có thể do
đương sự yêu cầu, hay tự Tòa án nhận thấy cần định giá.
Kết quả định giá là nguồn của chứng cứ nên việc định giá do Hội đồng định giá
được lập thành văn bản và thực hiện theo đúng quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.

thì trách nhiệm của họ là phải cung cấp, giao nộp chứng cứ cho Tòa án để chứng minh.
Việc cung cấp chứng cứ còn có thể do cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp.
- Thu thập chứng cứ là trách nhiệm của các đương sự, hoặc một số trường hợp Tòa
án thu thập. Việc thu thập, cung cấp và giao nộp chứng cứ để chứng minh trong giải quyết
vụ việc dân sự phải đúng hạn, nhanh chóng và kịp thời.
- Nghiên cứu và đánh giá là giai đoạn cuối cùng của hoạt động chứng minh. Nó là
một quá trình lôgíc nhằm xác định giá trị chứng minh và sự phù hợp của các chứng cứ - sự
phù hợp của chứng cứ ở đây là sự phù hợp giữa những tình tiết, sự kiện đã thu thập được
với thực tế khách quan. Thông qua nghiên cứu và đánh giá chứng cứ, Tòa án hình thành
các đối tượng chứng minh và sắp xếp các sự kiện theo một trình tự nhất định. Việc suy
đoán chứng cứ có thể được sử dụng trong quá trình đánh giá chứng cứ, nhưng việc suy
đoán này phải dựa trên các chứng cứ khác hoặc trên tổng thể các chứng cứ có trong hồ sơ
chứ không được theo nhận thức chủ quan của người đánh giá.
Chứng minh trong tố tụng dân sự có ý nghĩa làm rõ, xác định các sự kiện, tình tiết
của vụ việc dân sự, đảm bảo việc giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự. Chứng minh là biện
pháp duy nhất để xác định các sự kiện, tình tiết của vụ việc dân sự.
Thông qua hoạt động chứng minh, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân và các chủ thể
khác thấy rõ các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự được giải quyết. Đối với các đương
sự, chứng minh là vấn đề rất quan trọng để các đương sự làm rõ quyền, lợi ích hợp pháp
của họ, trên cơ sở đó thuyết phục Tòa bảo vệ. Trước Tòa án, nếu đương sự không chứng
minh được sự tồn tại quyền, lợi ích hợp pháp của họ thì quyền và lợi ích hợp pháp của họ
có thể sẽ không được Tòa án bảo vệ. Trên thực tế, Tòa án có thể sai lầm trong việc xác

định, đánh giá chứng cứ, không làm sáng tỏ được các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự.
Điều đó dẫn đếu việc giải quyết vụ việc dân sự không đúng với sự thật và làm cho đương
sự không được bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ. Chứng minh không chỉ có ý nghĩa
đối với việc giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự của Tòa án, mà còn có ý nghĩa bảo đảm
cho đương sự bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Để giải quyết bất kỳ một vụ việc dân sự thì đều được phải làm rõ những sự việc,
tình tiết về cơ bản trước khi Tòa án tiến hành giải quyết. Mà thực chất của hoạt động

dân sự.
Theo quy định tại các điều 06, 58, 63 64, 74, 79, 117, 118, 165, 230 của Bộ luật
Tố tụng dân sự, chủ thể của hoạt động chứng minh bao gồm đương sự và Tòa án cũng như
cá nhân, cơ quan, tổ chức, người bảo vệ quyền lợi cho đương sự, người đại diện hợp pháp
của đương sự.
Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, việc cung cấp chứng cứ và chứng minh
cho yêu cầu của mình thuộc về đương sự. Đây là một trong những nguyên tắc xuất phát từ
quyền tự định đoạt của đương sự đối với việc khởi kiện. Đương sự có yêu cầu bảo vệ quyền,
lợi ích hợp pháp phải có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ để chứng minh yêu cầu đó là hợp
pháp. Ngược lại, nếu đương sự phản đối yêu cầu của người khác thì phải đưa ra chứng cứ để
phản đối. Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, nghĩa vụ chứng minh đặt ra cho cả
hai bên đương sự, bên khởi kiện, bị kiện và người có quyền và nghĩa vụ liên quan.
Bộ luật Tố tụng dân sự đề cao vai trò, trách nhiệm chứng minh của đương sự. Mỗi
bên đương sự tham gia tố tụng đều phải chứng minh tất cả các tình tiết, sự kiện của vụ việc
dân sự mà trên cơ sở đó họ đưa ra yêu cầu hay phản đối yêu cầu cầu của người khác.
Trước hết, nguyên đơn phải chứng minh trước, nghĩa là bên có yêu cầu phải đưa ra các
chứng cứ để được Tòa án xem xét chấp thuận thụ lý vụ việc dân sự. Sau đó bị đơn, người
có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan mới phải chứng minh bằng việc đưa ra chứng cứ phải đối
lại yêu cầu của nguyên đơn (khoản 1, 2 Điều 79 Bộ luật Tố tụng dân sự).

Ngoài các đương sự, Bộ luật Tố tụng dân sự quy định các cá nhân, cơ quan, tổ
chức khởi kiện yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác cũng phải
chứng minh (khoản 3 Điều 79 Bộ luật Tố tụng dân sự). Tuy không có quyền và lợi ích gắn
liền với vụ việc dân sự như đương sự, nhưng các cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện yêu
cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước hoặc quyền và lợi ích hợp pháp của
người khác nếu không thực hiện nghĩa vụ chứng minh thì sẽ dẫn đến sự bất lợi cho các
đương sự.
Đối với người đại diện hợp pháp của đương sự, trong Bộ luật Tố tụng dân sự
không có quy định trực tiếp quyền và nghĩa vụ chứng minh của họ. Nhưng tại Điều 74 Bộ
luật Tố tụng dân sự quy định người đại diện của đương sự thay mặt tố tụng của đương sự

mình mà Bộ luật Tố tụng dân sự quy định trong quá trình tố tụng. Kết quả giải quyết vụ
việc dân sự phụ thuộc phần lớn vào việc chứng minh; vì vậy, trong quá trình này đòi hỏi
phải thận trọng, tỷ mỷ và có đủ thời gian để đạt kết quả tốt nhất.
Theo quy định tại Điều 165, 175 Bộ luật Tố tụng dân sự thì ngay khi khởi kiện thụ
lý vụ án, đương sự đã thực hiện quyền và nghĩa vụ chứng minh bằng việc nguyên đơn gửi
kèm theo đơn khởi kiện là các tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình; bị
đơn, người có nghĩa vụ liên quan nhận được thông báo về việc thụ lý vụ án phải gửi cho
Tòa án văn bản ghi ý kiến đối với yêu cầu khởi kiện và chứng cứ kèm theo. Trong quá
trình Tòa án giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền và nghĩa vụ giao nộp chứng cứ
cho Tòa án (Điều 85 Bộ luật Tố tụng dân sự). Tại phiên tòa, các bên đương sự tham gia
tranh luận để chứng minh bảo vệ quyền lợi của mình, thời gian tranh luận của họ không
hạn chế (Điều 233 Bộ luật Tố tụng dân sự). Khi có kháng cáo, người kháng cáo phải gửi
cho Tòa án các tài liệu, chứng cứ bổ sung (nếu có) để chứng minh cho kháng cáo của mình
là có căn cứ và hợp pháp (khoản 3 Điều 244 Bộ luật Tố tụng dân sự).
Theo Điều 83 Bộ luật Tố tụng dân sự, trong trường hợp đương sự không thể tự
mình thu thập chứng cứ và họ có yêu cầu thì Thẩm phán có thể tiến hành một hoặc một số
biện pháp thu thập chứng cứ. Khi áp dụng các biện pháp thu thập chứng cứ, Thẩm phán
phải ra quyết định bằng văn bản, trừ việc lấy lời khai của đương sự, người làm chứng theo
quy định của Điều 95, Điều 96 Bộ luật Tố tụng dân sự. Việc đánh giá chứng cứ phải khách

quan, toàn diện, đầy đủ và chính xác; Tòa án phải đánh giá từng chứng cứ; mọi chứng cứ
phải được công bố và sử dụng công khai như nhau, trừ trường hợp có liên quan đến bí mật
nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc, bí mật đời tư của cá nhân theo yêu cầu chính
đáng của đương sự (Điều 97 Bộ luật Tố tụng dân sự).
1.2.4. Đối tượng chứng minh trong tố tụng dân sự
Trong Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Giáo dục, tr. 274 ghi: Đối tuợng, được
hiểu: 1- Cái người ta nhằm tới để tìm hiểu, hành động. 2- Người đang tìm hiểu để kết hôn
hoặc kết nạp vào tổ chức.
Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng, năm 2003, tr. 328 ghi: Đối tượng là
người, vật, hiện tượng mà con người nhằm vào trong suy nghĩ và hành động.

chứng minh. Ví dụ, sự thừa nhận của đương sự phía bên này đối với các chứng cứ mà
đương sự phía bên kia có yêu cầu đưa ra xem như có giá trị miễn nghĩa vụ chứng minh
đối với bên có yêu cầu. Một trong vấn đề thuộc bản chất của chứng minh là làm cho
đương sự bên kia thấy được sự tồn tại của tình tiết, sự kiện liên quan đến vụ việc dân sự
để họ thừa nhận hay không thừa nhận; quyết thừa nhận còn là quyết tự định đoạt của
đương sự.
1.2.5. Các phương tiện chứng minh trong tố tụng dân sự
Theo Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Giáo dục, 1998, tr. 610, phương tiện được
hiểu: "cái dùng để tiến hành công việc gì". Mỗi vụ việc dân sự đều có đối tượng chứng
minh riêng. Việt sử dụng phương tiện chứng minh nào trong vụ việc dân sự là tùy thuộc
vào những tình tiết, sự kiện thuộc đối tượng chứng minh của vụ việc dân sự cần giải quyết.
Một số công cụ thường được thực hiện như lấy lời khai của đương sự, lời khai của người
làm chứng, kết luện của cơ quan giám định gọi là phương tiện chứng minh.
Phương tiện chứng minh là những công cụ được sử dụng để làm rõ các tình tiết,
sự kiện của vụ việc dân sự thông qua các chủ thể chứng minh thực hiện theo quy định của
Bộ luật Tố tụng dân sự.
Hoạt động chứng minh có quyết định đến kết quả giải quyết vụ việc dân sự. Để
đảm bảo việc giải quyết vụ việc dân sự đúng đắn, Bộ luật Tố tụng dân sự quy định những

phương tiện chứng minh cụ thể để các chủ thể lấy đó làm công cụ chứng minh cho mình:
Các tài liệu đọc được phải là bản chính, các tài liệu nghe được, nhìn được phải có văn bản
xác định xuất xứ; các vật chứng, lời khai của đương sự; người làm chứng phải được ghi lại
dưới một hình thức nhất định theo luật định.
Trong một vụ việc dân sự cụ thể, các đương sự có thể dùng nhiều phương tiện
chứng minh trong đó được làm rõ các sự kiện, tình tiết phải được xác định đúng, rõ ràng và
cần thiết.
1.3. một số nét về lịch sử hình thành các quy định và chứng minh trong tố tụng
dân sự việt nam
- Giai đoạn từ 1945 đến 1989
Sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ

hôn là sự tự nguyện thật sự ly hôn của cả đôi bên, vì họ không còn có thể sống chung với
nhau được nữa và họ đã thỏa thuận với nhau hợp pháp về các vấn đề về con cái và tài sản.
Đơn thuận tình ly hôn phải do cả hai vợ chồng ký.
Thông tư số 06/TĐ-TC ngày 25-2-1974 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn
việc điều tra trong tố tụng dân sự có quy định rõ hơn:
Các đương sự (nguyên đơn, bị đơn và người dự sự) có quyền đề xuất
những yêu cầu và có nhiệm vụ trình bày những chứng cứ, lý lẽ để chứng minh
những yêu cầu và bảo vệ những quyền lợi hợp pháp của mình
Trong trường hợp Viện kiểm sát nhân dân khởi tố vụ kiện về dân sự để
bảo vệ những quyền lợi của Nhà nước, của tập thể và của nhân dân, Tòa án nhân
dân cũng phải yêu cầu Viện kiểm sát nhân dân cung cấp những tài liệu căn cứ
cần thiết
Nhiệm vụ của Tòa án nhân dân là phải kiểm tra kỹ lưỡng những chứng
cứ mà các đương sự đã đề xuất cần thiết để làm sáng tỏ sự thật.

Thông tư số 25-TATC ngày 20-11-1974 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn
việc hòa giải trong tố tụng dân sự nêu rõ: Tòa án nhân dân không hòa giải đối với việc
thuận tình ly hôn. Tuy nhiên, cần chú ý phân biệt những trường hợp sau đây:
a)
b) Nếu điều ta thấy một bên kiên quyết muốn ly hôn, còn bên kia thị không thực
sự tự nguyên, nhưng do là tự ái, nông nổi, hoặc đã bị ép buộc mà thuận tình ly hôn, thì Tòa
án nhân dân có thể:
- Hoặc coi là một việc thuận tình ly hôn chưa tự nguyên và sẽ ra quyết định bác
đơn xin thuận tình ly hôn.
- Hoặc
Trong bản hướng dẫn về trình tự xét xử sơ thẩm về dân sự kèm theo Thông tư số
96-NC/PL ngày 08-02-1977 của Tòa án nhân dân tối cao quy định: "Để bảo vệ những
quyền lợi của mình các đương sự phải có nhiệm vụ đề xuất chứng cứ, nhưng Tòa án nhân
dân không được phép chỉ dựa vào các lời khai của đương sự và những giấy tờ mà họ xuất
trình làm căn cứ cho việc xét xử mà phải dùng mọi biện pháp cần thiết để làm sáng tỏ sự

Quyền và nghĩa vụ của người đại diện được ủy quyền được quy định tại Điều 23
Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự: "Người đại diện được ủy quyền thực hiện
quyền và nghĩa vụ tố tụng của đương sự trong phạm vi được ủy quyền"; khoản 3 Điều 25
Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự quy định: "Người bảo vệ quyền lợi của
đương sự có nghĩa vụ sử dụng các biện pháp do pháp luật quy định để góp phần làm sáng
tỏ sự thật của vụ án; giúp đương sự về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của
họ".
Tại Điều 29 ghi nhận quyền và nghĩa vụ tố tụng của tổ chức xã hội: "Tổ chức xã
hội khởi kiện vì lợi ích chung có quyền và nghĩa vụ tố tụng như nguyên đơn, trừ quyền hòa
giải".

Khoản 3 Điều 28 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự quy định trường
hợp Viện kiểm sát khởi kiện vì lợi ích chung: "Nếu Viện kiểm sát khởi tố vụ án thì Viện
kiểm sát có nhiệm vụ cung cấp chứng cứ".
- Giai đoạn từ 1990 đến 2004
Theo Thông tư liên ngành số 09/TT-LN ngày 01-10-1990 của Tòa án nhân dân tối
cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, hướng dẫn thi hành một số quy định của
Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự:
1. Khi Viện kiểm sát khởi tố vụ án thì Viện kiểm sát có trách nhiệm
cung cấp các tài liệu cần thiết đối với việc giải quyết vụ án cho Tòa án có thẩm
quyền giải quyết vụ án.
Trong trường hợp Viện kiểm sát khởi tố vụ án, nếu thấy cần thiết thì
Tòa án có thể tiến hành điều tra thu thập thêm chứng cứ. Tòa án có thể trao đổi
với Viện kiểm sát để Viện kiểm sát cung cấp thêm tài liệu hoặc rút quyết định
khởi tố.
Bộ luật Tố tụng dân sự được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
khóa XI, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 15-6-2004, có hiệu lực từ ngày 01-01-2005. Tại
chương VII, từ Điều 79 đến Điều 98 của Bộ luật Tố tụng dân sự kế thừa và phát triển của
pháp luật hiện hành về chứng cứ và chứng minh, đồng thời quy định nhiều điểm mới tiến
bộ, Tòa án không tự làm thay cho các đương sự trong việc thu thập chứng cứ, các đương


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status