LUẬN VĂN: Sự biến đổi của các loại hình quan hệ sản xuất dưới tác động của lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay doc - Pdf 15



LUẬN VĂN:
Sự biến đổi của các loại hỡnh quan hệ sản
xuất dưới tác động của lực lượng sản xuất
ở Việt Nam hiện nay
Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việc nhận thức và vận dụng các quy luật, trong đó có quy luật xã hội là rất quan
trọng, vì nó góp phần đẩy nhanh sự phát triển của xã hội. Trong các quy luật xã hội thì
quy luật: "quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ và tính chất của lực lượng sản xuất’’
có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, bởi vì đây là quy luật cơ bản, xuyên suốt, chi phối quá
trình phát triển của xã hội loài người, và làm cho lịch sử nhân loại được hiện ra như quá
trình lịch sử tự nhiên
Sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu những năm vừa qua, có nhiều
nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân các nước này đã vận dụng không đúng quy luật
"quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ và tính chất của lực lượng sản xuất”.
Đối với nước ta, trước thời kỳ đổi mới, chúng ta đã nôn nóng muốn có ngay quan
hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, chúng ta đã dùng sức mạnh của Nhà nước để xoá
bỏ các loại hình quan hệ sản xuất khác; trong khi trình độ của lực lượng sản xuất còn thấp,
do đó, đã dẫn tới quan hệ sản xuất đi quá xa so với trình độ của lực lượng sản xuất, kìm
hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất, đẩy đất nước ta lâm vào cuộc khủng hoảng toàn

nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Việc nghiên, cứu vận dụng quy luật: "Quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ và
tính chất của lực lượng sản xuất” trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta
là rất quan trọng. Do đó, trong thời gian vừa qua ở nước ta đã có nhiều các công trình,
luận án, luận văn, tạp chí đề cập tới vấn đề này ở các khía cạnh khác nhau.
Các công trình nghiên cứu
Đào Duy Tùng: “Quá trình hình thành con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam” (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 1994) đã khái quát các giai đoạn tiến hành
cách mạng ở nước ta.

GS Trần Xuân Trường: “Định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam một số vấn đề
lý luận cấp bách" (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 1996 ) đề cập tới một số vấn đề
lý luận trong tình hình mới.
PGS-TS Nguyễn Đức Bách: “Một số vấn đề về định hướng xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam” (Nxb Lao động, Hà Nội năm 1998) đã xem xét về con đường xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam.
GS.TS Lương Xuân Quỳ: “Xây dựng quan hệ sản xuất định hướng xã hội chủ
nghĩa và thực hiện tiến công bằng xã hội” (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2002)
đã đưa ra một số giải pháp để xây dựng quan hệ sản xuất trong thời kỳ quá độ.
Các luận án tiến sĩ.
Những năm qua đã có một số luận án đề cập tới mối quan hệ biện chứng giữa lực
lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, vận dụng vào một địa phương cụ thể như:
Bùi Chí Kiên: “Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và
trình độ của lực lượng sản xuất trong phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần
theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Lâm Đồng" (Luận án tiến sĩ Triết học năm 1996).
Trung Giang Vin: “Sự vận dụng qui luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và
trình độ của lực lượng sản xuất trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Tây
Nguyên" (Luận án tiến sĩ Triết học năm 1998).
Nông Thị Mồng: “Xây đựng quan hệ sản xuất phù hợp với sự phát triển của lực lượng

sản suất ở các khía cạnh khác nhau:
Tô Huy Rứa: “Nâng cao vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa” (Tạp chí Cộng sản số 6 năm 2004).
Lê Hữu Nghĩa: “Phát triển kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam thực trạng và giải
pháp” (Tạp chí Triết học số 6 năm 2004).
Đào Duy Quát: “Giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa” (Tạp chí Cộng sản số 6
năm 2003).

Đức Vượng: “Chủ nghĩa xã hội và kinh tế thị trường” (Tạp chí Cộng sản số 34
năm 2004).
Nguyễn Trọng Chuẩn: “Đổi mới quan niệm về chế độ sở hữu và ý nghĩa chiến
lược của sự đổi mới đó đối với sự phát triển của Việt Nam hiện nay” (Tạp chí Triết học
số 12 năm 2004).
Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu về sự biến đổi của quan hệ sản xuất
ở nước ta dưới sự tác động của lực lượng sản xuất.
3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu của luận văn.
Mục đích:
Trên cơ sở nghiên cứu sự biến đổi quan hệ sản xuất ở nước ta, luận văn góp phần
làm rõ về lý luận xây dựng quan hệ sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam nhằm điều chỉnh quan hệ sản xuất cho phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất
để thúc đẩy sản xuất phát triển.
Nhiệm vụ:
- Nghiên cứu sự biến đổi quan hệ sản xuất ở nước ta qua các thời kỳ dưới sự tác
động của lực lượng sản xuất.
- Nghiên cứu sự tác động của quan hệ sản xuất đến sự phát triển của lực lượng sản
xuất ở nước ta.
- Đưa ra những phương hướng, giải pháp để xây dựng quan hệ sản xuất theo định
hướng xã hội chủ nghĩa.
Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn chỉ đề cập tới vấn đề quan hệ sản xuất dưới tác động của lực lượng sản

sản xuất
* Khái niệm quan hệ sản xuất:
C.Mác là người đầu tiên phát hiện ra chủ nghĩa duy vật lịch sử, Người cho rằng:
tiền đề đầu tiên của sự tồn tại của con người và cũng là tiền đề của lịch sử là: "sản xuất
vật chất". Thông qua việc nghiên cứu quá trình sản xuất vật chất của xã hội qua các giai
đoạn lịch sử của nó, C.Mác đã phát hiện ra quy luật nội tại chi phối sự vận động, phát
triển của xã hội. Trong những quy luật xã hội thì quy luật: " Quan hệ sản xuất phù hợp
với trình độ và tính chất của lực lượng sản xuất" là quy luật cơ bản, chung nhất, chi
phối sự vận động của các hình thái kinh tế xã hội - xã hội cũng như sự chuyển biến từ
hình thái kinh tế - xã hội này sang hình thái kinh tế - xã hội khác cao hơn.
Để tiến hành sản xuất vật chất thì con người phải tiến hành quan hệ song trùng;
một mặt con người phải quan hệ với giới tự nhiên, biểu hiện của mối quan hệ này là lực
lượng sản xuất, mặt khác con người phải quan hệ với nhau trong quá trình sản xuất, đó
là quan hệ sản xuất. Quan hệ sản xuất - lực lượng sản xuất là hai mặt của một quá trình
sản xuất, chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau, trong đó lực lượng sản xuất qui
định quan hệ sản xuất, quan hệ sản xuất cũng có sự tác động trở lại đối với lực lượng
sản xuất.
Trong quá trình sản xuất vật chất, con người không thể tiến hành một cách đơn lẻ,
riêng rẽ mà phải liên kết với nhau, nương tựa vào nhau, hợp sức với nhau để có sức
mạnh lớn hơn thì mới chinh phục được giới tự nhiên. Đó chính là quan hệ sản xuất.

Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người được hình thành một cách tất
yếu, khách quan trong sản xuất vật chất. Nó được biểu hiện trên ba mặt đó là: quan hệ
sở hữu đối với tư liệu sản xuất, quan hệ trong tổ chức quản lý sản xuất và quan hệ trong
phân phối sản phẩm lao động.
Trong quan hệ sản xuất thì quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất đóng vai trò
quyết định, vì nó quy định bản chất của quan hệ sản xuất, quyết định mục đích, hình
thức tổ chức, phương thức quản lý và quyết định cả việc phân phối sản phẩm làm ra.
Do vậy, quan hệ sở hữu là quan hệ xuất phát, quan hệ cơ bản, quan hệ trung tâm của
quan hệ sản xuất. Trong mối quan hệ giữa quan hệ sở hữu với lợi ích kinh tế thì quan hệ

Tuy phụ thuộc vào quan hệ sở hữu về liệu sản xuất, nhưng quan hệ tổ chức quản lý
cũng có vai trò rất quan trọng và tác động trở lại đối với quan hệ sở hữu. Ngay cả khi
chế độ sở hữu chưa có gì thay đổi nhưng nếu có một phương thức quản lý thích hợp thì
sản xuất vẫn có bước phát triển. Trong nhiều trường hợp nó là yếu tố quyết định trực
tiếp đến quy mô, tốc độ và hiệu quả kinh tế. Khi lợi ích người lao động mâu thuẫn với
chủ sở hữu và quản lý thì quan hệ tổ chức, quản lý mang nặng tính chất thống trị chuyên
chế, cưỡng ép. Nếu quan hệ tổ chức quản lý được điều chỉnh, mâu thuẫn được tháo gỡ
thì quan hệ giữa chủ sở hữu, nhà quản lý và công nhân mang tính hợp tác dân chủ hơn.
Do vậy, có thể khai thác tính chủ động sáng tạo của người lao động, khi không có một
hệ thống quản lý phù hợp thì nó kìm hãm thậm chí phá hoại quan hệ sở hữu.
Thực tế cho thấy, các công ty bị vỡ nợ, phá sản nhiều khi không phải do công
nghệ bị tụt hậu mà do chưa thiết lập được một quan hệ quản lý phù hợp, cũng có những
công ty chỉ được trang bị công nghệ trung bình nhưng làm ăn phát đạt là nhờ có một hệ
thống quản lý thích hợp. Vì thế, trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở nước
ta, vấn đề đặt ra là không những cần phải xây dựng được một cơ cấu sở hữu hợp lý mà
còn phải thiết lập được một hệ thống tổ chức quản lý hữu hiệu.
Quan hệ phân phối là một mặt cấu thành của quan hệ sản xuất. Trong quá trình sản
xuất, quan hệ phân phối là cách thức phân chia kết quả sản xuất cho những người tham
gia vào quá trình đó, việc phân phối sản phẩm phụ thuộc vào quan hệ của họ đối với tư

liệu sản xuất. Do hình thức sở hữu rất đa dạng nên phương thức phân phối cũng rất
phức tạp.
Trong các chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất thì quan hệ phân phối là bất
bình đẳng. Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến khác nhau, Adam Smit chỉ ra ở xã hội tư
bản, người nông dân hưởng tiền công của họ do sở hữu sức lao động. Địa chủ hưởng địa
tô, do sở hữu ruộng đất, tư bản hưởng lợi nhuận, do sở hữu tư liệu sản xuất. Điều đó có
nghĩa là việc phân phối được tính theo các yếu tố của chi phí sản xuất và xác định qua
giá cả thị trường. Trong khi đó, Mác chỉ ra cách phân phối mà ở đó tư bản chiếm đoạt
giá trị thặng dư do bóc lột sức lao động của công nhân.
Quan hệ phân phối không chỉ phụ thuộc vào quan hệ sở hữu mà còn có sự tác

tầng của một hình thái kinh tế - xã hội nào đó.
ở nước ta, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội tất yếu còn tồn tại nhiều loại
hình quan hệ sản xuất khách nhau, nó do trình độ của lực lượng sản xuất ở nước ta quy
định. Do bản chất khác nhau của các loại hình quan hệ sản xuất, chúng vừa thống nhất,
tương hợp lẫn nhau, vừa mâu thuẫn, xung đột với nhau. Điều đó tác động đến xu hướng
vận động của cả hình thái kinh tế - xã hội trong thời kỳ quá độ. Do vậy, việc xây dựng
quan hệ sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta muốn trở thành hiện thực
phải xây dựng, củng cố được vai trò chủ đạo của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa dựa
trên cơ sở sở hữu toàn dân và tập thể.
Tóm lại: Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản
xuất vật chất. Nó bao gồm: quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất, quan hệ tổ chức quản lý,
quan hệ phân phối sản phẩm. Trong đó quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất đóng vai trò
quyết định các quan hệ khác, hai quan hệ kia cũng có sự tác động trở lại, chúng có thể
củng cố, phát triển quan hệ sở hữu, cũng có thể làm xói mòn, biến dạng quan hệ sở hữu,
do đó không được tuyệt đối hoá một quan hệ nào, mà phải thấy được quan hệ biện
chứng giữa chúng.
Khuynh hướng của sản xuất vật chất là luôn luôn vận động và phát triển, do đó
quan hệ sản xuất cũng luôn có sự vận động và phát triển. Sự vận động, biến đổi của

quan hệ sản xuất không chỉ diễn ra trong một hình thái kinh tế - xã hội mà còn diễn ra
trong quá trình chuyển từ hình thái kinh tế - xã hội này sang hình thái kinh tế - xã hội
khác cao hơn. Quan hệ sản xuất là quan hệ vật chất, nó mang tính khách quan và tương
đối ổn định, sự hình thành phát triển của nó không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của
con người mà do sự quy định của nhiều yếu tố khác nhau.
* Những yếu tố quy định sự biến đổi của quan hệ sản xuất.
Trong lịch sử nhân loại, quan hệ sản xuất luôn luôn biến đổi cùng với sự phát triển
của xã hội, sự thay đổi của phương thức sản xuất. Sự biển đổi của quan hệ sản xuất
được quy định bởi nhiều nhân tố khác nhau, ở đây chúng ta chỉ đi vào những nhân tố
chủ yếu.
- Lực lượng sản xuất:

đặc biệt những giai đoạn và nhiều trình độ phát triển chẳng những độc lập
với ý chí và hành động của loài người mà còn điều khiển ý chí và hành động
ấy [50, tr.49].
Thứ hai, mỗi người mỗi thế hệ không thể tự lựa chọn lực lượng sản xuất cho mình
mà kế thừa một cách tự nhiên những lực lượng sản xuất do thế hệ trước để lại dù anh ta
có thích hay không: "con người không được tự do trong việc lựa chọ lực lượng sản xuất
của mình bưởi vì mọi lực lượng sản xuất đều là lực lượng được tạo ra, đều là sản
phẩm của hoạt động trước đó" [57, tr.657].
Lực lượng sản xuất phát triển trong một dòng chảy liên tục, sự biến đổi của lực
lượng sản xuất bao giờ cũng bắt nguồn từ người lao động. Người lao động vừa là người
không ngừng sáng tạo ra các công cụ lao động mới, vừa là người sử dụng công cụ lao
động để đạt lợi ích của mình, do đó người lao động là lực lượng sản xuất hàng đầu. Bên
cạnh đó, yếu tố quyết định trong tư liệu sản xuất là công cụ lao động, công cụ lao động
là yếu tố nối dài khí quan của con người trong quá trình cải tạo giới tự nhiên. Công cụ

lao động là yếu tố động nhất, cách mạng nhất trong lực lượng sản xuất quyết định sự
phát triển của tư liệu sản xuất.
Sự phát triển về tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất kéo theo sự phát triển
của quan hệ sản xuất. Nguyên nhân sâu xa là do con người không bao giờ thoả mãn với
những cái đã có, luôn luôn nẩy sinh nhu cầu mới cao hơn, để thoả mãn nhu cầu mới,
con người đã sáng tạo ra nhiều công cụ mới để chinh phục tự nhiên, tích luỹ kinh
nghiệm, sáng kiến, nâng cao trình độ của người lao động. Do đó lực lượng sản xuất
không ngừng phát triển trước hết là công cụ lao động. Cùng với sự phát triển của lực
lượng sản xuất, quan hệ sản xuất cũng biến đổi theo cho phù hợp với trình độ của lực lượng
sản xuất. Sự phù hợp đó lại làm cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ. Sự phù hợp
của quan hệ sản xuất với trình độ của lực lượng sản xuất là một yêu cầu khách quan.
Nghiên cứu sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ của lực lượng sản xuất
ta cần lưu ý:
- Sự phù hợp này do yêu cầu của lực lượng sản xuất đặt ra, phải lấy lực lượng sản xuất
làm tiêu chuẩn và nhằm đáp ứng các yêu cầu của lực lượng sản xuất.

chất. Quá trình giải quyết mâu thuẫn giữa chúng là động lực khách quan thúc đẩy lực
lượng sản xuất phát triển không ngừng để thiết lập một sự phù hợp mới cao hơn, hoàn bị
hơn.
Phát hiện ra quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất là một cống hiến khoa học vĩ đại của C. Mác. Phát hiện này cho chúng ta
thấy tính quy luật của sự hình thành, phát triển quan hệ sản xuất bao giờ cũng do trình
độ của lực lượng sản xuất qui định, nhưng đến lượt nó quan hệ sản xuất lại có thể thúc
đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất.
Sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ của lực lượng sản xuất là cơ sở lý
luận quan trọng, để chúng ta đổi mới, cải tiến các hình thức sở hữu, hình thức tổ chức
quản lý và phương thức phân phối ở nước ta hiện nay.

Sự biến đổi của quan hệ sản xuất không chỉ phụ thuộc vào sự phát triển của lực
lượng sản xuất mà còn do nhiều yếu tố tác động làm biến đổi quan hệ sản xuất như: điều
kiện chính trị, lịch sử, truyền thống điều kiện quốc tế và điều kiện tự nhiên.
- Sự tác động của các nhân tố:chính trị, truyền thống, quốc tế, điều kiện địa lý
tự nhiên đến sự biến đổi của quan hệ sản xuất.
Nhân tố chính trị
Trong thời đại hiện nay, nhân tố làm biến đổi quan hệ sản xuất còn là nhân tố
chính trị nó bao gồm thể chế chính trị và vai trò của người lãnh đạo. Theo quy luật thì
quan hệ kinh tế bao giờ cũng giữ vai trò quyết định đối với chính trị, nhưng chính trị
cũng có sự tác động trở lại đối với kinh tế. Trong nhiều trường hợp thể chế chính trị có
sự tác động to lớn đối với quan hệ sản xuất. Chẳng hạn, công cuộc cải tổ, cải cách đã
diễn ra ở một loạt nước xã hội chủ nghĩa như: Liên Xô, Trung Quốc và các nước khác.
Điều kiện để cải tổ, cải cách thành công một mức độ rất lớn tuỳ thuộc bởi nhân tố chính
trị và tính năng động của người lãnh đạo Đảng, Nhà nước ở mỗi quốc gia đó. Vấn đề là
phải biết vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin, kết hợp một cách sáng tạo với thực tế sinh
động của nước mình. Công cuộc cải tổ, cải cách đã đưa lại nhiều biến đổi trong quan hệ
sản xuất.
Do tác động của thể chế chính trị, cơ cấu sở hữu ở các nước khác nhau đều có

nước Mỹ bỏ qua quan hệ sản xuất phong kiến là do ảnh hưởng của điều kiện quốc tế quy
định.
Việt Nam trước đây chỉ tồn tại hai loại hình sở hữu là sở hữu toàn dân và tập thể.
Một mặt là do nhận thức sai lầm của chúng ta, mặt khác là sự tác động của hệ thống các
nước xã hội chủ nghĩa. Ngày nay, Việt Nam phát triển đa dạng hoá các loại hình quan
hệ sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa là do ảnh hưởng lực lượng sản xuất của
thế giới phát triển mạnh mẽ mang tính chất quốc tế hoá, tạo điều kiện cho ta có thể hội
nhập, đi tắt đón đầu.

Nhân tố quốc tế có ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự biến đổi của quan hệ sản xuất, đặc
biệt trong điều kiện toàn cầu hoá, quốc tế hoá hiện nay.
Điều kiện tự nhiên
Điều kiện địa lý tự nhiên tuy không phải là nhân tố quyết định nhưng nó có vai trò
quan trọng góp phần vào sự biến đổi của quan hệ sản xuất trong quá trình phát triển của
các quốc gia. Nhiều hiện tượng sẽ không thể cắt nghĩa được nếu không căn cứ vào điều
kiện địa lý tự nhiên.
Chẳng hạn, ngày nay vẫn còn có bộ lạc sinh sống theo lối nguyên thuỷ như người
La Hủ ở miền núi phía Bắc Việt Nam hoặc những bộ tộc ở thượng lưu sông Amadôn,
tất cả điều đó chỉ có thể lý giải là do tác động của điều kiện địa lý tự nhiên.
Hoàn cảnh địa lý khó khăn đã ngăn trở sự giao lưu của những bộ lạc này với cuộc
sống hiện đại, những dãy núi cao, những cánh rừng bạt ngàn đã cô lập họ với xã hội
hiện đại và bảo vệ cho lối sống nguyên thuỷ hầu như còn nguyên vẹn.
Sự vận động của quan hệ sản xuất chịu sự chi phối của quy luật quan hệ sản xuất
phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất, ở mỗi quốc gia thì sự vận động có sự tương
đồng khác biệt. Sự khác biệt do nhiều yếu tố khác nhau: điều kiện tự nhiên, điều kiện
quốc tế, nhân tố chính trị truyền thống. Những nhân tố này là nguyên nhân tạo nên nét
đặc thù trong sự phát triển đa dạng của các quốc gia.
Tuy nhiên, yếu tố quyết định cho sự vận động, biến đổi của quan hệ sản xuất là do
trình độ của lực lượng sản xuất quy định. Đây là vấn đề có ý nghĩa lý luận thực tiễn hết
sự to lớn đối với việc đổi mới quan hệ sản xuất ở Việt Nam hiện nay.

xuất khác chỉ cho phát triển quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa " đưa miền Bắc tiến
nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên xã hội chủ nghĩa, xây dựng đời sống ấm no, hạnh
phúc ở miền Bắc, củng cố miền Bắc thành cơ sở vững mạnh cho cuộc đấu tranh hòa
bình thống nhất đất nước, góp phần tăng cường phe xã hội chủ nghĩa" [14, tr.79].
Đó là biểu hiện của tư tưởng nóng vội, chủ quan duy ý chí trong khi đất nước ta
còn nghèo nàn, lạc hậu sản xuất nhỏ là phổ biến, lực lượng sản xuất hết sức thấp kém:

Miền Bắc nước ta là một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu chủ yếu dựa
trên sản xuất cá thể, cơ sở kinh tế của chủ nghĩa tư bản hết sức kém cỏi và
non yếu, công nghiệp mới phôi thai, nông nghiệp và thủ công nghiệp có tính
chất phân tán chiếm bộ phận lớn trong nền kinh tế quốc dân. Diện tích ruộng
đất bình quân tính theo đầu người chỉ có ba sào Bắc bộ, số người thừa sức
lao động ở nông thôn miền đồng bằng bắc bộ quá đông. Trình độ văn hóa của
nhân dân còn thấp lực lượng kỹ thuật do xã hội cũ để lại hầu như không có gì
nhất là về cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề [14, tr.52].
Với trình độ lực lượng sản xuất còn hết sức thấp kém như vậy, thì kinh tế nhiều
thành phần là phù hợp và sẽ có tác dụng thúc đẩy sản xuất phát triển, nhưng do mắc
phải tư tưởng chủ quan, nóng vội nên ta đã mắc sai lầm khi vận dụng quy luật. Thời kỳ
đó, chúng ta đã có quan niệm hết sức sai lầm rằng cần phải tạo ra quan hệ sản xuất mới,
đi trước mở đường để thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển:
Cách mạng xã hội chủ nghĩa là một cuộc cách mạng triệt để nhất, sâu
sắc nhất trong lịch sử loài người. Nó xóa bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản
xuất, xóa bỏ giai cấp bóc lột thực hiện chế độ công hữu về tư liệu sản xuất,
mở đường cho sản xuất từ trình độ lạc hậu tiến lên trình độ hiện đại, do đó
mà sản xuất phát triển cao làm cho nhân dân lao động thoát khỏi cảnh nghèo
đói [14, tr.5].
Trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản Mác có nói xoá bỏ chế độ tư hữu về liệu
sản xuất nhưng đó là quá trình hết sức lâu dài, nó không do ý muốn chủ quan của
con người mà do trình độ phát triển của lực lượng sản xuất quy định. Quan hệ sản
xuất chỉ có tác dụng mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển khi quan hệ sản

số hộ nông dân đã vào hợp tác xã với 73% tổng diện tích canh tác.
Đối với thợ thủ công và những người sản xuất cá thể khác đều được cải tạo theo
con đường hợp tác xã. Đến cuối năm 1960 đã có 87,9% thợ thủ công tham gia hợp tác
hoặc tổ sản xuất. Toàn miền Bắc có 2760 hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp. Những người

buôn bán nhỏ cũng được cải tạo với hình thức phổ biến là đưa họ vào hợp tác xã mua
bán hoặc chuyển sang sản xuất.
Thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa và giai cấp tư sản dân tộc được coi là đối
tượng của cách mạng xã hội chủ nghĩa cần phải được xóa bỏ. Đảng đã chủ trương cải
tạo hòa bình, bằng cách chuộc lại trả dần và thông qua gia công đặt hàng, đại lý, xí
nghiệp công tư hợp doanh. Đối với các xí nghiệp tư bản lớn hình thức cải tạo là công tư
hợp doanh, với các xí nghiệp nhỏ chủ yếu là xí nghiệp hợp tác. Đến 1960, 100% hộ tư
sản công nghiệp, 99,4% hộ tư sản thương nghiệp và 99% hộ kinh doanh trong ngành
giao thông vận tải đã được cải tạo [74, tr.40].
Thành phần kinh tế quốc doanh được mở rộng theo hai con đường là cải tạo các xí
nghiệp tư bản chủ nghĩa và xây dựng hàng loạt các cơ sở mới thuộc khu vực nhà nước.
Nhờ sự nỗ lực của toàn dân và sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa, chỉ trong một
thời gian ngắn, một loạt các cơ sở công nghiệp đã được xây dựng như: khu gang thép
Thái Nguyên, nhà máy cơ khí Hà Nội, nhà máy nhiệt điện Uông Bí. Đến năm 1960
công nghiệp quốc doanh chiếm 55,3% giá trị tổng sản lượng, thương nghiệp quốc doanh
chiếm 93,6% tổng mức buôn bán và 51% tổng mức bán lẻ. Các hoạt động tài chính,
ngân hàng, ngoại thương Nhà nước giữ vai trò độc quyền.
Thành phần kinh tế cá thể bị thu hẹp, nhưng vẫn giữ một vai trò quan trọng trong
việc đáp ứng nhu cầu của nhân dân, 1960 kinh tế cá thể chiếm 33,4% trong tổng sản
phẩm xã hội, 21% giá trị tổng sản lượng công nghiệp, 14% giá trị sản lượng nông
nghiệp [74, tr.41].
Sau ba năm cải tạo, xây dựng quan hệ sản xuất mới, quan hệ sản xuất xã hội chủ
nghĩa đã chiếm ưu thế tuyệt đối trong nền kinh tế, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa và
tiền tư bản chủ nghĩa bị thu hẹp, ở ta chỉ còn tồn tại chủ yếu loại hình quan hệ sản xuất
xã hội chủ nghĩa, đó là do tác động của nhân tố chính trị.

hiện được chế độ hạch toán kinh tế, phải tiến hành sản xuất với bất cứ giá nào, lỗ thì nhà
nước chịu, từ đó quản lý kinh tế bị buông lỏng, tham ô lãng phí phát triển, bao cấp tràn
lan.

Trải qua quá trình đấu tranh gian khổ, đến ngày 30 tháng 4 năm 1975, miền Nam
được hoàn toàn giải phóng, cả nước thống nhất, đi vào thực hiện cùng một nhiệm vụ
chiến lược là xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nhờ đó, chúng ta đã tiến hành công cuộc cải
tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Nam, với mục tiêu là xoá bỏ sự tồn tại của các loại hình
quan hệ sản xuất phi xã hội chủ nghĩa, xây dựng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa
thuần nhất.
Đối với nông nghiệp, sau ngày miền Nam giải phóng, chúng ta đã tiến hành điều
chỉnh lại ruộng đất, vận động nông dân đi vào làm ăn tập thể với các hình thức: tổ đoàn
kết, tổ đổi công Đến năm 1979 đại bộ phận nông dân đã đi vào hợp tác xã hoặc tập
đoàn sản xuất.
Đối với công thương nghiệp tư bản tư nhân, đã áp dụng linh hoạt các hình thức cải
tạo như:
Quốc hữu hoá các xí nghiệp tư sản mại bản.
Cải tạo một cách hoà bình tư sản dân tộc dưới hình thức công tư hợp doanh.
Xoá bỏ tư sản thương nghiệp.
Công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa công thương nghiệp tư bản tư nhân được tiến
hành môt cách mạnh mẽ, đến năm 1978 đã căn bản hoàn thành về hình thức. Nhưng
trong thực tế, hầu hết tài sản của giai cấp tư sản đã được cất dấu hoặc các nhà tư sản đã
thay đổi hình thức hoạt động dưới dạng công tư hợp doanh.
Việc chúng ta áp dụng mô hình cải tạo ở miền Bắc vào miền Nam đã không mang
lại kết quả mong muốn. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa vẫn tồn tại nhưng dưới vỏ
bọc của quốc doanh. Mặt khác sự thống nhất đất nước đã tạo điều kiện mở rộng giao lưu
kinh tế giữa hai miền, làm cho kinh tế hai miền thâm nhập vào nhau. Trong quá trình
giao lưu đó, thành phần kinh tế cá thể dần dần phát triển, kinh tế tư bản tư nhân xuất
hiện trở lại: “năm 1976 kinh tế quốc doanh chiếm 27,74%, kinh tế tập thể chiếm
25,05%, kinh tế tư nhân ,cá thể chiếm 47,21%” [64, tr.66].


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status