BỆNH HỌC THỰC HÀNH - DẠ DÀY VIÊM MẠN TÍNH pot - Pdf 17

BỆNH HỌC THỰC HÀNH
DẠ DÀY VIÊM MẠN TÍNH
(Chronic Stomachache)
Đại Cương
Dạ dày viêm mạn tính là một loại bệnh tiêu hóa thường gặp mà
nguyên nhân chưa rõ ràng, bệnh lý lại khá phức tạp. Triệu chứng lâm sàng
đa dạng nhưng chủ yếu là khó chịu hoặc đau vùng thượng vị, đau âm ỉ, đau
nhói hoặc cảm giác rát bỏng, kèm theo các triệu chứng ăn không ngon, ợ hơi,
buồn nôn, nôn, mệt mỏi
Theo y học cổ truyền, bệnh thuộc chứng Vị Quản Thống.
Nguyên Nhân
Cho đến nay, nguyên nhân bệnh chưa rõ ràng.
Theo Y học cổ truyền nguyên nhân bệnh có liên quan đến các mặt
sau:
1- Chế độ ăn uống không điều độ, no đói thất thường, hoặc ăn nhiều
chất cay nóng, béo ngọt, rượu, thuốc lá nhiều đều làm tổn thương tỳ vị.
2. Tình chí rối loạn như tinh thần căng thẳng, lo nghĩ nhiều tổn thương
tạng Tỳ, hay tức giận, tính tình nóng nẩy làm Can hỏa bốc cũng gây hại Tỳ
Vị.
Trên lâm sàng thường gặp 3 loại sau:
1- Dạ dầy viêm thể nông: Niêm mạc dạ dầy bị xuất tiết, loét, xuất
huyết, các tuyến khác bình thường.
2- Dạ dầy viêm thể teo: Nếp nhăn niêm mạc teo, các tuyến đa số bị
teo.
3- Dạ dầy viêm thể phì đại: Nếp nhăn niêm mạc thô dầy lên, các tuyến
đều tăng sinh.
CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT
Chẩn đoán chủ yếu dựa vào:
a. Triệu chứng lâm sàng:: thường sau khi ăn, vùng thượng vị cảm thấy
đau, tức hoặc nóng rát, ăn kém, bụng đầy, chướùng hơi, hễ ợ hơi được thì dễ
chịu hoặc buồn nôn, nôn, ợ chua

Bạch thược, Trần bì, Đơn bì, Sa sâm, Ngọc trúc,.Mạch môn, Thạch hộc đều
12g, Chi tử 10g, Diên hồ sách 12g, Xuyên luyện tử 10g.
Nôn ra máu nhiều lần, lưỡi có điểm ứ huyết thêm Bồ hoàng (than),
Sâm tam thất đều 12g, trộn thuốc sắc uống.
3. Tỳ Vị Hư Hàn: Vùng thượng vị đau âm ỉ, xoa ấn giảm đau, ăn kém,
bụng đầy, mệt mỏi, người gầy, sắc mặt kém tươi nhuận, chân tay mát lạnh,
lưỡi nhợt, rêu trắng, mạch Trầm Tế không lực.
Điều trị: Ôn trung, kiện Tỳ, ích khí, hòa Vị.
Dùng bài: Hương Sa Lục Quân Tử Thang gia giảm: Đang sâm, Bạch
truật, Bạch linh, Hương phụ (chế) đều 12g, Trần bì, Bán hạ (chế) đều 8g,
Mộc hương, Sa nhân, Cam thảo đều 4g, Gừng khô 4g.
Ăn kém thêm Kê nội kim, Mạch nha, Cốc nha để hòa Vị, tiêu thực,
sắc mặt trắng nhạt, môi lưỡi tái nhợt, thêm Đương quy, Hà thủ ô đỏ, Kỷ tử,
Bạch thược, A giao dưỡng huyết.
+ Tiêu Dao Tán (Cục phương): Sài hồ, Bạch truật, Bạch thược,
Đương qui, Phục linh, Cam thảo, Bạc hà, Sinh khương.
+ Kim Linh Tử Tán (Thánh Huệ Phương): Kim linh tử, Diên hồ sách.
+ Thông Ứ Tiễn (Cảnh Nhạc Toàn Thư) Quy vĩ, Sơn tra, Hương phụ,
Hồng hoa, Ô dược, Thanh bì, Mộc hương, Trạch tả.
+ Dưỡng Vị Thang (Chứng Trị Chuẩn Thằng): Sa sâm, Mạch môn,
Ngọc trúc, Biển đậu (sống), Tang diệp, Cam thảo.
+ Ôn Vị Chỉ Thống Thang (Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng): Quế
chi, Sa nhân, Bào khương đều 5g, Bạch thược, Đương quy, Nguyên hồ, Vân
phục linh đều 9g, Bạch truật 12g, Hồng táo 3 trái. Sắc uống ngày 1 thang.
Tham Khảo: Một Số Bài Thuốc Kinh Nghiệm:
+ Kim Tứ Đằng Thang (Vương Tương, bệnh viện Trung y Nam Kinh,
Giang Tô): Xuyên luyện tử, Huyền hồ (Diên hồ sách) Sài hồ, Chỉ thực,
Thước dược, Cam thảo, Hồng đằng, Thanh mộc hương đều 9g, sắc uống.
Kết quả: Dùng thuốc theo biện chứng luận trị cho 55 ca, tốt 33 ca, có
kết quả 16 ca.

30 ca, thể teo 11 ca), không kết quả 11 ca (thể nông 8 ca, thể teo 3 ca). Tỷ lệ
có kết quả 84,3%.
+ Vị Viêm Phiến (Chu Tố Hoa, Sở nghiên cứu Y học người cao tuổi
tỉnh Hồ Nam, TQ): Cam thảo, Bạch thược, Quế Chi, Cao lương khương,
Hoàng liên, Sài hồ, lượng dùng theo tỷ lệ 2: 2: 1: 1: 0,5: 0,3, tán bột mịn,
trộn đều, viên bọc nhựa. Mỗi lần uống 4g trước khi ăn 1 giờ, ngày 3 lần, 3
tháng là một liệu trình.
Kết quả: Trị 68 ca, các triệu chứng chủ quan (bụng đau đầy, khó chịu,
ăn kém) được cải thiện tốt 49 ca, có kết quả 15 ca, không kết quả 4 ca, tỷ lệ
có kết quả 94, 1%. Kết quả nội soi: tốt 37 ca, có kết quả 11 ca, không kết
quả 20 ca, tỷ lệ kết quả: 70,60%. Kết quả sinh thiết niêm mạc dạ dày: 27 ca:
tốt 14 ca, có kết quả 4 ca, không kết quả 9 ca, tỷ lệ kết quả 66,7%.
+ Vị Viêm Cao (Ngô Văn Tĩnh, Khoa nội bệnh viện Tích Thủy Đàm,
Bắc Kinh): Đảng sâm, Bạch Linh, Hương phụ đều 10g, Bạch truật, Đơn sâm
đều 15g, Cao lương khương, Cam thảo đều 5g, Thanh đại 1g. 7 vị đầu sắc cô
thành 200ml, cho bột Thanh đại vào trộn đều. Ngày uống 3 lần, mỗi lần
10ml, hoặc ngày 2 lần, mỗi lần 15ml, uống trước lúc ăn. (Thuốc trị chứng
viêm dạ dày thể nông).
Kết quả điều trị: Trị 65 ca, chứng trạng lâm sàng được cải thiện: tốt 11
ca, tiến bộ 41 ca, không kết quả 13 ca. Có 37 ca sau thời gian điều trị từ 3 -
12 tháng, kiểm tra nội soi và điều trị lâm sàng cải thiện: tốt 11 ca, tiến bộ 19
ca, không kết quả 7 ca.
+ Hoàng Bồ Vị Viêm Thang (Vương Trương Hồng, Tổng Y viện Giải
Phóng Quân Khu Thẩm Dương, TQ): Hoàng Kỳ 30g, Bồ công anh, Bách
hợp, Bạch thược, Đơn sâm đều 20g, Ô dược, Cam thảo, Thần khúc (sao)
Sơn tra (sao), Mạch nha (sao) đều 10g sắc nước uống.
Kết quả lâm sàng: Trị 80 ca, tốt 53 ca, tiến bộ 26 ca, không kết quả 1
ca. Tỷ lệ có kết quả 98,75%.
+ Hoạt Huyết Hóa Ứ Thang (Thế Cử, Bệnh Viện Hải Quân 403,
Trung Quốc): Trị viêm dạ dày thể teo mạn tính. Hoàng kỳ 20g, Đương qui,

lên men, hơi thở hôi và viêm ruột.
+ Bình Vị Tán: dùng trong trường hợp dạ dày viêm, tiêu hoá kém,
thức ăn đình trệ trong dạ dày.
+ Hoàng Liên Thang: dùng trong trường hợp dạ dày viêm cấp, ứ trệ và
nặng dưới vùng tim, hơi thở hôi, kém ăn.
+ Tuyền Phúc Đại Giả Thạch Thang: dùng trong trường hợp dạ dày
viêm cấp giống bài Bán Hạ Tả Tâm Thang, nhưng bài Bán Hạ Tả Tâm
Thang dùng cho bệnh nhân có thể trạng yếu hơn bài sau.
+ An Trung Tán: dùng trong trường hợp dạ dày viêm mạn, đau liên
tục. Thích hợp cho người gầy ốm, không trướng bụng, thích thức ăn ngọt.
+ Đại Sài Hồ Thang: dùng trong trường hợp dạ dày viêm mạn, ngực
đau, nôn khan… nơi người cơ thể khoẻ.
Bệnh Án Viêm Dạ Dày
(Trích trong ‘Thiên Gia Diệu Phương’, q Thượng)
Hách X, nữ, 32 tuổi, xã viên, đến khám ngày 1-3-1976. Người bệnh
kể là đã 4 ngày nôn ra các chất giống như thịt nát, đau vùng dạ dày đã 3
thang. Ba tháng nay, mỗi ngày cứ sau bữa cơm chiều thì bị nôn, về đêm càng
nặng. Chất nôn ra là nước chua sau khi ăn uống, nước nôn ra chua quá làm ê
răng. Dạ dày đau trướng lan đến vai lưng, gặp ấm thì dễ chịu. Bốn ngày gần
đây nôn ra chất giống như thịt nát, mỗi lần 6-7 miếng hồng nhạt như cục
phấn hồng. Ngày 2-3 chụp X quang thấy hai phổi bình thường, dạ dày hình
móc câu, nhu động chậm, trong dạ dày thấy rõ nước đọng, niêm mạc dạ dày
thô, mờ không rõ, có thay đổi như cánh tuyết, các đoạn của hành tá tràng
không có gì đặc biệt. Ngày 5-3 kiểm tra bệnh lý chất nôn, thấy các cục
ngưng kết của niêm dịch, không thấy thành phần tổ chức.
Cho uống bài Kiện Trung Tán Kết Thang gia giảm (Đảng sâm, Phục
linh, Ngọa lăng tử, Đại giả thạch, Qua lâu nhân đều 30g, Bạch truật 21g,
Nhục quế, Đại hoàng, Chỉ xác, Hậu phác đều 9g, Tô tử 6g, Cam thảo 3g,
Thêm Gừng 3 lát, táo 3 trái, sắc uống). Uống6 thang lại nôn ra hơn 10 cục
ngưng kết của niêm dịch, bớt nôn chua, ăn uống được nhiều hơn, đầu lưỡi đỏ,


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status