BỆNH HỌC THỰC HÀNH - DẠ DÀY SA - Pdf 17

BỆNH HỌC THỰC HÀNH
DẠ DÀY SA
(Vị Hạ Thùy - Gastrotose - Gastrotis)
Đại Cương
Dạ dày sa là tình trạng toàn bộ dạ dày bị xệ (sa) xuống so với vị trí
bình thường.
Nguyên Nhân
+ Bịnh thường do độ căng của gân cơ của thành bụng gây ra: Thiếu
mỡ ở vách bụng, gân cơ lỏng lẻo, áp suất bụng giảm xuống gây ra.
- Người cơ thể suy nhược, bụng hẹp dài hoặc do một nguyên nhân
nào đó thường ép vào bụng trên và ngực. Những người đang mập mà gầy đi
một cách nhanh chóng quá. Phụ nữ sinh đẻ nhiều, đều dễ bị dạ dày sa.
- YHCT cho là chủ yếu bởi Tỳ Vị hư yếu,trung khí bị hạ hãm ở dưới
gây ra. Tỳ Vị là gốc của trung khí, Tỳ lại chủ cơ nhục và chuyển vận hóa,
nếu TỲ hư thì vận hóa không đều, không đủ trung khí để đưa lên làm cho dạ
dày sa xuống.
Triệu Chứng
Gầy ốm, thiếu sức, ăn uống kém,ngực và dạ dày đầy trướng khó chịu
nhất là sau khi ăn. Cũng có khi sau khi ăn cảm thấy bụng sa xuống và đau
thắt lưng hoặc ói mửa, ợ, đại tiện không bình thường, hễ nằm ngang thì cảm
thấy dễ chịu, rêu lưỡi mỏng nhạt, mạch Nhu mà vô lực.
Điều trị:
- CCHT.Hải: Thăng cử trung khí, Kiện Tỳ hòa Vị.
Huyệt chính: Vị Thượng, Quan nguyên, Khí Hải, Túc Tam Lý.
Cách châm: Châm huyệt Thượng Vị, dùng kim dài(5 thốn), châm
xuyên thẳng qua thịt (cơ tầng) rồi hướng mũi kim về phía huyệt Khí Hải
hoặc Quan Nguyên. Châm Vị Thượng không quá 6cm, còn Khí Hải hoặc
Quan Nguyên sâu 6cm. Sau khi châm xong, làm thủ pháp ‘Thác Vị’(dùng hổ
khẩu tay bên phải nâng dạ dày lên, dùng lực từ từ đẩy lên, làm nhiều lần như
vậy) để giúp đưa dạ dày lên. Châm kích thích mạnh, 2 ngày châm 1 lần, 10-
20 lần là 1 liệu trình.

khí, người bệnh có cảm giác căng trướng hoặc có khi có cảm giác dạ dày co
rút mãnh liệt lên phía trên) tiếp tục đẩy kim vào độ 1cm. Giữ cán kim hướng
về một phía mà vê kim, lưu kim 40 phút rút kim (Trung Hoa Bí Thuật Châm
Cứu Trị Liệu).
- Châm từ sát điểm đau ở bên trái rốn, hoặc nốt cứng hoặc huyệt
Hoang Du lùi xuống 1 đến 2 cm, luồn dưới da lên đến huyệt Cự Khuyết. Đắc
khí rồi thì vê kim và lưu kim 40 phút (Trung Hoa Bí Thuật Châm Cứu Trị
Liệu).
- Dùng kim dài châm thẳng huyệt Cưu Vĩ sâu 0,3 - 0,5cm, luồn kim
hướng xuống đến điểm đau hoặc cục cứng. Khi người bệnh cảm thấy tức,
hơi đau thì rút kim lên. Mỗi lần lưu kim 30 - 60 phút (Trung Hoa Bí Thuật
Châm Cứu Trị Liệu).
- Dùng kim dài châm từ huyệt Lương Môn xuyên xuống huyệt Thiên
Khu (Trung Hoa Bí Thuật Châm Cứu Trị Liệu).
- Châm hai kim đồng thời ở huyệt Kiến Lý, châm 10 ngày là một liệu
trình. Quá trình chữa trị và củng cố là 1 tháng (Trung Hoa Bí Thuật Châm
Cứu Trị Liệu).
- Dùng kim dài châm từ mé phải huyệt Thừa Mãn tạo thành góc 45 độ
luồn dưới da thấu sang mé trái huyệt Thiên Khu. Khi có cảm giác căng thì
vê chuyển 7 - 8 lần xong vê chuyển kim về một hướng, thấy kim tắc (trệ) lại,
kéo kim lên về phía lùi kim, bệnh nhân có cảm giác bụng trên trống rỗng, dạ
dày rung động nhẹ, dùng tay đè xuống bụng đẩy mép dưới dạ dày ngược lên.
Khi rút kim thì cứ cách 5 phút thả lỏng kim rút ra 1/3 rồi ngừng kim, chia
kim rút ra làm 3 kỳ, cộng nâng kéo kim là 15 phút, cuối cùng nâng đưa đốc
kim lên thành góc 90 độ, lắc 7-8 lần rồi rút kim. Dùng dây lưng buộc vòng
trước ra sau để cố định dạ dày, dặn người bệnh nằm ngửa trong 30 phút, lại
nằm nghiêng mình sang phải 30 phút, trở lại nằm nguyên vị trong 2 – 3 giờ.
Mỗi tuần một lần, cộng 3 lần. Nhiều nhất không quá 10 lần, củng cố nửa
năm (Trung Hoa Bí Thuật Châm Cứu Trị Liệu).
- Dùng kim dài 8 tấc châm vào mũi nhọn xương ức (chấn thủy) tạo

thuốc vào huyệt hai bên tai. Cách ngày dán một lần, 10 lần là một liệu trình
(Bị Cấp Châm Cứu).
Điện Châm
Vị thượng, Trung quản.
Sau khi châm, xung điện khoảng 20 phút. Cách ngày châm một lần.
10 lần là một liệu trình (Bị Cấp Châm Cứu).
DƯỢC
- Sách LSĐKTHTL.Học: dùng các bài sau:
1- Hương Sa Lục Quân Tử Thang (Cục Phương): Đảng Sâm 20g,
Phục Linh12g, Bạch Truật 8g, Sa Nhân 4g, Trần Bì 8g, Mộc Hương 4g, Bán
Hạ 8g.
(Đây là bài Lục Quân Tư ûThang thêm Mộc Hương và Sa Nhân. Nhân
Sâm bổ khí, Bạch Truật kiện TỳØ vận thấp, phối hợp với nhau làm chủ
dược; Phục Linh thấm thấp, Cam thảo giúp Nhân Sâm ích khí, hòa trung;
Bán hạ táo thấp, hóa đàm; Trần bì lý khí, hóa đàm; Mộc hương điều khí, chỉ
thống; Sa Nhân tiêu thức ăn).
2-Sinh Miên Kỳ 20g, Thạch Xương Bồ (rễ) 1,6g, Công Đinh Hương
1,6g, Nhi Trà 2g. Sắc uống.
3- Đảng Sâm 12g, Bạch Truật 8g, Hoàng Kỳ 12g, Đương Quy 12g,
Trần Bì 6g, Thăng Ma 3,2g, Sài Hồ 6g, Cam Thảo 4g, Bán Hạ 6g, Phục Linh
12g, Sinh khương 3 lát, Táo 2 qủa. Sắc uống.
- Sách:’380 Bài Thuốc Hiệu Nghiệm Đông Y’ của Trung Y Thượng
Hải dùng bài Chỉ Truật Thang: Chỉ Thực 7 qủa, Bạch Truật 12g. Sắc uống.
(Bài này nguyên của sách Kim Quỹ, dùng để chữa ‘Thủy Ẩm’, lâm
sàng ngày nay cho thấy cái mà gọi là ‘Thủy Ẩm’mà bài thuốc này điều trị là
biểu hiện lâm sàng của chứng dạ dày sa. Bạch Truật kiện Tỳ, Chỉ thực tiêu
bỉ. Tuy nhiên nghiên cứu gần đây cho thấy Chỉ Thực có tác dụng làm tăng
sức co bóp của Vị Trường. Vì vậy bài thuốc này rất thích hợp với bịnh dạ
dày sa).
- Sách Thiên Gia Diệu Phương dùng:

hàn, chân tay lạnh, tiêu hoá kém, uể oải, buồn ngủ sau bữa ăn. Thuốc có tác
dụng tăng trương lực Tỳ Vị.
+ Đại Kiến Trung Thang dùng trong trường hợp sợ lạnh và yếu,
không có sức, mạch Nhược, bụng mềm và đau mót. Dùng Đại Kiến Trung
trong bụng đầy nơi người suy nhược còn Đại Sài Hồ Thang dùng trong bụng
đầy hơi ở cơ thể khoẻ. Cả hai bài thuốc đều có Nhân sâm và Can khương
làm tăng chức năng chuyển hoá, trong khi Xuyên tiêu thì kích thích hoạt
động cơ của dạ dày.
+ Bổ Trung Ích Khí Thang dùng trong trường hợp người bệnh yếu,
không có sức, bụng không có sức đàn hồi.
Y ÁN DẠ DÀY SA
(Trích trong Thiên Gia Diệu Phương).
“Lại X , nữ 42 tuổi, giáo viên, dạ dày bị sa đã nhiều năm. Bụng đầy
trướng, xệ xuống, thường hay ợ hơi, ăn kém, đại tiện không thông, lưỡi hồng
nhạt, rêu lưỡi trắng bẩn, mạch Trầm, Huyền, Hoãn.
Chẩn đoán:Tỳ Vị khí hư,Trung khí hạ hãm.
Điều trị: Thăng đề, cố thoát.
Dùng bài Tứ Kỳ Thang (Hoàng Kỳ 20g, Bạch Truật 16g, Chỉ Xác 16g,
Phòng Phong 10g) thêm Mộc hương 6g, Sa Nhân 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
Uống 3 thang thì bụng đỡ trướng, thêm 3 thang nữa thì hết trướng. Sau đó
chuyển dùng Bổ Trung Ích Khí Hoàn để điều lý. Hai năm sau hỏi lại chưa
thấy tái phát, người béo mập ra.”
Y Án DẠ DÀY SA II
(Trích trong Thiên Gia Diệu Phương)
“ Dương X, nam chụp X.Quang thấy dạ dày sa xuống 14cm, vì
không muốn mổ nên xin điều trị bằng Đông Y.
Chẩn đoán: Trung khí hạ hãm.
Điều trị: Bổ trung ích khí, kiện Tỳ hòa Vị.
Cho dùng bài ‘Bổ Nguyên Phục Vị Thang’ (Đảng sâm, Kê nội kim
đều 12g, Bạch truật, Vân linh đều 10g, Sơn dược 15g, Sa nhân, Khấu nhân,



Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status