Giao lưu văn hóa ở Việt Nam trong điều kiện toàn cầu hoá - Bước ngoặt về chất - Pdf 17

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
MỞ ĐẦU
Giao lưu (tiếp biến) văn hoá là phương thức tồn tại của mọi nền văn hoá; là quy luật
tồn tại và phát triển của mọi nền văn hoá từ trước đến nay. Tuy nhiên, giao lưu văn hoá
cũng có thể là điều ngược lại, những nền văn hoá "sức đề kháng" yếu có thể bị đồng hoá,
mất đi bản sắc của mình thông qua giao lưu và tiếp biến với những nền văn hoá lớn hơn.
Nhất là khi toàn cầu hoá đang mở rộng phổ giao lưu cũng như tạo ra các phương tiện giao
lưu giúp các chủ thể văn hoá khắc phục được trở ngại về không gian và thời gian vật lý, từ
đó dẫn đến những biến đổi lớn lao trong bản thân mỗi nền văn hoá.
Ngày nay trong thời đại toàn cầu hoá, tính tuỳ thuộc giữa các cộng đồng người trên
thế giới ngày một gia tăng trên tất cả các phương diện của đời sống xã hội. Trong đó sự
hiện diện của xu hướng toàn cầu hoá văn hoá là một tất yếu, có những tác động mạnh mẽ
đến sự phát triển của cộng đồng người trên thế giới. Cùng với những thay đổi mang tính
cách mạng trong khoa học công nghệ, thì sự giao lưu, mức độ tác động qua lại giữa các nền
văn hoá đã thay đổi về chất.
Giao lưu văn hoá ở Việt Nam trong điều kiện toàn cầu dẫn tới các chuẩn mực đạo
đức, luân lý, thẩm mỹ, quan niệm về phẩm hạnh v.v.. của dân tộc đang nếm trải những đảo
lộn trước những đòi hỏi của toàn cầu hoá và tiến trình hội nhập quốc tế.
Trong thời đại toàn cầu hoá, bản sắc văn hoá dân tộc đang đứng trước những cơ hội
và thách thức. Vì vậy, nghiên cứu vấn đề về : “ Giao lưu văn hóa ở Việt Nam trong điều
kiện toàn cầu hoá - Bước ngoặt về chất” giúp chúng ta có cái nhìn đúng đắn về toàn cầu
hoá văn hoá, từ đó, chủ động giao lưu và hội nhập quốc tế trên lĩnh vực văn hoá; giúp
chúng ta tiếp nhận những giá trị của phương Tây cũng như các nền văn hoá khác để làm
giàu cho nền văn hoá dân tộc; đồng thời bảo vệ và phát huy được truyền thống, lối sống
Việt Nam.
1
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
NỘI DUNG
I. VĂN HOÁ VÀ GIAO LƯU VĂN HOÁ
1. Khái niệm văn hoá
Văn hóa, nói một cách giản dị, là những gì còn lại sau những chu trình lịch sử khác

Từ định nghĩa trên, có thể thấy, văn hoá là cái đặc trưng chỉ có ở con người xã hội,
mà không phải ở cá thể người tự nhiên – homosapiens. Chính sự hợp quần thành xã hội của
các cá thể người – mới là nền tảng đích thực của văn hoá. Bản chất của con người có quan
hệ mật thiết với hoạt động và quan hệ chặt chẽ với giao lưu.
Gần đây, có ý kiến cho rằng trên thế giới đang diễn ra hiện tượng xâm lược về văn
hóa như là sự tiếp tục của những cuộc xâm lược bằng súng đạn và kinh tế. Tuy nhiên văn
hóa là hoà bình, văn hóa là không xâm lược. Cảm giác bị xâm lược, nếu có, chẳng qua là
cái cảm giác và sĩ diện của kẻ yếu. Chúng ta đang sống trong một thế giới duy nhất và cũng
có thể nói là thống nhất. Trái đất là một kho chứa hữu hạn các nguồn năng lượng sống và
toàn cầu hóa là một quá trình để tiết kiệm nguồn năng lượng ấy bằng cách đảm bảo không
sản xuất thừa, không sử dụng nguyên liệu một cách bừa bãi trên phạm vi toàn cầu. Nhưng
cùng với quá trình hội nhập về mặt kinh tế còn có một quá trình khác luôn luôn tồn tại bên
cạnh, và thậm chí đã đi trước, đó là sự hội nhập về mặt văn hóa. Sự hội nhập về mặt văn
hóa chính là quá trình con người đi tìm ngôn ngữ chung cho một cuộc sống chung. Quan
niệm về sự xâm lược văn hóa là quan niệm của những cộng đồng người chỉ có kinh nghiệm
hình thành trong quan hệ phát triển lưỡng cực, những kinh nghiệm chiến tranh, nhất là
chiến tranh lạnh. Con người khi sống chung với nhau sẽ gây ảnh hưởng lẫn nhau. Đến
phương Tây ta sẽ nhìn thấy rằng trong ngôi nhà nào của người Mỹ, người Anh, người
Pháp...cũng có một vài vật dụng gì đó, một vài thứ đồ lưu niệm gì đó từ phương Đông. Đôi
khi trong xã hội phương Tây người ta có xu hướng xem sự hiện hữu của một vài kỷ vật,
một vài đồ trang trí từ phương Đông như là dấu hiệu của tầng lớp thượng lưu hoặc văn
minh. Đó là sự đan xen lẫn nhau của cuộc sống, đấy là sự chung sống hoà bình của quá
khứ, và đấy cũng chính là cơ sở văn hóa của sự chung sống hoà bình trong tương lai.
2. Văn hóa và văn minh
Hai khái niệm rất hay bị đồng nhất này tuy rất gần gũi nhưng thực ra không phải là
một và chỉ có thể coi như đồng nghĩa trong một vài trường hợp cụ thể, chẳng hạn khi người
ta đối lập văn minh với bạo tàn.
Thông thường, văn minh được dùng để chỉ trình độ phát triển về vật chất và tinh thần
của nhân loại đến một thời kỳ lịch sử nào đó. Một số nhà nghiên cứu, chẳng hạn Alvin
1

lan toả của một cộng đồng lớn sẽ mạnh hơn.
Tuy vậy, khi nghiên cứu văn hóa không nên đặt mục tiêu là xác định nó lớn hay bé,
mà nên xem nó có độc đáo hay không, có lạ lẫm hay không, có những sáng tạo gì, có đóng
góp gì và đặc biệt là nó có đóng góp gì cho văn hóa chung của nhân loại, nghiên cứu như
thế mới giúp ta tìm ra được giá trị thật của văn hóa.
4
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
3. Văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần
Cách phân chia văn hóa thành hai lĩnh vực: văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần là
không thật hợp lý và thấu đáo. Nó phản ánh lối tư duy lưỡng phân điển hình, ảnh hưởng
của những định kiến về tư tưởng cần phải xoá bỏ.
Thực ra, lối phân chia như thế cũng có tác dụng nào đó. Nó cho ta một cái nhìn tuy
khá thô thiển nhưng bao quát về những lĩnh vực đời sống của con người: những sản phẩm
tinh thần như khoa học, văn học nghệ thuật, các phong tục tập quán...và những sản phẩm
vật chất như đồ đạc, nhà cửa, đường xá...Tuy nhiên, thật khó, và ngày càng khó phân biệt
rạch ròi đâu là sản phẩm vật chất, đâu là sản phẩm tinh thần. Mặt khác, không có sản phẩm
tinh thần nào lại không được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định và cũng như
không có một sản phẩm vật chất nào lại không mang trong nó những giá trị tinh thần. Thật
vậy, những nhà cửa, đường phố, cầu cống, và ngay cả những vật dụng tầm thường nhất, kể
cả những sản phẩm công nghiệp sản xuất hàng loạt, cũng là hiện thân của những giá trị văn
hóa, thể hiện bản sắc dân tộc, trí tuệ và tài năng của những người làm ra chúng.
Hiểu được mối liên hệ mật thiết không thể tách rời của những giá trị văn hóa tinh thần
và vật chất là điều vô cùng quan trọng. Liệu chúng ta có thể chỉ sử dụng những giá trị vật
chất có nguồn gốc ngoại lai mà không hề bị ảnh hưởng bởi các giá trị tinh thần bao hàm
trong đó hay không? Liệu chúng ta có thể trở thành một mắt xích trong hệ thống sản xuất
đang trong quá trình toàn cầu hóa vũ bão mà vẫn nguyên vẹn là một người ngoài cuộc về
văn hóa hay không?
Việc hiểu không thấu đáo quan hệ giữa vật chất và tinh thần dẫn đến những lý luận,
thoạt nhìn có vẻ rất thanh cao, chẳng hạn cho rằng ngoài khát vọng làm giàu vật chất, cần
phải có khát vọng làm giàu về văn hóa, nhưng thế nào là giàu, thế nào là nghèo? Không

Vì vậy trạng thái quá nghèo khổ cũng đầy rẫy tội ác như trạng thái quá giàu có. Liệu
chúng ta có thể tìm ra một khoảng hợp lý của sự giàu có trong xã hội hay không? Tôi không
tin là có khoảng hợp lý đó. Ở mỗi thời điểm khi con người nhận ra một sự hợp lý thì cuộc
sống đã bắt đầu dịch chuyển đến một trạng thái hợp lý khác.
Trở lại với khái niệm văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần, như đã nói, phân biệt như
vậy là một sự phân biệt thô thiển. Nếu tôi thờ Phật, và nếu nhà tôi giàu thì tôi mua một pho
tượng bằng đồng, còn nếu nhà tôi nghèo - tôi sẽ mua một pho tượng bằng gỗ. Nếu tôi
không thể mua được một pho tượng bằng đồng hay bằng gỗ, thì tôi mua một bức tranh.
Nhưng thái độ văn hóa của tôi với Phật giáo không hề vì thế mà thay đổi. Vật chất chỉ là
phương tiện để thể hiện những giá trị tinh thần trong đời sống văn hóa mà thôi.
4. Về tính giai cấp và tính lịch sử
Giống như tất cả các lĩnh vực của đời sống văn hóa, một lĩnh vực được xem xét khác
nhau dưới các góc độ khác nhau. Nhìn chung, tất cả các hiện tượng được nhìn nhận theo
quan điểm văn hóa học đều phụ thuộc vào những yếu tố chủ quan, đặc biệt là: quyền lợi
kinh tế, quan điểm và định kiến chính trị, bản chất tâm lý... Đó là những lý do khiến người
6
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
ta hay nhấn mạnh đến cái gọi là tính giai cấp của văn hóa. Nhưng đó là một quan điểm sai
lầm.
Chúng ta cần phải phân biệt văn hóa với tư cách là một hiện tượng khách quan và
những cách lý giải văn hóa, bao giờ cũng mang tính chủ quan. Chúng ta luôn phản đối cái
gọi là thuyết giai cấp. Sự phân loại văn hóa theo giai cấp là một sự phân loại hời hợt. Đạo
đức thuộc về con người mà con người có những số phận, những pha khác nhau của cuộc
đời. Hôm nay anh là ông chủ, anh thuộc giai cấp bóc lột. Ngày mai anh vỡ nợ anh đi đạp
xích lô thì anh thuộc giai cấp lao động. Chẳng lẽ, đạo đức của người ta thay đổi chỉ vì ngày
hôm qua là ông chủ ngày hôm sau là người đạp xích lô? Đó chỉ là những pha khác nhau của
cuộc đời một con người, còn đạo đức thuộc về con người chứ không thuộc vào những pha
khác nhau của nó.
Có thể đưa ra một ví dụ: thói đạo đức giả. Trong văn học, nghệ thuật ta thường gặp
hình ảnh người cai trị xấu và tồi tệ, nhưng có lẽ trên thực tế không hoàn toàn là như thế.

hóa ban đầu của một hay cả hai nhóm”
2
.
Khái niệm giao lưu văn hoá là để chỉ một quy luật trong sự vận động và phát triển văn
hóa của các dân tộc. Đó là hiện tượng xảy ra khi những nhóm người (cộng đồng, dân tộc)
có văn hóa khác nhau giao lưu tiếp xúc với nhau tạo nên sự biến đổi về văn hóa của một
hoặc cả hai nhóm. Giao lưu văn hóa tạo nên sự dung hợp, tổng hợp và tích hợp văn hóa ở
các cộng đồng. Ở đó có sự kết hợp giữa các yếu tố "nội sinh" với yếu tố "ngoại sinh" tạo
nên sự phát triển văn hóa phong phú, đa dạng và tiến bộ hơn. Giao lưu và tiếp biến văn hóa
là sự tiếp nhận văn hóa nước ngoài bởi dân tộc chủ thể. Quá trình này luôn đặt mỗi dân tộc
phải xử lý tốt mối quan hệ biện chứng giữa yếu tố "nội sinh" và "ngoại sinh". Trong lĩnh
vực văn hóa chỉ có khái niệm "giao lưu và tiếp biến văn hóa" chứ không có khái niệm "hội
nhập văn hóa". Thuật ngữ hội nhập chỉ sử dụng cho các lĩnh vực ngoài văn hóa, chẳng hạn
như kinh tế...Trước xu thế toàn cầu hóa, khi Việt Nam trở thành thành viên 150 của Tổ
chức Thương mại thế giới (WTO) và yêu cầu phát triển mới của đất nước, Đảng ta yêu cầu
phải "Làm cho văn hóa thấm sâu vào từng khu dân cư, từng gia đình, từng người, hoàn
thiện hệ giá trị mới của con người Việt Nam, kế thừa các giá trị truyền thống của dân tộc và
tiếp thu tinh hoa văn hóa của loài người, tăng sức đề kháng chống văn hóa đồi trụy, độc
hại. Nâng cao tính văn hóa trong mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội và sinh hoạt của
nhân dân".
6 . Bản chất giao lưu văn hoá
- Bản chất con người có quan hệ mật thiết với hoạt động và quan hệ chặt chẽ với giao
lưu. Không có hoạt động, không có giao lưu thì cũng không có bản chất xã hội của con
người.
22
Cơ sở văn hoá Việt Nam. Trần Quốc Vượng (chủ biên). Nxb Giáo dục, 1997, tr. 38-39
3 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chớnh trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr 213
8
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
- Sự phát triển của mỗi dân tộc và các thành viên của nó phụ thuộc không chỉ ở sự

9
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Để phát triển, quan điểm là phải trả lại tự do cho sự phát triển tự nhiên đời sống xã
hội và bắt đầu từ phát triển văn hóa để phát triển con người, giải phóng con người, giải
phóng dân tộc ra khỏi các định kiến để mỗi con người có thể tiếp cận một cách tự do với tất
cả những gì là tiên tiến của nền văn hóa toàn cầu, nền văn hóa của phát triển. Đó chính là
nội dung quan trọng nhất của đường lối phát triển của thế giới thứ ba. Tuy nhiên, trước hết,
chúng ta sẽ nhìn lại nền văn hóa của thế giới thứ ba với những nét đặc trưng nhất để thấy
nó đã và đang kìm hãm sự vươn tới sự tiến bộ của khu vực này như thế nào.
Giao lưu văn hóa là một quy luật của thời đại, là hiện tượng phổ biến của xã hội loài
người. Nhờ giao lưu văn hoá đúng hướng mà các nước chậm phát triển có cơ hội trở thành
nước phát triển. Trong mọi hoạt động văn hóa Ðảng và Nhà nước ta bao giờ cũng nêu cao
định đề biện chứng : kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa
nhân loại.
1.1. Những nguyên lý và nội dung của giao lưu văn hoá
1.1.1 Trong quá trình giao lưu văn hóa với các nước phát triển, chúng ta đã tiếp thu
nhiều tác phẩm tiêu biểu và nhiều kinh nghiệm sáng tạo.
Các tác phẩm nghệ thuật nước ngoài, nhất là các tác phẩm cổ điển là những "sứ giả"
có công nhất trong việc truyền bá văn hóa nước ngoài đến với trong nước. Chúng mang
những giá trị nhân văn cao đẹp, mẫu mực về ngôn ngữ, cách tân về thi pháp miêu tả. Trong
quá trình tiếp thu cái bên ngoài cần đề phòng tâm lý sính ngoại, phục ngoại vô cớ; mặt
khác, cũng tránh tâm lý khép kín, coi thường những giá trị các dân tộc. Thái độ đúng đắn
nhất để ứng xử mối quan hệ giữa cái bên ngoài và cái bên trong là: Càng đi sâu vào dân tộc
sâu sắc bao nhiêu, thì càng nhanh chóng hiểu biết, dễ tiếp nhận cái hay, cái đẹp của thế giới
bấy nhiêu. Thật đúng chỗ khi dẫn ra đây những kiến giải của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Văn
hóa của các dân tộc khác cần phải nghiên cứu toàn diện, chỉ có trong trường hợp đó mới có
thể tiếp thu được nhiều hơn cho văn hóa của chính mình". "Mỗi một dân tộc cần phải chăm
lo đặc tính dân tộc trong nghệ thuật". "Càng thấm nhuần chủ nghĩa Mác - Lê-nin, càng phải
coi trọng những truyền thống tốt đẹp của cha ông" (1). Chính Người là hiện thân rực rỡ,
biểu tượng mẫu mực của sự giao lưu văn hoá. Người thông thạo nhiều ngoại ngữ các nước

1.1.3. Ngăn ngừa và đấu tranh chống sự xâm nhập các sản phẩm văn hóa độc hại.
Sớm nhận thấy nguy cơ của mọi loại văn hóa phản động và suy đồi, ngay từ năm
1951, trong tác phẩm Kết hợp chặt chẽ lòng yêu nước và tinh thần quốc tế vô sản, Chủ tịch
Hồ Chí Minh viết: "Phải triệt để tẩy trừ mọi di tích thuộc địa và ảnh hưởng nô dịch của văn
hóa đế quốc". Ngày nay mục tiêu chính của chủ nghĩa đế quốc văn hóa là làm suy yếu tiềm
năng và nội lực của văn hóa dân tộc. Những yếu tố độc hại, suy đồi của văn hóa đế quốc
đang như những đợt sóng ngầm va đập âm ỉ vào bến bờ của nhiều nước đang phát triển. Nó
có những đặc điểm sau: Truyền bá phương châm tiêu dùng, lối sống thực dụng, trước hết là
11
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
lớp trẻ; dùng các hình thức quảng cáo từ thiện, du lịch, tôn giáo để đạt mục đích chính trị;
tuyên truyền sùng bái văn hóa phương Tây, trước hết là văn hóa Mỹ, coi đó là mô hình
chuẩn; tổ chức và bảo trợ cho một số trí thức, văn nghệ sĩ nhẹ dạ, cả tin biến họ thành "cái
loa" của các thế lực thù địch. Những chiến dịch ồn ào về đa nguyên chính trị, đa đảng đối
lập, "chuyển lửa về quê hương" đã được thay thế bằng bàn tay bọc nhung nắm lấy một số
hoạt động từ thiện, du lịch giả hiệu, giương cao những tuyên ngôn, tuyên cáo về nhân
quyền, tự do, dân chủ với mục đích đen tối.
1.2. Ðối thoại giữa các nền văn hóa
Giao lưu văn hóa trong thời kỳ hội nhập quốc tế có tác động to lớn tới sự nghiệp
Công nghiệp hoá(CNH), Hiện đại hoá (HÐH)
- Nếu CNH là quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, thì HÐH là chặng đường
xây dựng kiến trúc thượng tầng, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống.
HÐH trong văn hóa chỉ có thể đi vào đời sống, khi trình độ dân trí được nâng cao. Nhiều
dự báo cho rằng, trong thế kỷ mới, trí thông minh, sức tưởng tượng và trực giác của con
người sẽ tiếp tục quan trọng hơn máy móc.
- HÐH không đồng nhất với phương Tây hóa. Những công nghệ mới, những dòng
thông tin tự do, internet là con dao hai lưỡi. Chúng có thể mang lại cơ hội mới, nhưng tác
hại của chúng cũng không ít và khôn lường. Trước, sau vẫn là sự điều chỉnh quá trình biện
chứng giữa việc giữ gìn văn hóa dân tộc và tiếp nhận tinh hoa văn hóa nhân loại để làm dày
thêm các lớp văn hóa nhân bản, xóa bỏ dần lớp văn hóa phi nhân tính.

điều này dẫn đến không ít những cuộc tranh luận quốc tế rất sôi bỏng về vấn đề “đâu là văn
hóa Việt Nam”.
Điều chúng ta cần nhấn mạnh ở đây là người Việt chúng ta xứng đáng tự hào về nền
văn hóa độc lập của dân tộc. Tính độc lập của văn hóa Việt thể hiện bằng nhiều góc độ
khác nhau. Chẳng hạn, phải tự hào rằng chúng ta còn giữ được ngôn ngữ của riêng mình
khi phải trải qua thời kỳ thuộc địa. Các nước khác chấp nhận bị lệ thuộc để canh tân đất
nước, còn người Việt chấp nhận canh tân chứ không chịu bị đồng hóa.
Quan trọng nhất là phải hiểu được tư duy của người Việt, chứ không hải nhìn thấy
hiện tượng bên ngoài. Nếu không thì chẳng thể nào hiểu được thế nào là bản sắc VN.
Người Việt có tư duy mềm dẻo, có thể ví với nước. Do vậy, có tính thích nghi với mọi hoàn
cảnh. Người Việt rất thực tiễn, nhanh chóng hội nhập vào thế giới, quên đi hận thù, biết
làm bạn với những ai để xây dựng đất nước. Không chỉ biết thích nghi, người Việt còn biết
cảm thông, tha thứ. Chính vì tư duy VN mang đặc tính nền văn minh lúa nước mà tính tiếp
nhận và chuyển hóa rất linh hoạt. Nhiều tư tưởng tôn giáo du nhập vào VN cũng được Việt
hóa, những yếu tố trừu tượng khác như triết học đi vào con người VN. Đó cũng là nét đặc
thù của văn hóa Việt,
13
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Về mặt khiếm khuyết, thói hư tật xấu của người Việt nhìn chung không phải là quá
nhiều, hay quá nghiêm trọng. Người mình nhiều khi quá lời cho đó là vấn đề lớn, nhìn
quanh ra các nước trên thế giới thì không hẳn như thế. Điểm tựa tinh thần của người Việt là
gia đình, sau đó là làng xã. Con hư cha mẹ dạy, sau đó mới đến làng xã dạy, tức sự giáo
dục nằm ngay ở phút ban đầu của sự lầm lỡ.
Chúng ta liệt kê những thói xấu, để làm gì? Điều quan trọng là phải quay về với giáo
dục trong gia đình và tăng cường giáo dục ngoài xã hội. Tuy nhiên, trong tính cách, không
nên quá dễ dãi, xí xóa, xuề xòa, sợ bị phê bình, sợ nhìn thẳng vào sự thật. Nhưng nếu chúng
ta thiếu tranh luận khoa học, không đưa ra một tiêu chuẩn trước tiên rằng tranh luận để tìm
thấy chân lý chứ không phải vì ghét bỏ nhau, thì nhu cầu ấy ắt phải cần thiết cho sự tiến bộ.
Mặt khác, có người cho rằng người Việt hay bắt chước. Tôi nghĩ ấy không phải chỉ là
đặc tính của người Việt mà là con người ở khắp nơi trên trái đất. Một phần nó chứng tỏ ta

Thông qua sự trao đổi tặng phẩm, vật phẩm tôn giáo.
Lịch sử giao lưu văn hóa ở Việt Nam cho thấy, có những yếu tố văn hoá ngoại sinh dễ
dàng bắt rễ và tồn tại lâu dài, để rồi dần dần chuyển thành yếu tố nội sinh, hoặc bị biến đổi
một cách căn bản để phù hợp với văn hoá Việt Nam. Nhưng cũng có không ít trường hợp,
những yếu tố ngoại sinh chỉ tồn tại trong thời gian ngắn rồi bị đào thải.
Trong quá trình giao lưu và tiếp biến văn hoá, văn hoá Việt Nam đã hình thành một
cấu trúc gồm một cái lõi bên trong và các lớp phủ ngoài. Cái lõi đó là văn hoá cơ tầng và
các lớp phủ như văn hoá Ấn Độ, văn hoá Trung Quốc và văn hoá Phương Tây.
Văn hoá bản địa của Việt Nam là văn hoá cơ tầng, tức thứ văn hoá có mặt trên giải
đất này từ khi có con người đến năm 179 tr.CN. [xem Đào Duy Anh, Việt Nam văn hoá sử
cương 1938]. Giai đoạn văn hoá bản địa tồn tại rất dài trong thời gian và có tính quyết định
đối với sự hình thành và định vị bản sắc văn hoá Việt Nam.
Văn hoá Ấn Độ thẩm thấu rất sâu vào trong tân thức người Việt vì bản tính hoà bình,
giá trị nhân bản và cũng vì con đường du nhập tự nhiên, phi cưỡng chế của nền văn hoá
này. Ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ trên toàn lãnh thổ Việt Nam là không đồng đều. Từ
Đèo Ngang trở ra Bắc phần nhiều chịu ảnh hưởng Phật giáo, còn từ Đèo Ngang trở vô Nam
– chịu ảnh hưởng Ấn Độ giáo. Người Việt, Bắc hay Nam đều ít nhiều chịu ảnh hưởng của
Phật giáo, ở Bắc chủ yếu là đại thừa, còn trong Nam chủ yếu là tiểu thừa [xem Đỗ Thuý
Lai, Văn Hoá Việt Nam nhìn từ mẫu người văn hoá, 2005].
Văn hoá Trung Hoa có ảnh hưởng rất lớn đến văn hoá Việt Nam. Khác với văn hoá
Ấn Độ đến Việt Nam với ngọn cờ hoà bình trên tay, văn hoá Trung Hoa đến đất này theo
vó ngựa của những đội quân xâm lược. Bởi vậy, sự tiếp nhận văn hoá Trung Hoa của người
15
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Việt mang tính chất cưỡng bức. Ảnh hưởng lớn nhất của văn hoá Trung Hoa vào Việt Nam
là tam giáo Nho – Phật - Đạo, trong đó ảnh hưởng của Nho giáo là lớn nhất [xem Trần
Ngọc Thêm, Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam, 2006].
Văn hoá Việt Nam tiếp xúc với văn hoá phương Tây từ rất sớm, vào khoảng thế kỷ
XVI, khi các giáo sĩ Kitô đi truyền đạo, khi các thuyền buôn phương Tây đi tìm thị trường.
Ảnh hưởng của văn hoá phương Tây có thể chia làm 3 giai đoạn chính: Giai đoạn từ đầu

chấp nhận sự chung sống giữa khăn xếp áo the với complet, giữa "giầy giôn" với guốc mộc,
giữa rau diếp với salade, giữa khoai lang với khoai tây... Tình trạng "lưỡng phân" kéo dài
trong nhiều thập kỷ, và chưa lúc nào sự "Âu hóa" thể hiện được khả năng thật sự lấn lướt.
Rồi mọi thứ diễn ra quá nhanh, quá gấp gáp(?) quá trình "âu hoá" mới bước sang một
thời kỳ mang tính công nghệ nhưng dường như, nó không khởi nguồn từ một sự tự giác mà
được khởi nguồn một cách tự phát? Hôm nay ở vùng đô thị, vốn liếng thời gian rỗi ít ỏi và
cả sự đua theo những kiểu lối thời thượng đã lôi cuốn người ta đến với các siêu thị, trung
tâm thương mại. Nơi những người mẹ trẻ có thể mua thức ăn sẵn dành cho cả tuần, để cha
mẹ già chỉ còn việc lên gác xuống nhà, xem TV hoặc rủ nhau đi tập thể dục dưỡng sinh.
Trong mâm cúng gia tiên ngày Tết ở nhiều gia đình. đã thấy có mặt thịt hun khói, Jambon,
ngô ngọt xào và xúc xích Đức - những món ăn mấy chục năm trước vẫn chưa thể len lỏi
vào mâm cơm Việt. Cho nên không có gì đáng ngạc nhiên nếu thấy trong bữa tiệc gia đình
lại được tổ chức mô phỏng theo thực đơn (menu) nhà hàng để bắt đâu bằng súp gà và kết
thúc bằng bánh mì phết bơ. Rồi nữa là những bộ Jean "cả cây". những chiếc mini jube tối
màu, những complet - crava"e (hàng mã)... cùng với sự hiện diện của những chai XO,
Rémy. Blue...trên bàn thở các cụ... tất cả thật sự đang tiềm ẩn khả năng biến khăn xếp, áo
dài thành trang phục của những dịp lễ lạt hoặc cần giới thiệu bản sắc, và biến những chai
"quốc lủi" thành thú vui của những cuộc nhậu bình dân và những người hoài cổ.
Ngoảnh đi ngoảnh lại, đa số lớp trung niên chưa kịp hiểu internet là gì thì lớp cháu
con đã kịp chat qua mạng để kết bạn với một John, một Smith nào đó ở phía trời Tây. Rồi
người ta chấp nhận, dù vẫn thấy "chường mắt về sự hiện diện hàng ngày không chỉ trên
đường phố mà trong cả ngôi nhà của mình những mái tóc nhuộm xanh đỏ tua tủa như lông
nhím vì được xịt "keo bọt", hoặc những tấm áo kẻo phía trước thì hở phía sau và ngược lại.
Rồi cánh thanh niên trẻ tuổi bắt đầu không quan tâm tới ý nghĩa của quan niệm "mất dông",
họ đi chơi giao thừa tới 4 - 5 giờ sáng. Họ phấp phỏng chờ đón ngày Valentin để gửi cho
nhau một nhánh hoa hồng - thứ quà tặng mà đôi khi nhiều người do không nắm bắt được
"thông điệp tình yêu của nó nên vẫn vác đại lên sân khấu tặng cho các diễn viên(!). Một
cách tự nhiên, người ta chấp nhận luôn cả lời "Hapy New Year" qua telephone, qua SMS,
qua Email và không cảm thấy có điêu gì thất thố. Nghĩa là đã có những "chuyển dịch văn
hoằn mới đang bắt đầu và phần nào được thừa nhận như những kiểu loại hành vi được coi


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status