đề tài nghiên cứu khoa học một số biện pháp nâng cao doanh thu tiêu thụ sản phẩm gỗ ván sợi mdf công ty tnhh một thành viên lâm nghiệp hoành bồ quảng ninh - Pdf 18

LỜI CAM ĐOAN
Tên đề tài: “ Một số biện pháp nâng cao doanh thu tiêu thụ sản phẩm gỗ ván sợi
MDF công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Hoành Bồ Quảng Ninh”
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Mạnh Toản
Lớp QT 1202N Trường Đại học Dân lập Hải Phòng
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Đỗ Thị Bích Ngọc
Lời cam đoan:
Tôi xin cam đoan đề tài: “Một số biện pháp nâng cao doanh thu tiêu thụ sản
phẩm gỗ ván sợi MDF công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Hoành Bồ
Quảng Ninh” là công trình do chính tôi nghiên cứu và soạn thảo. Tôi không sao chép
từ bất kì một bài viết nào đã được công bố mà không trích dẫn nguồn gốc. Nếu có bất
kì sự vi phạm nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hải phòng, ngày 3 tháng 7 năm 2012
Người cam kết
SV. Nguyễn Mạnh Toản 2
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 0
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM 3
1.1 Vai trò và nội dung của tiêu thụ sản phẩm 3
1.1.1Vai trò của tiêu thụ sản phẩm 3
1.1.1 Nội dung công tác tiêu thụ sản phẩm ở doanh nghiệp 3
1.1.2 Lựa chọn kênh tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp 6
1.2 Chiến lược tiêu thụ sản phẩm và phương án sản phẩm 6
1.2.1 Khái quát về chiến lược tiêu thụ sản phẩm: 6
1.2.2 Xây dựng chiến lược tiêu thụ sản phẩm 7
1.2.3 Phương án sản phẩm của doanh nghiệp 11
1.3 MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM: 13

VÁN SỢI MDF CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN LÂM NGHIỆP HOÀNH
BỒ QUẢNG NINH. 47
3.1. Mục tiêu và phương hướng nhiệm vụ của Công ty trong thời gian tới 47
3.1.1. Phương hướng chung của Công ty 47
3.1.2. Nhiệm vụ giai doạn 2012- 2015 48
3.2. Một số biện pháp nhằm nâng cao doanh thu tiêu thụ gỗ ván sợi MDF công ty
TNHH một thành viên Lâm nghiệp Hoành Bồ Quảng Ninh 48
3.2.1. Hoàn thiện và phát triển kênh phân phối 49
3.2.2. Hỗ trợ hoạt động bán hàng và sau bán hàng 52
KẾT LUẬN 55
DANH MỤC SÁCH THAM KHẢO 58

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Hoành Bồ Quảng Ninh là một đơn
vị có quy mô lớn trong sản xuất kinh doanh lâm nghiệp. Công ty luôn phấn đấu hoàn
thành nhiệm vụ Nhà nước giao, nộp Ngân sách Nhà nước năm sau cao hơn năm trước,
đảm bảo ổn định và nâng cao dần đời sống của cán bộ công nhân viên đồng thời góp
phần vào phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.Công ty Lâm nghiệp đã phát huy
được thế mạnh về đất đai, tài nguyên và lao động để tổ chức kinh doanh tổng hợp, đã
sản xuất kinh doanh ổn định và từng bước phát triển.
Sản phẩm của ngành Lâm nghiệp chủ yếu là Gỗ, tuy nhiên trong những năm
gần đây diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp, nguồn gỗ tự nhiên ngày càng khan hiếm.
Là một doanh nghiệp nhà nước, khi tham gia vào thị trường, Công ty phải chịu áp lực
cạnh tranh để theo đuổi mục tiêu Lợi nhuận của mình. Bên cạnh đó việc khai thác rừng
phải đi đôi với việc trồng mới và cải tạo rừng, đảm bảo không tận thu rừng. Trước
thực tế hiện nay, Công ty đã lựa chọn cho mình con đường: Đầu tư vào thị trường Gỗ
ván sợi MDF. Nhà máy MDF đưa vào hoạt động đã 5 năm nay, được sở hữu dây
chuyền hiện đại từ Trung Quốc nhưng doanh thu tiêu thụ sản phẩm của nhà máy MDF
đến nay không cao, thị trường phục vụ còn nhỏ, ít được người tiêu dùng biết đến. Tốc

cả hai đối tượng là khách hàng và đại lý cấp 1. Sử dụng 175 phiếu điều tra, trong đó
125 phiếu dành cho khách hàng, 50 phiếu dành cho cán bộ công nhân viên.
Việc điều tra thăm dò lấy ý kiến từ khách hàng sẽ cung cấp cho doanh nghiệp
những thông tin hữu ích thông qua các tiêu chí đánh giá của phiếu điều tra. Cụ thể,
công ty có thể biết được khách hàng đánh giá như thế nào về sản phẩm của mình về
chất lượng, chủng loại, giá bán, cũng như các chính sách chiết khấu, giảm giá, bảo
hành… Sự so sánh sản phẩm của công ty với đối thủ cạnh tranh từ đó đưa ra những
chính sách, chiến lược phù hợp.
4. Ý nghĩa khoa học và tính thực tiến của đề tài
Những kết quả nghiên cứu của đề tài có giá trị thực tiễn áp dụng nhằm nâng cao

2
doanh thu tiêu thụ tại nhà máy gỗ ván sợi MDF công ty TNHH một thành viên Lâm
nghiệp Hoành Bồ Quảng Ninh.Đây là một đề tài mới, lần đầu tiên được ứng dụng
trong Công ty. Đề tài cũng có thể được sử dụng tài liệu tham khảo cho sinh viên ngành
Quản trị Doanh nghiệp.
5. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài bao gồm 3 phần:
Phần 1: Nghiên cứu lý thuyết về tiêu thụ sản phẩm và biện pháp làm tăng doanh
thu tiêu thụ sản phẩm.
Phần 2: Phân tích đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm gỗ ván sợi MDF tại
Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Hoành Bồ Quảng Ninh và một số đối thủ
cạnh tranh
Phần 3: Đề xuất biện pháp làm tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm gỗ ván sợi
MDF .
Đề tài này được xây dựng trên cơ sở vận dụng những kiến thức đã tiếp thu được
trong suốt quá trình học tập tại trường Đại học Dân lập Hải Phòng, những kiến thức
thu thập, tìm hiểu trên thực tế cũng như việc nghiên cứu tìm hiểu thực tế tại Công ty
TNHH một thành viên Lâm nghiệp Hoành Bồ Quảng Ninh.


Những nguyên tắc cơ bản trong tiêu thụ sản phẩm, là đáp ứng đầy đủ nhu cầu
của khách hàng về các sản phẩm, đảm bảo tính liên tục trong quá trình tiêu thụ sản
phẩm, tiết kiệm và nâng cao trách nhiệm của mỗi bên trong quan hệ thương mại.
Trong doanh nghiệp, tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò quan trọng, quyết định sự
tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Khi sản phẩm của doanh nghiệp được tiêu thụ,
tức là nó đã được người tiêu dùng chấp nhận (thị trường chấp nhận). Sức tiêu thụ sản
phẩm của doanh nghiệp thể hiện ở mức bán ra, uy tín của doanh nghiệp, chất lượng
snr phẩm, sự thích ứng với nhu cầu người tiêu dùng và sự hoàn thiện các hoạt động
dịch vụ. Nói cách khác, tiêu thụ sản phẩm phản ánh những điểm mạnh và điểm yếu
của doanh nghiệp.
1.1.1 Nội dung công tác tiêu thụ sản phẩm ở doanh nghiệp
Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn tiếp theo của quá trình sản xuất, thực hiện chức

4
năng đưa sản phẩm từ lĩnh vực sản xuất sang lĩnh vực tiêu dùng, nhằm thực hiện giá
trị hàng hóa của doanh nghiệp. Đó là việc cung ứng cho khách hàng các sản phẩm,
dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất ra, đồng thời được khách hàng thanh toán. Tiêu thụ
sản phẩm cũng được xem như quá trình kinh tế bao gồm nhiều khâu, từ việc xác định
nhu cầu thị trường cho đến việc thực hiện các dịch vụ sau khi bán.
 Nghiên cứu thị trường
Là việc phân tích về lượng và chất của cung và cầu một sản phẩm hay dịch vụ.
Mục tiêu của nghiên cứu thị trường là để có những thông tin cần thiết phục vụ cho
quá trình xây dựng các kế hoạch về tiêu thụ sản phẩm. Các thông tin này nhằm trả lời
các câu hỏi:
+ Doanh nghiệp nên hướng vào thị trường nào?
+ Tiềm năng của thị trường như thế nào?
+ Làm thế nào để nâng cao doanh số?
+ Sản phẩm dịch vụ như thế nào?
+ Giá cả bao nhiêu?
+ Mạng lưới tiêu thụ được tổ chức như thế nào?

người mua so sánh một cách có hệ thống giữa sản phẩm nọ với sản phẩm kia.
Ngoài những thông tin về sản phẩm, thông qua quảng cáo người ta cố gắng đem
đến cho khách hàng tiềm năng, những lí lẽ đưa họ đến quyết định mua. Ở đây nhận
thức về tâm lý quảng cáo rất có tác dụng.
Thông qua các biện pháp khuyến khích bán hàng, tác dụng của quảng cáo cũng
được tăng lên. Khuyến khích bán hàng bao gồm những biện pháp như hướng dẫn tín
dụng, niêm yết giá, tổ chức thi đua nội bộ và tăng cường đào tạo nhận viên bán hàng.
 Chất lượng và mẫu mã sản phẩm:
Không chỉ các nhà kĩ thuật mà các nhân viên bán hàng, đều có ảnh hưởng đến
mẫu mã và chất lượng của sản phẩm.
 Quyết định về giá:
Giá đòi hỏi không những chỉ bù đắp những chi phí trong sản xuất, mà còn phải
đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Vì thế các doanh nghiệp cần phải nắm chắc các
thông tin về chi phí sản xuất thông qa hạch toán giá thành. Doanh nghiệp cũng cần
phải biết rõ các sản phẩm của mình cần phải bán được với giá nào.
Để tăng sản lượng bán ra thì việc đánh giá cũng được giữ vai trò quan trọng nên

6
trọn giá nào và giá nào được thị trường có thể chấp nhận được, điều này tùy thuộc
vào thực tế - thị trường. Nếu có nhiều người cùng chào hàng một loạt sản phẩm thì sẽ
khó khăn hơn torgn việc bán trên giá so với trường hợp chỉ có một chào hàng.
1.1.2 Lựa chọn kênh tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường, việc tiêu thụ sản phẩm được thực hiện bằng
nhiều kênh khác nhau, theo đó các sản phẩm được bán và vận động từ các doanh
nghiệp sản xuất đến tận tay người tiêu dùng.
Kênh tiêu thụ là hình thức vận động của hàng hóa từ các nhà snar xuất đến người tiêu
dùng, các thành viên của kênh tiêu thụ thực hiện một số chức năng quan trọng như
sau:
+ Nghiên cứu thu thập thông tin cần thiết để lập kế hoạch và tạo thuận lợi cho
việc thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm.

1.2.2 Xây dựng chiến lƣợc tiêu thụ sản phẩm
1.2.2.1 Những căn cứ xây dựng chiến lược tiêu thụ sản phẩm
Do sự tác động của nhiều yếu tố nên khi xây dựng chiến lược tiêu thụ sản
phẩm cần xuất phát từ nhiều căn cứ khác nhau, có ba căn cứ chủ yếu mà người ta gọi
là tam giác chiến lược, đó là (căn cứ vào khách hàng, căn cứ vào khả năng của doanh
nghiệp, căn cứ vào đối thủ cạnh tranh). Trong đó:
Căn cứ vào khách hàng: trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt trong điều kiện
xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu tiêu dùng hàng hóa dịch vụ giữa các nhóm
dân cư ngày càng bị phân hóa, bởi thế không còn thị trường đồng nhất. Để tồn tại và
phát triển, mỗi nhóm doanh nghiệp có thể hoặc cần phải chiếm được các mảng khác
nhau của thị trường, không chiếm được khách hàng thì các doanh nghiệp không có
đối tượng để phục vụ và do đó cũng không cần thực hiện kinh doanh. Do vậy chiến
lược khách hàng là cơ sở là cơ sở của mọi chiến lược, là yếu tố xuyên suốt quá trình
xây dựng, triển khai và thực hiện chiến lược tiêu thu sản phẩm của bất cứ doanh
nghiệp nào.
Để chiến lược tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp thực sự nhằm vào khách hàng. Khi
xây dựng chiến lược tiêu thụ sản phẩm, thì doanh nghiệp phải phân chia thị trường và
trên cơ sở đó xác định tỷ trong khách hàng mà doanh nghiệp phải thu hút
Căn cứ vào khả năng của doanh nghiệp: khai thác thế mạnh của doanh
nghiệp là một yêu cầu quan trọng, vì bất cứ một doanh nghiệp nào, nếu so sánh với

8
doanh nghiệp khác cũng có mặt mạnh và cũng có mặt yếu. Khi hoạch định chiến lược
tiêu thụ, doanh nghiệp có thể và cần thiết khai thác triệt để mặt mạnh và nhìn thẳng
vào vấn đề còn nhiều hạn chế. Mặt khác doanh nghiệp phải biết phân bổ các nguồn
lực một cách có hiệu quả. Nguồn lực của doanh nghiệp bao gồm tài sản và nguồn
nhân lực. Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng nhất mà doanh nghiệp phải chú ý khi
xây dựng chiến lược tiêu thụ sản phẩm, đây chính là lực lượng quyết định sự phát
triển về chiều sâu của doanh nghiệp.
Căn cứ vào đối thủ cạnh tranh: cơ sở của căn cứ này là so sánh khả năng của

của doanh nghiệp nhằm thực hiện các mục tiêu của chiến lược tiêu thụ sản phẩm.
Nội dung của chiến lược sản phẩm nhằm trả lời các câu hỏi là:
- Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hay cung cấp dịch vụ gì ?
- Số lượng bao nhiêu và cho ai ?
Tuy nhiên một phần câu hỏi này đã được xác định, phần còn lại, cụ thể hơn
thuộc về nội dung của chiến lược sản phẩm và được thể hiện như sau:
- Xác định kích thước của tập hợp sản phẩm trong chiến lược:
Là số loại sản phẩm cùng với số lượng chủng loại của mỗi loại và số mẫu mã
của mỗi chủng loại doanh nghiệp chuẩn bị đưa ra thị trường.
Kích thước tập hợp sản phẩm gồm 3 số đo: chiều dài biểu hiện số loại sản
phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp sẽ cung cấp cho thị trường, tức là phản ánh mức độ
đa dạng hóa sản phẩm của doanh nghiệp. Chiều rộng của tập hợp biểu hiện số lượng
các chủng loại của mỗi loại sản phẩm. Cuối cùng trong mỗi chủng loại được lựa chọn
cần chỉ ra những mẫu mã nào sẽ đưa vào sản xuất kinh doanh để bán ra thị trường.
- Nghiên cứu và thiết kế sản phẩm mới:
Phát triển sản xuất mới ngày càng trở thành yêu cầu tất yếu khách quan trong
hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi doanh nghiệp, yêu cầu phải nghiên cứu sản
phẩm mới, xuất phát từ sự phát triển của khoa học, kỹ thuật và cạnh tranh trên thị
trường, do vậy phải đòi hỏi doanh nghiệp cải tiến, hoàn thiện các sản phẩm hiện có
thì mới giành được lợi thế trong cạnh tranh. Mặt khác, mỗi loại sản phẩm đều có chu
kỳ sống nhất định, khi sản phẩm cũ đã bước sang giai đoạn suy thoái thì doanh
nghiệp phải có sản phẩm mới thay thế nhằm đảm bảo tính liên tục của quá trình sản
xuất kinh doanh.
* Chiến lược giá cả:

10
Mặc dù thị trường hiện nay, cạnh tranh bằng giá cả đã nhường vị trí hàng đầu
cho cạnh tranh bằng chất lượng, dịch vụ những giá cả là công cụ cạnh tranh quan
trọng. Do vậy doanh nghiệp cần phải xác định một chiến lược giá phù hợp cho từng
loại sản phẩm và từng thời kỳ hoạt động của doanh nghiệp.

- Chiến lược xúc tiến bán hàng: là chiến lược sử dụng những kỹ thuật đặc thù
nhằm gây ra một sự gia tăng nhanh chóng. Xúc tiến bán hàng bao gồm những kỹ
thuật như: bán hàng có thưởng, khuyến mại giảm giá tức thì, giảm giá nhân ngày lễ,
khai trương…
- Chiến lược yểm trợ bán hàng: là chiến lược của người bán hàng, nhằm gắn
bó chặt chẽ với người mua, hoặc gắn những người sản xuất kinh doanh với nhau
thông qua việc sử dụng hoạt động của các hiệp hội kinh doanh, cửa hàng giới thiệu
sản phẩm, hội nghị khách hàng, hội chợ…
1.2.2.3 Lựa chọn và quyết định chiến lược tiêu thụ sản phẩm:
Việc đánh giá và lựa chọn chiến lược dự kiến là công việc cuối cùng có tầm
quan trọng, quyết định đến mức độ đúng đắn của chiến lược tiêu thụ sản phẩm, khi
thẩm định chiến lược tiêu thụ sản phẩm cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
Thứ nhất: chiến lược tiêu thụ sản phẩm phải được đảm bảo mục tiêu bao trùm
của doanh nghiệp, trong kinh doanh thường có nhiều mục tiêu, các chiến lược tiêu thụ
dự kiến, có thể khác nhau về số lượng và mức độ các mục tiêu nhưng không thể khác
nhau mục tiêu bao trùm.
Thứ hai: chiến lược tiêu thụ sản phẩm phải có tính khả thi, phải phù hợp với
nguồn lực của doanh nghiệp.
Thứ ba: chiến lược tiêu thụ sản phẩm phải đảm bảo giải quyết được mối quan
hệ về mặt lợi ích giữa doanh nghiệp và thị trường.
1.2.3 Phƣơng án sản phẩm của doanh nghiệp
1.2.3.1 Những căn cứ để xây dựng, lựa chọn, quyết định phương án sản phẩm:
Muốn có một phương án sản phẩm tối ưu, khi xây dựng, lựa chọn và quyết
định phải dựa trên những căn cứ nhất định, nó là cơ sở xây dựng mà còn là tiêu chuẩn
để lựa chọn, quyết định phương án sản phẩm. Tuy nhiên, mỗi loại hình sản xuất kinh
doanh của mỗi doanh nghiệp mà xác định những căn cứ khác nhau để xây dựng lựa
chọn, quyết định phương án sản phẩm của mình, do vậy mà những căn cứ này cũng
không hoàn toàn giống nhau. Cụ thể nó được bao gồm như sau:

12


13
phương án gặp khó khăn vượt qua dự kiến đòi hỏi phải rút bớt khối lượng sản phẩm.
1.3 MỞ RỘNG THỊ TRƢỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM:
1.3.1 Mở rộng thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm là một tất yếu khách quan:
- Tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng quan trọng của quá trình tái sản xuất.
Việc tiêu thụ sản phẩm nhanh gọn trên thị trường giúp cho doanh nghiệp rút ngắn chu
kỳ sản xuất, thu hồi vốn nhanh để tiếp tục chu kỳ sản xuất sau.
- Mục đích của doanh nghiệp là sản xuất – kinh doanh đem lại lợi nhuận ngày
càng cao, do đó phải sản xuất tiêu thụ nhiều, nhanh các loại sản phẩm thông qua các
thị trường tiêu thụ, với những hình thức tiêu thụ phù hợp.
- Như chúng ta đã biết, nhu cầu tiêu dùng thì rất phong phú, đa dạng nhưng
nhu cầu về một mặt hàng trong một khoảng thời gian nhất định thì có giới hạn mà
trên thị trường luôn luôn có sự cạnh tranh quyết liệt giữa các doanh nghiệp cùng sản
xuất một loại sản phẩm. Và lẽ tất nhiên là doanh nghiệp nào cũng phải tìm cách để
dành được những điều kiện thuận lợi nhất để sản xuất và tiêu thụ.
Vì vậy, mở rộng thị trường tiêu thụ đòi hỏi khách quan đối với các doanh
nghiệp.
1.3.2 Các phƣơng hƣớng và các biện pháp cơ bản nhằm củng cố và mở rộng thị
trƣờng tiêu thụ sản phẩm:
1.3.2.1 Hoàn thiện bộ máy quản lý và tổ chức theo hướng: gọn, nhẹ, chuyên, tỉnh
và có hiệu quả:
Các biện pháp:
- Tổ chức sắp xếp lại bộ máy quản lý sao cho phù hợp, phân định rõ trách
nhiệm và quyền hạn của từng bộ phận.
- Đầu tư kinh phí đào tạo cán bộ, nâng cao tay nghề công nhân.
- Xây dựng cơ cấu lao động tối ưu dựa trên các đặc điểm kinh tế - kỹ thuât của
doanh nghiệp.
1.3.2.2 Nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành là cơ sở cho doanh nghiệp
phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ:

15
PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM GỖ VÁN SỢI
MDF CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN LÂM NGHIỆP HOÀNH BỒ
QUẢNG NINH
2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN
LÂM NGHIỆP HOÀNH BỒ QUẢNG NINH
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Tên giao dịch
- Tên tiếng Việt: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN
LÂM NGHIỆP HOÀNH BỒ QUẢNG NINH
- Tên tiến Anh: HOANH BO Forestry Engineering One Member Co, Ltđ, Quảng
Ninh
- Tên tiếng Anh viết tắt: HBQN Forestry
Trụ sở chính:
- Trụ sở giao dịch chính: Tổ 5- Khu 8- Thị trấn Trới- huyện Hoành Bồ- tỉnh
Quảng Ninh.
- Điện thoại: 033.3690267 Fax: 033.3690225
- Tài khoản: 44510000000297 Tại ngân hàng đầu tư phát triển chi nhánh Bãi
Cháy.
- Mã số thuế: 5700268153
- Vốn điều lệ của công ty hiện tại là: 16.262.823.841 đồng
Chủ sở hữu Công ty:
- Ủy ban Nhân Dân tỉnh Quảng Ninh là đại diện chủ sở hữu của công ty
- Địa chỉ chủ sở hữu: Đường Nguyễn Văn Cừ, Phường Hồng Hà, thành phố Hạ
Long, tỉnh Quảng Ninh.
Công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp Hoành Bồ Quảng Ninh tiền thân là
Công ty cơ giới cầu đường lâm nghiệp Quảng Ninh được thành lập vào tháng 8 năm
1978. Trụ sở đầu tiên đặt ở xã Hải Lạng, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh. Đến năm
1981 thì chuyển về thị trấn Trới, huyện Hoành Bồ.



17
 Phía Bắc giáp huyện Ba Chẽ và Sơn Động (Bắc Giang)
 Phía Nam là vịnh Cửa Lục thuộc thành phố Hạ Long
 Phía Đông giáp thành phố Cẩm Phả
 Phía Tây giáp thành phố Uông Bí.
Tổng diện tích tự nhiên mà Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Hoành Bồ
quản lý là 10.734,5 ha, nằm chủ yếu tại 4 xã Sơn Dương, Đồng Lâm, Hòa Bình của
huyện Hoành Bồ và Dương Huy của thành phố Cẩm Phả.
Cũng như các huyện thị khác của tỉnh, Hoành Bồ có khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Ngoài ra, là một huyện miền núi địa hình phức tạp, nằm sát biển, chịu ảnh hưởng sâu
sắc vùng khí hậu Đông Bắc đã tạo nên cho Hoành Bồ một kiểu khí hậu độc đáo, đa
dạng so với các vùng lân cận. Hoành Bồ có nhiều gỗ quý như lim, sến, táu, nhiều mây
tre và cây dược liệu, hương liệu, trong đó có trầm hương, ba kích…
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp
Hoành Bồ Quảng Ninh
 Ngành nghề kinh doanh chính của Công ty là:
- Quản lý, xây dựng, bảo vệ và phát triển vốn rừng
- Sản xuất kinh doanh lâm, nông nghiệp kết hợp khai thác gỗ và lâm sản. Chế
biến lâm sản, sản xuất gỗ xẻ, gỗ ván ép, ván sợi, sản xuất hàng mộc, xuất nhập khẩu
hàn hóa và các loại gỗ nguyên liệu.
- Dịch vụ gỗ mỏ cho ngành than, gỗ nguyên liệu giấy.
- Ươm tạo giống cây con phục vụ trồng rừng và trồng cây môi trường đô thị, dịch
vụ vật tư gieo ươm.
- Tư vấn, thiết kế lập dự án, dự toán, quy hoạch, giám sát thi công các công trình
Lâm nghiệp
- Kinh doanh thương mại tổng hợp, dịch vụ vật tư, phân bón nông nghiệp, mua
bán than nhiên liệu, chất đốt.
 Ngoài ra Công ty còn kinh doanh thêm một số ngành nghề như:
- Kinh doanh khách sạn, nhà hàng ăn uống, dịch vụ du lịch sinh thái
Nguồn:
Nguồn: Phòng Tổ chức- Hành chính
2.1.5. Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban
Ban giám đốc:
- Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc: Là người đứng đầu bộ máy lãnh đạo của công
ty, có quyền quyết định, điều hành toàn bộ hoạt động của công ty theo kế hoạch, chỉ
đạo trực tiếp đến từng công trình, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động
sản xuất kinh doanh của cả đơn vị, đồng thời đại diện cho quyền lợi của cán bộ công
nhân viên.
- Phó giám đốc phụ trách lâm nghiệp: Phụ trách chuyên về khâu Lâm sinh:
Trồng, chăm sóc, bảo vệ, khai thác rừng, quản lý chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực
hiện công việc theo kế hoạch, tham mưu giúp việc cho giám đốc về khâu Lâm sinh.
- Phó giám đốc phụ trách nhà máy MDF: Phụ trách chuyên về khâu chế biến
sản xuất ván sợi MDF kỹ thuật

Chủ tịch
HĐQT
Tổng giám
đốc

Phó GĐ phụ trách
Lâm nghiệp
Phó GĐ phụ trách
Chế biến


- Phòng Kế hoạch- Vật tư: Là phòng chuyên môn có chức năng tham mưu giúp
Tổng giám đốc điều hành lĩnh vực kế hoạch- vật tư- xây dựng cơ bản kinh doanh. Lập
kế hoạch sản xuất, mua sắm cung ứng vật tư, phụ tùng, thiết bị trong năm kế hoạch và
cho kế hoạch ngắn hạn và dài hạn. Xây dựng các dự toán chi phí trong sản xuất, lập kế
hoạch giá thành sản phẩm.
- Phòng Kỹ thuật- Bảo vệ: Có chức năng lập kế hoạch, xây dựng các dự án
trồng, chăm sóc, bảo vệ, khai thác rừng, chỉ đạo công tác quản lý kỹ thuật công nghệ
sản xuất, chất lượng an toàn lao động. Làm công tác bảo vệ tài sản rừng và đất rừng,
bảo vệ an ninh trật tự trên địa bàn quản lý. Nghiên cứu, lập phương án sử lý kỹ thuật
phát sinh trong thi công, tham gia hội đồng nghiệm thu chất lượng kĩ thuật. Thực hiện
công tác kiểm tra thiết kế kĩ thuật, thiết kế thi công cho các công trình.
- Phòng Tài vụ- Kế toán: Có nhiệm vụ quản lý toàn bộ các hoạt động thu, chi
tài chính trong Công ty trên cơ sở kế hoạch được giao, đảm bảo lưu chuyển tài chính
trong Công ty trên cơ sở kế hoạch được giao, đảm bảo lưu chuyển tiền cho hoạt động
sản xuất kinh doanh và thanh toán cho cán bộ công nhân viên, thanh quyết toán với
cấp trên và các đơn vị khác, thu nộp ngân sách Nhà nước theo đúng quy định, lập báo
cáo tài chính, theo dõi hạch toán quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, tập hợp chi
phí sản xuất tính giá thành, xác định kết quả sản xuất kinh doanh của công ty hàng
tháng, quý, năm một cách kịp thời và chính xác, tham mưu cho giám đốc về toàn bộ
hoạt động tài chính của công ty.
- Phòng Thương Mại: Phòng này có chức năng lập kế hoạch sản xuất và tiêu

21
thụ sản phẩm chế biến ( ván sợi MDF), thực hiện công tác tiếp thị, quảng bá sản phẩm
dịch vụ của Công ty. Đảm bảo phương tiện đáp ứng nhu cầu vận chuyển của Công ty
theo yêu cầu của khách hàng, chịu trách nhiệm nghiên cứu thị trường, tìm đơn hàng,
tiêu thụ sản phẩm, thông tin về nhu cầu khách hàng để cải tiến chất lượng, cung cấp
thông tin về đối thủ cạnh tranh…
- Ban Cung ứng Dịch vụ lâm sản: Bộ phận này có nhiệm vụ cung cấp tiêu thụ
các sản phẩm lâm sinh, điều hành các hoạt động bán hàng, dịch vụ. Chịu sự chỉ đạo


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status