SKKN kinh nghiệm tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong bài chống ô nhiễm tiếng ồn vật lý lớp 7 THCS - Pdf 18


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
KINH NGHIỆM TÍCH HỢP NỘI DUNG
GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TRONG BÀI "CHỐNG Ô NHIỄM
TIẾNG ỒN" VẬT LÝ LỚP 7 THCS A. Đặt vấn đề
I. Những vấn đề chung.
1. Môi trường là không gian sinh sống của con người và sinh vật, nơi chứa
đựng các tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất, nơi chứa đựng và phân huỷ
các chất thải do con người tạo ra trong đời sống và sản xuất. Môi trường có vai trò
cực kì quan trọng đối với đời sống con người. Môi trường đó không chỉ là nơi tồn tại,
sinh trưởng và phát triển và còn là nơi lao động và nghỉ ngơi, hưởng thụ và trau dồi
những nét đẹp văn hoá, thẩm mĩ của con người. Việc bảo vệ môi trường hiện là một
trong nhiều những mối quan tâm mang tính toàn cầu, ở nước ta bảo vệ môi trường là
vấn đề được quan tâm sâu sắc.
Môi trường ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung đang bị ảnh hưởng
nặng nề bởi nhiều nguyên nhân như: Khí hậu, nhiệt độ, khói bụi, rác thải công nghiệp,
rác thải sinh hoạt, tiếng ồn vv Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế
nó kéo theo sự phát triển của nhiều loại máy móc, xe cộ khiến cho sự ô nhiễm tiếng
ồn ngày càng gia tăng đến mức báo động. Không chỉ ở các thành phố lớn, các khu
công nghiệp mà ngay cả những làng quê vốn yên lặng nay cũng trở nên quá ồn ào do
sự phát triển của các phương tiện giao thông, các phương tiện thông tin - truyền thông

2. Cơ sở thực tiễn:
Hiện nay tiếng ồn là một vấn đề được xã hội rất quan tâm, nó ảnh hưởng rất lớn
đến sức khoẻ con người, nó đặt ra trong mỗi chúng ta rằng bằng cách nào bảo vệ được
môi trường đang bị ô nhiễm tiếng ồn như vậy?
Trong vấn đề này, hiện nay đã có nhiều biện pháp khắc phục sự ô nhiễm tiếng
ồn ở các đô thị lớn như: Giảm bớt lưu lượng của các loại xe cộ trên đường bằng cách
xây dựng các đường vành đai vùng ven đô, xây dựng tường bê tông, trồng cây xanh
ngăn cách các làn đường xe cơ giới trên đường cao tốc, xây dựng các nhà máy, khu
công nghiệp cách xa khu dân cư vv Tuy nhiên những biện pháp trên chỉ mang tính
tạm thời, thực tế chưa đáp ứng được yêu cầu cấp bách hiện nay của ô nhiễm tiếng ồn
3. Điều tra cơ bản.
- Thực trạng về vấn đề ô nhiễm tiếng ồn ở địa phương:
+ ở địa phương nhà trường đóng hiện nay do trình độ nhận thức của người dân còn
hạn chế, ý thức tham gia bảo vệ môi trường của đại đa số người dân chưa cao vì vậy
môi trường cũng đã trở nên ô nhiễm đặc biệt là ô nhiễm tiếng ồn. + Phong tục, tập quán của người dân nơi đây cũng góp phần làm cho môi trường bị ô
nhiễm tiếng ồn như: Ma chay, cưới hỏi, các xưởng cưa, máy xay xát các loại Mỗi
khi thôn xóm có đám ma, đám cưới thì nhân dân trong thôn đều bị ảnh hưởng bởi
tiếng ồn từ những chiếc loa phát hết công suất mãi tới đêm khuya. Các loại máy móc
ở khu vực dân cư khi hoạt động đều gây ra ô nhiễm tiếng ồn. Bên cạnh đó một số
thanh niên khi đi xe máy trong khu vực dân cư còn rồ ga, bấm còi một cách thiếu văn
hoá.
* Chính quyền địa phương cũng đã có nhưng biện pháp cụ thể để hạn chế tiếng ồn
ảnh hưởng tới đời sống nhân dân như: Cấm mở loa khi có đám cưới, đám ma từ 22h
tối đến 4h sáng hôm sau, không mở hệ thống loa thông tin trong xã vào buổi trưa và
vào những đêm khuya vv Cấm các loại máy móc hoạt động xung quanh trường vào
giờ học của học sinh trong trường, giờ nghỉ ngơi của nhân dân. Tuy nhiên những biện
pháp của chính quyền địa phương vẫn chưa hữu hiệu đối với phong tục, tập quán của

Lớp TS
Loại G Loại K Loại TB Loại Y,K
SL % SL % SL % SL %
7A 33 0 0 7 21,2 15 45,5 11 33,3
7B 30 0 0 8 26,7 13 43,3 9 27.3

Qua khảo sát tôi thấy rằng nhận thức của học sinh về môi trường chưa cao, ý
thức bảo vệ môi trường của học sinh chưa thực sự đáp ứng được với yêu cầu hiện nay.
Từ thực tế trên, trong quá trình giảng dạy của mình tôi đã thử nghiệm một số
phương pháp dạy học nhằm mục đích rèn luyện kỹ năng tích hợp thông tin giáo dục ý
thức bảo vệ môi trường cho học sinh. Đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong hoạt động dạy
và học bộ môn Vật lý lớp 7 tại trường THCS nơi tôi công tác
III. Phạm vi, đối tượng và mục đích xây dựng đề tài.
1. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài này được xây dựng trong phạm vi chuyên đề Vật
lý THCS nội dung giáo dục bảo vệ môi trường.
Đối tượng nghiên cứu: Là học sinh lớp 7 trường THCS X, huyện Thọ Xuân.
2. Thời gian nghiên cứu:
Từ tháng 9 năm 2009 đến tháng 3 năm 2010.
3. Mục đích của đề tài:
Đề tài được xây dựng nhằm giúp học sinh nhận thức được những tác hại của
việc ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm tiếng ồn nói riêng, từ đó yêu cầu học
sinh phải có những hành động cụ thể để bảo vệ môi trường, góp phần cải tạo môi
trường, tuyên truyền, vận động người dân tích cực tham giao bảo vệ môi trường, khắc
phục dần sự ô nhiễm môi trường.
Đề tài được xây dựng nhằm trao đổi kinh nghiệm trong phương pháp giảng dạy
tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường đối với môn Vật lý trường THCS, đặc

- Phương pháp trực quan: Sử dụng tranh, ảnh, sử dụng băng, đĩa hình.
- Phương pháp thảo luận: Thảo luận nhóm học sinh.
- Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề: Giáo viên đưa ra vấn đề cần
nghiên cứu- học sinh nghiên cứu tài liệu và giải quyết vấn đề.
Tuy nhiên phải căn cứ vào các nội dung cụ thể của từng bài, xác định nội dung
đó thể hiện ở mức độ nào ? (Mức độ toàn phần, mức độ bộ phận hay mức độ liên hệ)
và phụ thuộc vào đối tượng học sinh ở từng địa phương để vận dụng các phương pháp
trên cho phù hợp và có hiệu quả. Ngoài các phương pháp trên còn phải lưu ý đến điều
tra, đánh giá học sinh.
Trong quá trình dạy học, vai trò của người thầy tổ chức hướng dẫn học sinh.
Còn học sinh là người chủ động thao tác và tìm tòi các kiến thức trên các kênh chữ,
kênh hình, tự rút ra nhận xét, kết luận dưới sự trợ giúp của giáo viên.
II. Các bước tiến hành dạy bài "chống ô nhiễm tiếng ồn" bài 15 vật lý lớp 7 có tích hợp
nội dung giáo dục bảo vệ môi trường.
1. Xác định tên bài "Chống ô nhiễm tiếng ồn"
2. Xác định địa chỉ tích hợp.
- Nhận biết ô nhiễm tiếng ồn:
+ Ô nhiễm tiếng ồn xảy ra khi tiếng ồn to, kéo dài, gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ
và hoạt động bình thường của con người.
- Tìm hiểu biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn.
+ Để tránh, chống ô nhiễm tiếng ồn cần làm giảm độ to của tiếng ồn phát ra, ngăn
chặn đường truyền âm, làm cho âm truyền theo hướng khác. 3. Xác định nội dung giáo dục bảo vệ môi trường.
- Nhận biết ô nhiễm tiếng ồn:
+ Về sinh lí nó gây mệt mỏi toàn thân, nhức đầu, choáng váng, ăn không ngon, gầy
yếu. Ngoài ra người ta còn thấy nếu tiếng ồn qúa to còn gây suy giảm thị lực.
+ Về tâm lí, nó gây khó chịu, lo lắng, bực bội, dễ cáu gắt, sợ hải, ám ảnh, mất tập
trung, dễ nhầm lẫn thiếu chính xác.

tiện trực quan để phát hiện khai thác và lĩnh hội kiến thức.
+ Sử dụng tranh, ảnh:
- Việc sử dụng tranh, ảnh có nội dung về môi trường giúp học sinh dễ dàng nhận biết
các vấn đề về môi trường như hiện tượng ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước
- Cùng với các bức tranh SGK, trong khi dạy Vật lý giáo viên nên sử dụng những
hình ảnh minh hoạ có nội dung Vật lý (những hình ảnh minh hoạ đó có lựa chọn và
sắp xếp theo từng chủ đề)
- Bản chất của phương pháp sử dụng tranh ảnh Vật lý là phương pháp: Hướng dẫn
học sinh quan sát, phân tích tranh, ảnh để lĩnh hội kiến thức.
- Khi dẫn dắt học sinh quan sát trước hết giáo viên cần xác định mục đích, yêu cầu
của việc quan sát tranh đó thể hiện hiện tượng gì? Vấn đề gì? ở đâu? Và mô tả hiện t-
ượng. Cuối cùng gợi ý học sinh nêu nguyên nhân và hậu quả của hiện tượng.
Ví dụ: Trong bài chống ô nhiễm tiếng ồn giáo viên cho học sinh quan sát một số bức
tranh mô tả về việc máy khoan bê tông liên tục hoạt động cạnh nơi làm việc, hoặc
hoạt động họp chợ ồn ào gần lớp học v v và giáo viên nêu câu hỏi: Em có nhận xét
gì khi quan sát các bức tranh vừa rồi? Từ đó học sinh hiểu biết, nhận thức sâu sắc hơn
về những nguyên nhân gây ra ô nhiễm tiếng ồn.
Lưu ý: Việc lựa chọn tranh, ảnh cho học sinh quan sát, trước hết phải phù hợp với nội
dung và càng thể hiện được nhiều dấu hiệu càng tốt. Tranh ảnh phải rõ ràng, đẹp.
Trong dạy học Vật lý, giáo viên nên triệt để sử dụng tranh ảnh minh hoạ trong SGK,
bởi vì đó là những phương tiện minh hoạ đã được lựa chọn để thể hiện các hiện tượng
một cách cụ thể, điển hình nhất.
+ Sử dụng băng, đĩa hình:
Phương pháp sử dụng băng, đĩa hình là phương tiện trực quan có nhiều ưu điểm trong
việc cung cấp những thông tin về môi trường bằng hình ảnh, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh khai thác kiến thức. Khi sử dụng băng, đĩa hình, giáo viên theo các bước
sau:
- Bước 1: Định hướng nhận thức (mục đích, yêu cầu và những vấn đề cần tìm hiểu).

và đưa ra các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn tại trường học như: trồng cây xanh
xung quanh trường, treo biển "cấm bóp còi" tại khu vực trường, "cấm họp chợ" gần
khu vực trường v v
* Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề.
Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là phương pháp tạo ta tình huống
có vấn đề phù hợp với trình độ và nhận thức của học sinh.
- Bước 1: Đặt vấn đề (tạo tình huống có vấn đề)
- Bước 2: Giải quyết vấn đề (tìm phương án giải quyết các giả thuyết)
- Bước 3: Kết luận: Khẳng định hay bác bỏ các phương án trên các giả thuyết đã nêu.
Ví dụ: Trong bài chống ô nhiễm tiếng ồn ở mục II "Tìm hiểu biện pháp chống ô
nhiễm tiếng ồn". Giáo viên có thể đặt vấn đề: Gia đình em đang sống gần khu vực gây
ô nhiễm tiếng ồn, gia đình em phải làm gì để chống ô nhiễm tiếng ồn? Học sinh có thể
đưa ra nhiều biện pháp như: trồng nhiều cây xanh xung quanh nhà, làm tường nhà,
trần nhà bằng vật liệu cách âm, yêu cầu các cơ quan có trách nhiêm liên quan di
chuyển khu vực gây ô nhiễm tiếng ôn ra xa khu dân cư v v Tuy nhiên giáo viên cần
phân tích những ưu, nhược điểm của từng biện pháp rồi khẳng định những phương án
tối ưu trong những phương án mà các nhóm học sinh đưa ra.
Sau đây tôi xin cụ thể hoá tiến trình dạy bài " Chống ô nhiễm tiếng ồn" môn
Vật lý lớp 7 có tích hợp nội dung GDBVMT như sau:
Bài 15 Chống ô nhiễm tiếng ồn
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức.
- Học sinh nhận biết được tác hại của ô nhiễm tiếng ồn đối với cuộc sống và
sức khoẻ của con người.
- Học sinh nhận biết được các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn.
- Học sinh nhận biết được vật liệu chống ồn và vai trò của nó đối với việc giảm
tiếng ồn.


giao thông cho biết: "Mức ồn của dòng xe là mức ồn không ổn định, nó thay đổi liên
tục trong một phạm vi và phụ thuộc nhiều yếu tố., đồng thời nó thay đổi rất nhanh
theo thời gian. Bởi vậy việc xác định chính xác mức ồn chung của dòng xe giao thông
là một công việc rất khó khăn "
Cùng với quá trình đô thị hoá, tiếng ồn giao thông ngày một gia tăng và tăng
mạnh. Khảo sát của Sở Khoa học và Công nghệ Môi trường thành phố Hà Nội tại một
số nút giao thông và tuyến phố chính cho thấy: Mức ồn giao thông trung bình từ 77dB
đến 82dB ( cao hơn chỉ số tiêu chuẩn cho phép đối với khu vực dân cư nhiều lần). So
với kết quả khảo sát trước đó 2 năm trong cùng một điều kiện về thời gian và không
gian thì trung bình mức ồn đã tăng từ 4 đến 5 dB.
Nguyên nhân gây ra tiếng ồn giao thông cao là do sự gia tăng đột biến về số
lượng các phương tiện giao thông. Năm 1993, Hà Nội có 94000 xe máy, năm 1995 là
498465, năm 2000 là 708641, hằng năm tăng hơn 15%. Nguyên nhân khác: Có lẫn
các loại phương tiện giao thông trên cùng một tuyến đường ( xe tải, xe khách, xe con,
xe máy, ). Các xe sử dụng còi nhiều, thậm chí cả còi hơi; do mặt đường quá chật.
Tiếng ồn giao thông đang góp phần không nhỏ làm ô nhiễm môi trường, gây
tác hại xấu đến sức khoẻ con người. Vì thế, tìm ra giải pháp khắc phục làm giảm thiểu
nó là cần thiết và cấp bách, đòi hỏi sự quan tâm của toàn xã hội.
2. Một vài mức cường độ âm (dB)
Ngưỡng nghe 0
Tiếng xào xạc của lá cây 10
Tiếng nói thầm (cách 1 mét) 20
Đường phố, không có xe cộ 30
Cơ quan, lớp học 50
Nói chuyện bình thường (cách 1m) 60
Búa máy (cách 1m) 90
Nhóm nhạc rock 110
Ngưỡng đau 120
Động cơ phản lực (cách 50m) 130

- Giáo viên cho học sinh xem một
đoạn băng hình ghi lại những hoạt
động sản xuất tại một nhà máy
Học sinh xem băng hình 10 phút. công nghiệp nặng hoặc hoạt động
giao thông tại một đô thị lớn
Em có nhận xét gì về các đoạn
băng hình vừa được xem?
Ô nhiễm môi trường do tiếng ồn
- tập hợp những âm thanh tạp loạn
có tần số và chu kì khác nhau, hay
nói cách khác tiếng ồn là những
âm thanh chói tai phát ra từ những
nguồn chấn động lớn.
-GV treo các hình 15.1, 15.2, 15.3
SGK.
- Hình nào trong các hình 15.1,
15.2, 15.3 SGK thể hiện tiếng ồn
tới mức ô nhiễm?
Vì sao em biết?

Trường hợp nào sau đây có ô
nhiễm tiếng ồn?
a. Tiếng hét to rất sát tai.
b. Làm việc cạnh máy xay xát

+ Về sinh lí nó gây mệt mỏi toàn
thân, nhức đầu, choáng váng, ăn
không ngon, gầy yếu. Ngoài ra
người ta còn thấy nếu tiếng ồn qúa to còn gây suy giảm thị lực.
+ Về tâm lí, nó gây khó chịu, lo
lắng, bực bội, dễ cáu gắt, sợ hải,
ám ảnh, mất tập trung, dễ nhầm
lẫn thiếu chính xác.
Hoạt động 2. Các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn.
- Tiếng ồn có hại đối với đời sống
và sinh hoạt của con người, Hãy
nêu các biện pháp chống ô nhiễm
tiếng ồn?
Cây xanh có vai trò như thế nào
tới việc chống ô nhiễm tiếng ồn?

tiếng ồn từ bên ngoài truyền vào.
+ Đề ra nguyên tắc: Lập bảng
thông báo quy định về việc gây
tiếng ồn. Cùng nhau xây dựng ý
10 phút
Phải làm gì với các phương tiện
giao thông gây ra tiếng ồn tới mức
ô nhiễm?

Cần phải làm gì khi tiếp xúc với
các loại máy móc, thiết bị gây
tiếng ồn lớn?
Em cần phải làm gì để hạn chế ô
nhiễm tiếng ồn?
thức giữ trật tự cho mọi người.

5 phút ô nhiễm tiến ồn thì chúng ta phải
làm gì?
- Hãy kể tên một số vật liệu chống
ồn mà em biết?
- Hãy cho biết những loại vật liệu
như thế nào thì cách âm tốt? - Vật liệu chống ồn là nhung,
xốp, bông, gỗ dán,
- Các vật liệu xốp, mềm có chứa
nhiều không khí là những vật
liệu cách âm tốt.
Hoạt động 4. Ôn tập - củng cố.
- Gia đình em đang sống gần khu
vực gây ô nhiễm tiếng ồn, gia đình
em phải làm gì để chống ô nhiễm
tiếng ồn?
- Sử dụng vật liệu cách âm trong
xây dựng nhà cửa.
- Xây nhà với tường dày, bố trí
rèm tại các củă kính.
- Trồng nhiều cây xanh xung
quanh nhà.
5 phút
3. Tổng kết, hướng dẫn học ở nhà. ( 3 phút)
- Tổng kết:

Loại G Loại K Loại TB Loại yếu, kém
SL % SL % SL % SL %
7A 33
6 18,2 16 48,5 11 33,3 0 0
7B 30
5 16,7 13 43,3 12 40,0 0 0
Bên cạnh đó do công tác tuyên truyền tốt, sự phối kết hợp giữa ban giám hiệu
nhà trường và hội cha mẹ học sinh trong năm học 2009-2010 trường đã tham mưu với
hội cha mẹ học sinh trồng thêm được 250 cây keo lá tràm xung quanh khu vực
trường, trong dịp phát động tết trồng cây đầu xuân Canh dần (2010) nhà trường đã
động viên cán bộ giáo viên và học sinh trồng cây bóng mát trong sân trường với tổng
giá trị lên tới hàng triệu đồng, những việc làm tuy rất nhỏ nhoi này lại mang một ý
nghĩa lớn
IV. Bài học kinh nghiệm.
Khi dạy học một tiết học Vật lý có tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi
trường giáo viên cần:
1. Xác định tên bài
2. Xác định địa chỉ tích hợp. 3. Xác định nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường.
4. Xác định phương pháp dạy học cho phù hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường
cụ thể:
* Phương pháp trực quan:
+ Phương pháp trực quan là những phương tiện mà học sinh có thể lĩnh hội (tri giác)
nhờ sự hỗ trợ các tín hiệu ngoài lời giảng của giáo viên như phim ảnh, tranh ảnh.vv.
Bản chất của phương pháp này là cách thức, hệ thống các cách sử dụng các phương
tiện trực quan để phát hiện khai thác và lĩnh hội kiến thức.
+ Việc sử dụng phương tiện trực quan có một ý nghĩa rất lớn, bởi vì học sinh chỉ có
thể quan sát được một số vấn đề về môi trường nơi em đang sống, còn phần lớn các

sinh cũng đã nắm bắt được các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn và vận dụng vào
thực tế tại địa phương và gia đình cũng như là tại khu vực trường học, khu vực công
cộng khác. Các em cũng trở thành những tuyên truyền viên tích cực nhất tuyên truyền
tới người thân của các em và những người xung quanh hiểu hết được những vấn đề về
môi trường hiện nay, đặc biệt là ô nhiễm tiếng ồn và các cách làm giảm tiếng ồn trong
đời sống hàng ngày của mỗi người dân.
Tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường qua bộ môn Vật lý giúp học sinh
nắm vững các kiến thức về môi trường, rèn luyện các em kĩ năng phát hiện các vấn
đề về môi trường và nguyên nhân của nó. Từ đó các em có biện pháp hành động tích
cực góp phần giải quyết các vấn đề về môi trường, bảo vệ môi trường. Giáo dục học
sinh biết tôn trọng, yêu quý thiên nhiên, có ý thức giữa gìn, bảo vệ các thành phần của
môi trường tự nhiên (rừng, nước, không khí, đất đai ) ủng hộ các hoạt động, các
chính sách bảo vệ môi trường, phê phán các hoạt động, các hành vi làm ảnh hưởng
xấu đến môi trường.
D. đề xuất - kiến nghị
1. Nhà trường cần phối kết hợp với chính quyền địa phương và các ban ngành,
kết hợp với hội cha, mẹ học sinh, các tổ chức xã hội khác giáo dục ý thức bảo vệ môi
trường của học sinh, tuyên truyền tới mọi người dân về vấn đề môi trường hiện nay và
các biện pháp chống ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm tiếng ồn như hiện nay
góp phần cải tạo môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống. 2. Các cấp quản lý giáo dục cần cung cấp thêm tư liệu giáo dục bảo vệ môi
trường, xây dựng cơ sở vật chất phục vụ môn học. Cung cấp tranh ảnh, bản đồ, bảng
phụ, đặc biệt là các hình ảnh minh họa các nguyên nhân, tác hại của sự huỷ hoại môi
trường, đoạn phim về hậu quả mất cân bằng sinh thái, hình ảnh các thiên tai trên thế
của thế giới để giúp việc tích hợp nôi dung giáo dục bảo vệ môi trường trong các
môn học đạt kết quả cao.
3. Cần bồi dưỡng thêm kiến thức về môi trường cho giáo viên một cách có quy
mô rộng rải để khi giáo viên dạy học bộ môn có thể áp dụng để giáo dục môi trường

1
1
2
4
5
5

6
17
18
19
20

Từ bước đầu nghiên cứu phương pháp tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi
trường môn Vật lý THCS. Tôi nhận thấy việc cung cấp cho học sinh những kiến thức
về môi trường và bảo vệ môi trường là việc làm rất cần thiết, phục vụ thiết thực trong
công cuộc phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Việc thực hiện phương pháp dạy học
phù hợp “Lấy học sinh làm trung tâm” đã khơi dậy cho học sinh chủ động lĩnh hội tri


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status