skkn Một số biện pháp tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường thông qua tổ chức hoạt động khám phá khoa học tự nhiên cho trẻ lớp Mẫu giáo lớn Cooc Pa - Trường Mầm non Bản Giang. - Pdf 28

PHẦN MỞ ĐẦU
1
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TAM ĐƯỜNG
TRƯỜNG MẦM NON BẢN GIANG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Một số biện pháp tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường thông qua
tổ chức hoạt động khám phá khoa học tự nhiên cho trẻ lớp Mẫu giáo lớn
Cooc Pa - Trường Mầm non Bản Giang.
Lĩnh vực: Phát triển thể chất
Tên tác giả: Vũ Thị Thắm
Năm học 2013 - 2014
1. Lý do chọn SKKN
Về mặt lý luận
Môi trường là không gian sinh sống của con người, môi trường bao
gồm các yếu tố tự nhiên và các yếu tố vật chất nhân tạo có mối quan hệ mật
thiết với nhau, bao quanh con người, có tác động tới đời sống, sản xuất, sự tồn
tại, phát triển của con người và thiên nhiên. Môi trường có vai trò cực kì quan
trọng đối với đời sống con người.
Hiện nay dưới tác động của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, môi
trường sống của con người đang ngày càng có nhiều sự thay đổi theo chiều
hướng không có lợi cho con người. Các thiên tai, thảm hoạ thiên nhiên xảy ra
ngày càng nhiều với tính chất, quy mô ngày càng nghiêm trọng có đe doạ đến
sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Vì vậy bảo vệ môi đang là vấn
đề sống còn của nhân loại và mỗi quốc gia. Thực tế đã cho thấy một trong
những nguyên nhân cơ bản gây suy thoái môi trường đó là do sự thiếu hiểu
biết, thiếu ý thức của con người.
Do đó, giáo dục bảo vệ môi trường đã trở thành một nhiệm vụ quan
trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ ở các trường học và được quan tâm ngay từ
bậc học đầu tiên: bậc học mầm non.
Giáo dục bảo vệ môi trường là biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và
có tính bền vững cao trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu bảo vệ môi

Năm học 2013-2014 tiếp tục thực hiện cuộc vận động xây dựng “Trường
học thân thiện, học sinh tích cực” nhằm phát huy nhiều hơn nữa tính tích cực
chủ động sáng tạo của các em trong học tập, góp phần đào tạo ra những người
phát triển toàn diện, có những kiến thức, kĩ năng ứng xử đúng đắn với môi
trường sống, tạo cơ sở cho sự phát triển bền vững của đất nước trong tương
lai. Vì vậy tôi lựa chọn sáng kiến “Một số biện pháp tích hợp nội dung giáo
dục bảo vệ môi trường thông qua tổ chức hoạt động khám phá khoa học tự
nhiên cho trẻ lớp Mẫu giáo lớn Cooc Pa - Trường Mầm non Bản Giang” với
mong muốn gửi đến các đồng nghiệp một vài kinh nghiệm trong việc tích hợp
3
kiến thức giáo dục môi trường thông qua tổ chức hoạt động khám phá khoa
học tự nhiên cho trẻ, nhằm mục đích nâng cao giáo dục toàn diện trẻ, đồng
thời góp một phần nhỏ để bảo vệ môi trường trong lành cho nhân loại.
2. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu
- Phạm vi: Tại lớp mẫu giáo lớn Cooc Pa - trường Mầm non Bản Giang
- Đối tượng: Một số biện pháp tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi
trường thông qua tổ chức hoạt động khám phá khoa học tự nhiên.
3. Mục đích
Nghiên cứu những biện pháp tích hợp những nội dung giáo dục bảo vệ
môi trường cho trẻ lớp Mẫu giáo lớn thông qua tổ chức hoạt động khám phá
khoa học tự nhiên nhằm tìm ra cách tích hợp những nội dung giáo dục bảo vệ
môi trường phù hợp, có hiệu quả nhất đối với trẻ mẫu giáo lớn để góp phần
nâng cao nhận thức về môi trường cho trẻ, hình thành cho trẻ có hành vi ứng
xử đúng đắn với môi trường sống xung quanh từ đó góp phần phát triển nhân
cách toàn diện cho trẻ.
4. Điểm mới của SKKN
Những nội dung giáo dục bảo vệ môi trường rất đa dạng, vì vậy sau khi
nghiên cứu vận dụng tìm ra các biện pháp tăng cường lồng ghép tích hợp
những nội dung giáo dục bảo vệ môi trường phù hợp các chủ đề khám phá
khoa học tự nhiên (Trường Mầm non, Thế giới động vật, Thế giới thực vật,

học tự nhiên và khám phá khoa học xã hội.
Hiện nay trong dạy học, tích hợp được hiểu là sự kết hợp các nội dung
từ các môn học, lĩnh vực học tập khác nhau thành một “môn học” mới hoặc
lồng ghép các nội dung cần thiết vào những nội dung vốn có của môn học.
Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường đối với lứa tuổi mẫu giáo được
đưa vào chương trình giáo dục mầm non theo hướng tích hợp, lồng ghép
5
nhằm hướng đến hình thành ở trẻ một số biểu tượng về giá trị của môi trường;
sự tác động qua lại của con người với môi trường, hình thành ở trẻ thái độ và
hành vi bảo vệ môi trường.
Việc tích hợp được thực hiện ở ba mức độ sau:
+ Mức độ toàn phần: Khi mục tiêu và nội dung bài học hoàn toàn phù
hợp với mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường.
+ Mức độ bộ phận: Chỉ một phần bài học có mục tiêu và nội dung giáo
dục bảo vệ môi trường.
+ Mức độ liên hệ: Có điều kiện liên hệ một cách lôgic với nội dung bảo
vệ môi trường.
Việc tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cần đảm bảo ba
nguyên tắc:
Nguyên tắc 1: Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường liên quan đến nội
dung giáo dục, chăm sóc sức khỏe.
Nguyên tắc 2: Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường đưa vào hoạt động
có hệ thống, phù hợp với trẻ, không trùng lặp, không gây quá tải ảnh hưởng
đến tổ chức các hoạt động chính.
Nguyên tắc 3: những hiện trạng môi trường cô giáo đưa ra phải gần gũi,
không xa lạ đối với trẻ.
Việc xác định đúng mức độ và nguyên tắc tích hợp nội dung giáo dục
bảo vệ môi trường vào bài học cụ thể sẽ định hướng cho việc lựa chọn
phương pháp và hình thức dạy học phù hợp, đảm bảo cho thành công của bài
học.

3200/2006/BGDĐT hướng dẫn thực hiện chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo về việc “Tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường trong
trường mầm non giao đoạn 2005-2010”
Các văn bản nêu trên đã khẳng định Đảng và Nhà nước ta đánh giá cao
vai trò của công tác bảo vệ môi trường trong sự nghiệp phát triển bền vững
của quốc gia.
7
Chương 2
THỰC TRẠNG CỦA VIỆC TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC BẢO
VỆ MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHÁM
PHÁ KHOA HỌC TỰ NHIÊN CHO TRẺ LỚP MẪU GIÁO LỚN BẢN
COOC PA TRƯỜNG MẦM NON BẢN GIANG
2.1. Vài nét về địa bàn thực hiện sáng kiến
Bản Cooc Pa của xã Bản Giang nằm ở vùng sâu, vùng xa, dân số đang
không ngừng tăng lên, toàn bản có 90 hộ gia đình trong đó có 20 hộ thuộc
diện hộ nghèo, hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, đời sống kinh tế xã
hội của nhân dân còn nhiều khó khăn, nhận thức của một bộ phận nhân dân về
bảo vệ môi trường còn hạn chế. 100% trẻ là người dân tộc thiểu số cho nên đã
có phần ảnh hưởng không nhỏ đến việc đổi mới phương pháp dạy học cũng
như tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào nội dung của các môn
học. Hơn nữa các nguồn thông tin từ bên ngoài trẻ cũng không được tiếp cận
nhiều nên cũng đã tác động đến kết quả của của việc tích hợp nội dung giáo
dục bảo vệ môi trường. Thực tế này đòi hỏi người giáo viên phải biết vận
dụng hướng dẫn học sinh khai thác triệt để kiến thức từ những chủ đề, lồng
ghép tích hợp vào bài học những nội dung giáo dục bảo vệ môi trường phù
hợp để các em dễ tiếp thu và không bị quá tải, sự hướng dẫn của người giáo
viên phải linh hoạt phù hợp với đặc điểm vùng miền và đối tượng của trẻ.
2.2. Thực trạng của việc tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi
trường thông qua tổ chức các hoạt động khám phá khoa học tự nhiên .
a. Thuận lợi

Với sự quan tâm của nhà nước trong việc đầu tư xây dựng nông thôn
mới thì kinh tế của nhân dân tại bản Cooc Pa ngày càng đi lên, cùng với đó là
mức độ quan tâm của phụ huynh với việc học tập của con em ngày càng được
chú ý. Nhiều phụ huynh đã thường xuyên đưa con đi học đầy đủ và đúng giờ,
đã tích cực trao đổi với giáo viên về việc học tập của con em mình, đã quan
tâm hơn đến việc cùng với nhà trường xây dựng cơ sở vật chất và nuôi dưỡng
9
con em hàng ngày….
b. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi cơ bản trên thì hiện nay việc thực hiện tích
hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường thông qua tổ chức các hoạt động
khám phá khoa học tự nhiên cũng còn gặp rất nhiều khó khăn. Đó là:
Do chưa có nhiều kinh nghiệm nên mức độ và nội dụng tích hợp giáo
dục bảo vệ môi trường vào các chủ đề còn nhiều chỗ chưa hợp lí.Các biện
pháp tổ chức còn cứng nhắc, chưa linh hoạt và chưa huy động hết được sự
hứng thú tham gia của trẻ. Đôi khi còn tập trung nhiều vào việc cung cấp kiến
thức của bộ môn, xem nhẹ nội dung tích hợp.
Trường Mầm non Bản Giang nằm ở vùng sâu vùng xa, trình độ dân trí
và kinh tế chưa cao, nhận thức của một bộ phận phụ huynh về việc bảo vệ
môi trường còn hạn chế. Nhiều trẻ còn chưa nhận thức được trách nhiệm của
bản thân với môi trường, còn chưa tự giác trong việc giữ gìn vệ sinh lớp học,
nơi sinh sống và nơi công cộng. Nhiều trẻ chưa có ý thức tiết kiệm nguồn tài
nguyên thiên nhiên như chưa sử dụng tiết kiệm nước, tiết kiệm điện, còn lãng
phí khi sử dụng các nguyên vật liệu học tập…
Lớp mẫu giáo lớn Cooc Pa đã được quan tâm đầu tư nhiều về cơ sở vật
chất, tuy nhiên hiện nay lớp vẫn chưa có trường rào kiên cố. Điều này cũng
gây nhiều khó khăn trong việc bảo vệ cơ sở vật chất, đặc biệt là khuôn viên
cây xanh.
Công tác phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với Ban giám hiệu, các tổ
chức đoàn thể trong việc giáo dục trẻ đôi lúc hiệu quả chưa cao. Một số phụ

sinh hoạt còn chưa sạch sẽ, khoa học… Điều này đã gây ảnh hưởng xấu tới
việc hình thành môi trường giáo dục ngoài nhà trường cho trẻ.
Cơ sở vật chất của lớp học còn nhiều thiếu thốn, nhất là chưa có cổng
và tường rào kiên cố bao quanh. Do đó khi tổ chức xây dựng khuôn viên sân
chơi xanh- sạch- đẹp còn gặp nhiều khó khăn.
11
Chương 3
MỘT SỐ BIỆN PHÁP TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG THÔNG QUA TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ở LỚP MẪU GIÁO LỚN COOC PA TRƯỜNG
MẦM NON BẢN GIANG
3.1. Biện pháp thực hiện
Biện pháp 1: Giáo viên thực hiện tích hợp nội dung giáo dục bảo
vệ môi trường cho trẻ đầy đủ và nghiêm túc.
Với mục tiêu tìm hiểu nắm rõ nội dung, phương pháp, hình thức và
điều kiện để tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường từ đó lựa chọn những nội
dung tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường, phương pháp và hình thức tổ chức
phù hợp nhất trong từng chủ đề khám phá khoa học tự nhiên một cách linh
hoạt, phù hợp với trẻ, và nhất là huy động được sự hứng thú nhiệt tình tham
gia vào các hoạt động của trẻ dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Thực tế qua một số năm giảng dạy tôi nhận thấy các chủ đề khám phá
khoa học tự nhiên có nội dung gần gũi với nội dung giáo dục bảo vệ vệ môi
trường. Qua các chủ đề ( Chủ để Trường Mầm non, Thế giới thực vật, Thế
giới động vật, Nước và các hiện tượng tự nhiên….) giáo viên cần cung cấp
cho trẻ những nội dung bảo vệ môi trường chính như sau:
Nội dung 1: Con người và môi trường sống Môi trường sống: Nhận
biết môi trường xung quanh trẻ có lớp học, gia đình, bản làng. Phân biệt môi
trường sạch môi trường bẩn. Biết một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi
trường, biện pháp để làm trong sạch môi trường. Từ đó các em biết tiết kiệm
trong sinh hoạt: tiết kiệm điện, nước; giữ gìn đồ chơi đồ dùng, tham gia vệ

thể tình huống được tạo ra. Mục đích của phương pháp này là kích thích sự
sáng tạo của trẻ, tạo cơ hội để trẻ sử dụng những kinh nghiệm đã có vào giải
quyết các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống hàng ngày của trẻ.
13
Trong lĩnh vực con người với môi trường: muốn trẻ hiểu được thể nào
là môi trường bẩn, môi trường sạch và biết lau rửa, quét dọn sạch sẽ, sắp xếp
đồ dùng đồ chơi gọn gàng ngăn nắp, cô giáo có thể chủ động tạo ra tình
huống như: làm cho môi trường lớp học bừa bộn, có nhiều giấy vụn, đồ dùng
đồ chơi sắp sếp không ngăn nắp. Giáo viên cho trẻ nhận xét môi trường lớp
học sạch hay bẩn đồng thời yêu cầu trẻ đưa ra hướng giải quyết trẻ sẽ tự phân
công công việc cho từng tổ hoặc từng cá nhân, trẻ sẽ thích thú thực hiện công
việc. Sau khi lao động xong cho trẻ nhận xét, so sánh môi trường của lớp học
trước khi lao động và sau khi lao động.
2. Phương pháp trò chuyện: Phương pháp này giáo viên có thể đàm
thoại, trò chuyện, kể chuyện, đọc thơ, giải thích , mục đích để truyền đạt
thông tin và thu nhận thông tin từ trẻ, đồng thời kích thích trẻ suy nghĩ, chia
sẻ ý tưởng, bộc lộ cảm xúc.
Ví dụ: trong lĩnh vực con người với thế giới động thực vật, để giúp trẻ
nhận ra những việc làm tốt, những việc làm không tốt, kích thích trẻ suy nghĩ,
bộc lộ tình cảm cô kể cho trẻ nghe câu chuyện " Bác gấu đen và hai chú thỏ";
"hạt đỗ sót" qua câu truyện giúp trẻ hiểu thêm về đặc điểm tính cách của các
con vật, cây cối, trẻ biết tác dụng của thực vật đối với con người, đối với môi
trường, từ đó trẻ thêm yêu quý thiên nhiên.
3. Phương pháp trực quan minh hoạ: sử dụng phương pháp quan sát vật
thật, tranh vẽ, những hoạt động của con người giúp trẻ có thái độ và biện pháp
phù hợp với môi trường, với các con vật và cây cối.
Ví dụ: lĩnh vực con người với thiên nhiên giáo viên có thể cho trẻ tìm
hiểu về gió: quan sát biểu hiện của lá cây, cành cây, tóc, quần áo của bạn, của
cô để nhận biết tại từng thời điểm có gió hay không hoặc cho trẻ xem ảnh,
băng hình về các loại gió: gió thổi nhẹ, gió thổi mạnh và rất mạnh. Kết hợp

dụng giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ, tôi luôn quan tâm chú ý đến việc
sắp xếp đồ dùng, đồ chơi trong và ngoài lớp gọn gàng ngăn nắp và luôn
khích lệ trẻ cùng tham gia với cô giáo khi thực hiện. Ngoài ra tôi luôn quét
15
dọn lớp học, khu vực sân trường sạch sẽ, thường xuyên khơi thông cống
rãnh quanh lớp học, khu vực nhà vệ sinh Giáo dục trẻ thu gom và bỏ rác
đúng nơi quy định.
Mặt khác, để tạo được không gian giáo dục hấp dẫn trẻ, tôi còn chú ý
đến việc trang trí các góc học tập đa dạng, sinh động, thực hiện trồng nhiều
cây xanh, cây cảnh quanh lớp học, các bồn hoa. Hướng dẫn trẻ cách gieo hạt,
trồng cây để tạo môi trường xanh, sạch, đẹp cho lớp. Giúp cho trẻ hiểu cây
xanh rất có ích cho con người, làm giảm ô nhiễm môi trường, giảm bui, giảm
tiếng ồn, tạo ra cảnh đẹp Vì vậy, ngoài việc tạo ra không gian xanh thì đây
chính là nơi để tôi giáo dục trẻ biết chăm sóc, bảo vệ các loài cây xanh hàng
ngày.
* Biện pháp 3: Giáo dục ý thức sử dụng các nguồn tài nguyên,
nguyên vật liệu dạy học.
Biện pháp này nhằm mục tiêu giáo dục trẻ biết sử dụng hợp lí, tiết kiệm
các nguồn tài nguyên, các nguyên vật liệu dạy học. Thông qua các việc làm
đơn giản, gần gũi với trẻ để giáo dục các em ý thức sử dụng hợp lí tiết kiệm
như biết tiết kiệm nước trong sinh hoạt hàng ngày, biết tận dụng những
nguyên vật liệu đã thải bỏ để cùng với sự hướng dẫn của cô giáo để tạo ra
những đồ dùng, đồ chơi đơn giản. Đồng thời giáo dục các em biết sử dụng
hợp lí các nguyên vật liệu trong học tập như giấy, sáp màu, phấn Tất cả
những việc làm tưởng như giản đơn nhưng khi chúng ta quan tâm giáo dục trẻ
thực hiện thường xuyên, nhiều lần sẽ hình thành trong trẻ ý thức bảo vệ tài
nguyên, sử dụng hợp lí tiết kiệm tài nguyên để bảo vệ môi trường như mong
muốn.
* Biện pháp 4: Phối hợp với Ban giám hiệu nhà trường, các tổ chức
đoàn thể và gia đình, cộng đồng để tham gia giữ vệ sinh trường lớp, làng

được thể hiện qua bảng số liệu sau:
17
Mức độ nhận thức
về các vấn đề
Môi trường
Tốt Khá
Trung
bình
Yếu
Tổng
số
học
sinh
%
Tổng
số học
sinh
% Tổng
số
học
sinh
%
Tổng
số
học
sinh
%
Đầu học kì I 2 20 5 50 2 20 1 10
Giữa học kì I 5 50 3 30 2 20
Kết quả học tập

Gương mẫu trong việc thực hiện bảo vệ môi trường: cả hành vi và thái
độ.
Thường xuyên phối hợp với Ban giám hiệu, gia đình và cộng đồng
trong việc bảo vệ môi trường và giáo dục trẻ bảo vệ môi trường.
Ngoài ra để việc áp dụng đạt hiệu quả cao thì quan trọng nhất là người
giáo viên phải nắm vững nguyên tắc, mức độ tích hợp giáo dục bảo vệ môi
trường vào môn học cũng như nắm được trình độ nhận thức, vốn hiểu biết của
trẻ trong lớp để thiết kế hoạt động, tình huống….phù hợp với các em. Hơn
nữa việc tích hợp những nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào bài học cần
phải được tiến hành thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình dạy học. Có
như vậy mới đảm bảo thành công.
3.3.2. Ý nghĩa
Trước những biến đổi không có lợi của môi trường sống hiện nay cần
có nhiều biện pháp, giải pháp để giải quyết. Một trong những biện pháp kinh
tế và hiệu quả nhất đó là giáo dục cho trẻ ý thức bảo vệ môi trường. Bởi vậy
việc tôi vận dụng những biện pháp tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi
trường cho trẻ thông qua các chủ đề khám phá khoa học tự nhiên có ý nghĩa
thiết thực cả về lí luận và thực tiễn, đóng góp một phần nhỏ vào thực hiện
giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ, từ đó góp phần nâng cao chất
lượng dạy học và cùng với các cấp các ngành thực hiện mục tiêu giáo dục
toàn diện học sinh góp phần hình thành những con người năng động có trách
nhiệm với môi trường sống, biết chung sống để phát triển bền vững.
3.3.3. Tính khả thi và khả năng áp dụng triển khai của sáng kiến
Sáng kiến kinh nghiệm này không chỉ phù hợp với đối tượng học sinh
lớp Mẫu giáo lớn Cooc Pa của trường Mầm non Bản Giang mà còn có khả
19
năng áp dụng với tất cả các chủ đề, các môn khác khác tại các lớp Mẫu giáo
lớn khác của trường Mầm non Bản Giang cũng như những trường mầm non
ở cùng địa bàn khó khăn như xã Bản giang.
PHẦN KẾT LUẬN

TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
CHỦ TỊCH
HIỆU TRƯỞNG
TRƯỜNG MẦM NON BẢN GIANG
Lê Thị Lan
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
NGÀNH GD&ĐT HUYỆN TAM ĐƯỜNG
Tổng điểm:…………… Xếp loại:………………………
TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
CHỦ TỊCH
21


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status