Bài thu hoạch lớp bồi dưỡng cảm tình đảng - Pdf 20

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
ĐẢNG BỘ KHỐI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC – CAO ĐẲNG HÀ NỘI
ĐẢNG UỶ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---------------------------------------------------------------------
BÀI THU HOẠCH
LỚP BỒI DƯỠNG CẢM TÌNH ĐẢNG
TÊN ĐỀ TÀI:
CƯƠNG LĨNH NĂM 1991 (ĐẠI HỘI VII) ĐÃ ĐƯỢC ĐẠI HỘI X NĂM
2006 CỦA ĐẢNG BỔ SUNG VÀ PHÁT TRIỂN NHƯ THẾ NÀO VỀ MỤC
TIÊU CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI, VỀ MÔ HÌNH, CON ĐƯỜNG ĐI LÊN
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM. ĐỒNG CHÍ PHẢI LÀM GÌ ĐỂ
GÓP PHẦN THỰC HIỆN CƯƠNG LĨNH CỦA ĐẢNG?
Hà Nội, Ngày 28 tháng 06 năm 2010
2
Mục lục
Lời nói đầu........................................................................................trang 3
1. Những bổ sung và phát triển cương lĩnh năm 1991 trong Nghị quyết
Đại hội X năm 2006 về mục tiêu và con đường đi lên CNXH........trang 4
a) Nhận thức về chủ nghĩa xã hội..........................................................................trang 4
b) Về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội...............................................................trang 7
2. Nhiệm vụ, trách nhiệm trong việc góp phần thực hiện cương lĩnh của
Đảng................................................................................................trang 12
a. Hiểu rõ, thừa nhận và thực hiện Cương lĩnh chính trị.....................................trang 12
b. Tham gia vào Đảng.............................................................................................trang12
c. Nhiệm vụ của người sinh viên............................................................................trang 13
Kết luận

3
A. LỜI NÓI ĐẦU
Đại hội VII của Đảng (tháng 6-1991) đã thông qua Cương lĩnh xây
dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (sau đây gọi tắt là

Đảng(1996) đã xác định mục tiêu của cách mạng nước ta là “ dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh”. Đại hội X đã xác định đó là một đặc trưng của xã hội chủ
nghĩa mà nhân dân ta xây dựng. Điều này cũng rất phù hợp với tư tưởng của Hồ Chí Minh
và mục tiêu của Đảng ta, luôn lấy nhân dân làm gốc, dân có mạnh trước hết thì nước mới
cường thịnh.
 Hai là, “ do nhân dân làm chủ”.
Cương lĩnh 1990 viết: “ Do nhân dân lao động làm chủ”. Đại hội X đã điều chỉnh lại.
Nói nhân dân làm chủ bởi vì chúng ta đã khẳng định xây dựng Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Hơn nữa, tại Việt Nam
hiện nay, đại đa số nhân dân là người lao động. Thêm vào đó, trong điều kiện phát triển
kinh tế ngày một đa dạng và nhiều thành phần , để phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc,
tập hợp, huy động mọi nguồn lực trong nhân dân, bao gồm nhiều tầng giai cấp, tầng lớp,
nói nhân dân làm chủ phù hợp với thực tế hơn. Thông qua đó, cũng có thể nhận ra, Đảng
đã trở thành đại diện toàn diện của nhân dân Việt Nam, phục vụ nhân dân và cũng thấy
quyền hạn và trách nhiệm của tất cả mọi người dân trong việc tham gia xây dựng và phát
triển Đảng. Một thời gian dài và cả trong Cương lĩnh năm 1991 Đảng ta đã xác định “Đảng
cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đại biểu trung thành lợi ích
của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc”.
Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, khi chúng ta nêu cao tư tưởng đại đoàn kết, phát huy
sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, khi Đảng ta đã trở
thành đảng cầm quyền lãnh đạo cả dân tộc, được toàn dân thừa nhận là đội tiên phong lãnh
đạo của mình; và trên thực tế, Đảng ta ra đời, tồn tại và phát triển là vì lợi ích không chỉ
của giai cấp công nhân mà còn vì lợi ích của nhân dân lao động, của toàn dân tộc, cho nên
cần diễn đạt bản chất của Đảng thế nào cho phù hợp hơn.
Đại hội X của Đảng đã quán triệt sâu sắc hơn tư tưởng Hồ Chí Minh, khẳng định: “Đảng
cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong
của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam”. Cùng với việc xác định Đảng ta là đảng
5
cầm quyền, luận điểm này là một bước phát triển mới rất quan trọng về nhận thức của
Đảng trong 20 năm qua.

độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu”
Bốn là, “ có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.
Đặc trưng này giống với cương lĩnh 1991 bởi tầm quan trọng của việc giữ vững bản
sắc dân tộc không phải là vấn đề của một thời kì mà là một quá trình xuyên suốt, con người
phải luôn luôn đổi mới, hoà nhập với cộng đồng, xã hội, thế giới nhưng phải luôn giữ được
tinh hoa văn hoá dân tộc, hoà nhập chứ không hoà tan.
Năm là, “ con người phải được giải phóng khỏi áp bức, bất công, có cuộc sống ấm
no, tự do, hạnh phúc, phát triển toàn diện”.
Vấn đề con người luôn được Đảng và Nhà nước đề cao, đặc biệt thể hiện qua
cương lĩnh của Đảng, luôn luôn chú trọng và quan tâm tới những quyền lợi cơ bản
của con người. So với cương lĩnh năm 1991, Đại hội X có điều chỉnh, bỏ cụm từ “bóc
lột”. Xét về bản chất và mục tiêu lâu dài trong xã hội ta không còn bóc lột. Nhưng
trong quá trình phát triển, hiện tượng bóc lột tồn tại do trình độ sản xuất, lao động
quy định, và trong thời kì quá độ , nó còn có ý nghĩa nhất định trong vịêc thúc đấy
6


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status