một số cơ sở lí luận cũng như thực tiễn trong việc xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta từ sau đổi mới đến nay - Pdf 20

Mở đầu
Hai mươi năm sau đổi mới, cô gái thị trường đã đến tuổi khó bảo, làm cho
viên quản lý nhiều phen phải phiền lòng. Khi sốt, khi đóng băng; chỉ riêng cái thị
trường nhà đất đã rối bời, nói chi đến những thị trường vốn với nợ đọng khó đòi
hay thị trường lao động với nhiều vụ đình công quy mô ngày càng lan rộng.
Dường như có điều gì đó chưa thật ổn trong cơ chế thị trường của chúng ta hiện
nay.
Khi bản dự thảo báo cáo chính trị của Đại hội X Đảng Cộng sản Việt Nam
được công bố để lấy ý kiến rộng rãi trong xã hội, nhiều bài đóng góp ý kiến thật
sự tâm huyết và thẳng thắn bày tỏ những bức xúc. Trong đó vấn đề kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một vấn đề được khá nhiều ý kiến thảo
luận. Nhiều bài góp ý nói cụm từ “định hướng xã hội chủ nghĩa” quá mù mờ và
gây ra nhiều lúng túng. “Nội dung của định hướng xã hội chủ nghĩa là gì thì còn
phân vân (…) chưa ví dụ rõ” (Vũ Quốc Tuấn, thời báo Kinh tế Sài Gòn, 9-3-
2006, tr.12). Ngay ông Vũ Phạm Quyết Thắng, Phó Tổng thanh tra Chính Phủ
cũng nói “bản thân tôi cũng không lý giải được cụ thể thế nào là định hướng xã
hội chủ nghĩa, hình thù nó ra sao, làm thế nào để nhận dạng được nó” (Tuổi trẻ,
21-2-2006,tr.5).
Thế nào là “định hướng xã hội chủ nghĩa” quả là một vấn đề cần làm rõ vì
hệ luận của chuyện này liên quan tới cách thức giải quyết nhiều vấn đề như:
Đảng viên làm kinh tế tư nhân, kinh tế quốc doanh là chủ đạo. Vì vậy việc xác
định kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là vấn đề vô cùng quan
trọng. Tụt hậu hay tiến kịp nhân loại, vận mệnh đất nước, đời sống người dân phụ
thuộc không ít vào những gì được quyết định hôm nay. Thực tiễn năng động đòi
hỏi tư duy lí luận không thể xơ cứng giậm chân tại chỗ. Quan niệm về kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhiều thập kỉ thực tiễn trải qua của đất nước
ta cũng như của thế giới buộc chúng ta không thể không thừa nhận những tư duy
mới.
Với ý nghĩa như trên trong bài viết này, tôi mạn phép đề cập một số cơ sở
lí luận cũng như thực tiễn trong việc xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa ở nước ta từ sau đổi mới đến nay. Bài viết này xin được góp lời vào

tế giữa họ chỉ có thể thực hiện bằng quan hệ hàng hoá - tiền tệ.
- Thành phần kinh tế Nhà nước và kinh tế tập thể, tuy cùng
dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, nhưng các đơn vị kinh
tế vẫn có sự khác biệt nhất định, có quyền tự chủ trong sản xuất kinh
doanh, có lợi ích riêng. Mặt khác, các đơn vị kinh tế còn có sự khác
2
nhau về trình độ kỹ thuật - công nghệ, về trình độ tổ chức quản lý,
nên chi phí sản xuất và hiệu quả sản xuất cũng khác nhau.
- Quan hệ hàng hoá - tiền tệ còn cần thiết trong quan hệ kinh
tế đối ngoại, đặc biệt trong điều kiện phân công lao động quốc tế
đang phát triển ngày càng sâu sắc, vì mỗi nước là một quốc gia riêng
biệt, là người chủ sở hữu đối với các hàng hoá đưa ra trao đổi trên
thị trường thế giới. Sự trao đổi ở đây phải theo nguyên tắc ngang
giá.
Như vậy, khi kinh tế thị trường ở nước ta là một tồn tại tất yếu
khách quan, thì không thể lấy ý chí chủ quan mà xoá bỏ nó được.
2- Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về phát triển kinh tế thị
trường :
Trước đây chúng ta quan niệm kinh tế hàng hoá là đặc trưng của chủ
nghĩa Tư bản, vì vậy trong quá trình xây dựng kinh tế chúng ta đã cố gắng
loại bỏ hoàn toàn những đặc trưng của kinh tế hàng hoá, thiết lập thể chế
kinh tế kế hoạch và cơ chế vận hành nền kinh tế là cơ chế quản lí tập trung,
quan liêu, bao cấp. Mô hình kinh tế và cơ chế đó có những đặc trưng chủ
yếu sau:
- Nhà nước quản lí nền kinh tế bằng mệnh lệnh hành chính là chủ
yếu với hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh chi tiết từ trên xuống dưới.
Do đó hoạt động của các doanh nghiệp chủ yếu phải dựa vào chỉ
tiêu pháp lệnh hoặc là quyết định của cơ quan quản lí Nhà nước
cấp trên, từ phương hướng sản xuất, nguồn vật tư, địa chỉ tiêu thụ
sản phẩm, đến việc định giá, sắp xếp bộ máy.

chuyển nền kinh tế nước ta sang kinh tế hàng hoá nhiều thành
phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà
nước, định hướng xã hội chủ nghĩa.
3- Đặc trưng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam:
Nói kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có nghĩa là nền
kinh tế của chúng ta không phải là kinh tế bao cấp, quản lí theo kiểu tập
trung quan liêu bao cấp như trước đây nhưng đó cũng không phải là nền
kinh tế thị trường tự do theo cách của các nước Tư bản, tức là không
phải kinh tế thị trường Tư bản chủ nghĩa. Bởi vì chúng ta còn đang ở
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, còn có sự đan xen và đấu
tranh giữa cái cũ và cái mới, vừa có, vừa chưa có đầy đủ yếu tố xã hội
chủ nghĩa.
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, một
mặt vừa có tính chất chung của nền kinh tế thị trường: Một là, các chủ
thể kinh tế có tính độc lập, có quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh.
Hai là, giá cả do thị trường quyết định, hệ thống thị trường được phát
triển đầy đủ và nó có tác dụng làm cơ sở cho việc phân phối các nguồn
4
lực kinh tế vào trong các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế. Ba là,
nền kinh tế vận động theo những quy luật vốn có của kinh tế thị trường
như quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh,… Sự tác
động của các quy luật đó hình thành cơ chế tự điều tiết của nền kinh tế.
Bốn là, nếu là nền kinh tế thị trường hiện đại thì còn có sự điều tiết vĩ
mô của Nhà nước thông qua pháp luật kinh tế, kế hoạch hoá, các chính
sách kinh tế. Mặt khác kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
ở Việt Nam dựa trên cơ sở và được dẫn dắt, chi phối bởi nguyên tắc và
bản chất của chủ nghĩa xã hội. Do đó, kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa có những đặc trưng bản chất dưới đây:
3.1- Về mục tiêu phát triển kinh tế thị trường :
Mục tiêu hàng đầu của phát triển kinh tế thị trường ở nước ta là

với nó, kinh tế Nhà nước cùng với kinh tế tập thể tạo nền tảng cho
chế độ xã hội mới - xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Cần nhận thức rõ ràng mỗi thành phần kinh tế trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội có bản chất kinh tế - xã hội riêng, chịu
sự tác động của các quy luật kinh tế riêng, nên bên cạnh sự thống
nhất của các thành phần kinh tế, còn có sự khác biệt và mâu thuẫn
khiến cho nền kinh tế thị trường ở nước ta có khả năng phát triển
theo những phương hướng khác nhau. Vì vậy kinh tế Nhà nước phải
được xây dựng và phát triển có hiệu quả để thực hiện tốt vai trò chủ
đạo của mình; đồng thời Nhà nước phải thực hiện tốt vai trò quản lí
vĩ mô kinh tế - xã hội để đảm bảo cho nền kinh tế phát triển theo
định hướng xã hội chủ nghĩa.
3.3- Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực
hiện nhiều hình thức phân phối thu nhập, trong đó lấy phân phối theo
lao động là chủ yếu:
Phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nhiều chế độ sở hữu cùng tồn tại: sở
hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu cá nhân và các hình thức sở
hữu do kết quả của sự xâm nhập giữa chúng. Mỗi chế độ sở hữu có
nguyên tắc (hình thức) phân phối tương ứng với nó, vì thế trong thời
kỳ quá độ tồn tại cơ cấu đa dạng về hình thức phân phối thu nhập.
Trong nền kinh tế thị trường ở nước ta, tồn tại các hình thức
phân phối thu nhập sau đây: phân phối theo lao động, phân phối theo
vốn hay tài sản đóng góp, phân phối theo giá trị sức lao động (nó
được thực hiện trong các doanh nghiệp tư bản tư nhân và các doanh
nghiệp mà vốn đầu tư là của nước ngoài), phân phối thông qua các
quỹ phúc lợi tập thể và xã hội.
6


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status