Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố nội sinh và ngoại cảnh tới khả năng phát triển của đàn ong mật Apis Cerana nuôi tại tỉnh Thái Nguyên - Pdf 20


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
ĐÀO THỊ HƢƠNG
“NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA MỘT SỐ
YẾU TỐ NỘI SINH VÀ NGOẠI CẢNH TỚI KHẢ NĂNG
PHÁT TRIỂN CỦA ĐÀN ONG MẬT APIS CERANA
NUÔI TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN”

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN - 2013



THÁI NGUYÊN - 2013

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi, những số liệu
và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực, chưa được
sử dụng để bảo vệ ở một học vị nào.
Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn. Các
tài liệu tham khảo, trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 12 năm 2013

Tác giả luận văn Đào Thị Hƣơng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

ii
LỜI CẢM ƠN
Được sự giúp đỡ của Nhà trường, phòng Đào tạo Sau đại học, cơ quan
và gia đình, đặc biệt là sự quan tâm, tận tình giúp đỡ của hai thầy giáo hướng
dẫn tôi đã hoàn thành luận văn này.
Nhân dịp này tôi xin trân trọng cảm ơn trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, phòng Đào tạo Sau đại học, khoa Chăn nuôi Thú y, Viện Khoa học

1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục đích của đề tài 3
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4
1.1.1. Nguồn gốc, phân loại và một số đặc điểm về hình thái của ong nội 4
1.1.1.1. Vị trí phân loại của ong mật 4
1.1.1.2. Tổ chức xã hội của loài ong mật Apis cerena 6
1.1.2. Hiện tượng chia đàn tự nhiên đối với ong mật Apis cerana 13
1.1.3. Năng suất, chất lượng ong mật Apis cerana và các yếu tố ảnh hưởng . 15
1.1.3.1. Năng suất của ong mật Apis cerana 15
1.1.3.2. Chất lượng của mật ong Apis cerana. 16
1.1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng mật ong 19
1.2. Một số nghiên cứu trong nước và nước ngoài 25
1.2.1. Một số nghiên cứu nâng cao năng suất, chất lượng mật ong 25
1.2.2. Một số nghiên cứu về ảnh hưởng của điều kiện thời tiết khí hậu, mùa vụ
tới nghề nuôi ong mật 26
1.2.3. Một số nghiên cứu về mối quan hệ giữa đặc điểm sinh học với năng
suất, chất lượng mật ong 28
1.2.4. Một số nghiên cứu về sâu bệnh, địch hại ong mật 29

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

iv
1.3. Điều kiện tự nhiên và tình hình nuôi ong tại tỉnh Thái Nguyên 33
1.3.1. Điều kiện tự nhiên 33
1.3.1.1. Vị trí địa lý 33
1.3.1.2. Địa hình đất đai 33
1.3.1.3. Điều kiện khí hậu 33
1.3.2. Các cây hoa nguồn mật chính ở tỉnh Thái Nguyên 34

3.1.3. Một số cây nguồn mật chủ yếu và lịch nở hoa tại Thái Nguyên 46
3.1.4. Tình hình sâu bệnh đối với đàn ong mật Apis cerana 48
3.1.5. Tình hình địch hại đối với đàn ong mật Apis cerana nuôi ở tỉnh Thái Nguyên . 50
3.2. Ảnh hưởng của một số yếu tố đến khả năng sản xuất của đàn ong 51
3.2.1. Ảnh hưởng của một số yếu tố nội sinh đến khả năng tăng đàn 51
3.2.1.1. Ảnh hưởng của quy mô đàn đến số lượng mũ chúa 51
3.2.1.2. Ảnh hưởng của lượng mật phấn dự trữ đến số lượng mũ chúa 52
3.2.1.3. Ảnh hưởng của mùa vụ đến tần xuất xây mũ chúa 54
3.2.1.4. Ảnh hưởng của tuổi ong chúa đến tình hình xây mũ chúa 56
3.2.2. Ảnh hưởng của một số yếu tố đến năng suất mật ong 58
3.2.2.1. Ảnh hưởng của mùa vụ đến năng suất mật ong 58
3.2.2.2. Ảnh hưởng của vùng miền (Đại Từ, Đồng Hỷ, TPTN) đến năng suất
mật ong Apis cerana nuôi tại Thái Nguyên 61
3.3. Ảnh hưởng của một số yếu tố đến chất lượng mật ong 63
3.3.1. Ảnh hưởng của loại hoa đến chất lượng mật ong 63
3.3.2. Ảnh hưởng của vùng miền đến chất lượng mật ong 66
3.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển đàn ong mật Apis cerana tại
Thái Nguyên trong những năm tới 68
3.4.1. Khả năng phát triển nghề nuôi ong mật đến năm 2015 tỉnh Thái Nguyên 68
3.4.2. Một số giải pháp đề xuất nhằm phát triển nghề ong ở tỉnh Thái Nguyên . 69
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 70
1. Kết luận 70
2. Đề nghị 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
PHỤ LỤC

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Tình hình thời tiết khí hậu năm 2012, 6 tháng đầu năm 2013 41
Bảng 3.2: Cơ cấu số hộ nuôi ong và cơ cấu đàn ong nuôi tại các hộ 43
Bảng 3.3: Diện tích cây nguồn mật và thời gian nở hoa 46
Bảng 3.4: Tình hình sâu bệnh đối với đàn ong mật Apis cerana 48
Bảng 3.5: Tình hình địch hại đối với đàn ong mật Apis cerana 50
Bảng 3.6: Ảnh hưởng của quy mô đàn đến số lượng mũ chúa 51
Bảng 3.7: Ảnh hưởng của lượng mật phấn dự trữ đến số lượng mũ chúa 53
Bảng 3.8: Ảnh hưởng của mùa vụ đến tần xuất xây mũ chúa 54
Bảng 3.9: Ảnh hưởng của tuổi ong chúa đến tình hình xây mũ chúa 56
Bảng 3.10: Ảnh hưởng của mùa vụ đến năng suất mật ong 59
Bảng 3.11: Ảnh hưởng của vùng miền đến năng suất mật ong 61
Bảng 3.12: Ảnh hưởng loại hoa đến chất lượng mật ong 64
Bảng 3.13: Ảnh hưởng vùng miền đến chất lượng mật ong 66
Bảng 3.14: Khả năng phát triển nghề nuôi ong trong thời gian tới 68
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

viii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Cơ cấu số hộ nuôi ong mật Apis cerana 45
Biểu đồ 3.2: Cơ cấu đàn ong mật Apis cerana 45
Biểu đồ 3.3: Ảnh hưởng của mùa vụ đến tần xuất xây mũ chúa 56

một vấn đề rất có ý nghĩa với một nước nông nghiệp với lực lượng lao động
nông thôn dồi dào và đang có chiều hướng dư thừa như ở Việt Nam.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

2
Cùng với những thuận lợi sẵn có của nghề nuôi ong thì trong những
năm gần đây nhờ có các dự án, chương trình phát triển lâm nghiệp, phủ xanh
đất trống đồi núi trọc, trồng và bảo vệ rừng phòng hộ, chuyển đổi, cải tạo
vườn tạp sang phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp tập trung với quy mô
lớn đã góp phần tạo ra nguồn thức ăn dồi dào, phong phú, là điều kiện thuận
lợi cho nghề nuôi ong phát triển.
Hiện nay, ở Thái Nguyên nghề nuôi ong đã có những bước phát triển
mạnh, từ năm 1996 đến nay nhờ các chương trình dự án về phát triển nuôi
ong mật với người nghèo của các tổ chức phi chính phủ như Canada…. đã
góp phần xóa đói giảm nghèo cho một số hộ dân. Năm 2011 Trung tâm học
liệu Thái Nguyên đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia triển
khai Dự án “Phát triển vật nuôi bản địa và đặc sản” cụ thể là nuôi ong mật
Apis cerana tại một số địa phương tỉnh Thái Nguyên. Dự án đã được triển
khai trên địa bàn 2 xã Phúc Hà (TP Thái Nguyên) và xã Linh Sơn (huyện
Đồng Hỷ), với quy mô 400 đàn ong, 35 hộ dân tham gia. Dự án đang mang lại
cho người dân nhiều lợi ích, mở ra hướng đi mới, mang lại hiệu quả kinh tế
cao cho các hộ nuôi ong. Nuôi ong lấy mật là nghề thoát nghèo, làm giàu hiệu
quả cho nông dân, nhất là người dân ở các vùng trung du miền núi.
Giống ong nội có đặc tính dễ thích nghi, cần cù, chịu khó và không đòi
hỏi nguồn hoa tập trung. Tuy nhiên, giống ong này còn bộc lộ nhiều nhược
điểm cần khắc phục như: Năng suất mật thấp, tính tụ đàn không cao, dễ bốc
bay, tốc độ tăng đàn chậm… Đây là những khó khăn mà người dân nuôi ong
mật hay gặp phải. Để góp phần giải quyết những vấn đề đó, tìm ra các giải
pháp phát triển và nâng cao hiệu quả của nghề nuôi ong tại Thái Nguyên

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Nguồn gốc, phân loại và một số đặc điểm về hình thái của ong nội
1.1.1.1. Vị trí phân loại của ong mật
Theo tác giả F. Ruttner (1988) [45] ong mật thuộc
- Ngành: Chân đốt (A. thropada)
- Lớp: Côn trùng (Insecta)
- Bộ: Cánh màng (Hymenoptera)
- Họ: Ong mật (Apisdae)
- Tộc: (Apini)
- Giống: Ong mật (Apis)
Trên thế giới có 9 loài ong cho mật còn ở nước ta có 4 loài chính:
Số TT
Tên khoa học
Tên Việt Nam
1
Apis cerana
Ong châu Á (ong nội, ong ruồi)
2
Apis mellifera
Ong châu Âu (ong ngoại)
3
Apis dorsata
Ong khoái hay ong gác kèo
4
Apis florea
Ong hoa hoặc ong muỗi
Riêng hai loài A. dorsata và A. florae là loài dã sinh chưa được thuần
hoá, mới dừng ở mức khai thác tự nhiên. Một trong những loài ong mật được
nuôi phổ biến ở Việt Nam nói chung và ở tỉnh Thái Nguyên nói riêng là loài

nhà khoa học Việt Nam chưa khẳng định được ong A. cerana của ta thuộc
phân loài nào. Đến năm 1992, các tác giả Nguyễn Văn Niệm và Trần Đức Hà
mới kết luận: Ong A. cerana miền Bắc thuộc phân loài A. cerana cerana.
Theo kết quả phân tích 4 mẫu ong ở miền Bắc Việt Nam, tác giả Rutter, 1988
[50] cho biết: A. cerana ở miền Bắc thuộc phân loài A. cerana cerana nhưng
các chỉ tiêu hình thái của ong A. cerana cerana lại tách riêng ra một nhóm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

6
gần với A. cerana himalaya. Trên bản đồ phân loại ong A. cerana ở phía Nam
nước ta thuộc phân loài A. cerana indica. Theo Nguyễn Văn Niệm, 1991 [21],
ong A. cerana ở miền Bắc có tầm vóc lớn hơn A. cerana ở miền Nam.
1.1.1.2. Tổ chức xã hội của loài ong mật Apis cerena
Ong mật có đặc tính sống thành xã hội điển hình nhất trong xã hội côn
trùng. Đàn ong là một đơn vị sinh học hoàn chỉnh, mọi hoạt động trong xã hội là
theo một sự phân công vô cùng chặt chẽ nhưng đồng thời cũng rất linh hoạt
(Nguyễn Duy Hoan và cs, 2008 [15]). Một đàn ong thông thường có một ong
chúa (làm nhiệm vụ sinh sản), hàng vạn ong thợ trưởng thành và trong mùa
hoạt động có vài trăm ong đực cùng với một số trứng, ấu trùng và nhộng sẽ
nở thành ong thợ và ong đực. Có thể có những trường hợp đàn ong trong một
thời điểm nào đó không có trứng, ấu trùng và nhộng do vào mùa Đông không
có hoa, ong chúa tơ chưa giao phối, chưa đẻ hoặc do cách xử lý của người
nuôi ong trong một số tổ nhất định. Khi ong chúa già và chết hoặc bị người
nuôi ong mang đi nơi khác, đàn ong có thể tạo ra chúa mới. Người nuôi ong
cũng có thể tạo ra chúa mới để thay thế cho những ong chúa đã già hoặc cho
đàn ong bị mất chúa. Ong đực thường không có mặt trong đàn ong vào những
mùa ong chúa ngừng đẻ hoặc khan hiếm thức ăn. Trong đàn ong bao gồm 3
loại hình ong: Ong chúa, ong thợ và ong đực. Mỗi loại hình có một vị trí sinh
học nhất định trong đàn nhưng gắn bó, ảnh hưởng lẫn nhau rất chặt chẽ (Hoàng

Sau 2,5-3 ngày, thức ăn của ấu trùng thay đổi, có thêm mật và phấn, thành
phần phấn hoa trong sữa ong thợ chỉ là phụ mà thôi. Khi được 5 ngày tuổi, ấu
trùng ngừng ăn và ong thợ vít nắp lỗ tổ. Khác với ấu trùng ong chúa, ấu trùng
nằm trong lỗ tổ vít nắp không được ăn nữa. Khi đã phát triển đầy đủ thì ấu
trùng tiết ra các sợi tơ để làm kén và trong quá trình kéo kén ấu trùng lộn một
số vòng, ong thợ lộn 37 vòng, ong chúa lộn 40-50 vòng, ong đực lộn 40-80
vòng, mỗi vòng diễn ra khoảng một giờ hoặc non một giờ. Cuối cùng, ấu
trùng ong thợ nằm dọc theo lỗ tổ, đầu hướng ra phía ngoài; nó thực hiện được

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

8
sự chuyển mình này không phải vì phản ứng đối với trọng lực như ở ấu trùng
ong chúa, mà vì nhận biết được sự khác nhau về cấu tạo và hình dạng của nắp
và đáy tổ, đáy lỗ tổ hình thành bởi vách giữa hai lớp lỗ tổ của cầu ong. Vài ba
ngày sau khi nhả tơ, ấu trùng hoá nhộng và nhóm tế bào thứ hai trong cơ thể
nhộng (vốn rất nhỏ và bất động trong giai đoạn ấu trùng) đột nhiên bắt đầu
phân chí nhanh chóng. Những tế bào đó sẽ trở thành những mô của ong
trưởng thành và tất nhiên sẽ thay thế toàn bộ các tế bào của ấu trùng. Sự phát
triển từ ấu trùng thành nhộng không phải về kích thước mà về thay đổi cấu tạo
của cơ thể để trở thành ong trưởng thành.
Theo Eva Crane, 1990 [8], các giai đoạn phát triển của ong thợ, ong
chúa, ong đực thuộc giống A. cerana được mô tả qua bảng sau:
Các giai đoạn phát triển của ong Apis cerana
Loại ong
Giai đoạn phát triển (ngày)
Trứng
Nở ra ấu trùng
Vít nắp
Nở thành ong


9
riêng, không hề có sự tiếp xúc với nhau. Đó là một điểm trái ngược rõ rệt với
cuộc sống xã hội rất cao khi chúng là ong trưởng thành.
Khi chui ra khỏi lỗ tổ thì cấu tạo về mặt giải phẫu của một con ong
trưởng thành đã hình thành và hoàn chỉnh. Nhưng sau đó nó phải trải qua thời
kỳ phát triển hoàn toàn hệ thống các tuyến và bộ máy sinh dục. Thời kỳ này
nó cần rất nhiều protein và những chất dinh dưỡng khác không phải là hydrat
cacbon sẵn có trong phấn hoa. Mấy ngày đầu sau khi nở, ong thợ phải ăn đủ
một số lượng phấn hoa có chất lượng cao để các tuyến có thể phát huy hết
tiềm năng. Tuổi thọ của ong thợ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó số
lượng phấn hoa mà nó được ăn trong thời kỳ ong non và tổng số ấu trùng mà
nó phải nuôi là hai yếu tố quyết định.
- Đời sống của ong chúa
Cũng như ong thợ, ong chúa được phát triển từ trứng được thụ tinh.
Nhưng khác với ong thợ là ấu trùng ong chúa được những con ong nuôi
dưỡng tiết ra và cho ăn những thức ăn khác với thức ăn của ấu trùng ong
thợ. Những con nuôi dưỡng điều chỉnh lượng nước trong thức ăn, vì vậy
cũng là điều chỉnh thành phần thức ăn của mỗi loại ong. Thức ăn của ấu
trùng ong thợ chỉ có 12% đường, và được ăn như vậy trong 1,25 ngày (đến
khi ấu trùng được 2,5 ngày tuổi thì tỷ lệ đường trong thức ăn còn rất thấp).
Còn thức ăn của ấu trùng ong chúa có hàm lượng đường cao hơn (34%) và
được duy trì suốt từ 1 đến 4 ngày tuổi. Tỷ lệ đường cao hơn như vậy kích
thích ấu trùng ăn càng nhiều thức ăn; và thức ăn được cung cấp thoả mái,
cho đến khi vít nắp mũ chúa vẫn còn nhiều thức ăn để ấu trùng tiếp tục ăn,
ấu trùng ong chúa tiêu thụ thức ăn nhiều hơn ấu trùng ong thợ 25%. Thức ăn
do ong nuôi dưỡng tiết ra để nuôi ấu trùng ong chúa được gọi là sữa chúa.
Cũng đã có nhiều nhà nghiên cứu thấy chút ít phấn trong thức ăn của ấu trùng
ong chúa (Eva Crane, 1990 [8]).


Miền núi Ấn Độ
0
2-7
5-8
8-12
Philippin
0
3-4
5-6
7-8

Trong đó:
Bay: Ngày thực hiện chuyến bay đầu tiên
Giao phối: Ngày ong chúa tiến hành giao phối
Đẻ: Ngày bắt đầu đẻ trứng
Trong mấy ngày đầu sau khi chui ra khỏi lỗ tổ, ong chúa tơ có phản ứng
âm đối với ánh sáng; nó cảm thấy khó chịu với ánh sáng ở cửa tổ. Thoạt đầu,
ong thợ không để ý, không nhận biết sự có mặt của ong chúa tơ, nhưng sau vài
giờ ong thợ bắt đầu tiếp xúc, chải chuốt cho nó. Chúng cũng bắt đầu quấy
nhiễu, tấn công làm ong chúa tơ bị xua đuổi liên tiếp đến mệt nhoài. Và thường
là sau cuộc xua đuổi ong chúa được ăn nhiều hơn. Cũng có khi ong chúa tơ tự ý

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

11
chạy lung tung, dẫm đạp lên ong thợ và đối xử thô bạo với ong thợ, thậm chí có
khi đốt và giết chết ong thợ. Bằng cách đó và nhiều cách khác nó thiết lập vị trí
trị vì của nó trong đàn. Hơn nữa, nhờ kết quả của việc tập luyện mạnh mẽ, ong
chúa tơ trở lên có khả năng thực hiện những chuyến bay dài khỏi tổ và lại trở
về. Đối với một đàn ong, mất mát từng con ong thợ khi bay ra ngoài thì không

sáng) và mức tăng hay giảm của độ dài ngày. Số trứng đẻ ra trong ngày còn
tuỳ thuộc vào loài ong (nói chung loài ong Apis cerana đẻ ít hơn loài ong
Apis mellifera).
Khả năng đẻ của ong chúa sẽ giảm đi khi nó ở 2-3 tuổi, có thể sớm
hơn nếu trong khi giao phối nó nhận được quá ít tinh dịch. Đi đôi với tuổi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

12
già, khả năng sinh ra những chất feromone của ong chúa cũng giảm đi, và nó
không có khả năng gắn bó cả đàn lại với nhau như lúc nó còn thanh xuân.
Đồng thời khi về già, ong chúa cũng có những tính trạng không bình thường,
tỷ lệ trứng không thụ tinh cao, làm số ong đực trong đàn tăng lên nhiều. Kết
quả là ong thợ muốn tạo một chúa mới hoặc để thay thế nó hoặc để chia đàn,
nếu không có sự can thiệp của người nuôi ong bằng cách thay chúa già bằng
chúa trẻ cho đàn ong.
- Đời sống của ong đực
Khác với ong thợ và ong chúa, ong đực được sản sinh từ trứng không
thụ tinh, đó là những con ong đực mang bộ nhiễm sác thể đơn bội (n) (ong thợ
và ong chúa mang bộ nhiễm sắc thể 2n), do ong chúa đẻ vào lỗ tổ ong đực.
Cho đến 7 ngày tuổi lỗ tổ có ấu trùng ong đực mới được vít nắp; ấu trùng ong
đực được ăn nhiều hơn và lớn hơn (384mg) so với ấu trùng ong thợ (159mg).
Trong 1-3 ngày tuổi, sữa cho ấu trùng ong đực có khác với sữa cho ấu trùng
ong thợ và ong chúa ăn. Matsuka và đồng nghiệp nhận xét rằng “sữa ong đực
đã giảm bớt” khi ấu trùng 5-6 ngày tuổi (2 phần sữa ong đực, 1 phần mật ong
và ngoài ra còn có cả phấn) (Eva Crane, 1990) [8]).
Lỗ tổ ong đực giống lỗ tổ ong thợ về hình dáng và phương hướng
nhưng hình 6 cạnh lớn hơn, và nắp lỗ tổ hình vòm lồi ra, vì cơ thể ong đực
lớn hơn. Ở nhiều dòng sinh thái của ong Apis cerana trên lỗ tổ có ong đực vít
nắp thường có một lỗ nhỏ ở chính giữa.

thêm số lượng đàn ong với chất lượng tốt.
Hàng năm ở miền Bắc cứ đến vụ hoa nở, nguồn thức ăn phong phú, điều
kiện thời tiết khí hậu thuận lợi, đàn ong phát triển nhanh có nhiều ong non, chúa
đẻ tốt thì đàn ong sẽ bồi dục ong đực trước sau một thời gian cũng sẽ xây mũ
chúa để chia đàn tự nhiên. Theo tác giả Nguyễn Duy Hoan và cs, 2008 [15],
thường có 3 thời điểm ong hay chia đàn tự nhiên là: Vụ hoa nhãn (tháng 3-4); vụ
hoa bạch đàn (tháng 5-6); vụ hoa càng cua, chó đẻ (tháng 11-12).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

14
Các yếu tố thúc đẩy đàn ong mật chia đàn tự nhiên: Ngoài các yếu tố
khách quan như khi điều kiện thời tiết thuận lợi, nguồn thức ăn trong tự nhiên
phong phú thì còn có các yếu tố chủ quan như: Ong chúa đẻ khỏe, đàn ong
đông quân, lực lượng lao động dư thừa, nhiều ong non, số cầu con vượt quá
mức, đàn ong chật trội, nóng bức; lượng mật - phấn dự trữ quá nhiều; bản
năng dã sinh bị kích thích bởi các yếu tố ngoại cảnh; chúa đã già, đẻ kém và
khả năng tiết ra chất chúa (feromol) ít; thùng ong quá chật trội, cho xây chân
tầng chậm hoặc đặt thùng ong ở nơi quá nóng.
Theo Nguyễn Duy Hoan và cs, 2008 [15], khi đàn ong chuẩn bị chia
đàn tự nhiên thì trước đó vài ba tuần ong thợ sẽ xây nhiều lỗ tổ ong đực ở hai
góc dưới hoặc mép dưới của bánh tổ. Khi đó đàn ong đông quân, tràn ra ngoài
ván ngăn, ong thợ quạt gió mạnh, ong thợ có thể đậu cả ra ngoài cửa tổ vào
buổi tối và bám nhiều ở dưới đáy thùng như hình chùm nho. Vào buổi trưa
quan sát có nhiều ong non tập bay. Khi nhộng ong đực vít nắp hoặc sắp nở thì
đàn ong tiến hành xây mũ chúa mới. Số lượng mũ mỗi đợt xây từ 7-10 mũ
hoặc nhiều hơn, với các tuổi ấu trùng chúa khác nhau, có trường hợp mũ chúa
vừa mới đắp ong đã chia đàn. Quan sát thấy hiện tượng đàn ong đi làm uể oải,
ong treo, bụng ong thợ căng đầy mật.
Cũng theo Nguyễn Duy Hoan và cs, 2008 [15], thời điểm ong chia đàn

ngoài ra còn phụ thuộc vào các yếu tối nội tại của đàn ong và điều kiện chăm
sóc nuôi dưỡng của người nuôi ong.
Năng suất mật ong của tỉnh Đắc Lắc tăng dần qua các
năm: Năm 1999, năng suất mật ong trung bình đạt 13,3kg mật/đàn, năm 2001
đạt 13,5 kg/đàn, năm 2002 đạt 21,5kg/đàn, năm 2003 đạt 22kg/đàn (
, 2004 [48]).
Năng suất của mật ong ở miền Bắc nói chung, trung bình đạt 50,74
kg/đàn/năm đối với ong Ý, cao hơn 2,96 lần so với ong nội đạt 17,02
kg/đàn/năm (Nguyễn Duy Hoan, 2010 [16]).

Trích đoạn Tình hình nuôi ong trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Tình hình sâu bệnh đối với đàn ong mật Apis cerana Ảnh hưởng của mùa vụ đến tần xuất xây mũ chúa Ảnh hưởng của tuổi ong chúa đến tình hình xây mũ chúa Ảnh hưởng của vùng miền đến chất lượng mật ong
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status