Báo cáo khoa học: "KINH TẾ TRI THỨC VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM" - Pdf 20


KINH TẾ TRI THỨC VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI
QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM ThS. NCS. BÙI THỊ VÂN
Bộ môn Kinh tế chính trị
Khoa Lý luận chính trị
Trường Đại học Giao thông Vận tải Tóm tắt: Bài viết khái quát những nội dung cơ bản về kinh tế tri thức và phân tích một số
vấn đề đặt ra đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong xu thế phát
triển của kinh tế tri thức
Summary: This article has an overview of the intellectual economy and analyses some
problems of Vietnam’s industrylization, modernnization in that economy

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấn đấu
đến năm 2020 về cơ bản trở thành một nước
công nghiệp theo hướng hiện đại. Đây cũng là
thời kỳ kinh tế thế giới có bước chuyển biến
sâu sắc từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri
thức. Sự hình thành và phát triển kinh tế tri
thức là xu thế không thể đảo ngược, xu hướng
này cuốn theo tất cả các quốc gia mà không
loại trừ các nước nghèo, kém phát triển, nó có
tác động mạnh mẽ đối với các nước đang
trong quá trình công nghiệp hóa như Việt
Nam.

trên công nghệ cao như dịch vụ khoa học công
nghệ, công nghệ thông tin, công nghệ sinh
học, các ngành công nghiệp công nghệ cao.
- Các ngành truyền thống như công
nghiệp, nông nghiệp được cải tạo bằng công
nghệ cao (theo các chuyên gia thì giá trị do tri
thức mới, công nghệ mới đem lại cho những
ngành này chiếm hơn 2/3 tổng giá trị).
Sự phát triển của nền kinh tế tri thức dựa
trên cơ sở nguồn lực dường như vô hạn, đó tài
nguyên tri thức. Điều này khác biệt so với sự
phát triển của nền kinh tế công nghiệp và
nông nghiệp là dựa vào nền tảng tài nguyên
lao động giản đơn và tài nguyên thiên nhiên-
những nguồn lực có hạn. Nguồn vốn cơ bản
của một nền kinh tế tri thức là nguồn vốn con
người, vốn vật chất mà cụ thể là kết cấu hạ
tầng và vốn xã hội. Trong đó, nguồn vốn con
người có giáo dục, có tri thức và năng lực
sáng tạo tri thức giữ vai trò là nguồn gốc và
động lực của sự phát triển kinh tế.
Kinh tế tri thức mang lại những cơ hội to
lớn đối với quá trình công nghiệp hóa ở nước
ta. Nó mở ra vận hội mới để Việt Nam có thể
“đi tắt, đón đầu” trên con đường phát triển
kinh tế và thu hẹp dần khoảng cách với các
nước đi trước. Đồng thời với những cơ hội,

nông lâm, hàng lắp ráp điện tử ). Tỉ trọng
hàng chế tạo, chế biến còn khiêm tốn. Tỉ trọng
ngành dịch vụ thấp, chỉ chiếm 13,4% tổng
kim ngạch xuất khẩu (mức trung bình của thế
giới là 20,0%).
+ Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng mà
chủ yếu được đẩy mạnh bởi doanh nghiệp nhà
nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài trong một thể chế bảo hộ thương mại.
Trong lịch sử, mô hình công nghiệp hóa
thay thế nhập khẩu hay còn gọi là mô hình
“hướng nội” đã được các nước thế giới thứ ba
áp dụng từ những năm 1950. Đây là mô hình
công nghiệp hóa nhằm thay thế các mặt hàng
trước đây phải nhập khẩu bằng sản xuất trong
nước. Thực tế cho thấy ít có sự thành công từ
các nước thực hiện mô hình này. Vì vậy Việt
Nam cần nhanh chóng ra khỏi mô hình này.
Trong bối cảnh của toàn cầu hóa diễn ra
mạnh mẽ và xu thế phát triển của kinh tế tri
thức hiện nay đòi hỏi chúng ta cần phải đẩy
mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước theo hướng hội nhập, từng bước phát
triển kinh tế tri thức. Mô hình công nghiệp
hóa theo hướng hội nhập được hiểu bao gồm:
+ Hướng về xuất khẩu.
+ Đồng thời đẩy mạnh tham gia phân

nước ta trong thời gian từ đổi mới đến nay về
cơ bản mới chỉ mang ý nghĩa tạo công ăn việc
làm, nâng cao thu nhập mà chưa thực sự
hướng về xuất khẩu. Thực tế nền kinh tế nước
ta vẫn là một nền kinh tế nông nghiệp với
khoảng 70% số dân sống và làm việc ở khu
vực nông nghiệp, nông thôn. Trong bối cảnh
chung của sự cạnh tranh gay gắt giữa các
nước xuất khẩu, các nước đi sau như Việt
Nam không thể sử dụng nguyên mẫu của các
mô hình có sẵn bởi dưới sự tác động của kinh
tế tri thức, những lợi thế so sánh truyền thống
(lao động rẻ, tài nguyên ) không được đánh
giá cao như trước đây. Sự chuyển dịch cơ cấu
ngành kinh tế ở nước ta trong giai đoạn tới
cần tập trung giải quyết những vấn đề sau:
+ Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nông nghiệp, nông thôn gắn với phát triển
kinh tế tri thức theo hướng đẩy mạnh chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn
nhằm tạo ra giá trị gia tăng ngày càng cao,
gắn với công nghiệp chế biến. Đưa tiến bộ
khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp,
nhất là công nghệ sinh học, thực hiện thủy lợi
hóa, cơ khí hóa, điện khí hóa cho phù hợp với
điều kiện, đặc điểm của từng vùng, từng địa
phương. Phấn đấu giảm tỉ trọng lao động
nông, lâm, ngư nghiệp xuống còn 50% tổng
lao động xã hội và nâng cao tỉ lệ thời gian sử
dụng lao động ở nông thôn lên khoảng 85%

cao mức độ tri thức hóa nền kinh tế quốc dân,
ứng dụng khoa học-công nghệ trong mọi
ngành, nâng cao trình độ của người lao động.
Bước đầu phát triển một số ngành có hàm
lượng khoa học-công nghệ cao một cách chọn
lọc, sau từng bước chuyển sang những ngành,
những lĩnh vực có hàm lượng khoa học- công
nghệ cao hơn trong sự phân công lao động
quốc tế.
CT 2
Đẩy mạnh phát triển công nghiệp công
nghệ cao, công nghệ chế tạo, công nghiệp
phần mềm và công nghiệp bổ trợ có lợi thế
cạnh tranh, tạo nhiều sản phẩm xuất khẩu;
phát triển một số khu kinh tế mở và đặc khu
kinh tế, nâng cao hiệu quả của các khu công
nghiệp, khu chế xuất.
Tạo bước phát triển vượt bậc trong lĩnh
vực dịch vụ, nhất là những ngành dịch vụ chất
lượng cao, phát triển mạnh mẽ và nâng cao
chất lượng một số ngành vận tải, thương mại,
du lịch, tài chính, bảo hiểm
- Thứ ba: Phát triển giáo dục-đào tạo
nguồn nhân lực và khoa học-công nghệ đáp
ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa
gắn với phát triển kinh tế tri thức.
Hiện nay các nước trên thế giới chuyển
dịch cơ cấu sản xuất hướng tới những sản
phẩm có hàm lượng tri thức cao, vì thế để quá
trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế hướng

tăng cường đầu tư vào việc phổ cập giáo dục
cơ bản, xây dựng cơ sở hạ tầng hướng vào
người nghèo để giải quyết căn bản tình trạng
quá nhiều lao động giản đơn và đáp ứng nhu
cầu phát triển nền kinh tế chú trọng phổ biến
thông tin và tri thức đến các tầng lớp dân
chúng. Đồng thời, cần tăng đầu tư vào giáo
dục đại học và sau đại học, đặc biệt là các lĩnh
vực kỹ thuật để thu nhận được công nghệ
trong một thế giới thường xuyên có sự biến
chuyển tri thức. Khuyến khích liên kết giữa
các trường đại học, viện nghiên cứu trong đào
tạo, nghiên cứu và ứng dụng, triển khai, đổi
mới phương pháp và giáo trình giảng dạy.
III. KẾT LUẬN
Quá trình phát triển kinh tế tri thức cùng
với xu hướng toàn cầu hóa đang tác động to
lớn tới cấu trúc kinh tế, phương thức hoạt
động và tổ chức quản lý về kinh tế, xã hội
trong mỗi quốc gia. Nó mở ra nhiều cơ hội
cho các nước đang phát triển như nước ta có
thể “đi tắt, đón đầu” trên con đường phát triển
kinh tế và thu hẹp khoảng cách tụt hậu. Kinh
tế tri thức đặt ra những vấn đề mới cho quá
trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
trong giai đoạn tới ở nước ta. Chúng ta cần
phải thực hiện đồng thời cả hai nhiệm vụ công


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status