NGHIÊN cứu ẢNH HƯỞNG của rào cản kỹ THUẬT đến HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU tại CÔNG TY cổ PHẦN NHA TRANG SEAFOODS f17 - Pdf 22

i

Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến quý Thầy, Cô
Khoa Kinh tế, Bộ môn Kinh tế thương mại trường Đại học Nha Trang đã dìu dắt, chỉ
bảo và trang bị cho em những nền tảng kiến thức thiết thực, bổ ích trong suốt quá
trình học tập và rèn luyện tại trường.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn đến cô Nguyễn Thị Trâm Anh đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo để em có thể hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các Cô Chú, Anh Chị thuộc công ty Cổ phần
Nha Trang Seafoods F17 đã tạo điều kiện và hỗ trợ cho em trong suốt quá trình thực
tập tốt nghiệp tại đơn vị. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn đến anh Thiện phòng Kinh
Doanh đã giúp em hoàn thành bảng câu hỏi điều tra thực tế tại Công ty và tận tình trả
lời những thắc mắc trong quá trình thu thập thông tin của mình
Cuối cùng, em xin gửi đến Quý Thầy Cô, Ban lãnh đạo và các Cô Chú, Anh
Chị tại công ty F17 lời chúc dồi dào sức khỏe và gặt hái nhiều thành công trong cuộc sống.
Em xin chân thành cảm ơn !
Sinh viên
Nguyễn Thị Hà Trâm ii
MỤC LỤC
Trang
LÔØI CAÛM ÔN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC HÌNH v
DANH MỤC BẢNG vi
PHẦN MỞ ĐẦU 1

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty: 38
2.1.2.1 Chức năng: 38
2.1.2.2 Nhiệm vụ: 38
2.1.3 Nguyên tắc hoạt động của công ty: 38
2.1.4 Cơ cấu tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất tại công ty: 39
2.1.4.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý : 39
2.1.4.2 Tổ chức sản xuất của công ty Nha Trang Seafoods: 43
2.1.5 Một số vấn đề đặt ra cho sự phát triển của công ty trước mắt và lâu dài: 44
2.1.5.1 Những vấn đề công ty đang gặp phải: 44
2.1.5.2 Phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới: 45
2.1.6. Khái quát về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
trong thời gian qua (2009-2011): 46
2.1.6.1. Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
(2009-2011): 46
2.1.6.2 Phân tích khả năng sinh lời: 48
2.1.7 Nhận xét thuận lợi và khó khăn của Công ty Cổ phần Nha Trang
Seafoods F17 trong thời gian qua: 49
2.2 NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA RÀO CẢN KỸ THUẬT ĐẾN
HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHA TRANG
SEAFOODS F17: 51
2.2.1 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG MỸ VÀ NHẬT BẢN: 51
2.2.1.1 Thị trường Mỹ: 51
iv
2.2.1.2 Thị trường Nhật Bản: 56
2.2.2 TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ
VÀ NHẬT BẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHA TRANG
SEAFOODS F17: 62
2.2.3 MỘT SỐ RÀO CẢN KỸ THUẬT ĐỐI VỚI THỦY SẢN NHẬP
KHẨU VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ VÀ NHẬT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
NHA TRANG SEAFOODS F17: 73


vi
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 : Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty từ năm 2009-2011 47
Bảng 2.2: Phân tích khả năng sinh lời 48
Bảng 2.3: Các thị trường nhập khẩu tôm vào Mỹ giai đoạn (2009-2011) 54
Bảng 2.4: Nhu cầu tiêu dùng thủy sản tại thị trường Mỹ trong mấy năm gần đây 55
Bảng 2.5: Nhập khẩu tôm chế biến vào Nhật năm 2011 60
Bảng 2.6: Tình hình xuất khẩu theo sản lượng 64
Bảng 2.7: Tình hình xuất khẩu theo sản lượng 65
Bảng 2.8: Cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu sang thị trường Mỹ của công ty
(2009-2011) 71
Bảng 2.9: Cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu sang thị trường Nhật của công ty
(2009-2011) 72 1
PHẦN MỞ ĐẦU

1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:
Hiện nay, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã và đang gặt
hái được rất nhiều thành tựu nổi bật trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Trong mấy năm gần đây nền kinh tế Việt Nam luôn tăng trưởng với tốc độ khoảng 6-
9%/năm. Đặc biệt, xuất khẩu của Việt Nam đã có sự tăng trưởng mạnh và góp phần
to lớn cho sự phát triển của đất nước. Kim ngạch xuất khẩu hàng năm ngày càng
tăng, chiếm khoảng 50% GDP của cả nước. Và trong những năm tới, xuất khẩu vẫn
là một định hướng phát triển chiến lược của chúng ta.
Nền kinh tế thế giới đang trong thời kỳ hội nhập với xu hướng toàn cầu hoá
khu vực hoá, hình thành các khối mậu dịch tự do và hiện nay trên thế giới cũng hình

cần thiết; để từ đó có thể kiến nghị, đề xuất các giải pháp sáng tạo và hiệu quả, nhằm
mục tiêu ngày một nâng cao hiệu quả xuất khẩu thủy sản, góp phần vào sự nghiệp
phát triển của công ty.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, em xin được chọn
“NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA RÀO CẢN KỸ THUẬT ĐẾN HOẠT
ĐỘNG XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHA TRANG SEAFOODS
F17” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về rào cản kỹ thuật trong thương mại
quốc tế, trọng tâm là các rào cản kỹ thuật của hai thị trường thủy sản lớn là Mỹ và
Nhật Bản.
- Phân tích ảnh hưởng của các rào cản kỹ thuật tại Mỹ và Nhật Bản đến hoạt động
xuất khẩu thủy sản của công ty.
- Đề xuất một số giải pháp giúp công ty F17 vượt qua rào cản kỹ thuật để nâng cao
năng lực xuất khẩu thủy sản của mình.
3
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
- Đối tượng nghiên cứu: Các rào cản kỹ thuật của Mỹ và Nhật Bản mà công ty Cổ
phần Nha Trang Seafoods F17 phải đối mặt khi xuất khẩu các mặt hàng thủy sản
sang hai thị trường này.
- Phạm vi nghiên cứu: Vì thời gian có hạn và vấn đề rào cản kỹ thuật hiện nay rất phổ
biến tại các nước phát triển nên đề tài chỉ xoáy sâu vào rào cản kỹ thuật tại hai thị
trường điển hình là Mỹ và Nhật Bản trong thời gian gần đây để làm rõ vấn đề được
nêu ra.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Phương pháp phân tích, thống kê tổng hợp. Đề tài sử dụng các số liệu thứ cấp thu
thập được từ các nguồn như: trang điện tử Hội nghề cá Khánh Hòa và các trang điện
tử về thủy sản có liên quan khác.
- Phương pháp điều tra thực tế: Thu thập thông tin trong quá trình thực tập và tiến
hành khảo sát Công ty Cổ phần Nha Trang Seafoods f17 thông qua bảng câu hỏi để

5
1. RÀO CẢN KỸ THUẬT TRONG THƯƠNG MẠI
1.1. KHÁI NIỆM VÀ CÁC HÌNH THỨC CỦA RÀO CẢN KỸ THUẬT
TRONG THƯƠNG MẠI:
1.1.1. Rào cản kỹ thuật trong thương mại là gì?
Thương mại quốc tế ngày càng phát triển, không chỉ giới hạn ở thương mại
hàng hoá mà còn mở rộng ra các lĩnh vực khác như dịch vụ, sở hữu trí tuệ…, đem lại
lợi ích cho tất cả các quốc gia trên thế giới. Vì thế phấn đấu cho nền thương mại tự
do toàn cầu là mục tiêu của nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, do nhiều nguyên
nhân khác nhau mà cụ thể là do trình độ phát triển kinh tế – xã hội không đồng đều
mà các biện pháp bảo hộ thuế quan và phi thuế quan ra đời nhằm bảo hộ nền sản xuất
nội địa. Do đó, trong thương mại quốc tế hiện nay, để thâm nhập vào một thị trường,
các doanh nghiệp cần phải vượt qua hai loại rào cản, đó là:
• Hàng rào thuế quan ( Custom duties barriers )
• Hàng rào phi thuế quan (Non tariff-Trade barriers )
Tuy nhiên, hiện nay với xu hướng tự do hoá thương mại, hàng rào thuế quan
giữa các khối kinh tế, giữa các quốc gia ngày càng giảm đi và tiến tới xoá bỏ hoàn
toàn. Do đó, dù thuế quan là một công cụ bảo hộ thị trường quan trọng nhất và đã

vệ các nhà sản xuất trong nước. Ngày nay, bảo vệ môi trường và bảo vệ người tiêu
dùng ngày càng được quan tâm và thay thế cho việc bảo vệ nhà sản xuất và lao động.
1.1.2. Các hình thức của rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế
Rào cản kỹ thuật trong thương mại là một hình thức bảo hộ hết sức phức tạp
và tinh vi. Các yêu cầu của các thị trường đặt ra cho hàng hoá nhập khẩu liên quan
đến nhiều khía cạnh như tiêu chuẩn về quy cách, mẫu mã, bao bì, nhãn mác, về chất
lượng, về vệ sinh, về an toàn cho người tiêu dùng, an toàn cho người lao động, về
mức độ gây ô nhiễm môi sinh, môi trường… Tuy nhiên, chúng ta có thể chia những
rào cản đó thành 3 loại cơ bản sau :
• Tiêu chuẩn về chất lượng và quy cách của sản phẩm
• Tiêu chuẩn về vệ sinh thực phẩm và an toàn cho người sử dụng
• Tiêu chuẩn về môi trường
7
1.1.2.1. Tiêu chuẩn về chất lượng và quy cách sản phẩm.
Chất lượng là yếu tố quan trọng hàng đầu để hàng hoá có thể thâm nhập vào
thị trường các nước. Người tiêu dùng các nước, đặc biệt là người tiêu dùng ở những
nước phát triển đều có yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm. Người tiêu dùng thường
ưa chuộng và đánh giá cao những hàng hoá được cấp giấy chứng nhận chất lượng.
Và các nước cũng đưa ra nhiều các quy định về chất lượng sản phẩm đối với hàng
nhập khẩu để bảo vệ lợi ích cho người tiêu dùng nước mình. Tuy nhiên, chất lượng là
một khái niệm rất rộng và phức tạp do đó có nhiều nước đã lợi dụng việc đưa ra các
tiêu chuẩn chất lượng để dựng lên những rào cản về chất lượng đối với hàng nhập khẩu.
Hiện nay, hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 gần như là yêu cầu bắt buộc
đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu vì nhiều thị trường nhập khẩu bây
giờ đều yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu phải có giấy chứng nhận chất lượng
quốc tế. Người tiêu dùng có thể yên tâm hơn khi sử dụng sản phẩm của những doanh
nghiệp này. Nói cách khác, ISO 9000 có thể được coi như một ngôn ngữ xác định
chữ tín giữa người sản xuất và người tiêu dùng, giữa các doanh nghiệp với nhau. Và
thực tế cho thấy rằng ở mọi thị trường nhập khẩu hàng hoá của những doanh nghiệp
có giấy chứng nhận ISO 9000 thì dễ thâm nhập thị trường hơn nhiều so với hàng hoá

nhiên do sự chênh lệch về trình độ phát triển nên những quy định này của các nước
phát triển đã tạo ra một rào cản rất khó vượt qua đối với hàng hoá của các nước đang
và kém phát triển vì những nước này chưa có trình độ khoa học công nghệ cao nên
khó có thể đáp ứng được những yêu cầu này.
1.1.2.2. Tiêu chuẩn về vệ sinh thực phẩm và an toàn cho người sử dụng
Vệ sinh thực phẩm và an toàn cho người sử dụng là những vấn đề được người
tiêu dùng và Chính phủ các nước đặc biệt quan tâm vì nó liên quan trực tiếp đến sức
khoẻ và an toàn của người tiêu dùng. Trong thời gian qua, đã có nhiều lô hàng thủy
sản của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ, Nhật, EU bị trả về do nước nhập khẩu phát
hiện lô hàng có dư lượng kháng sinh vượt quá mức cho phép, hay bị nhiễm phải các
vi khuẩn gây bệnh. Trong tháng 7/2007, 27 lô hàng của Việt Nam bị Mỹ từ chối hầu
hết tập trung trong các mặt hàng thủy sản đông lạnh. Người ta đã phát hiện, các lô
9
hàng thủy sản này chủ yếu bị nhiễm salmonella, một loại vi khuẩn gây bệnh tiêu
chảy. Ngoài ra, nhiều lô hàng thủy sản xuất khẩu trước đó hay bị phát hiện có chứa
tồn dư chất kháng sinh chloramphenicol. Trong 4 tháng đầu năm 2011, Mỹ là thị
trường nhập khẩu thủy sản lớn thứ hai của Việt Nam, nhưng lại có số lô hàng bị cảnh
báo nhiều nhất, gần 100 lô hàng thủy sản của Việt Nam nằm trong hệ thống cảnh báo
tự động FDA của Mỹ. Bên cạnh đó, cũng trong 4 tháng đầu năm 2011, Nhật Bản - thị
trường nhập khẩu thủy sản lớn thứ 3 của Việt Nam – tuy có số lô hàng thủy sản bị
cảnh báo thấp, doanh nghiệp thủy sản Việt Nam lo ngại thị trường Nhật Bản vì cơ
quan quản lý của nước này đang siết chặt kiểm soát hàng thủy sản từ Việt Nam. Từ
đầu năm 2011 tới nay, các lô tôm Việt Nam vẫn liên tục bị phát hiện có dư lượng
kháng sinh vượt mức cho phép. Cụ thể, tháng 1 có 11 lô, tháng 2 là 5 lô, tháng 3 có 6
lô, tháng 4 có 7 lô, tháng 5 có 4 lô. Đa số các lô này khi bị kiểm tra đều có chứa các
chất kháng sinh như chloramphenicol, trifluralin, enrofloxacin… Các lô sản phẩm
tôm liên tục bị phát hiện có dư lượng kháng sinh khiến Nhật Bản đã tiến hành siết
chặt kiểm soát chất lượng đối với trifluralin là 100% các lô hàng và enrofloxacin là
30% các lô hàng nhập khẩu từ Việt Nam. Sulfadimethoxin là một loại kháng sinh có
trong các sản phẩm thú y nhằm mục đích trị bệnh phát sáng trên tôm và cũng đang

tiêu chuẩn HACCP thì không được phép xuất khẩu hàng sang những thị trường có
yêu cầu về điều kiện này. Các doanh nghiệp xuất khẩu cũng cần tuân thủ nghiêm
ngặt tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt GMP – Good Manufacturing Practice ( GMP
đòi hỏi người công nhân, nhà máy, các phương tiện chế biến, đồ chứa, nguồn nước
phải đảm bảo an toàn vệ sinh) và các quy định trong hiệp định về các biện pháp vệ
sinh và vệ sinh thực phẩm của WTO. Ngoài ra, tuỳ theo mặt hàng và tuỳ theo yêu cầu
của từng thị trường mà còn có nhiều các quy định khác như quy định về nhãn mác
sản phẩm, các chỉ tiêu vi sinh quy định loại, lượng khuẩn có trong sản phẩm đối với
thuỷ sản, các chỉ tiêu về tiếng ồn, mức phóng xạ đối với các sản phẩm tiêu dùng…
Tóm lại, cũng như các loại rào cản kỹ thuật khác, rào cản về vệ sinh và an
toàn cho người tiêu dùng là một loại rào cản hết sức phức tạp , tinh vi, đa dạng và
11
được sử dụng ngày càng nhiều khiến cho các doanh nghiệp xuất khẩu rất khó nắm bắt
và khó vượt qua gây cản trở không ít cho thương mại quốc tế.
1.1.2.3. Tiêu chuẩn về môi trường
Phát triển thương mại gắn với bảo vệ môi trường đang là xu thế thương mại
quốc tế, đó là phát triển thương mại bền vững trong quá trình hội nhập kinh tế quốc
tế, được gọi chung là “thương mại-môi trường”. Sau một thời gian dài chạy theo lợi
nhuận, phát triển ồ ạt, không quan tâm đến môi trường sinh thái, các quốc gia đã
nhận thấy tầm quan trọng của môi trường đối với sự phát triển bền vững và đã thực
hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường, trong đó có việc đưa ra các tiêu
chuẩn về môi trường đối với hàng hoá nhập khẩu. Tuy nhiên, do các quy định của
WTO cho phép các nước sử dụng các biện pháp bảo hộ vì mục đích môi trường nên
các quốc gia đã thực sự dựng nên những rào cản về môi trường đối với hàng hoá của
nước ngoài nhập khẩu vào nước mình. Hiện nay giấy chứng nhận ISO 14000 đã trở
thành một yêu cầu bắt buộc, một giấy thông hành của doanh nghiệp khi muốn xuất
hàng sang các nước khác, đặc biệt là khi xuất sang thị trường những nước phát triển,
nơi mà môi trường là một trong những vấn đề luôn được quan tâm hàng đầu.
Hệ thống rào cản môi trường trong thương mại quốc tế hiện nay rất đa dạng và
được áp dụng rất khác nhau ở các nước tuỳ vào điều kiện cụ thể của mỗi nước.

đoạn này bao gồm giai đoạn tiền sản xuất (chế biến nguyên liệu thô), sản xuất, phân
phối (bao gồm cả đóng gói), sử dụng hoặc tiêu thụ và loại bỏ sau khi sử dụng.
• Phí, thuế và các khoản thu liên quan đến môi trường:
Các khoản này được gọi chung là phí môi trường thường được áp dụng nhằm
ba mục tiêu chính: thu lại các chi phí phải sử dụng cho môi trường, thay đổi cách ứng
xử của cá nhân và tập thể đối với các hoạt động có liên quan tới môi trường và thu
quỹ cho các hoạt động bảo vệ môi trường. Thường có các loại phí sau:
- Phí sản phẩm: được áp dụng cho các sản phẩm gây ô nhiễm như có chứa các
hoá chất độc hại (xăng pha chì) hoặc có một số thành phần cấu tạo của sản phẩm gây
khó khăn cho việc thải loại sau sử dụng.
13
- Phí đối với khí thải: được áp dụng với các chất gây ô nhiễm thoát vào không
khí, nước hoặc đất hoặc gây tiếng ồn. Các khoản phí này có thể được đánh vào thời
điểm tiêu thụ (trong trường hợp này tương đương với phí sản phẩm và có tác động
tương tự đến thương mại), hoặc có thể được thu dưới hình thức phí đối với người sử
dụng để trang trải chi phí xử lý rác thải công cộng.
- Phí hành chính: được áp dụng cùng với các quy định để trang trải các chi phí
dịch vụ của Chính phủ và có thể được thu dưới hình thức phí giấy phép, đăng ký, phí
kiểm định và kiểm soát. Cơ sở của việc đánh thuế hay thu phí vì mục đích môi
trường được dựa trên nguyên tắc người gây ô nhiễm và người sử dụng các nguồn lực
môi trường phải chịu phí.
Tất cả các rào cản môi trường này đều ảnh hưởng tới thương mại quốc tế, tới
sức cạnh tranh của các doanh nghiệp, các quốc gia. Các quy định về môi trường được
các nước sử dụng ngày càng nhiều và đã thật sự trở thành một rào cản hữu hiệu để
bảo hộ thị trường trong nước mà vẫn phù hợp với các quy định của WTO.
Ngoài các hình thức trên, rào cản kỹ thuật trong thương mại còn tồn tại dưới
những hình thức khác như các biện pháp an ninh: các nước đưa ra các quy định hạn
chế nhập khẩu, thậm chí cấm nhập khẩu vì những lý do an ninh hay các tiêu chuẩn an
toàn cho người lao động: một số quốc gia không nhập khẩu hàng hoá từ những doanh
nghiệp không đáp ứng được các điều kiện an toàn cho người lao động.

thương mại của các nước phát triển làm phát sinh chi phí trong sản xuất hàng xuất
khẩu của các nước đang phát triển. Không chỉ các tiêu chuẩn trong rào cản thương
mại liên quan đến chi phí mà ngay cả các thủ tục đánh giá tính tuân thủ và sự trì
hoãn đi kèm cũng gây tốn kém, và đặc biệt chi phí còn phát sinh do sự khác biệt của
các tiêu chuẩn ở các thị trường xuất khẩu khác nhau và sự thay đổi tiêu chuẩn theo
thời gian.
Thứ tư: Việc sử dụng các rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế được
điều chỉnh thông qua hiệp định thương mại WTO. Cụ thể, để hạn chế những tác
động tích cực cũng như sự khác biệt của hàng rào kỹ thuật trong thương mại quốc
tế, tổ chức thương mại thế giới WTO đã thống nhất các nguyên tắc chung và được
15
cộng đồng thế giới cam kết tại Hiệp định về rào cản kỹ thuật trong thương mại
(TBT). Tuy nhiên, hiệp định này mới chỉ khuyến cáo các nước cân nhắc vào tình
hình sử dụng tiêu chuẩn quốc tế nhưng cuối cùng lại không yêu cầu các nước này
thay đổi mức bảo hộ. Do vậy, nhắc tới hàng rào kỹ thuật trong thương mại quốc tế,
người ta vẫn luôn cho rằng đó là một trong những công cụ bảo hộ mậu dịch hiệu
quả của các nước và khu vực, và thị trường Mỹ là một ví dụ điển hình.
2. MỘT SỐ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THƯỜNG ĐƯỢC SỬ
DỤNG TRÊN THẾ GIỚI ĐỂ VƯỢT QUA CÁC RÀO CẢN KỸ THUẬT
TRONG TMQT:
Trong thời đại ngày nay, hội nhập kinh tế quốc tế là một xu hướng tất yếu nếu
các quốc gia không muốn bị tụt hậu, bị cô lập. Nhưng khi tham gia thương mại thế
giới thì các nước lại gặp rất nhiều rào cản. Do đó, mỗi doanh nghiệp cần phải có
những giải pháp để vừa hội nhập kinh tế thành công vừa bảo đảm được những quyền
lợi của doanh nghiệp mình.
Để vượt qua các rào cản kỹ thuật trong TMQT, các doanh nghiệp có thể sử
dụng nhiều biện pháp khác nhau trong đó có việc áp dụng các hệ thống quản lý chất
lượng quốc tế. Hiện nay trên thế giới có nhiều hệ thống quản lý chất lượng do các tổ
chức tiêu chuẩn và chất lượng khác nhau ban hành và cấp giấy chứng nhận trong đó
phổ biến là hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000, hệ thống quản trị môi trường ISO

 Phương hướng tổng quát của bộ ISO 9000 là nhằm tạo ra những sản phẩm và
dịch vụ có chất lượng để thoả mãn nhu cầu của khách hàng bên trong và bên
ngoài doanh nghiệp.
 Các đặc trưng kỹ thuật đơn thuần không thể đảm bảo sự phù hợp của sản
phẩm đối với nhu cầu của khách hàng.Các tiêu chuẩn của hệ thống chất lượng
sẽ bổ sung thêm vào các đặc trưng kỹ thuật của sản phẩm nhằm thoả mãn một
cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
 Bộ ISO 9000 nêu ra những hướng dẫn đối với hệ thống chất lượng cho việc
phát triển có hiệu quả chứ không áp đặt một hệ thống chất lượng chuẩn đối
với từng doanh nghiệp. Hệ thống chất lượng của mỗi doanh nghiệp bị chi phối
17
bởi tầm nhìn, văn hoá, cách quản trị, cách thực hiện, ngành công nghiệp, loại
sản phẩm hay dịch vụ. Mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có hệ thống quản lý chất
lượng đặc trưng phù hợp cho từng hoàn cảnh cụ thể.
 Hệ thống chất lượng của bộ ISO 9000 dựa trên mô hình quản trị theo quá trình
(MBP – Management By Process) lấy phòng ngừa làm phương châm chủ yếu
trong suốt vòng đời sản phẩm (thiết kế - sản xuất - tiêu dùng).
Bộ tiêu chuẩn ISO là một bộ tiêu chuẩn mang tính toàn cầu, được thừa nhận
rộng rãi trên thế giới do đó các doanh nghiệp sẽ có lợi ích rất lớn nếu được
bên thứ ba công nhận đạt tiêu chuẩn ISO 9000. Các doanh nghiệp ISO 9000
này sẽ được:
- Bên mua hàng hoá, dịch vụ hay bỏ thầu miễn giảm việc thử nghiệm lại sản phẩm.
- Xuất khẩu và trúng thầu dễ dàng đối với các đối tác nước ngoài.
- Có hệ thống mua bán tin cậy trong việc bán hàng giữa các doanh nghiệp
cũng như giữa các quốc gia.
- Dễ được thị trường khó tính chấp nhận, đặc biệt là các sản phẩm liên quan
đến sức khoẻ, an ninh và môi trường.
2.2. Hệ thống quản trị môi trường ISO 14000.
ISO 14000 là tiêu chuẩn về hệ thống quản trị môi trường (Environment
Management System – EMS) do Tổ chức Tiêu chuẩn hoá quốc tế ISO xây dựng và

quốc gia thường lợi dụng điều khoản liên quan đến những biện pháp bảo vệ môi
trường, bảo vệ con người để bảo vệ sản phẩm của mình dựng lên những rào cản môi
trường đối với thương mại thì ISO 14000 có thể được coi là một sự đảm bảo cho
hàng hoá của các nước có thể vượt qua các rào cản đó để bước chân vào thị trường
các nước khác.
Tóm lại ISO 14000 góp phần làm tăng ý thức bảo vệ môi trường của người
dân, thúc đẩy sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật về công tác bảo vệ môi trường, giúp
doanh nghiệp tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước thông qua
việc giảm giá thành, tạo lập hình ảnh tốt đẹp trong tâm trí người tiêu dùng, thúc đẩy
sự phát triển của “mậu dịch xanh”.
19
2.3. Hệ thống HACCP.
HACCP ( Hazard Analysis and
Critical Control Point) là hệ thống phân tích
mối nguy và xác định điểm kiểm soát trọng
yếu. HACCP là sự tiếp cận có tính khoa
học, hợp lý và có tính hệ thống cho sự nhận
biết, xác định và kiểm soát mối nguy trong
chế tạo, gia công, sản xuất, chuẩn bị và sử
dụng thực phẩm để đảm bảo rằng thực
phẩm là an toàn khi tiêu dùng (tức là nó
không có mối nguy không thể chấp nhận
cho sức khoẻ). Hệ thống này nhận biết
những mối nguy có thể xảy ra trong quá trình sản xuất thực phẩm và đặt ra các biện
pháp kiểm soát để tránh những mối nguy xảy ra.
HACCP là khái niệm được hình thành vào những năm 1960 bởi công ty
Pillsbury. Cùng với Viện quản lý không gian và hàng không quốc gia (NASA) và
phòng thí nghiệm quân đội Mỹ ở Natick, họ đã phát triển hệ thống này để đảm bảo an
toàn thực phẩm cho các phi hành gia trong chương trình không gian. Việc phát triển
kế hoạch liên quan khắp thế giới về an toàn thực phẩm bởi những người có thẩm


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status