Tiểu luận môn Tài chính quốc tế đề tài THỐNG NHẤT TIỀN TỆ CHÂU Á - Pdf 22

CHƯƠNG I. MỤC ĐÍCH THỐNG NHẤT TIỀN TỆ CHÂU Á
I. Mục đích
1. Các yếu tố sản xuất được phân bổ hiệu quả.
Các yếu tố sản xuất của một nền kinh tế bao gồm có : vốn, lao động, tài
nguyên và khoa học công nghệ, trong đó 2 yếu tố quan trọng nhất là vốn và lao
động. Việc sử dụng hiệu quả hai yếu tố sản xuất này sẽ thúc đẩy và làm gia tăng
năng lực sản xuất của mỗi quốc gia nói riêng và toàn bộ khu vực nói chung.
Khi sử dụng chung một đồng tiền và đi cùng đó là một chính sách tiền tệ
thống nhất, các biện pháp kiểm soát chu chuyển vốn và phân biệt đối xử vốn tài
chính giữa các quốc gia sẽ được hạn chế, đồng thời các biện pháp kiểm soát tỷ giá
cũng như sự biến động tỷ giá bị xóa bỏ. Nhờ vậy mà nguồn vốn sẽ được phân bổ
hiệu quả hơn nhiều trong nội bộ các nước.
Đồng thời, khi lương và thu nhập được tính bằng đồng tiền chung, lao động
cũng được phân bổ hiệu quả hơn vì có thể tự do di chuyển từ khu vực có năng suất
lao động thấp đến khu vực có năng suất lao động cao.
2 . Thiết lập một đồng tiền chung giúp ổn định tỷ giá và nhu cầu dự trữ ngoại
hối được cải thiện
Ổn định tỷ giá để ổn định giá cả, phát triển kinh tế. Nếu nỗ lực ổn định một
mình cần dự trữ ngoại tệ nhiều, có thể gặp nhiều khó khăn trong quá trình điều tiết.
Khi thống nhất tiền tệ các nước với nhau thì công việc này có cả các nước khác
cùng tham gia nên sẽ dễ dàng hơn.
Mặt khác, nó cũng khắc phục được những hạn chế của chế độ tỷ giá cố định
hay thả nổi mà các nước Đông Nam Á hiện nay đang sử dụng. Chế độ tỷ giá cố định
giúp cho các nước ổn định giá cả, tránh rủi ro tỷ giá nên thu hút vốn đầu tư nước
ngoài nhưng nó cũng có thể làm giảm sức cạnh tranh với các nước khác trong thị
trường xuất khẩu.Cố định tỷ giá bằng đô la, khi đô la tăng giá làm đồng tiền của
mình bị đánh giá cao hơn giá trị thực tế (đồng tiền mình cũng tăng giá) thì bị giảm
xuất khẩu, tăng thâm hụt tài khoản vãng lai. Chế độ thả nổi giúp đánh giá đúng giá
trị đồng tiền theo qui luật cung cầu nhưng tỷ giá dao động mạnh, dễ biến động theo
nhiều yếu tố gây khó khăn trong việc kiểm soát giá cả, có thể gặp nhiều bất lợi. Khi
sử dụng đồng tiền chung, không cần thiết phải neo giá theo đồng tiền theo đồng tiền

thể của các quốc gia bị khủng hoảng. Sau cuộc khủng hoảng, một số nước ASEAN
đã chuẩn bị để đối phó với các cuộc tấn công của giới đầu cơ trong tương lai bằng
cách tích luỹ các nguồn dự trữ ngoại tệ lớn. Nhưng việc tích luỹ dự trữ như vậy là
một việc làm rất tốn kém và các nước ASEAN cho rằng tốt hơn là họ nên tiết kiệm
các nguồn vốn đó bằng cách kết hợp các quỹ dự trữ của các nước trong khu vực với
nhau.
Như vậy mục đích của việc thống nhất tiền tệ là các nước trong khu vực cùng sử
dụng một đồng tiền chung, giúp ổn định tỷ giá, các luồng vốn di chuyển một cách
hiệu quả, hạn chế sự cạnh tranh về thương mại và tăng tính đoàn kết nội bộ trong
khu vực Asean.
II. Lộ trình tiến tới thống nhất tiền tệ Đông Nam Á
1.Giai đoạn 1 từ năm 1967-đến 1991
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (tiếng Anh: Association of Southeast Asian
Nations, viết tắt là ASEAN) là một liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội
của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Tổ chức này được thành lập ngày 8
tháng 8 năm 1967 với các thành viên đầu tiên là Thái Lan, Indonesia, Malaysia,
Singapore, và Philippines, để tỏ rõ tình đoàn kết giữa các nước trong cùng khu vực
với nhau, đồng thời hợp tác chống tình trạng bạo động và bất ổn tại những nước
thành viên.
Sau Hội nghị Bali năm 1976, tổ chức này bắt đầu chương trình cộng tác kinh tế,
nhưng các hợp tác bị thất bại vào giữa thập niên 1980. Hợp tác kinh tế chỉ thành
công lại khi Thái Lan đề nghị khu vực thương mại tự do năm 1991. Hàng năm, các
nước thành viên đều luân phiên tổ chức các cuộc hội họp chính thức để trao đổi hợp
tác. Đến năm 1999, ASEAN gồm 10 thành viên ( Đông Timo chưa kết nạp).
Năm 1992 thành lập khu vực thương mại tự do Asean (viết tắt là AFTA) với việc
cam kết xóa bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan, tạo khối thị trường thống
nhất.
2.Giai đoạn 2 từ năm 1992-đến năm 2005
Cuộc khủng hoảng năm 1997-1998 đã ảnh hưởng nặng nề đến các nước trong khu
vực Đông Nam Á.

Với hơn 600 triệu dân, mức tăng trưởng kinh tế vào khoảng 5,7-6,4% trong năm nay
và tổng GDP đạt gần 1.500 tỷ USD, ASEAN đang đóng vai trò là một động lực tăng
trưởng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, thậm chí là trên toàn cầu. ASEAN hiện
đang là đối thủ thực sự của các nền kinh tế như Trung Quốc, Mỹ và EU
Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng nợ toàn cầu, ASEAN được kỳ vọng sẽ nâng cao
được vị thế của mình do khối này tương đối "miễn dịch" trước cuộc khủng hoảng
này với mức tăng trưởng kinh tế đáng kể và mối liên kết chặt chẽ giữa các quốc gia
thành viên sẽ giúp họ ít bị phụ thuộc hơn vào các quốc gia phát triển.
Năm 2009, tăng trưởng kinh tế của ASEAN giảm xuống chỉ còn 1,6% song đã
nhanh chóng tăng lên mức 7,4% trong năm 2010. Thành công của ASEAN trong
việc đối phó với tác động của các cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 2008-2009 khiến
giới chức lãnh đạo ở khu vực lạc quan tin rằng khối này có thể chống chọi được tác
động của các cuộc khủng hoảng đang diễn ra tại các quốc gia phát triển.
Cơ chế thuế quan thấp hơn và khả năng tiếp cận các thị trường lớn hơn sau khi thực
thi Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) giữa ASEAN và các đối tác đối thoại như
Australia, Trung Quốc, Hàn Quốc và New Zealand đang góp phần tích cực vào đà
tăng trưởng kinh tế của các quốc gia thành viên ASEAN.
Bên cạnh đó sự chênh lệch về thu nhập của các quốc gia trong khu vực như hiện nay
cũng sẽ là động lực để thôi thúc các quốc gia ngồi lại với nhau, và tìm cho mình một
hướng đi chung để có lợi cho tất cả các quốc gia. Đó cũng là xu hướng chung của xu
hướng phát triển của thế giới hiện nay, đó là sự hội nhập, hợp tác cùng phát triển, sự
rút ngắn khoảng cách giữa các quốc gia.
II. Cơ hội khi thống nhất tiền tệ Đông Nam Á
Đối với các quốc gia Đông Nam Á, điều quan trọng trước hết mà các quốc gia
quan tâm là họ được gì hay mất gì khi tham gia hợp tác tiền tệ.
Hợp tác tiền tệ Đông Nam Á có thể có nhiều tác động tích cực và hứa hẹn
mang lại nhiều cơ hội cho các quốc gia trong khu vực. Các cơ hội này thể hiện cụ
thể trên các khía cạnh sau:
Thứ nhất, hợp tác tiền tệ Đông Nam Á sẽ giúp thúc đẩy thương mại trong khu
vực. Lý do cơ bản của việc hình thành thoả thuận thương mại khu vực là dỡ bỏ các

mức giá chênh lệch quá mức giữa các thị trường. Điều đó sẽ làm cạnh tranh trong
khu vực, tạo sức ép giảm giá và đem lại lợi ích cho người tiêu dùng.
Thứ tư, Hợp tác tiền tệ tạo điều kiện cho chúng ta mở rộng thị trường xuất
khẩu và trong tương lai - với sự lớn mạnh của doanh nghiệp và nền kinh tế nước ta -
mở rộng kinh doanh dịch vụ ra ngoài biên giới quốc gia. Với một nền kinh tế có độ
mở lớn như nền kinh tế nước ta, kim ngạch xuất khẩu luôn chiếm trên 60% GDP thì
điều này là đặc biệt quan trọng, là yếu tố bảo đảm tăng trưởng.
Thứ năm, Với việc hợp tác tiền tệ sẽ giúp các Quốc gia Đông Nam Á hoàn
thiện hệ thống pháp luật kinh tế, môi trường kinh doanh của các nước ta ngày càng
được cải thiện. Đây là tiền đề rất quan trọng để không những phát huy tiềm năng
kinh tế trong nước mà còn thu hút mạnh đầu tư nước ngoài, qua đó tiếp nhận vốn,
công nghệ sản xuất và công nghệ quản lý, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo
ra công ăn việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bảo đảm tốc độ tăng trưởng và rút
ngắn khoảng cách phát triển giữa các quốc gia.
Thứ sáu: việc hợp tác tiền tệ sẽ nâng cao vị thế khu vực Đông Nam Á trên trường
quốc tế, tạo điều kiện cho khu vực triển khai có hiệu quả đường lối đối ngoại.
Thấy được những lợi ích trước mắt nhưng liệu cơ hội đã đến cho việc thống nhất
đồng tiền chung Đông Nam Á?
Cơ hội được hiểu là bất cứ một yếu tố nào đó của môi trưởng bên ngoài có thể tạo ra
các điều kiện mang lại lợi thế cho một quốc gia, một khu vực. Cơ hội thống nhất
đồng tiền chung Đông Nam Á đã mở ra trước mắt khi ngày 07/04/2010 Hội nghị
Thống đốc ngân hàng trung ương ASEAN khai mạc tại Nha Trang, dưới sự chủ trì
của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Giàu. Tham dự hội
nghị có Thống đốc và đại diện Ngân hàng Trung ương của 10 nước thành viên
ASEAN.
Những vấn đề nổi bật trên bàn nghị sự tại hội nghị lần này là tiến trình hội nhập tài
chính tiền tệ ASEAN; hợp tác giữa Ngân hàng Trung ương các nền kinh tế thành
viên với nỗ lực nâng cao việc sử dụng đồng bản tệ để thanh toán thương mại trong
khu vực; hợp tác tài chính ngân hàng trong ASEAN+3.
Đại diện các ngân hàng trung ương khu vực đều đánh giá việc sử dụng đồng tiền nội

với khủng hoảng của các nước sẽ tăng lên.
III. Thách thức khi thống nhất tiền tệ Đông Nam Á
Hợp tác tiền tệ Đông Nam Á đem đến rất nhiều cơ hội tốt cho sự phát triển kinh tế-
xã hội của các quốc gia nhưng cũng đem đến nhiều thách thức.
Thứ nhất: Chính là sự đa dạng về chính trị- xã hội cũng như sự phát triển
kinh tế, tài chính của các quốc gia khác nhau. chẳng hạn như thu nhập bình quân
đầu người, các giai đoạn phát triển thị trường tài chính và kinh tế, quy mô và phạm
vi kiểm soát về vốn, năng lực con người và thể chế, các điều kiện xã hội…. Sự khác
biệt và đa dạng về hệ thống kinh tế, chính trị, xã hội sẽ dẫn tới tốc độ tự do hoá tài
chính, thương mại, đầu tư và mở cửa thị trường giữa các quốc gia có sự khác nhau.
Các quốc gia có thu nhập thấp sẽ chậm trễ trong tự do hoá tài chính và mở cửa thị
trường, và vì vậy, các quốc gia này sẽ gặp khó khăn khi tự hội nhập với các nước
khác trong khu vực có tốc độ hội nhập nhanh hơn. Tính đa dạng về kinh tế, chính trị
giữa các quốc gia Đông Nam Á cũng hình thành nhiều cấp độ phát triển kinh tế khác
nhau, tạo nên khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển như: các nước mới công
nghiệp hoá NICs, các nước đang phát triển… Chênh lệch về trình độ phát triển kinh
tế dẫn đến việc xác định lợi ích khác nhau, xác định thứ bậc các vấn đề được ưu tiên
khác nhau, kéo theo sự bất đồng trong việc hoạch định các mục tiêu, chính sách và
biện pháp thực hiện. Khoảng cách chênh lệch cũng tạo bất lợi đối với các nước kém
phát triển trong phân công lao động quốc tế do các nước lớn có lợi thế hơn về vốn,
công nghệ và khả năng cạnh tranh.
Ví dụ như: Mức thu nhập bình quân đầu người (tính theo ngang giá) năm 2009 của
Brunie, Singapore đạt xấp xỉ 50 nghìn USD. Ðây là nhóm nước có mức thu nhập
bình quân đầu người không chỉ cao nhất trong khu vực, mà còn có thể so sánh với
một số quốc gia phát triển hàng đầu trên thế giới. Mức thu nhập này cao gấp 17 lần
so với Việt Nam (2.900 USD), và gấp 50 lần so với Myanma (1.100 USD) - nước
nghèo nhất khu vực. Malaysia, Thái-lan có mức thu nhập cao hơn nhiều so với
CLMV (Campuchia, Lao, Myanma, Vietnam) nhưng cũng chỉ bằng một phần ba
của Xin-ga-po hay Brunie Về thương mại, Singapore là nước có tổng kim ngạch
xuất nhập khẩu lớn nhất trong số 10 nước thành viên ASEAN với trị giá 516 tỷ USD

Tiến trình hợp tác đa phương trong khu vực ngày càng hiện thực nhưng chỉ là
những bước khởi đầu và diễn biến chậm do những nguyên nhân nội tại của từng
nước, khu vực, cũng như những tác động từ bên ngoài. Các nước Đông Nam Á vẫn
lệ thuộc rất lớn vào thị trường Mỹ và EU. Tỷ trọng mậu dịch nội vùng mặc dù có
tăng lên đáng kể nhưng vẫn thấp hơn so với trao đổi thương mại ngoại vùng.
Quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư giữa ASEAN và EU đang phát triển
mạnh mẽ trong những năm vừa qua. EU đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai
của ASEAN với tổng thương mại hai chiều năm 2009 là gần 172 tỷ đô la Mỹ, chiếm
11,6% tổng thương mại giá trị thương mại của ASEAN. EU cũng là nguồn cung ứng
đầu tư FDI lớn vào ASEAN với lượng vốn đầu tư chiếm gần 20% tổng mức đầu tư
ASEAN nhận được. EU là đối tác đầu tư FDI hàng đầu vào Việt Nam với tổng vốn
đăng ký đạt khoảng 31 tỷ đô la. Các nhà đầu tư EU đã có mặt tại hầu hết các ngành
kinh tế quan trọng của Việt Nam nhưng tập trung nhiều nhất vào công nghiệp và
xây dựng (chiếm 50,1 % số dự án và 50,6 % tổng vốn đầu tư), trong đó công nghiệp
nặng có 180 dự án với tổng vốn đầu tư gần 4,2 tỷ đô la, tiếp theo là khai thác dầu
khí 19 dự án với 2,5 tỷ đô la. EU đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ khoảng 40 % số dự án
và 42 % tổng vốn đầu tư).
Theo cục Đầu tư nước ngoài (bộ Kế hoạch và Đầu tư), thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI) cả nước từ đầu năm tới ngày 20.10.2011 ước đạt gần 11,3 tỷ USD,
bằng 78% so với cùng kỳ. Hong Kong hiện chiếm tỷ lệ cao nhất 26,4% tổng vốn
đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đầu tư là 2,98 tỷ USD, Singapore đứng vị trí thứ
hai với 1,55 tỷ USD vốn đầu tư cả cấp mới và tăng thêm, chiếm 13,8 % tổng vốn
đầu tư; Nhật Bản đứng vị trí thứ ba với tổng vốn 1,31 tỷ USD, chiếm 11,6% Các
nước và vùng lãnh thổ dẫn đầu về vốn FDI vào các dự án du lịch là Singapore với
20 dự án và tổng vốn đăng ký gần 1,3 tỷ USD; Ðài Loan có 15 dự án với 784 triệu
USD; Hồng Kông có 41 dự án với 642 triệu USD; tiếp đến là Hàn Quốc, Malaysia,
Pháp, Nhật Bản. Về vốn ODA theo báo quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, từ khi
nối lại quan hệ với các định chế tài chính quốc tê, gần 50 nhà tài trợ đa phương và
song phương cùng 350 tổ chức chính phủ với 1.500 chương trình, dự án dành cho
Việt Nam. Đứng đầu trong các quốc gia và tổ chức trên là Nhật Bản, Ngân hàng Thế

đầu tư nước ngoài tham gia nhiều hơn vào phát triển các ngành, vùng lãnh thổ. Các
quốc gia phải nhìn nhận rõ những tác động tiêu cực của hạn chế trong đầu tư trong
bối cảnh hiện tại để từ đó thấy được nên hay không nên và hạn chế đầu tư ở mức độ
nào là hợp lý, để tránh tác động xấu đến việc thu hút đầu tư của nước ngoài, giảm
mức độ hội nhập kinh tế trong khu vực.
Đối với Việt Nam: hiện nay, vẫn tồn tại nhiều rào cản đầu tư khi doanh
nghiệp nước ngoài tìm cơ hội đầu tư vào Việt Nam, những ưu đãi đầu tư lại trở nên
kém hấp dẫn hơn trước. Đánh giá về môi trường đầu tư tại Việt Nam ông Shigeru
Takayama, cố vấn cao cấp Tổ chức Thúc đẩy Ngoại thương Nhật Bản nhận định:
“Việt Nam vẫn là một trong những lựa chọn hàng đầu tại khu vực Đông Nam Á của
các nhà đầu tư Nhật Bản nhưng rõ ràng tình hình lạc quan này không thể được duy
trì mãi nếu để một số cản ngại tồn tại kéo dài”. Ông này phân tích rằng ngành công
nghiệp hỗ trợ (supporting industry) của Việt Nam hầu như là con số 0. Không có
nguồn cung ứng (suppliers) tại chỗ buộc các nhà đầu tư phải nhập linh kiện, khiến
giá thành cao, sức cạnh tranh giảm. Ví dụ như trong ngành lĩnh vực ô tô – xe máy,
Việt Nam chỉ có 11 đơn vị hỗ trợ – cung ứng và công nghệ mới chỉ dừng lại ở khả
năng lắp ráp một vài công đoạn. Trong khi ở Thái Lan, con số này nhiều gấp 10 lần
và họ chủ động đi tìm nhà đầu tư để tự tiếp thị nhờ đó thị trường tiêu thụ bùng nổ,
dòng FDI chảy vào ồ ạt. Đây thực sự là một rào cản đầu tư của Việt Nam, buộc
chính phủ Việt Nam phải có những chính sách tạo điều kiện phát triển các ngành
công nghiệp lắp ráp, ngành công nghệ cao.
Ngoài ra quy mô của thị trường vốn VN hiện nay có lẽ là một quan ngại được
đặt lên hàng đầu, nhất là với những PE đầu tư thứ cấp khiến cho các nhà đầu tư
nước ngại khá dè dặt trong quyết định đầu tư tại Việt Nam.Một sự thực mà các quỹ
khảo sát thị trường VN đều đưa ra là sau hơn 10 năm thành lập, TTCK VN vẫn chưa
có một những loại hàng hóa cao cấp, hấp dẫn, với hàng loạt thương hiệu lớn như
Vinamilk, Hoàng Anh Gia Lai, Masan Nhà đầu tư có lẽ sẽ phải mất thêm thời gian
để đón đợi những loại "hàng hóa" từ các đại Cty, DN đang xếp hàng chờ IPO hoặc
cổ phần hóa. Một vấn đề khác, cũng là vấn đề nội tại của TTCK, là hiện tại VN
đang có quá ít các định chế tài chính trung gian, các Cty quản lý quỹ đủ lớn mạnh và

tư lành mạnh để khuyến khích thu hút các nước đầu tư vào Việt Nam. Như vậy
những hội chợ thương mại khu vưc là hoạt động thiết thực có ý nghĩa trong việc
giao lưu, mở cửa và hội nhập giữa các nền kinh tế trong khu vực.
2. Xây dựng các giải pháp phát triển khu vực tam giác vàng 3 nước Lào, Việt
Nam, Campuchia nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước trong khu vực
2.1. Giải pháp tạo nguồn vốn đầu tư
Đặc điểm nổi bật của vùng Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Namlà
sự thiếu hụt về kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội và thương mại.
Tỷ lệ dân số trong Vùng sống bằng nông nghiệp cao, nhiều nơi vẫn còn giữ
phương thức sản xuất tự cấp tự túc, sản xuất hàng hoá chưa phát triển, do vậy nguồn
vốn trong dân không đáng kể. Các doanh nghiệp tư nhân hạn chế về số lượng, chủ
yếu ở qui mô vừa và nhỏ.
Trong Tam giác phát triển, các dự án nước ngoài (ODA và FDI) hạn chế về số
lượng và qui mô do nhiều nguyên nhân; ODA chủ yếu cho xoá đói giảm nghèo và
một số hoạt động về môi trường; FDI chưa có môi trường thu hút hấp dẫn.
Thực tế trên cho thấy, giải pháp vốn đầu tư rất quan trọng, quyết định sự hình
thành và và phát triển nhanh hay chậm của Tam giác phát triển. Trước mắt cần:
- Huy động nhiều nguồn vốn tập trung đầu tư hỗ trợ chủ yếu vào các lĩnh vực
hạ tầng then chốt trong phát triển kinh tế là giao thông, thủy lợi, điện Lồng ghép
các chương trình, dự án trên từng địa bàn để quản lí và sử dụng có hiệu quả các
nguồn vốn.
- Tăng thêm nguồn vốn cho chương trình xóa đói giảm nghèo, chương trình
giải quyết việc làm ở khu vực nông thôn, nhất là các hộ nghèo thuộc đồng bào dân
tộc thiểu số vay vốn để phát triển sản xuất.
- Khuyến khích các thành phần kinh tế thực hiện ký kết hợp đồng với nông
dân về tiêu thụ sản phẩm và làm dịch vụ vốn, vật tư phục vụ sản xuất, xây dựng
phương thức thống nhất về tổ chức từ sản xuất nguyên liệu - chế biến - tiêu thụ
trong quá trình phát triển sản xuất hàng hoá trong cơ chế thị trường.
- Khuyến khích các hình thức huy động nguồn vốn trong dân, vốn từ các
doanh nghiệp để đầu tư tăng năng lực sản xuất, đầu tư phát triển các doanh nghiệp

- Ba Chính phủ có cơ chế, chính sách tài chính (ưu tiên cao nhất về thuế, hỗ
trợ vốn, ưu đãi tín dụng…) để phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng. Có chính sách tín
dụng ưu đãi đặc biệt đối với các nhà đầu tư làm ăn tại Tam giác phát triển.
(2)- Đối với các địa phương
- Phát triển các hợp tác thương mại mậu biên: Một trong những lợi thế của
Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Namlà hai tuyến hành lang Đông Tây
sẽ hình thành và chạy xuyên qua ra các cảng biển của Việt Nam. Như vậy xu thế
chung các cửa khẩu quốc gia giữa Cămpuchia và Việt Nam có nhiều khả năng được
nâng cấp thành các cửa khẩu quốc tế. Việc hình thành các cặp cửa khẩu biên giới sẽ
tác động trước tiên đến các thương mại vùng biên. Do vậy các địa phương cần phối
hợp, tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích các doanh nghiệp hợp tác phát triển
thương mại biên mậu giữa các tỉnh của khu vực Tam giác.
- Phối hợp lợi thế so sánh phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ: Trong Tam
giác phát triển, tuy các doanh nghiệp của địa phương có qui mô nhỏ, song qua một
số năm hoạt động các doanh nghiệp này cũng đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm
trong việc lựa chọn lĩnh vực đầu tư và tìm kiếm đối tác. Việc phân bố lao động
trong các tỉnh cho thấy khả năng bù trừ sự khan hiếm về lao động có tay nghề từ các
tỉnh của Việt Nam cho các tỉnh của hai nước bạn. Hiện nay đã có một số doanh
nghiệp Việt Nam đã triển khai hợp tác ở các tỉnh của Campuchia và Lào, do vậy các
địa phương cần khuyến khích các doanh nghiệp hợp tác đầu tư sản xuất, kinh doanh
và chuyển giao công nghệ.
- Phối hợp đào tạo nguồn nhân lực: Từ các nguồn kinh phí của các tổ chức
quốc tế, kinh phí xoá đói giảm nghèo, kinh phí hỗ trợ của các Phân ban Lào – Việt
Nam, Campuchia – Việt Nam xây dựng dựng các chương trình phát triển nguồn
nhân lực xuyên biên giới dành cho nông dân, giáo viên, cán bộ y tế, doanh nhân, cán
bộ quản lý nhằm nâng cao năng lực, hiểu biết về kỹ thuật và ngoại ngữ
- Chủ động, năng động trong hợp tác phát triển: Tiến độ thực hiện bản qui
hoạch phụ thuộc nhiều vào việc phân cấp giữa trung ương và địa phương của các
nước và sự chủ động, năng động của các địa phương. Các địa phương cần tận dụng
mối quan hệ láng giềng đã có đề ra nội dung hợp tác. Thông qua hoạt động hợp tác

hỗ trợ kỹ thuật và xây dựng năng lực cho 4 thành viên mới gồm Lào, Campuchia,
Việt Nam và Myanmar nhằm giúp những nước này đáp ứng nhu cầu phát triển trong
tương lai và giúp thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các thành viên trong khối.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status