nghiên cứu thực trạng nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới ở lứa tuổi thanh niên tới phá thai tại bệnh viện phụ sản hà nội - Pdf 22

1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới (NKĐSDD) là bệnh thường gặp
nhất ở phụ nữ. Tác nhân gây nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới có thể là kí
sinh trùng (nấm, trùng roi), vi khuẩn, virus Bệnh thường gặp ở lứa tuổi hoạt
động tình dục.
Nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới không gây nguy hiểm ngay đến tính
mạng người bệnh, nhưng là nguyên nhân ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản, khả
năng lao động và hoạt động tình dục [1]. Nếu không được phát hiện sớm và điều
trị kịp thời có thể gây hậu quả nặng nề như: viêm tiểu khung, vô sinh, thai ngoài
tử cung [1],[2]. Đối với phụ nữ có thai có thể gây sảy thai, thai chết lưu trong tử
cung, đẻ non, nhiễm khuẩn sơ sinh, nhiễm khuẩn hậu sản [1],[3].
Khi xã hội phát triển, hoạt động tình dục ở thanh thiếu niên diễn ra
sớm hơn và thường xuyên hơn trước. Theo nghiên cứu, tại Mỹ có 46% trẻ
vị thành niên (VTN) đã có quan hệ tình dục. Tỷ lệ này ở Newzeland là 49%
và ở Thụy Điển là 54,2% nam VTN [4]. Tại Indonesia, cơ quan kế hoạch
Quốc gia đã đưa ra thông báo hơn một nửa số thanh thiếu niên ở Jakarta đã
quan hệ tình dục trước hôn nhân [5]. Quan hệ tình dục trước hôn nhân làm
gia tăng tỷ lệ có thai ngoài ý muốn và nạo phá thai.
Vấn đề nạo phá thai ở lứa tuổi vị thành niên và thanh niên (VTN/TN)
là một thực trạng đáng báo động trên toàn thế giới. Việt Nam là quốc gia
được xếp trong các nước có tỷ lệ phá thai cao nhất thế giới nói chung và
khu vực Đông Nam Á nói riêng [6]. Theo thống kê của Hội kế hoạch hóa
gia đình Việt Nam, mỗi năm có khoảng từ 1,2 đến 1,6 triệu phụ nữ phá
thai, trong đó có khoảng 20% phụ nữ phá thai thuộc nhóm tuổi VTN/TN
[7]. Do vậy, vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản và giáo dục giới tính cũng
đang được xã hội quan tâm.
2
Trong những năm gần đây, phòng và điều trị bệnh nhiễm khuẩn đường
sinh dục dưới (NKĐSDD) là một trong mười nội dung chính của công tác
chăm sóc sức khỏe sinh sản tại Việt Nam [1]. Theo nghiên cứu của Nguyễn

chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn.
- Cổ tử cung: gồm có CTC ngoài và CTC trong.
+ Cổ tử cung ngoài: có cấu trúc biểu mô lát tầng giống biểu mô niêm
mạc ÂĐ nên cũng có khả năng chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn.
+ Cổ tử cung trong: có cấu trúc biểu mô tuyến có khả năng chế tiết chất
nhầy, trong chất nhầy của CTC chứa một số enzym kháng vi khuẩn [9].
Hình 1.1. Giải phẫu tử cung – buồng trứng [9]
4
1.1.2. Đặc điểm sinh lý của âm đạo
1.1.2.1. Dịch âm đạo
- Dịch âm đạo gồm các tế bào ÂĐ bong, chất tiết tuyến Bartholin, tuyến
Skeine, dịch thấm từ thành ÂĐ (tiết ra từ tổ chức và mao mạch của ÂĐ đã trưởng
thành), dịch ở cổ tử cung, dịch từ buồng tử cung và vòi tử cung. Dịch nhày từ
CTC kiềm tính. Các tuyến của tử cung cũng tiết dịch nhầy vào trong ÂĐ [10].
- Trong dịch ÂĐ có một vài bạch cầu, các vi khuẩn, đặc biệt là trực khuẩn
Doderlein (Lactobacilli), ngoài ra có thể thấy các vi khuẩn khác. Bình thường
dịch âm đạo không màu, hoặc hơi trắng, hơi quánh và thay đổi theo chu kỳ kinh
nguyệt. Vào thời gian phóng noãn, CTC mở rộng nhất, dịch tiết lấp đầy CTC,
dịch ÂĐ nhiều và loãng. Dịch tiết sinh lý ÂĐ có đặc điểm là không gây triệu
chứng cơ năng: kích thích, ngứa, đau, đau hay rát khi giao hợp; không gây kích
thích ÂH, ÂĐ, CTC; không mùi; không chứa nhiều bạch cầu đa nhân và không
cần điều trị [10],[11],[12].
- Khi viêm nhiễm, dịch âm đạo thay đổi. Xét nghiệm dịch âm đạo thấy vi
khuẩn Gardnerella vaginalis và các vi khuẩn khác hay ký sinh trùng như nấm
Candida, trùng roi Trichomonas vaginalis [10],[11].
1.1.2.2. Sinh hóa
Dịch ÂĐ chứa các phân tử carbonhydrat (glucose, maltose), protein,
urê, acid amin, acid béo, các ion K, Na, Cl [11],[12].
1.1.2.3. Độ pH âm đạo
Môi trường ÂĐ là acid (pH từ 3,8 đến 4,6) [1],[13]. Niêm mạc ÂĐ có

khuẩn/ml. Trong đó, trực khuẩn Doderlein (Lactobacilli) (là trực khuẩn
Gram (+), dài và mảnh) là chính, khoảng 50% - 88%, có tác dụng ức chế
sự phát triển của các vi khuẩn khác qua sự duy trì tính acid của môi
trường ÂĐ. Trong trường hợp không viêm ÂĐ, các vi khuẩn trong ÂĐ ở
trạng thái cân bằng động. Nếu vì một lý do nào đó làm sự cân bằng này
mất đi, sẽ dẫn tới viêm nhiễm âm đạo [13],[15],[16].
Cơ chế chống lại vi khuẩn của đường sinh dục dưới:
6
+ pH ÂĐ < 4,5 là môi trường không được thuận lợi cho vi khuẩn gây
bệnh phát triển. Để có được môi trường ÂĐ acid cần phải nhờ đến lượng vi
khuẩn Doderlein có sẵn trong ÂĐ chuyển glycogen có trong tế bào biểu mô
ÂĐ thành acid lactic.
+ Niêm mạc ÂĐ có dịch thấm từ tĩnh mạch, bạch mạch có đặc điểm
kháng vi khuẩn.
+ Chất nhầy CTC có các enzym kháng vi khuẩn như lycozim,
peroxydase, lactoferin.
1.1.2.4. Một số yếu tố thuận lợi làm thay đổi hệ vi khuẩn của âm đạo
- Phụ nữ có thai: biểu mô ÂĐ giải phóng ra nhiều glycogen, cùng với
trực khuẩn Doderlein trong âm đạo phân hủy glycogen thành acid lactic
làm pH âm đạo xuống thấp, tạo điều kiện cho nấm phát triển.
- Điều trị kháng sinh kéo dài, nhất là kháng sinh có hoạt động phổ
rộng sẽ gây loạn khuẩn ÂĐ.
- Điều trị liều cao hoặc kéo dài bằng Cortio-steroid.
- Điều trị các bệnh nấm.
- Thuốc diệt virus.
- Điều trị tia xạ.
- Thụt rửa âm đạo.
- Polip, khối u trong âm đạo.
- Các bệnh làm giảm miễn dịch.
- Thay đổi nội tiết theo tuổi, sử dụng thuốc tránh thai, điều trị bằng nội

khuẩn nhưng ngược lại tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển [13],[15].
8
1.2. NHIỄM KHUẨN ĐƯỜNG SINH DỤC DƯỚI
- Theo WHO nhiễm khuẩn đường sinh dục là các nhiễm khuẩn tại cơ
quan sinh dục bao gồm cả nhiễm khuẩn do bệnh lây truyền qua đường tình
dục (BLTQĐTD) và nhiễm khuẩn khác không lây qua quan hệ tình dục
(QHTD). Cả phụ nữ và nam giới đều có thể bị mắc bệnh nhiễm khuẩn đường
sinh dục [17],[18].
- Nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới có thể do các tổ chức, các vi sinh vật
bình thường hiện hữu trong đường sinh dục gây nên, do các tác nhân bên ngoài,
do QHTD, hoặc do thủ thuật y tế. NKĐSDD bao gồm nhiễm khuẩn nội sinh,
nhiễm khuẩn ngoại sinh, bệnh lây truyền qua đường tình dục [17].
- Ở phụ nữ, nhiễm khuẩn đường sinh dục bao gồm nhiễm khuẩn đường
sinh dục dưới và nhiễm khuẩn đường sinh dục trên. Trong đó, NKĐSDD là
nhiễm khuẩn tại âm hộ, âm đạo và cổ tử cung. Các tác nhân gây bệnh có thể
là vi khuẩn, virus, kí sinh trùng và nấm [18]. Trong đề tài này chúng tôi chỉ
nghiên cứu vấn đề nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới với những tác nhân gây
bệnh thường gặp: Nấm Candida, Trichomonas vaginalis, Gardnerella
vaginalis, Chlamydia trachomatis là những mầm bệnh đặc trưng cho
NKĐSDD và BLTQĐTD [19].
- Ở các nước đang phát triển, người ta thấy có một số yếu tố đặc trưng
làm tăng tỷ lệ NKĐSDD ở phụ nữ trẻ, bùng nổ đô thị hóa, vị trí thấp kém của
phụ nữ là những yếu tố quan trọng làm tăng tỷ lệ NKĐSDD. Nhiều nghiên
cứu trên thế giới gần đây đã mô tả các nhóm yếu tố liên quan đến NKĐSDD ở
phụ nữ bao gồm các nhóm yếu tố về nơi ở, khu vực dân cư (thành thị- nông
thôn); nhóm các yếu tố về cá nhân như tuổi, nghề nghiệp, học vấn ; yếu tố về
hành vi; nhóm các yếu tố nguy cơ khác liên quan đến sinh đẻ, nạo hút thai, sử
dụng các biện pháp tránh thai (BPTT).
9
Ở Việt Nam, khi nghiên cứu về NKĐSDD ở phụ nữ, hầu hết tác giả đều

ung thư [20].
1.3.1.3. Các triệu chứng lâm sàng
- Ngứa ÂH, ÂĐ ở các mức độ khác nhau. Khí hư có màu trắng đục như
váng sữa, bột hoặc sánh, có khi trông như vảy nhỏ, không hôi có thể nhiều
hoặc ít, có thể kèm theo tiểu khó, đau khi giao hợp.
- Khám lâm sàng:
+ ÂH viêm đỏ, có thể bị xây xước, nhiễm khuẩn do gãi.
+ Niêm mạc ÂĐ viêm đỏ dễ chảy máu, khí hư nhiều màu trắng như
váng sữa dính vào thành ÂĐ, túi cùng sau có nhiều khí hư như bã đậu.
+ CTC có thể bình thường hoặc viêm đỏ, phù nề.
1.3.1.4. Chẩn đoán
- Soi tươi tìm nấm: nhỏ nước muối sinh lý vào khí hư rồi soi dưới kính
hiển vi sẽ thấy các bao tử nấm Candida có hình bầu dục hoặc tròn, có chồi
hoặc không có chồi, kích thước từ 3-6µm và phải có ít nhất 3 bào tử nấm nằm
trong một vi trường [1],[10].
- Nhuộm Gram: xác định nấm khi thấy có từ 3-5 bào tử nấm ở dạng nẩy
chồi trên một vi trường bắt màu Gram dương. Phương pháp này dễ tiến hành
cho kết quả nhanh, cho độ đặc hiệu là 99%.
- Nuôi cấy: dùng tăm bông lấy bệnh phẩm nuôi cấy trong môi trường
thạch Sabouraud trong vài giờ và ủ ấm trong nhiệt độ 37
0
C. Khuẩn lạc
Candida có mầu trắng ngà và sền sệt [21].
- Đo pH ≤ 4,5 [1],[10],[21].
11
1.3.2. Viêm âm đạo do Trichomonas vaginalis
1.3.2.1. Đặc điểm vi sinh học
- Trichomonas vaginalis là một loại trùng roi chuyển động, hình tròn,
kích thước từ 10-20µm thuộc loại đơn bào kỵ khí [21].
- Trichomonas vaginalis ký sinh chủ yếu trong âm đạo và trong niệu đạo

nhiều loại vi khuẩn khác nhau nên đổi tên thành Barterial vaginalis [10],[14].
- Barterial vaginalis đặc trưng bởi sự thay thế trực khuẩn Lactobacillus
bằng các vi khuẩn kỵ khí Mobiluncus, Mycoplasma hominis, Bacteroides
species, Gardnerella vaginalis trong môi trường âm đạo. Các vi khuẩn này
gây nên viêm âm đạo không đặc hiệu [10],[14],[21].
- Những vi khuẩn kỵ khí này sản xuất ra các enzym phân hủy protein thành
các acid amin như: putrescine, cadaverine và trimethy lamine. Trong môi trường
kiềm, các acid amin này sẽ biến đổi thành dạng bay hơi và tạo lên mùi cá ươn [14].
1.3.3.2. Các yếu tố nguy cơ
- Phụ nữ có quan hệ tình dục với nhiều người và với người nhiễm
Gardnerella vaginalis thì có tỷ lệ mắc bệnh cao.
- Phụ nữ sử dụng dụng cụ tử cung có tỷ lệ nhiễm Gardnerella vaginalis
cao hơn những phụ nữ không sử dụng dụng cụ tử cung.
- Thai ngén làm tăng khả năng nhiễm Gardnerella vaginalis.
- pH âm đạo >4,5 thuận lợi cho việc nhiễm Gardnerella vaginalis [14].
1.3.3.3. Triệu chứng lâm sàng
- Ra khí hư nhiều, hôi, rất khó chịu, đặc biệt sau khi giao hợp hoặc
dùng xà phòng kiềm tính [14].
- Người bệnh có thể thấy ngứa và khó chịu ở âm hộ, âm đạo. Tuy
vậy, khoảng 50% phụ nữ nhiễm Gardnerella vaginalis không có các triệu
chứng nói trên.
- Khám thấy âm đạo có khí hư lỏng, thuần nhất, màu trắng hoặc xám,
mùi hôi tanh. Niêm mạc âm đạo thường không viêm đỏ.
13
1.3.3.4. Chẩn đoán
- Theo WHO, để chẩn đoán là viêm âm đạo do Gardnerella vaginalis
cần có ít nhất 3 trong 4 tiêu chuẩn sau [10],[14],[23].
+ Khí hư loãng, trắng, đồng nhất dính vào thành âm đạo.
+ pH dịch âm đạo >4,5.
+ Test sniff dương tính: là thấy mùi cá ươn khi nhỏ vài giọt KOH 10%

- Phát hiện Chlamydia bằng phản ứng miễn dịch xét nghiệm, chẩn đoán
Chlamydia nhanh (Best One-step Chlamydia Trachomotis) là xét nghiệm sắc
ký miễn dịch dùng kháng thể đơn dòng và đa vòng để xác định Chlamydia
Trachomotis. Phương pháp này có độ nhạy và độ đặc hiệu cao, rẻ tiền và cho
kết quả rất cao [25].
- Kỹ thuật miễn dịch gắn men ELISA được dùng để phát hiện Chlamydia,
phương pháp này thích hợp trong điều tra với số lượng lớn các đối tượng.
1.4. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ VỊ THÀNH NIÊN VÀ THANH NIÊN
1.4.1. Vị thành niên - Thanh niên
Khái niệm vị thành niên vẫn chưa thống nhất ở nhiều Quốc gia và trong
khu vực. Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), vị thành niên là những người trong
độ tuổi từ 10-19 tuổi, phân chia lứa tuổi này thành 3 giai đoạn [17]:
- Giai đoạn vị thành niên sớm, tương đương với tuổi thiếu niên (nam: 12-
14 tuổi, nữ: 10-12 tuổi).
- Giai đoạn vị thành niên giữa, tương đương với tuổi thiếu niên lớn
(nam: 14-16 tuổi, nữ: 13-16 tuổi).
- Giai đoạn cuối vị thành niên, tương đương với tuổi thanh niên (nam:
17-19 tuổi, nữ: 16-18 tuổi).
Ở Việt Nam, vị thành niên là những người trong độ tuổi 10-19, thanh
niên trẻ là những người trong độ tuổi 15-24.
Khái niệm vị thành niên và thanh niên dùng để chỉ người trong độ
tuổi 10-24 [18].
15
1.4.2. Vị thành niên – thanh niên và Sức khỏe sinh sản
Sức khỏe sinh sản (SKSS) thanh, thiếu niên bắt đầu được quan tâm và
nghiên cứu tại Hội nghị Quốc tế về dân số năm 1994 tại Cairo Ai Cập [26].
Kiến thức về chăm sóc SKSS, biến đổi của cơ thể, phát triển hiểu biết
về tình dục học và sức khỏe tình dục là những mặt quan trọng của SKSS trong
suốt đời người. Ngoài ra, những vấn đề khác của tuổi thanh niên như tình yêu,
quan hệ tình dục, phòng tránh thai, nạo hút thai, sinh đẻ ở tuổi thanh niên,

động có giá trị nhân văn lớn trên thế giới: kiểm soát dân số, chống đại dịch
HIV/AIDS, bình đẳng nam nữ.
1.4.4. Tình trạng hoạt động tình dục và bệnh lây truyền qua đường tình
dục ở lứa tuổi thanh niên
Ngày nay, VTN/TN phát triển sớm. Do vậy, VTN hoạt động tình dục
sớm hơn trước và cũng từ đó các BLTQĐTD có xu hướng ngày càng gia tăng
trên thế giới [33],[34].
Tại Châu Phi, năm 1996 một nghiên cứu cho biết 41% nữ tuổi 15-16 và
15% nam tuổi 15-16 đã có QHTD. Đến 17-18 tuổi sự khác nhau về giới
không còn. Trình độ học vấn không ảnh hưởng đến hoạt động tình dục của
nữ. Tuy nhiên, tỷ lệ hoạt động tình dục của nữ còn đang đi học thấp hơn so
với nhóm đã nghỉ học, còn tỷ lệ ở nam thì ngược lại. Thanh niên lớn tuổi hoạt
động tình dục nhiều so hơn VTN [35].
Tại Mỹ (2010), ở lứa tuổi 15 khoảng 27% VTN nữ và 33% VTN nam
có hoạt động tình dục. Đến tuổi 17 thì tỷ lệ này tăng đến 50% và 66%
tương ứng cho nam và nữ [36].
Theo điều tra quốc gia tại Croatia (2007) với học sinh phổ thông 15-19
tuổi cho thấy 28% nam, 17% nữ có QHTD trước 16 tuổi [37].
17
Theo đánh giá của WHO, hàng năm có 250 triệu người mới nhiễm các
BLTQĐTD, tỷ lệ này cao nhất ở độ tuổi 20-24, tiếp theo là độ tuổi 15-29.
Những người trẻ tuổi là nhóm có nguy cơ cao bởi có QHTD nhưng ít dùng
biện pháp tránh thai (BPTT) bao cao su. Nhiều người lây nhiễm và mắc
HIV/AIDS từ khi còn dưới 20 tuổi. Cũng theo WHO, 1/20 số người nữ VTN
mắc BLTQĐTD mỗi năm [38].
Hiện nay, nghiên cứu về tỷ lệ NKĐSDD ở đối tượng VTN/TN có rất ít,
chủ yếu là sự hiểu biết về BLTQĐTD.
Hậu quả của hoạt động tình dục sớm làm cho tỷ lệ BLTQĐTD và thai
nghén không mong muốn tăng lên [39].
1.4.5. Vấn đề nạo hút thai ở VTN/TN

Viêm nhiễm đường sinh dục dưới là một vấn đề y tế công cộng. Theo
ước tính của WHO, chỉ tính riêng các bệnh lây truyền tình dục, hàng năm có
khoảng 333 triệu người mới mắc [22]. Thống kê cũng cho thấy NKĐSDD là
một bệnh thường gặp ở người phụ nữ, khoảng 75% số phụ nữ trong suốt đời
sống sinh sản có ít nhất một lần bị NKĐSDD [38].
Thanh niên dễ mắc các bệnh NKĐSDD, theo một số báo cáo thu được
kết quả như sau:
Tại Nigeria (1995) điều tra của Brabin L. và cs cho thấy tỷ lệ nữ giới
tuổi 17- 19 nhiễm C.trachomatis là 8% và 44% có các triệu chứng nhiễm
khuẩn đường sinh dục [44] .
Theo Nzyuko S. và cs ở Kenya (1997) cho thấy 90% nữ giới lứa tuổi 15-
19 đã có quan hệ tình dục và khoảng 50% có dấu hiệu mắc BLTQĐTD [45].
Năm 2001, Claeys P. và cs điều tra tình hình NKĐSDD ở 326 bệnh nhân
đến khám sản phụ khoa tại bệnh viện ở Azerbaijan thấy tỷ lệ lưu hành các
bệnh là giang mai (2,2%); C.trachomatis (3,1%); lậu cầu (2,8%); T.vaginalis
(7,1%); Candida (33,1%) và B.vaginalis (32,5%) [46].
19
Năm 2002, Nghiên cứu của Ness R. B. và cs ở 1200 phụ nữ có nguy cơ
cao mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục thấy thụt rửa ÂĐ ít nhất 1 lần
trong một tháng làm tăng tỷ lệ nhiễm B. vaginalis (OR= 1,3) [60].
Tại Bangladesh (2003) Begum A. và cs tiến hành điều tra tỷ lệ viêm
nhiễm đường sinh dục ở 284 phụ nữ có thai thấy rằng tỷ lệ nhiễm B.
vaginalis: là 17,7%, 1,4% trường hợp nhiễm T. vaginalis và 3% có phản
ứng giang mai dương tính. Tình trạng nhiễm B. vaginalis có liên quan với
điều kiện kinh tế xã hội, điều kiện kinh tế càng thấp thì tỷ lệ nhiễm B.
vaginalis càng cao [47] .
Ở Nhật Bản (2004), Shimano S. và cs điều tra ở 6083 phụ nữ đến khám
thai tại bệnh viện ở Otaru thấy tỷ lệ nhiễm B.vaginalis; C.trachomatis và
Mobinluncus spp. là 18,2%; 4,2% và 4,1% [48].
Tại vương quốc Anh (2005), theo Brabin L. khi nghiên cứu 127 nữ thanh

9,3%. Không có trường hợp nào nhiễm lậu cầu và T.vaginalis [51].
Năm 2013, Thạch Thùy Linh nghiên cứu NKĐSDD ở 62 phụ nữ có thai
3 tháng đầu tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, tỷ lệ viêm âm hộ là 14,5%;
viêm âm đạo 71%; viêm lộ tuyến cổ tử cung là 25,8%. Trong đó, nhiễm nấm
Candida 11,6%; Bacterial vaginalis 5,1%; không có trường hợp nào nhiễm
Trichomonas vaginalis, NKĐSDD cao nhất ở độ tuổi 21 đến 25 (38,7%) và
thấp nhất là độ tuổi trên 35 (4,8%) [52].
Một nghiên cứu khác của Trần Thị Phương Mai (2001) trên 1000 phụ nữ
độ tuổi từ 19-44 đến khám phụ khoa tại BVPSHN, nhà hộ sinh Hai Bà Trưng
và Khoa sản Bệnh viện Thanh Nhàn – Hà Nội cho thấy, tỷ lệ viêm âm hộ
13,7%; viêm âm đạo 44,9%; viêm cổ tử cung 51,2%; viêm lộ tuyến cổ tử
cung 31,7%. Kết quả xét nghiệm vi sinh vật đã xác định tỷ lệ nhiễm Candida
11,1%; T.vaginalis 1,3%; G.vaginalis 3,8%; C.trachomatis 4,4%. Không có
trường hợp nào nhiễm Lậu cầu [53].
21
Năm 2010, Nguyễn Duy Ánh báo cáo tỷ lệ nhiễm khuẩn đường sinh dục
dưới ở phụ nữ có chồng ở độ tuổi 18- 49 (Hà Nội) chiếm 78,4%. Trong đó,
nhiễm khuẩn âm hộ 16,7%; nhiễm khuẩn âm đạo 36,3%; viêm cổ tử cung
26,5%. Trong số 588 phụ nữ được nghiên cứu tại nội thành nguyên nhân do
Bacterial vaginalis chiếm 47,9%; Candida 24,8%; Chlamydia trachomatis
18,5%; tỉ lệ nhiễm HPV 7,5%; thấp nhất là Trichomonas vaginalis 2,4%. Trong
số 588 phụ nữ nghiên cứu tại ngoại thành, các tác nhân do Bacterial vaginalis
46,3%; nấm Candida 36,6%, Chlamydia trachomatis 25,7%; tỉ lệ nhiễm HPV
11,1%; thấp nhất cũng là Trichomonas vaginalis 2,6%. Nhiễm Chlamydia
trachomatis và nấm Candida là có sự khác biệt giữa nội thành và ngoại thành [8].
Năm 2001, Đỗ Thị Thu Thủy nghiên cứu tình hình NKĐSDD ở 300 phụ
nữ có thai trong 3 tháng cuối tại Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng, tỷ lệ nhiễm
nấm Candida 61,3%; T.vaginalis 0,67%; G.vaginalis 3,7%; C.trachomatis
6,67%, lậu cầu 0,33% [54].
Điều tra của Lê Thanh Bình ở đối tượng đến khám tại phòng khám phụ

- Phụ nữ có rối loạn tâm thần.
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu và cỡ mẫu
2.3.1.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
23
2.3.1.2. Cỡ mẫu
Cỡ mẫu nghiên cứu được tính theo công thức:
2
2
)2/1(
p)(
)1(
ε
α
pp
Zn

=

Chọn:
n: cỡ mẫu
Z
2
1-
α
/2
:hệ số tin cậy

= 1,96
p: tỷ lệ mắc NKĐSDD = 0,784 (Tỷ lệ NKĐSDD khoảng 78,4% theo

nông hoặc sâu, mất lớp biểu mô lát, có khí hư ở CTC.
- Có thể kết hợp các hình thái lâm sàng.
2.4.2.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán vi sinh
- Nấm Candida:
+ Soi tươi tìm bào tử nấm có chồi.
+ Mỗi vi trường có ít nhất 3 bào tử nấm.
+ Tất cả các bệnh phẩm đều được đọc trên 10 vi trường.
- Trichomonas vaginalis:
+ Soi tươi thấy Trichomonas di động theo kiểu vừa xoay vừa giật lùi.
- Gardnerella vaginalis:
Khi có ít nhất 3 trong 4 tiêu chuẩn sau:
+ Khí hư thuần nhất, trắng, xám, mùi hôi.
+ Độ pH ÂĐ > 4,5.
+ Thử nghiệm Sniff dương tính.
+Tế bào Clue cells: có trên 20% tế bào biểu mô ÂĐ trở thành tế
bào Clue cells.
- Chlamydia trachomatis:
Theo phương pháp sắc ký miễn dịch để tìm kháng nguyên
Chlamydia trachomatis ở ống CTC bằng test thử nhanh.
2.4.3. Phân loại NKĐSDD theo hình thái lâm sàng
25
Phân loại NKĐSDD theo hình thái lâm sàng có: viêm ÂH; viêm ÂĐ;
viêm CTC và có thể kết hợp.
2.5. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
SƠ ĐỒ LẤY MẪU
(Theo quy trình xét nghiệm tại khoa xét nghiệm bệnh viện Phụ sản Hà Nội)

Siêu âm tính tuổi thai ≤12
Đón tiếp khách hàng- chọn
vào đối tượng nghiên cứu


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status