nghiên cứu kết quả sớm ghép tế bào gốc tạo máu đồng loại điều trị lơ xê mi cấp dòng tủy tại viện huyết học – truyền máu trung ương - Pdf 22

1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Lơ xê mi (LXM) cấp là nhóm bệnh thường gặp nhất trong các bệnh
máu ác tính, đặc trưng chủ yếu là sự tăng sinh và tích lũy các tế bào non ác
tính hệ tạo máu (tế bào blast) trong tủy xương và máu ngoại vi. Tế bào ác tính
lấn át và ức chế quá trình sinh sản và biệt hóa của các tế bào tạo máu bình
thường tại tủy xương. LXM cấp bao gồm 2 nhóm chính là LXM cấp dòng tủy
(AML) và LXM cấp dòng lympho. Theo thống kê ở Mỹ, tỷ lệ mắc bệnh LXM
cấp vào khoảng 2,3/100.000 dân, chiếm khoảng 1,2% các bệnh ung thư. Thời kỳ
1997 – 1999, theo Trần Thị Minh Hương và cộng sự, bệnh LXM cấp là bệnh
gặp nhiều nhất tại Viện Huyết Học – Truyền máu TW, chiếm 38.5% các bệnh
máu ác tính, trong đó AML chiếm 54.6%.
Có nhiều phương pháp điều trị AML như hóa chất, tia xạ, ghép tế bào
gốc tạo máu tự thân hoặc đồng loại,… Cho đến nay thì ghép tế bào gốc tạo
máu đồng loại vẫn là phương pháp duy nhất có khả năng chữa khỏi bệnh.
Năm 2008 Viện Huyết Học – Truyền Máu Trung Ương đã thực hiện thành
công ca ghép tế bào gốc tạo máu đồng loại đầu tiên. Tính đến tháng 8/2012,
Viện đã tiến hành ghép tế bào gốc đồng loại cho 11 trường hợp, trong đó có 2
AML. Nhằm đẩy mạnh hoạt động ghép tế bào gốc và đánh giá hiệu quả bước
đầu của phương pháp này trong điều trị AML, đề tài “Nghiên cứu kết quả sớm
ghép tế bào gốc tạo máu đồng loại điều trị lơ xê mi cấp dòng tủy tại viện
Huyết Học – Truyền máu Trung Ương” được tiến hành với 2 mục tiêu:
1. Nhận xét kết quả sớm ngay sau ghép tế bào gốc tạo máu đồng loại ở
bệnh nhân LXM cấp dòng tủy.
2. Mô tả một số biến chứng sớm ở bệnh nhân LXM cấp dòng tủy sau ghép
tế bào gốc tạo máu đồng loại.
2
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về bệnh LXM cấp
1.1.1. Định nghĩa

M7 trong đó mỗi thể bệnh có những đặc điểm khác nhau,.
b. Phân loại WHO (2001 và 2008)
Theo WHO 2001 tiêu chuẩn chẩn đoán xác định LXM cấp được giảm
xuống chỉ cần tế bào non ác tính ≥ 20% tổng số tế bào có nhân trong tủy. Việc
thay đổi này giúp chẩn đoán sớm bệnh và có hướng điều trị kịp thời.
Theo WHO 2008 có nhiều thể bệnh LXM cấp dòng tủy có những rối
loạn về di truyền, từ đó giúp cho việc tiên lượng bệnh nhân và có những phác
đồ phù hợp cho từng cá thể, từng kiểu đột biến.
Phân loại này gồm 4 nhóm lớn:
AML với những bất thường về di truyền: t(8;21)(q22;q22), inv(16)
(p13;q22), t(16;16)(p13;q22),…
AML với những rối loạn đa dòng
AML và hội chứng rối loạn sinh tủy
AML không xếp loại gồm: AML biệt hóa tối thiểu, AML dòng tủy-
mono, AML dòng mono, AML dòng hồng cầu,…
4
c. Phân loại theo nhóm tiên lượng
Theo NCCN 2013, LXM cấp dòng tủy được chia thành 3 nhóm tiên
lượng dựa trên phân tích di truyền tế bào và sinh học phân tử:
Nhóm tiên lượng Di truyền tế bào Sinh học phân tử
Tốt
inv(16) hoặc t(16;16)
t(8;21)
t(15;17)
Nhiễm sắc thể bình thường:
NPM1 dương tính/ FLT3-
ITD âm tính
CEPBA dương tính
Trung bình
Nhiễm sắc thể bình

ghép tủy xương cho bệnh nhân LXM cấp dòng tủy và cho đến nay đây vẫn
là phương pháp duy nhất giúp điều trị khỏi bệnh. Năm 1968, Ellison lần
đầu tiên sử dụng Cytarabin để điều trị LXM cấp dòng tủy. Vào thập niên
80, các nhà khoa học Trung Quốc đã sử dụng ATRA (All- Trans Retionic
Acid) trong điều trị LXM cấp thể M3,,.
Mục đích của điều trị LXM cấp là tạo ra và duy trì tình trạng lui bệnh
hoàn toàn cho bệnh nhân. Điều trị gồm 2 giai đoạn: giai đoạn tấn công nhằm
đạt lui bệnh hoàn toàn và giai đoạn điều trị sau lui bệnh nhằm đảm bảo tình
trạng lui bệnh và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.
1.2.1. Điều trị tấn công với LXM cấp dòng tủy.
Hai nhóm thuốc được sử dụng nhiều nhất hiện nay là Anthracyclin và
Arabinosylcytosin. Phác đồ chuẩn “3+7”: Daunorubicin 45 – 60 mg/m
2
da/ngày
trong 3 ngày và ara-C 100 – 200 mg/ m
2
da/ ngày trong 7 ngày. Daunorubicin
có thể dùng đến liều 90 mg/m
2
da/ngày. 1 tuần sau khi ngừng thuốc bệnh
nhân được làm tủy đồ, nếu còn > 10% bạch cầu non ác tính thì nên lặp lại
phác đồ 1 lần nữa. Tỷ lệ lui bệnh hoàn toàn có thể đạt tới 70%, thời gian lui
bệnh hoàn toàn khoảng 1 – 1.5 năm. Sử dụng ara-C liều cao trong điều trị
tấn công LXM cấp dòng tủy được chứng minh hiệu quả trong nhiều nghiên
cứu, tuy nhiên cũng tăng độc tính của thuốc so với liều chuẩn.
Riêng LXM cấp thể M3, ATRA là một dẫn xuất của vitamin A hiện
nay đang được sử dụng để điều trị nhắm đích. Thuốc được sử dụng lần đầu
tiên vào năm 1986 và hiện nay đang là lựa chọn hàng đầu trong điều trị
LXM cấp thể M3. Phác đồ chuẩn phối hợp ATRA và đa hóa trị liệu có thể
6

7
tế bào gốc của bệnh nhân) và ghép đồng loại (lấy tế bào gốc từ người hiến
phù hợp hệ kháng nguyên bạch cầu người - HLA).
Đối với bệnh nhân trên 60 tuổi
Nhóm bệnh nhân trên 60 tuổi thường mắc các bệnh phổ biến như bệnh
tim, bệnh thận, bệnh mạch máu, … gây khó khăn cho việc điều trị hóa chất.
Thêm vào đó bệnh nhân lớn tuổi có tỷ lệ karyotype tiên lượng xấu ( 5q-, 7q-)
và hội chứng rối loạn sinh tủy cao hơn bệnh nhân trẻ tuổi. Các nghiên cứu
cũng chỉ ra rằng tế bào lơ xê mi ở bệnh nhân lớn tuổi ít có khả năng trải
qua apoptosis sau khi điều trị với Cytarabin và Daunorubicin. Gen kháng
đa thuốc cũng thường gặp trên tế bào lơ xê mi của bệnh nhân lớn tuổi hơn là
bệnh nhân trẻ tuổi,.
Lowenberg và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu trên 29 bệnh nhân trên
60 tuổi, 21/29 bệnh nhân được dùng hóa trị liệu và 8/29 bệnh nhân chỉ điều trị
hỗ trợ. Kết quả cho thấy thời gian sống thêm trung bình là 21 tuần với nhóm
bệnh nhân dùng hóa trị liệu và 11 tuần với nhóm bệnh nhân không dùng hóa
trị liệu. Tuy nhiên việc lựa chọn phác đồ điều trị là hết sức khó khăn, không
có phác đồ chuẩn cho bệnh nhân trên 60 tuổi. Trong thử nghiệm CALGB, ở
bệnh nhân trẻ tuổi phác đồ Cytarabin liều cao đã cho thấy hiệu quả hơn so với
dùng liều thấp, tỷ lệ sống không bệnh 4 năm là 44% và tỷ lệ sống toàn bộ 4
năm là 46%. Tuy nhiên ở bệnh nhân trên 60 tuổi, chỉ có 29% bệnh nhân hoàn
thành tất cả 4 chu kỳ hóa trị liệu, trong đó tỷ lệ sống không bệnh 4 năm là
16% và tỷ lệ sống thêm toàn bộ 4 năm là 9%. Độc tính thần kinh xảy ra ở
30% bệnh nhân trên 60 tuổi.
Ghép tế bào gốc tạo máu đối với bệnh nhân trên 60 tuổi cũng được cân
nhắc do nguy cơ tử vong tăng theo tuổi. Do sự phát triển của phương pháp
điều kiện hóa giảm liều, hy vọng ghép tế bào gốc tạo máu của những bệnh
nhân lớn tuổi được tăng lên. Trong 1 nghiên cứu, 19 bệnh nhân tuổi trung
8
bình 64 tuổi được chẩn đoán LXM cấp dòng tủy hoặc rối loạn sinh tủy có

Biểu đồ 1.1: So sánh tỷ lệ sống thêm không bệnh giữa 3 nhóm
Theo thời gian, cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, hiệu quả
của ghép TBG tạo máu đồng loại cũng được nâng cao rõ rệt. Theo nghiên
cứu của Keating và cs (2012), tỷ lệ sống thêm không bệnh 5 năm của ghép
đồng loại là 61%, cao hơn ghép tự thân là 50% với p < 0,05. Tỷ lệ tái phát
bệnh sau ghép đồng loại cũng thấp hơn ghép tự thân (23% so với 47%)
với p < 0,001
10
Biểu đồ 1.2: Tỷ lệ sống thêm không bệnh của ghép đồng loại và tự thân
Biểu đồ 1.3: Tỷ lệ tái phát bệnh sau ghép đồng loại và tự thân
Theo NCCN 2013, LXM cấp dòng tủy được chia thành 3 nhóm tiên
lượng nguy cơ tái phát dựa trên di truyền tế bào và sinh học phân tử: nhóm
nguy cơ thấp – tiên lượng tốt, nhóm nguy cơ trung bình – tiên lượng trung
bình và nhóm nguy cơ cao – tiên lượng xấu. Kế hoạch điều trị sẽ được xây
dựng cho từng bệnh nhân tùy theo việc bệnh nhân được xếp vào nhóm tiên
lượng nào. Các nghiên cứu cho thấy đối với nhóm tiên lượng tốt, hiệu quả
11
điều trị bằng ghép tế bào gốc đồng loại ngay sau đợt lui bệnh đầu tiên không
khác biệt so với hóa trị liệu, mặt khác các biến chứng còn nặng nề hơn. Các
nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ tái phát của nhóm bệnh nhân tiên lượng trung
bình là 50% và xấu lên tới 80%. Thêm vào đó các phác đồ hóa trị liệu đối với
các bệnh nhân tái phát thường có đáp ứng rất kém. Chính vì vậy ghép tế bào
gốc tạo máu đồng loại ngay sau đợt lui bệnh đầu tiên trở thành lựa chọn hàng
đầu cho nhóm bệnh nhân này.
1.3.1. Người hiến tế bào gốc
Người hiến tế bào gốc tốt nhất là anh chị em ruột có HLA phù hợp với
bệnh nhân. Anh em sinh đôi cùng trứng xét trên quan điểm miễn dịch là
người hiến lý tưởng nhất vì có cùng hệ gen. Tuy nhiên tỷ lệ tái phát của
những trường hợp ghép sinh đôi cùng trứng thường cao hơn. Điều này có thể
giải thích là do khi ghép sinh đôi cùng trứng không có được hiệu ứng ghép

khoảng 21 nước và lưu trữ khoảng 170.000 đơn vị máu cuống rốn. Cho đến
nay ghép tế bào gốc tạo máu bằng máu cuống rốn đã được thực hiện cho trên
4200 bệnh nhân trên toàn thế giới.
1.3.3. Phác đồ điều kiện hóa
Mục đích của điều trị điều kiện hóa trước ghép là để tiêu diệt tối đa các
tế bào bất thường trong tủy xương nhằm đạt được lui bệnh hoàn toàn kéo dài
và bền vững. Bên cạnh đó, phác đồ điều kiện hóa còn có khả năng loại trừ hệ
thống miễn dịch của người bệnh nhằm phòng ngừa thải ghép.
Tia xạ toàn thân là phương pháp điều kiện hóa có hiệu quả cao đối với
2 mục đích diệt tủy và ức chế miễn dịch. Phương pháp này không gây kháng
thuốc chéo đồng thời tia xạ lại có thể tới được những nơi mà thuốc và hóa
chất không thể tới được. Tuy nhiên, phương pháp tia xạ có thể gây rất nhiều
13
biến chứng như tăng nguy cơ ghép chống chủ, viêm phổi, ung thư thứ phát,
vô sinh, chậm phát triển về trí tuệ cũng như thể chất ở trẻ em.
Phác đồ điều kiện hóa phối hợp tia xạ và Cyclophosphamide đã trở
thành phác đồ điều kiện hóa chuẩn cho ghép tế bào gốc tạo máu đồng loại từ
những năm 80 của thế kỷ trước. Tuy nhiên do độc tính cao của phương pháp
tia xạ toàn thân, đồng thời do một số trung tâm không đủ điều kiện để thực
hiện tia xạ nên có rất nhiều tác giả đã nghiên cứu xây dựng các phác đồ điều
kiện hóa không có tia xạ. Năm 1983 phác đồ phối hợp Busulfan với
Cyclophosphamide đã lần đầu tiên được ứng dụng thành công trong ghép tủy
cho bệnh nhận LXM cấp dòng tủy.
Nhiều nghiên cứu về bệnh ghép chống chủ nhận thấy nhóm bệnh nhân
có ghép chống chủ thường có tỷ lệ tái phát thấp hơn nhóm không có biến
chứng này. Các tác giả cho rằng các tế bào có thẩm quyền miễn dịch của
người hiến khi chống lại các tế bào của người nhận gây ra ghép chống chủ
còn chống lại cả các tế bào bất thường gây ra phản ứng ghép chống khối u.
Kết luận này dẫn đến ý tưởng xây dựng một dạng phác đồ điều kiện hóa gọi là
điều kiện hóa giảm liều (RIC) để giảm tác dụng ức chế miễn dịch ở mức đủ

đáp ứng với kháng sinh, nuôi cấy vi khuẩn âm tính), ban đỏ > 25% diện tích
da cơ thể và không do dị ứng, phù phổi không do thừa dịch (nguyên nhân tim
mạch), tắc mạch phổi hoặc suy tim,… Có thể dẫn đến suy hô hấp cấp tiến
triển (ARDS) và suy đa tạng gây tử vong trong quá trình ghép. Các triệu
chứng cần được phân biệt với hội chứng mao mạch yếu (capillary leak
syndrome), bệnh ghép chống chủ cấp tính trong ghép đồng loại. Các triệu
chứng đáp ứng rất nhạy với Corticoid, thường điều trị bằng Methyprednisolon
liều 1mg/kg cân nặng/ ngày trong 3 ngày sau đó giảm liều dần. Sự xuất hiện
của hội chứng mọc mảnh ghép có thể là dấu hiệu báo trước cho bệnh ghép
chống chủ trong ghép đồng loại.
Tiêu chuẩn chính:
 Sốt ≥ 38,5 độ C và không có bằng chứng nhiễm trùng
15
 Ban đỏ trên da > 25% diện tích cơ thể không do dị ứng thuốc
 Phù phổi không do bệnh lý tim mạch
Tiêu chuẩn phụ:
 Rối loạn chức năng gan: Billirubin toàn phần>2 mg/dl, men gan tăng
trên 2 lần giới hạn bình thường.
 Suy thận: Creatinin tăng trên 2 lần giá trị bình thường
 Tăng cân nhanh, tốc độ tăng cân trên 2,5 lần
 Bệnh não thoáng qua không tìm thấy nguyên nhân.
Chẩn đoán hội chứng mọc mảnh ghép khi có đủ 3 tiêu chuẩn chính
hoặc có 2 tiêu chuẩn chính và ít nhất 1 tiêu chuẩn phụ.
Các yếu tố ảnh hưởng đến mọc mảnh ghép
Sử dụng G-CSF: Từ năm 1990 đến 2003, 32 nghiên cứu thử nghiệm
lâm sàng đã được tiến hành để đánh giá ảnh hưởng của G-CSF (yếu tố kích
thích tăng trưởng dòng hạt) và GM-CSF (yếu tố kích thích tăng trưởng dòng
hạt-mono) đối với mọc mảnh ghép dòng bạch cầu hạt trung tính sau ghép.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thời gian bạch cầu hạt trung tính hồi phục có
thể rút ngắn hơn từ 4 đến 7 ngày khi dùng G-CSF và GM-CSF. Các yếu tố

aplasia- PRCA). PRCA gặp ở khoảng 10-15% bệnh nhân ghép diệt tủy hàn
toàn và khoảng 10-30% ở các bệnh nhân ghép diệt tủy không hoàn toàn.
PRCA được xác định khi giảm hồng cầu lưới kéo dài trên 60 ngày sau ghép,
không thấy các tế bào đầu dòng hồng cầu trong tủy xương và phụ thuộc
truyền máu. Cần loại trừ các nguyên nhân khác như là có kháng thể miễn dịch
đồng loài, tan máu, nhiễm khuẩn, bệnh tái phát. Điều trị PRCA bằng trao đổi
huyết tương để loại bỏ các kháng thể hoặc sử dụng Erythropoietin đều không
hiệu quả. Kháng thể miễn dịch đồng loài chỉ ảnh hưởng đến dòng hồng cầu ở
giai đoạn sau của quá trình biệt hóa, khi mà các phân tử kháng nguyên nhóm
máu hệ ABO xuất hiện trên bề mặt hồng cầu.
Các yếu tố trì hoãn mọc mảnh ghép dòng hồng cầu:
17
 Điều kiện hóa diệt tủy không hoàn toàn
 Có anti-A isohemagglutinin (người hiến nhóm A, người nhận nhóm O):
thời gian anti-A biến mất là 144 ngày so với anti-B là 35 ngày.
 Không có GVHD
 Dùng CSA đơn độc dự phòng GVHD
Mọc mảnh ghép dòng tiểu cầu
Các yếu tố trì hoãn mọc mảnh ghép dòng tiểu cầu trong ghép tủy tự
thân gồm:
 Nguồn TBG tủy xương
 Ghép điều trị AML
 CMV dương tính
 Nhiễm trùng trước mọc mảnh ghép
Các yếu tố trì hoãn mọc mảnh ghép dòng tiểu cầu trong ghép tủy đồng loại
gồm:
 Người hiến không cùng huyết thống
 Bệnh lý không phải lơ xê mi kinh dòng hạt
 Tuổi cao
 Nam giới

trong thời gian truyền Cyclophosphamide.
Viêm tắc tĩnh mạch trên gan (VOD): Biểu hiện bằng các triệu chứng
đặc trưng như vàng da, gan to và đau, phù do giữ nước. Bệnh thường xuất
19
hiện khoảng 30 – 45 ngày sau ghép. Nguyên nhân là do độc tính với gan của
hóa chất dùng để điều kiện hóa như là Cyclophophamide. Các thuốc này khi
chuyển hóa qua hệ thống Enzym Cytochrome P-450 của gan sẽ tạo ra rất
nhiều sản phẩm độc. Những sản phẩm độc này sẽ được chuyển hóa thành
không độc nhờ hệ thống Enzym Glutathion và được thải trừ khỏi cơ thể. Khi
quá trình này mất cân bằng dẫn đến các sản phẩm độc không được chuyển
hóa và gây tổn thương gan. Tỷ lệ mắc VOD dao động khoảng 20 – 50% bệnh
nhân được điều kiện hóa bằng tia xạ toàn thân + Cyclophophamide hoặc
Busulfan + Cyclophophamide. Việc sử dụng các phác đồ điều kiện hóa giảm
liều (RIC) và Fludarabin thay cho Cyclophophamide có thể hạn chế nguy cơ
xuất hiện biến chứng VOD ,,.
Hội chứng mọc mảnh ghép (ES): Xuất hiện khi một lượng lớn
Cytokine được giải phóng từ các tổ chức bị tổn thương sau điều kiện hóa và
bởi sự phục hồi nhanh chóng của bạch cầu hạt trung tính. Các triệu chứng
thường xuất hiện trong vòng 72 giờ sau khi bạch cầu hạt trung tính hồi phục,
bao gồm sốt cao không do nhiễm trùng (không đáp ứng với kháng sinh, nuôi
cấy vi khuẩn âm tính), ban đỏ > 25% diện tích da cơ thể và không do dị ứng,
tràn dịch màng phổi không do thừa dịch, tắc mạch phổi hoặc suy tim,… Điều
trị bằng Methyprednisolon liều 1mg/kg cân nặng/ ngày trong 3 ngày sau đó
giảm liều dần, bệnh nhân thường có đáp ứng rất tốt,.
Các phác đồ điều kiện hóa thường gây ra tình trạng giảm các tế bào
máu kéo dài từ 10 – 28 ngày cho đến khi hồi phục lại hệ thống sinh máu. Số
lượng bạch cầu hạt trung tính giảm nặng dẫn đến tình trạng nhiễm trùng, đặc
biệt là nhiễm nấm, biểu hiện có thể từ nhẹ như sốt đơn thuần đến nặng như
nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn và tử vong. Tình trạng suy giảm miễn
dịch do phác đồ điều kiện hóa và các thuốc ức chế miễn dịch liều cao có thể

bệnh Sjogren. Bệnh ghép chống chủ mãn tính thường kéo dài nhiều năm và có
thể gây viêm phế quản mãn, viêm giác – kết mạc, viêm xơ và hẹp thực quản,
giảm hấp thu, nhiễm trùng đường mật và suy giảm miễn dịch không hồi phục.
Các biến chứng liên quan đến hoạt động của các tuyến nội tiết được
nhiều tác giả đề cập đến. Thường gặp nhất là suy giáp trạng, xảy ra vào thời
điểm 6 tháng đến 1 năm sau ghép. Đa số phụ nữ không có khả năng rụng
trứng sau ghép, một số bệnh nhân nam cũng bị vô sinh sau ghép. Tuy nhiên
bằng kỹ thuật lưu trữ trứng và tinh trùng trước ghép, biến chứng này có thể
khắc phục được.
Ung thư thứ phát sau ghép cũng là một trong các biến chứng muộn của
ghép mà không thể không nhắc tới. Hội chứng rối loạn sinh tủy và lơ-xê-mi cấp
là các ung thư thứ phát hay gặp sau ghép. Loại hóa chất và cường độ của các
phác đồ điều kiện hóa chính là các yếu tố nguy cơ của các ung thư thứ phát.
1.4. Tình hình nghiên cứu ghép tế bào gốc tạo máu đồng loại trong và ngoài
nước
Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu so sánh giữa nhóm bệnh nhân
được ghép tế bào gốc tạo máu và nhóm bệnh nhân không có người hiến phù
hợp. Nghiên cứu EROTC – GIMEMA AML 10 cho thấy thời gian sống thêm
không bệnh (DFS) và thời gian sống thêm toàn bộ (OS) của nhóm bệnh nhân
ghép cao hơn một cách có ý nghĩa thống kê so với nhóm không có người hiến
tế bào gốc phù hợp: 43% so với 18% và 50% so với 29%. Nghiên cứu UK
MRC AML 10 trial thực hiện trên 1063 bệnh nhân cũng cho thấy có sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê về thời gian sống thêm không bệnh giữa nhóm bệnh
nhân ghép và nhóm không được ghép: 50% so với 42%, và tỷ lệ tái phát giữa
hai nhóm là: 36% so với 52%.
22
Hiện nay trong nước đã có 3 cơ sở thực hiện thành công ghép tế bào
gốc tạo máu đồng loại: Viện Huyết Học – Truyền Máu Trung Ương, Bệnh
viện Nhi Trung Ương và Bệnh viện Truyền Máu Huyết Học TP Hồ Chí Minh.
Tế bào gốc được lấy từ nhiều nguồn khác nhau: tủy xương, máu ngoại vi, máu

Huyết học – Truyền máu Trung ương thông qua.
2.1.2. Các tiêu chuẩn lựa chọn người hiến tế bào gốc
- Anh chị em ruột của bệnh nhân, phù hợp HLA A, B và DR ≥ 5/6 allens.
- Không nhiễm HIV, không có HBV và HCV giai đoạn tiến triển
- Không mắc các bệnh mạn tính khác.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu: Can thiệp lâm sàng
- Bước 1: Lựa chọn bệnh nhân và lựa chọn người hiến phù hợp.
- Bước 2: Làm các xét nghiệm trước ghép cho bệnh nhân và người hiến.
- Bước 3: Tiến hành quy trình huy động, thu gom tế bào gốc ở người
hiến và tiến hành điều trị phác đồ điều kiện hóa cho bệnh nhân.
24
- Bước 4: Truyền tế bào gốc cho bệnh nhân.
- Bước 5: Theo dõi sau ghép: mọc mảnh ghép, biến chứng,
- Bước 6: Xử trí các biến chứng sau ghép (nếu có).
Sơ đồ nghiên cứu
2.2.2. Các xét nghiệm, quy trình được sử dụng trong nghiên cứu.
Ứng dụng quy trình ghép tế bào gốc được mô tả trong “Quy trình kỹ
thuật bệnh viện” tập III đã được Bộ Y tế ban hành năm 2005.
Lựa chọn bệnh nhân AML
(Đạt đủ các tiêu chuẩn chọn bệnh nhân)
Lựa chọn người hiến, huy động,
thu gom, bảo quản TBG
Làm các xét nghiệm trước ghép TBG
cho bệnh nhân AML
Điều trị phác đồ điều kiện hóa, dự
phòng ghép chống chủ cho BN

tế bào CD34+ ≥ 10 tế bào/ µl tiến hành gạn tế bào gốc bằng máy COBE –
Spectra. Mỗi lần tiến hành gạn ít nhất 3 lần thể tích máu của người hiến.

Trích đoạn Các xét nghiệm đánh giá mọc mảnh ghép khác Biến chứng do sử dụng hóa chất liều cao trong điều kiện hóa diệt tủy Biến chứng do sử dụng CSA trong dự phòng GVHD
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status