167 Hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Kiểm toán Việt Nam thực hiện - Pdf 22

Khóa luận tốt nghiệp ĐH Kinh tế quốc dân
LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Kiểm toán là lĩnh vực đang dần được khẳng định và chiếm vị trí quan
trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Mặc dù mới ra đời và phát triển trong hơn
15 năm nhưng số lượng các công ty kiểm toán đã ngày càng gia tăng, chứng
tỏ nhu cầu đối với lĩnh vực này ngày càng cao. Trong đó, sự ra đời của Công
ty Kiểm toán Việt Nam (VACO) được đánh dấu là một mốc lịch sử cho ngành
kiểm toán tại Việt Nam.
Kiểm toán Báo cáo tài chính luôn là dịch vụ truyền thống và chiếm tỷ
trọng lớn trong doanh thu của các công ty kiểm toán hiện nay. Trước xu thế
hội nhập như ngày nay các công ty kiểm toán độc lập ở Việt Nam luôn phải
đặt ra yêu cầu không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ của mình để có thể
đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và cạnh tranh với các công ty kiểm
toán nước ngoài.
Trong đó đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán là một bước vô cùng
quan trọng để giúp cho các công ty kiểm toán xây dựng một kế hoạch kiểm
toán hợp lý góp phần nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả của cuộc kiểm
toán. Tuy nhiên, thực tế hiện nay việc đánh giá trọng yếu ở các công ty vẫn
còn nhiều điểm chưa hoàn thiện do đây là một công việc khó và đòi hỏi trình
độ phán xét của kiểm toán viên. Được đánh giá là một trong những công ty có
quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán khá hoàn chỉnh và tiêu
chuẩn, trong thời gian thực tập tại VACO em đã có cơ hội tiếp xúc và so sánh
giữa lý thuyết và thực tế và nhận ra được rất nhiều kiến thức cũng như kinh
nghiệm quý báu. Chính vì vậy, em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện quy trình
đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính
do Công ty Kiểm toán Việt Nam thực hiện” để nghiên cứu, phát triển cho
Luận văn tốt nghiệp của mình.
Tống Thị Huyền Trang Kiểm toán 45A
Khóa luận tốt nghiệp ĐH Kinh tế quốc dân
Mục đích nghiên cứu của đề tài

Chương 1: Cơ sở lý luận về trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong
kiểm toán báo cáo tài chính
Chương 2: Thực tiễn đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong
kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty Kểm toán Việt Nam
Chương 3: Nhận xét, kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện quy
trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài
chính tại Công ty Kiểm toán Việt Nam.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo TS. Nguyễn Thị Phương Hoa cùng
các anh chị tại Công ty Kiểm toán Việt Nam đã có những hướng dẫn chỉ bảo
tận tình cho em để em có thể hoàn thành tốt Luận văn của mình.
Sinh viên
Tống Thị Huyền Trang
Tống Thị Huyền Trang Kiểm toán 45A
Khóa luận tốt nghiệp ĐH Kinh tế quốc dân
CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN
TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.1. KHÁI NIỆM TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN
1.1.1. Trọng yếu
Theo từ điển Tiếng Việt, “Trọng yếu là một tính từ để chỉ sự quan trọng
thiết yếu. Một sự vật hay một địa danh đi kèm với trọng yếu đều mang ý
nghĩa quan trọng”.
Trọng yếu là một thuật ngữ quan trọng trong kế toán, kiểm toán.
Nguyên tắc trọng yếu cần chú trọng đến những vấn đề mang tính cốt yếu,
quyết định bản chất và nội dung của sự vật, sự kiện kinh tế phát sinh. Chính
vì vậy khái niệm trọng yếu được đề cập ở rất nhiều tài liệu trong nước cũng
như quốc tế. Có thể trích dẫn một số tài liệu sau:
Theo Bản công bố về chuẩn mực kiểm toán số 47 (SAS 47): “kiểm toán
viên nên xem xét rủi ro kiểm toán và vấn đề trọng yếu trong khi lập kế hoạch
kiểm toán và thiết kế các thủ tục kiểm toán cũng như khi đưa ra kết luận kiểm

của sai phạm (kể cả bỏ sót) thông tin tài chính hoặc đơn lẻ hoặc từng nhóm,
mà trong bối cảnh cụ thể nếu dựa vào các thông tin này để xét đoán thì sẽ
không chính xác hoặc rút ra kết luận sai lầm”.
Từ rất nhiều các định nghĩa ở trên ta thấy rằng dù ở trên thế giới hay
Việt Nam “trọng yếu” đều được quan niệm như một thuật ngữ dùng để thể
hiện tầm quan trọng của một thông tin hay một số liệu kế toán trong Báo cáo
tài chính mà nếu thiếu nó hoặc thiếu chính xác của thông tin đó sẽ ảnh hưởng
đến nhận thức của người sử dụng Báo cáo tài chính, từ đó dẫn đến sai lầm
trong việc đánh giá thông tin và ra các quyết định quản lý. Sự tương đồng
Tống Thị Huyền Trang Kiểm toán 45A
Khóa luận tốt nghiệp ĐH Kinh tế quốc dân
giữa kiểm toán và quản lý này đã dẫn đến tính tất yếu phải lựa chọn nội dung
kiểm toán tối ưu, vừa đánh giá đúng bản chất của đối tượng kiểm toán, vừa
đáp ứng kịp thời nhu cầu của người quan tâm với giá phí kiểm toán thấp trên
cơ sở thực hiện tốt chức năng kiểm toán.
Bởi vậy, để giải quyết yêu cầu trên trong khái niệm “trọng yếu” đã bao
hàm hai mặt liên quan tới nhận thức đối tượng: Quy mô hay tầm cỡ (mặt
lượng) và vị trí hay tính hệ trọng (mặt chất) của phần nội dung cơ bản.
 Về quy mô
Nhiều kế toán viên và kiểm toán viên mong muốn có được một con số
tuyệt đối chỉ dẫn cho họ về trọng yếu. Nhưng điều này là rất khó vì trọng yếu
là một khái niệm tương đối hơn là tuyệt đối và trong thực tế rất khó để ấn
định một con số cụ thể về tầm cỡ cho những điểm cốt yếu của nội dung kiểm
toán, đặc biệt là khi có các yếu tố tiềm ẩn. Một con số có thể là trọng yếu với
công ty này nhưng không trọng yếu với công ty khác. Bởi vậy, kiểm toán viên
thường quan tâm tới quy mô tương đối hơn quy mô tuyệt đối.
Quy mô tương đối là mối quan hệ tương quan giữa đối tượng cần đánh
giá với một số gốc. Số gốc thường khác nhau trong những tình huống cụ thể.
Chẳng hạn, với báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, số gốc có thể là doanh
thu thuần; với bảng cân đối kế toán, số gốc có thể là tổng tài sản hoặc tài sản

Thứ hai, quy mô của các khoản mục, nghiệp vụ không chỉ xét về quy
mô bằng con số tuyệt đối mà còn phải trong tương quan với các đối tượng
kiểm toán khác. Về định lượng đó là những tỷ lệ của các khoản mục, nghiệp
vụ so với một cơ sở tính toán như tổng tài sản, tổng doanh thu, lợi nhuận
trước thuế…Và cũng tùy vào bản chất mà khi tính toán ta nên cộng dồn hay
tách riêng các khoản mục, nghiệp vụ, sai sót có liên quan.
Tống Thị Huyền Trang Kiểm toán 45A
Khóa luận tốt nghiệp ĐH Kinh tế quốc dân
Thứ ba, quy mô trọng yếu còn phụ thuộc vào đối tượng và mục tiêu
của cuộc kiểm toán là kiểm toán tài chính, kiểm toán nghiệp vụ với các chức
năng xác minh hay xác minh, tư vấn….
 Về tính chất
Trong kiểm toán Báo cáo tài chính, kiểm toán viên đánh giá tính trọng
yếu cần tuỳ thuộc vào loại hình, quy mô doanh nghiệp. Đồng thời cần có sự
am hiểu tài chính kế toán, các quy định pháp luật với doanh nghiệp và dựa
vào kinh nghiệm nghề nghiệp của kiểm toán viên.
Các khoản mục nghiệp vụ được coi là trọng yếu thường bao gồm: các
khoản mục, nghiệp vụ có gian lận hoặc chứa đựng khả năng gian lận và các
khoản mục, nghiệp vụ có sai sót hệ trọng.
Các khoản mục, nghiệp vụ có gian lận hoặc có chứa khả năng gian
lận: Gian lận và sai sót đều dùng để chỉ các sai phạm nói chung, tuy nhiên
giữa chúng lại có sự khác nhau cơ bản. Với cùng một quy mô tiền tệ, gian lận
thường được chú trọng hơn sai sót vì nó làm người ta nghĩ đến tính trung thực
và độ tin cậy của các nhà quản lý và các thành viên có liên quan. Do đó, một
hành vi gian lận luôn được coi trọng bất kể quy mô của nó là bao nhiêu. Các
khoản mục, nghiệp vụ có gian lận hoặc có chứa khả năng gian lận thường bao
gồm:
- Các nghiệp vụ đấu thầu, giao thầu và giao dịch không hợp pháp vì
có thể có sự móc nối giữa các bên nhằm thu lợi cho cá nhân;
- Các nghiệp vụ thanh lý tài sản: có khả năng có sự liên kết giữa

Các khoản mục, nghiệp vụ có sai sót (không cố ý) hệ trọng:
- Các nghiệp vụ này thường do trình độ, năng lực yếu kém và tính
thiếu cẩn trọng của kế toán viên;
Tống Thị Huyền Trang Kiểm toán 45A
Khóa luận tốt nghiệp ĐH Kinh tế quốc dân
- Các khoản mục, nghiệp vụ có sai sót ở quy mô lớn hoặc có chênh
lệch lớn với các kỳ trước hoặc giữa các nguồn thông tin có liên quan;
- Các nghiệp vụ vi phạm nguyên tắc kế toán và pháp lý nói chung có
thể dẫn đến sai lầm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến người sử dụng thông tin vì
nó khiến ta nghĩ đến tính trung thực và độ tin cậy của Ban quản trị hoặc của
những cá nhân có liên quan khác;
- Các khoản mục, nghiệp vụ có sai sót lặp lại nhiều lần: việc các sai
sót lặp lại nhiều lần cho dù quy mô của sai sót là không lớn thì vẫn gây một
sự nghi ngờ về năng lực của kế toán viên và vấn đề xem xét quản lý sổ sách
không được chặt chẽ. Hơn nữa, tổng hộ các sai sót nhỏ có thể là một sai sót
lớn ảnh hưởng đến Báo cáo tài chính;
- Các khoản mục, nghiệp vụ có ảnh hưởng nghiêm trọng đến kỳ sau;
- Các sai sót có ảnh hưởng tới lợi nhuận;
- Các khoản mục, nghiệp vụ là đầu mối hoặc gây hậu quả liên quan
đến nhiều khoản mục, nghiệp vụ khác.
Việc nhận định và đưa ra ý kiến kiểm toán phụ thuộc rất nhiều vào các
khoản mục, nghiệp vụ liên quan đến bản chất đối tượng kiểm toán. Vì vậy,
khái niệm trọng yếu đã đặt ra yêu cầu xác định nội dung kiểm toán với
nguyên tắc không bỏ qua các khoản mục, nghiệp vụ có quy mô lớn và có tính
hệ trọng, phản ánh bản chất đối tượng. Vi phạm nguyên tắc này có nghĩa là
không nắm vững nội dung của trọng yếu thì kiểm toán viên đã tạo ra rủi ro
cho cuộc kiểm toán. Do đó, khi đánh giá tính trọng yếu của một nội dung hay
một phát hiện kiểm toán cụ thể, kiểm toán viên phải xem xét trên cả hai mặt là
quy mô và bản chất của vấn đề, từ đó mới đưa ra quyết định hợp lý về tính
trọng yếu, đảm bảo mục tiêu và chất lượng cuộc kiểm toán.

Khóa luận tốt nghiệp ĐH Kinh tế quốc dân
xác định tương ứng đối với từng loại đối tượng kiểm toán. Rủi ro bao gồm ba
bộ phận: Rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện.
Theo Các văn bản chỉ đạo kiểm toán quốc tế số 25 (IAG 25) - Trọng
yếu và rủi ro trong kiểm toán: “Rủi ro kiểm toán là những rủi ro mà kiểm toán
viên có thể mắc phải khi đưa ra những nhận xét không xác đáng về các thông
tin tài chính và đó là các sai sót nghiêm trọng. Ví dụ, kiểm toán viên có thể
đưa ra ý kiến chấp nhận toàn bộ về một Báo cáo tài chính mà không biết rằng
báo cáo này có những sai sót nghiêm trọng”.
1.1.2.2. Các loại rủi ro kiểm toán
Rủi ro tiềm tàng: “là rủi ro tiềm ẩn, vốn có do khả năng từng nghiệp
vụ, từng khoản mục trong Báo cáo tài chính chứa đựng sai sót trọng yếu khi
tính riêng rẽ hoặc tính gộp, mặc dù có hay không hệ thống kiểm soát nội bộ”.
(Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400: Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ).
Chẳng hạn như doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực có sự thay đổi nhanh
về kỹ thuật rất có thể dẫn đến khả năng có sai sót cao ở khoản mục hàng tồn
kho trên Báo cáo tài chính do không lập dự phòng giảm giá đầy đủ đối với
những hàng hóa bị lỗi thời; hay khoản mục tiền trên Báo cáo tài chính thường
có khả năng sai sót cao do tiền là loại tài sản nhạy cảm với gian lận.
Mức độ rủi ro tiềm tàng phụ thuộc vào đặc điểm tình hình kinh doanh
của khách thể kiểm toán, loại hình kinh doanh và cả năng lực nhân viên của
khách thể kiểm toán. Kiểm toán viên không tạo ra và cũng không kiểm soát
rủi ro tiềm tàng mà họ chỉ đánh giá chúng. Việc đánh giá rủi ro tiềm tàng có
thể được thực hiện từ nhiều nguồn khác nhau như từ cuộc kiểm toán năm
trước hay từ những tìm hiểu về ngành nghề kinh doanh, chính sách kế toán,
tài chính của khách thể kiểm toán.
Tống Thị Huyền Trang Kiểm toán 45A
Khóa luận tốt nghiệp ĐH Kinh tế quốc dân
Đánh giá rủi ro tiềm tàng có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì trên cơ sở
đó kiểm toán viên dự kiến những công việc, thủ tục kiểm toán sẽ được thực

1.1.3. Mối quan hệ giữa trọng yếu và rủi ro kiểm toán
Trọng yếu và rủi ro kiểm toán có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau. Đó
là mối quan hệ tỷ lệ nghịch. Mức trọng yếu càng cao thì rủi ro kiểm toán càng
thấp và ngược lại nếu mức trọng yếu có thể chấp nhận được giảm xuống thì
rủi ro kiểm toán sẽ tăng lên vì khi đó giá trị sai sót có thể bỏ qua giảm xuống.
Mối quan hệ này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định nội dung, lịch
trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán sẽ áp dụng.
Không những thế cả trọng yếu và rủi ro kiểm toán đều ảnh hưởng đến
tính đầy đủ của bằng chứng kiểm toán cần thu thập. Đó là mối quan hệ tỷ lệ
thuận: nếu mức độ trọng yếu và mức độ rủi ro kiểm toán càng cao thì số
lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập càng nhiều.
Số lượng bằng chứng kiểm toán sẽ phải nhiều lên khi kiểm toán các
khoản mục có tính trọng yếu cao. Chẳng hạn, khi kiểm toán một đơn vị sản
xuất thì số lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập để đạt được mục tiêu
kiểm toán đối với hàng tồn kho bao giờ cũng phải lớn hơn so với số lượng
bằng chứng cần thu thập cho khoản trả trước. Và cũng tương tự như với tính
trọng yếu, thông thường số lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập sẽ tăng
lên trong những trường hợp có nhiều khả năng sai phạm.
Tống Thị Huyền Trang Kiểm toán 45A
Khóa luận tốt nghiệp ĐH Kinh tế quốc dân
Bảng 1.1: Các mối quan hệ giữa của rủi ro kiểm toán với bằng chứng
phải thu thập
Trường
hợp
Rủi ro
kiểm toán
Rủi ro
tiềm tàng
Rủi ro
kiểm soát

Đối với rủi ro kiểm toán: cơ sở để đánh giá rủi ro chính là các yếu tố
bao hàm trong mỗi loại rủi ro.
Rủi ro tiềm tàng là rủi ro tồn tại sai sót trọng yếu không kể đến hoạt
động kiểm soát nội bộ và kiểm toán, vì vậy, cơ sở đánh giá là những tồn tại
tiềm tàng thuộc về bản chất của đối tượng như: đặc điểm kinh doanh của
khách hàng, công việc ngành nghề kinh doanh, bản chất hệ thống kế toán…
Rủi ro kiểm soát là khả năng tồn tại sai sót trọng yếu khi đã kể đến hiệu
lực của hệ thống kiểm soát nội bộ, vì vậy, cơ sở để tiến hành đánh giá chính là
bộ máy kế toán, hệ thống Kiểm soát nội bộ. Đánh giá rủi ro kiểm soát chính là
quá trình đánh giá cách thiết kế, tính liên tục và hiệu quả hoạt động của hệ
thống Kiểm soát nội bộ trong việc ngăn ngừa và phát hiện các sai sót nghiêm
trọng.
Rủi ro phát hiện là rủi ro mà các kiểm toán viên không phát hiện ra các
sai sót nghiêm trọng trong quá trình kiểm toán, vì vậy, cơ sở đánh giá nó
chính là việc thực hiện các bước kiểm toán, phạm vi tiến hành kiểm toán và
sự tuân thủ các Chuẩn mực kiểm toán của kiểm toán viên.
Đối với rủi ro tài khoản: để lựa chọn cơ sở cho việc đánh giá rủi ro tài
khoản, cần quan tâm đến mối quan hệ chặt chẽ giữa trọng yếu và rủi ro. Mối
quan hệ đó thể hiện ngay trong khái niệm rủi ro kiểm toán: “rủi ro kiểm toán
là rủi ro mà kiểm toán viên mắc phải khi đưa ra ý kiến chấp nhận không thích
hợp về Báo cáo tài chính khi vẫn tồn tại những sai sót trọng yếu”. Trong mọi
cuộc kiểm toán thì trọng yếu và rủi ro có quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau. Khi
kiểm toán viên đánh giá là có nhiều khoản mục trọng yếu trên Báo cáo tài
chính và cần tiến hành kiểm tra, xem xét nhiều khoản mục, nghiệp vụ để rủi
ro kiểm toán thấp, nghĩa là khả năng còn tồn tại những sai sót trọng yếu là
thấp. Ngược lại, khi kiểm toán viên đánh giá là có ít hơn các khoản mục trọng
yếu thì sẽ có ít hơn các khoản mục, nghiệp vụ phải kiểm tra, xem xét thì rủi ro
còn tồn tại những sai sót trọng yếu là lớn hơn.
Tống Thị Huyền Trang Kiểm toán 45A
Khóa luận tốt nghiệp ĐH Kinh tế quốc dân

các sai sót trọng yếu. ở giai đoạn thực hiện kiểm toán, việc đánh giá trọng yếu
có thể khác so với giai đoạn chuẩn bị, có thể do sự thay đổi hoàn cảnh và
cũng có thể do kiểm toán viên thu thập thêm những hiểu biết về khách hàng
của mình. Cụ thể, sau khi thiết lập được mức trọng yếu có thể chấp nhận
được, kiểm toán viên tiến hành các thủ tục kiểm toán theo kế hoạch để phát
hiện các sai phạm, sau đó áp dụng mức trọng yếu đã xây dựng để đánh giá
ảnh hưởng của các sai phạm đó, từ đó đề xuất các biện pháp xử lý. Để đánh
giá mức độ trọng yếu, quy mô của các khoản mục, nghiệp vụ không chỉ xét về
con số tuyệt đối mà phải xét trong tương quan với toàn bộ đối tượng kiểm
toán. Về định lượng, đó là những tỷ lệ của các khoản mục, nghiệp vụ so với
một cơ sở để tính toán như: tổng tài sản, lợi nhuận trước thuế,…Tuỳ quan hệ
cụ thể với đối tượng cụ thể của kiểm toán, có thể tính riêng biệt hay cộng dồn
các khoản mục, nghiệp vụ cụ thể hay các sai sót có liên quan. Tính trọng yếu,
nếu đánh giá về quy mô tương đối, có ba mức độ khác nhau để so sánh:
 Quy mô nhỏ: không trọng yếu
Thông thường, một khoản mục, một loại nghiệp vụ luôn có quy mô nhỏ
trên Bảng Cân đối kế toán hay Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh thì việc
phản ánh đúng hay sai nghiệp vụ này không ảnh hưởng đến quy mô chung
trên đối tượng kiểm toán và từ đó không ảnh hưởng đến nhận thức về đối
tượng này cùng những quyết định đưa ra trên cơ sở đã được kiểm toán. Các
khoản mục, nghiệp vụ này cũng không thể hiểu một cách bất biến, chẳng hạn,
một khoản mục vật liệu phụ có thể không trọng yếu trong sản xuất mặt hàng
này nhưng lại trọng yếu trong việc sản xuất mặt hàng khác, có thể trọng yếu
trong thời kỳ này nhưng không trọng yếu trong thời kỳ trước,…
 Quy mô lớn nhưng chưa đủ mức quyết định nhận thức về đối
tượng: có thể không trọng yếu
Tống Thị Huyền Trang Kiểm toán 45A
Khóa luận tốt nghiệp ĐH Kinh tế quốc dân
Thông thường, một khoản mục có quy mô lớn sẽ ảnh hưởng đến nhận
thức về tình hình tài chính của đơn vị, và từ đó ảnh hưởng đến các quyết định

“Auditing” của tác giả W.Morley Lemon, Alvin A.Arens, Jame K.Loebbecke
một phương pháp được công nhận phổ biến thì vận dụng đánh giá trọng yếu
trong một cuộc kiểm toán bao gồm 5 bước cơ bản: (1) Ước lượng sơ bộ ban
đầu, (2) Phân bổ ước lượng ban đầu cho các bộ phận, (3) Ước tính tổng số sai
sót trong từng bộ phận, (4) Ước tính sai sót kết hợp, (5) So sánh sai số kết hợp
với ước lượng ban đầu. Trong đó, hai bước đầu tiên được thực hiện trong giai
đoạn lập kế hoạch kiểm toán, ba bước sau được thực hiện trong giai đoạn thực
hiện kiểm toán.
Các bước trong quá trình vận dụng tính trọng yếu được thể hiện ở sơ đồ
sau:
Nguồn: “Kiểm toán” - Alvin Arren, sách dịch, tr176.
 Bước 1: Ước lượng ban đầu về tính trọng yếu
Nguồn: “Kiểm toán”, Alvin Arren, sách dịch
Tống Thị Huyền Trang Kiểm toán 45A
Bước 1 Ước lượng sơ bộ về tính trọng yếu
Bước 2
Phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng
yếu cho các bộ phận
Bước 3 Ước tính tổng số sai trong bộ phận
Bước 4 Ước tính sai số kết hợp
Bước 5
So sánh sai số tổng hợp ước tính với ước
lượng ba đầu hoặc xem xét lại ước lượng
ban đầu về tính trọng yếu
Lập kế hoạch
phạm vi của các
khảo sát
Đánh giá các
kết quả
Khóa luận tốt nghiệp ĐH Kinh tế quốc dân

như đánh giá khả năng sai sót và chi phí thực hiện kiểm tra đối với khoản mục
để xác lập mức trọng yếu cho khoản mục đó.
Tống Thị Huyền Trang Kiểm toán 45A
Khóa luận tốt nghiệp ĐH Kinh tế quốc dân
Nhìn chung, dù ở mức độ nào thì việc xác lập mức trọng yếu cũng là
một công việc mang tính xét đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên và mức
ước lượng này có thể thay đổi bất cứ lúc nào trong suốt cuộc kiểm toán nếu
kiểm toán viên nhận thấy sự thay đổi ở một trong các yếu tố được dùng để
xác định mức ước lượng ban đầu hoặc đơn thuần chỉ do một quyết định của
kiểm toán viên cho rằng mức ước lượng ban đầu là quá lớn hoặc quá nhỏ.
Kiểm toán viên cần chú ý những yếu tố ảnh hưởng sau khi xây dựng
mức ước lượng ban đầu về tính trọng yếu vì nó có thể có tác động lớn đến sự
phán xét của kiểm toán viên:
- Vì tính trọng yếu là một khái niệm tương đối hơn là tuyệt đối và gắn
liền với quy mô của khách hàng nên việc xác nhận một mức ước lượng ban
đầu về tính trọng yếu cho tất cả các khách hàng là điều không thể thực hiện
được. Với cùng một mức quy mô, ở công ty này có thể là trọng yếu nhưng ở
công ty khác lại chỉ là một con số nhỏ.
- Yếu tố định lượng của tính trọng yếu: Quy mô sai phạm thường
được xem là một yếu tố quan trọng để xác định sai phạm đó có trọng yếu hay
không. Chính ví vậy, việc có được một cơ sở để đánh giá một sai phạm có
trọng yếu hay không là một điều hết sức cần thiết. Trên thực tế người ta
thường dùng các chỉ tiêu như: thu nhập trước thuế, tài sản lưu động, tổng vốn
dài hạn, nợ ngắn hạn… để làm cơ sở đánh giá tính trọng yếu trong đó thu
nhập trước thuế là chỉ tiêu quan trọng nhất do đây được xem là khoản mục
mang tính thông tin then chốt đối với người sử dụng.
- Yếu tố định tính của tính trọng yếu: Bên cạnh việc xem xét yếu tố
định lượng của tính trọng yếu, kiểm toán viên nên xem xét cả yếu tố định
tính. Vì có một số loại sai phạm đối với người sử dụng này lại quan trọng hơn
so với những người sử dụng khác mặc dù có cùng quy mô sai phạm.

Khóa luận tốt nghiệp ĐH Kinh tế quốc dân
Việc phân bổ ước lượng này được tiến hành cho cả hai hướng sai sót:
sai sót thừa (số tiền trên báo cáo vượt quá số tiền thực tế) và sai sót thiếu (số
tiền trên báo cáo nhỏ hơn số tiền thực tế). Trên thực tế việc dự đoán những
khoản mục nào có chứa sai sót là điều rất khó nên nó thường do những kiểm
toán viên có nhiều kinh nghiệm thực hiện. Qua kinh nghiệm chuyên môn của
mình, kiểm toán viên có thể phát hiện khả năng sai sót của một khoản mục
không vượt quá một số tiền cụ thể nào đó, đó chính là mức ước lượng ban đầu
được phân bổ cho khoản mục đó. Tương tự, kiểm toán viên xem xét khả năng
và chi phí thu thập bằng chứng kiểm toán đối với mỗi khoản mục. Các khoản
mục mà việc thu thập bằng chứng đòi hỏi chi phí lớn về mặt thời gian và tiền
bạc, đặc biệt là các khoản mục không có cơ sở để dự đoán và khó có khả năng
thu thập đầy đủ bằng chứng, thì mức phân bổ là cao hơn so với các khoản
mục khác. Có thể minh hoạ cách trình bày bước phân bổ này như sau (cho các
tài khoản trong mục tài sản lưu động).
Bảng 1.3: Bảng phân bổ mức trọng yếu ban đầu cho các khoản mục
Tài khoản Sai số có thể chấp nhận
Sai số thừa Sai số thiếu
Tiền
Các khoản phải thu
Hàng tồn kho
Chi phí trả trước
Tài sản cố định
….
Ước lượng ban đầu về tính trọng yếu
Nguồn: “Kiểm toán” - Alvin Arren, sách dịch, tr180.
1.2.3. Đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm
toán
Cũng như đánh giá trọng yếu, đánh giá rủi ro trong giai đoạn lập kế
hoạch là một bước công việc hết sức quan trọng. Một trong những cách


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status