Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở trẻ em dưới 5 tuổi dân tộc tày huyện bắc sơn tỉnh lạng sơn, năm 2012 - Pdf 22

B GIO DC V O TO B Y T
TRNG I HC Y H NI
DNG TH HU
TìNH TRạNG DINH DƯỡNG Và MộT Số YếU Tố
LIÊN QUAN ở TRẻ EM DƯớI 5 TUổI DÂN TộC TàY
HUYệN BắC SƠN TỉNH LạNG SƠN NĂM 2012
KHểA LUN TT NGHIP BC S Y KHOA
KHểA 2007 2013
H NI 2013
B GIO DC V O TO B Y T
TRNG I HC Y H NI
DNG TH HU
TìNH TRạNG DINH DƯỡNG Và MộT Số YếU Tố
LIÊN QUAN ở TRẻ EM DƯớI 5 TUổI DÂN TộC TàY
HUYệN BắC SƠN TỉNH LạNG SƠN NĂM 2012
KHểA LUN TT NGHIP BC S Y KHOA
KHểA 2007 2013
NGI HNG DN:
PGS.TS. NGUYN PHNG HOA
H NI 2013
LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy giáo, cô giáo Bộ môn Y học gia
đình cùng toàn thể các thầy cô giáo Trường Đại học Y Hà Nội, các thầy cô
Phòng Đào tạo và Thư viện đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ em trong thời
gian học tập và thực hiện khóa luận.
Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn
Phương Hoa – Phó Trưởng Bộ môn Y học gia đình– người đã trực tiếp hướng
dẫn và chỉ bảo em tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành
khóa luận.
Để thực hiện khóa luận này, em không thể không nhắc đến và biết ơn
sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú thuộc Trung tâm Y tế huyện Bắc Sơn

H/A : Chiều cao theo tuổi
NCHS : Trung tâm thống kê sức khỏe quốc gia (Mỹ)
SDD : Suy dinh dưỡng
TTDD
:
Tình trạng dinh dưỡng
UNICEF : Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc
VDD : Viện dinh dưỡng
WHO : Tổ chức Y tế thế giới
W/H : Cân nặng theo chiều cao
W/A : Cân nặng theo tuổi
MỤC LỤC
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
9
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhu cầu dinh dưỡng là một trong những nhu cầu cơ bản của sự sống,
hàng ngày mỗi người đều cần đến các chất dinh dưỡng thiết yếu khác nhau. Do
vậy, dinh dưỡng đóng một vai trò rất quan trọng trong sự tồn tại và phát triển
trong suốt cuộc đời của con người, đặc biệt đối với trẻ em là cơ thể đang lớn và
phát triển [3], [10].
Do những đòi hỏi phát triển nhanh của cơ thể, ăn uống cần thỏa mãn nhu
cầu dinh dưỡng cao, nhưng với một cơ thể còn rất non nớt nên thường nảy sinh
những vấn đề do ăn uống làm ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ [13]. Đặc biệt, ở
một số khu vực có điều kiện kinh tế-xã hội chưa phát triển, tình trạng thiếu
lương thực, thực phẩm còn diễn ra phổ biến, hoàn cảnh môi trường sống kém,
các bà mẹ còn thiếu kiến thức nuôi con sẽ là những yếu tố tác động trực tiếp tới
tình trạng dinh dưỡng (TTDD) trong đó trẻ em là đối tượng đầu tiên chịu tác
động [10], [13], [36]. Suy dinh dưỡng (SDD) ở trẻ dưới 5 tuổi không chỉ ảnh

Bắc sơn tỉnh Lạng Sơn, năm 2012” được tiến hành với hai mục tiêu:
1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi của trẻ em dân tộc Tày,
huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn, năm 2012.
2. Mô tả thực trạng một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng ở trẻ
dưới 5 tuổi dân tộc Tày huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
10
11
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Dinh dưỡng và sức khỏe
1.1.1. Sơ lược về lịch sử suy dinh dưỡng protein - năng lượng
Suy dinh dưỡng (SDD) là tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần
thiết làm ảnh hưởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng bình thường
của cơ thể, xảy ra khi chế độ ăn nghèo protein - năng lượng, thường kèm theo
tác động của nhiễm trùng.
Các tình trạng gầy đét, phù do thiếu ăn đã được biết từ lâu. Mormet đã mô
tả rất sớm căn bệnh này với cái tên là Bouffissure ở Annam (mặt trẻ bị phù trông
bạnh ra) và phát hiện ở Việt Nam năm 1926, trước những công trình nghiên cứu
của người Anh ở Biển Vàng (Ghana 1930- 1933).
Năm 1931, Cicely Williams đã dùng thuật ngữ “Kwashiorkor” (từ 1 bộ
lạc ở Ghana, có nghĩa là “bệnh của đứa trẻ khi mẹ đẻ em bé” để mô tả hội chứng
mà trước đó thường lầm với bệnh Pellagra.
Năm 1959, Jellife D.B dùng thuật ngữ “thiếu dinh dưỡng protein - năng
lượng” (PEM: Protein- Energy Malnutrition) vì thấy có mối liên quan chặt
chẽ giữa thể phù và gầy đét. Thuật ngữ đó tiếp tục được sử dụng từ đó đến
nay [24].
1.1.2. Nguyên nhân suy dinh dưỡng
Thiếu dinh dưỡng là hậu quả của nhiều yếu tố tác động, có thể xảy ra do
giảm cung cấp chất dinh dưỡng, tăng tiêu thụ dưỡng chất hoặc cả hai.
Các yếu tố giảm cung cấp như: không cung cấp đủ lương thực thực phẩm,

thể thực hiện được nhờ các biện pháp chăm sóc sức khỏe ban đầu (CSSKBĐ).
1.2. Tình hình SDD trẻ em dưới 5 tuổi trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1. Tình hình SDD trẻ em dưới 5 tuổi trên thế giới
12
13
Ước tính trên toàn thế giới hiện nay [30] còn khoảng 150 triệu trẻ em trước
tuổi học đường bị SDD. Theo tài liệu của WHO cho thấy, hơn 1/3 trẻ em dưới 5 tuổi
ở các nước đang phát triển có chiều cao/tuổi thấp hơn -2SD và nhiều năm trở lại đây
tỷ lệ SDD nói chung chưa giảm đáng kể, ở nhiều nơi gần như không thay đổi và thực
tế con số trẻ bị SDD lại xu hướng tăng lên vì dân số tăng nhanh trong thời gian qua
[30], [35].
Những năm đầu thập kỷ 90, Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về trẻ em đã đề ra
mục tiêu giảm một nửa tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi vào năm 2000. Thế nhưng chỉ
có khu vực Nam Mỹ đạt được mục tiêu này với tỷ lệ SDD chung giảm được 50%
.Tại các quốc gia đang phát triển, trung bình chỉ giảm được 5% trong 15 năm qua.
Gần 3/4 trẻ em thiếu cân trên toàn thế giới đang sống ở 10 quốc gia và hơn một nửa
số đó 3 nước: Băngladesh (48%), Ấn Độ (47%) và Pakixtan (38%) [36]. Đối với khu
vực Đông Nam Á, các nước có tỷ lệ SDD cao và không có khả năng đạt được mục
tiêu phát triển thiên niên kỷ, đó là: Lào (40%), Campuchia (36%), Myanmar (32%)
và ĐôngTymor (46%). Các nước đã đạt được tiến bộ trong giảm SDD cấp độ quốc
gia song một bộ phận dân cư vẫn phải đối mặt với điều kiện CSSK và dinh dưỡng
kém là Indonesia (28%), Phillippine (28%) và Việt Nam (21%) [36].
1.2.2. Tình hình SDD trẻ em dưới 5 tuổi ở Việt Nam
WHO và UNICEF (Quỹ Nhi đồng liên hợp quốc) đã đưa ra mục tiêu phấn
đấu giảm tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi vào năm 2015. Mặc dù, Việt Nam đã được
WHO và UNICEF đánh giá là quốc gia duy nhất có tốc độ giảm SDD nhanh, song
hiện vẫn nằm trong nhóm nước có tỷ lệ SDD cao và rất dao động theo vùng địa lý
và tình trạng kinh tế xã hội [1].
Các chỉ tiêu TTDD trẻ em dưới 5 tuổi, trong đó đặc biệt chú ý là tỷ lệ SDD
protein – năng lượng được coi là những chỉ tiêu quan trọng bậc nhất, phản ánh về

2011 16,8 27,5 6,6
(*) Nguồn: Viện Dinh dưỡng 1999 – 2011
Tỷ lệ SDD trẻ em Việt Nam cũng khác nhau theo các vùng sinh thái. Những
vùng có tỷ lệ SDD cao là Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, vùng núi và trung du phía Bắc.
Theo số liệu điều tra năm 1999, chỉ có 4 tỉnh thành là Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh,
Đà Nẵng, Long An có tỷ lệ SDD dưới 30%. Sáu tỉnh: Nghệ An, Quảng Ngãi, Lào Cai,
Đắc Lắc, Gia Lai, Quảng Bình tỷ lệ SDD còn trên 45% [1].
Bảng 1.2. Tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi ở Việt Nam theo khu vực năm 2011 (*)
Tên vùng
Thể nhẹ cân
(%)
Thể thấp còi
(%)
Thể gày còm
(%)
Toàn quốc 16,8 27,5 6,6
Đồng bằng sông Hồng 12,7 22,7 5,4
14
15
Tây Bắc 22,1 33,6 6,9
Bắc Trung Bộ 20,2 32,0 7,6
Tây Nguyên 25,9 37,3 8,6
(*) Nguồn: Viện Dinh Dưỡng năm 2011
1.3. Các phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng
Ngày nay người ta thấy tình trạng dinh dưỡng (TTDD) còn là kết quả
tác động phức tạp giữa các yếu tố với nhau như yếu tố môi trường, kinh tế,
văn hóa… Cho nên tính chất phổ biến, nghiêm trọng của tình trạng SDD có
thể coi như một chỉ số hữu ích để đánh giá trình độ phát triển kinh tế - xã
hội [34].
Trong đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em hiên nay người ta thường

nước [23]. Từ năm 2005, WHO khuyến cáo áp dụng chuẩn tăng trưởng mới để
đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ.
16
17
Các cách phân loại tình trạng dinh dưỡng
• Phân loại theo Gomez (1956): Dựa vào cân nặng theo tuổi quy ra % của cân
nặng chuẩn và sử dụng quần thể tham khảo Havard. Đây là phương pháp phân
loại được dùng lớn nhất và hiện nay vẫn còn được dùng rộng rãi. Phân loại này
đơn giản nhưng không phân biệt được TTDD mới hay suy dinh dưỡng đã lâu.
% cân nặng mong đợi theo tuổi Phân độ dinh dưỡng Độ suy dinh dưỡng
>90%
76- 90%
61- 75%
≥60%
Bình thường
SDD nhẹ
SDD trung bình
SDD nặng
Bình thường
SDD độ I
SDD độ II
SDD độ III
• Phân loại theo Waterlow (1972): Dựa vào chiều cao theo tuổi so với chuẩn và
cân nặng so với chiều cao. Phân loại có ưu điểm dễ thực hiện tại cộng đồng và
cho biết suy dinh dưỡng cấp hay mạn tính.
Các chỉ số
Cân nặng theo chiều cao ( 80% hay – 2SD)
Trên Dưới
Chiều cao theo tuổi
(90% hay-2SD)

Kích thước đo được – số trung bình quần thể tham chiếu
Độ lệch chuẩn của quần thể tham chiếu
18
19
Điểm ngưỡng theo Z-Scores [28]
Chiều cao /Tuổi:
≥ -3 ÷ <-2: Thấp còi.
<-3: Thấp còi nặng.
Cân nặng/Tuổi:
≥ -3 ÷ <-2: Nhẹ cân.
<-3: Nhẹ cân nặng.
Cân nặng/Chiều cao:
>3: Béo phì.
> 2 ÷ ≤ 3: Thừa cân.
> 1 ÷ ≤ 2: Nguy cơ thừa cân.
≥-3 ÷ <-2: Còm
<-3: Còm nặng.
BMI/Tuổi :
>3: Béo phì.
> 2 ÷ ≤ 3: Thừa cân.
> 1 ÷ ≤ 2: Nguy cơ thừa cân.
≥-3 ÷ <-2: Còm
<-3: Còm nặng.
Bảng phân loại mức độ SDD trẻ em dưới 5 tuổi tại cộng đồng theo WHO.
Mức độ Cân nặng/ tuổi (%) Chiều cao/ tuổi (%) Cân/ cao (%)
Thấp < 10 < 20 < 5
Trung bình 10- 19,9 20- 29,9 5- 9,9
Cao 20- 29,9 30- 39,9 10- 14,9
Rất cao ≥30 ≥ 40 ≥15
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em

lượng lớn các kháng thể giúp trẻ chống đỡ bệnh tật trong những năm đầu cuộc
đời đặc biệt là trong 6 tháng đầu. Chính vì thế cần thiết phải cho trẻ bú sữa mẹ
càng sớm càng tốt ngay sau đẻ, không vắt bỏ sữa đầu, bú sữa mẹ hoàn toàn
trong 6 tháng đầu ngay cả khi trẻ bị bệnh và cho trẻ bú mẹ kéo dài từ 18 đến 24
tháng và có thể lâu hơn [23].
- Cho trẻ ăn bổ sung: Từ 6 tháng tuổi, trẻ phát triển nhanh, nhu cầu của trẻ nhiều
hơn nên sữa mẹ không thể đáp ứng được đầy đủ do đó cần phải cho trẻ ăn bổ
sung. Với từng lứa tuổi trẻ cần được cung cấp số bữa ăn, số lượng và thành phần
khác nhau. Ăn bổ sung sớm hay muộn, thức ăn không đạt yêu cầu về cả số
lượng và chất lượng đều dẫn đến tình trạng SDD của trẻ [23].
20
21
1.4.3. Một số yếu tố khác
Ngoài ra còn có một số yếu tố khác tác động đến tình trạng dinh dưỡng
của trẻ em như tình trạng bệnh tật của trẻ, trình độ hiểu biết của bà mẹ, số người
trong gia đình, số con của mỗi bà mẹ, kinh tế gia đình, cơ cấu kinh tế xã hội,
đường lối chính sách của mỗi quốc gia…
21
22
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
• Địa điểm :
Nghiên cứu được tiến hành tại 3 xã huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn: Bắc
Sơn, Long Đống, Hữu Vinh.
• Thời gian thu thập số liệu: tháng 2 đến tháng 7 năm 2012.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Các cặp mẹ-con dưới 5 tuổi dân tộc Tày.
• Tiêu chuẩn lựa chọn:
Trẻ: dưới 5 tuổi có mẹ là dân tộc Tày.

Bước 3 (chọn đối tượng nghiên cứu): lập danh sách toàn bộ bà mẹ có con
dưới 5 tuổi là dân tộc Tày và toàn bộ trẻ dưới 5 tuổi là con của các bà mẹ này ở
ba xã đã chọn ngẫu nhiên trên.
Lấy toàn bộ số đối tượng này, trên thực tế điều tra được 466 trẻ và 466 bà
mẹ có con dưới 5 tuổi.
Tiến hành cân, đo các trẻ và phỏng vấn tất cả các bà mẹ trong danh sách đã
được ghi nhận.
2.5. Phương pháp thu thập số liệu
2.5.1. Các chỉ số cần thu thập:
• Các thông tin chung
o Thông tin về trẻ: Giới, nhóm tuổi.
o Thông tin chung về bà mẹ: Tuổi, trình độ học vấn, nghề ngiệp.
23
24
• Các chỉ tiêu nhân trắc
o Tuổi
o Giới
o Cân nặng
o Chiều cao
o Cân nặng trẻ khi sinh
• Tập quán nuôi con
o Nuôi con bằng sữa mẹ:
 Thời điểm đầu tiên trẻ được bú mẹ sau khi sinh.
 Vắt sữa non.
 Thời gian trẻ được bú mẹ hoàn toàn, trẻ ăn ngoài sữa mẹ trong thời gian
bú sữa mẹ hoàn toàn.
 Thời gian cai sữa cho trẻ.
o Ăn bổ sung:
 Thời gian bắt đầu được ăn bổ sung.
 Loại thực phẩm có trong bữa ăn ngày hôm qua.

phỏng vấn trực tiếp.
Theo định nghĩa của WHO:
Cân nặng khi sinh: đánh giá là thấp khi < 2500 gam.
2.5.3. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng
• Tình trạng dinh dưỡng của trẻ được đánh giá theo quần thể tham khảo WHO
2005 với 3 chỉ tiêu CN/T, CC/T, CN/CC theo Z-Score như sau:
Khi CN dưới CN
TB
-2SD, trẻ SDD thể nhẹ cân.
Khi CC dưới CC
TB
-2SD, trẻ SDD thể thấp còi.
Khi CN dưới CN
TB
-2SD, trẻ SDD thể gầy còm.
2.6. Xử lý và thống kê số liệu
25


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status