tóm tắt luận án tiên sĩ chính sách an sinh xã hội và vai trò của nhà nước trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội ở việt nam - Pdf 22

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN VĂN CHIỀU
CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI VÀ VAI TRÒ
CỦA NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
AN SINH XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Chủ nghĩa duy vật biện chứng
và Chủ nghĩa duy vật lịch sử
Mã số: 62.22.80.05
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
HÀ NỘI, 2013
Công trình được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHẠM VĂN ĐỨC
Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hà
Viện Triết học - Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam
Phản biện 2: PGS.TS. Lương Khắc Hiếu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Linh Khiếu
Tạp chí Cộng sản
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện
họp tại Học viện Khoa học Xã hội
vào hồi giờ phút,
ngày tháng năm
Có thể tìm luận án tại:
- Thư viện Học viện Khoa học Xã hội
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
2
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

- Đề xuất phương hướng và những giải pháp nâng cao vai trò của Nhà nước
trong việc thực hiện chính sách ASXH ở Việt Nam hiện nay.
3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
3.1 Cơ sở lý luận
Luận án dựa trên hệ thống quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin và đường
lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển con người, thực hiện chính sách
ASXH và vai trò của nhà nước trong thực hiện chính sách ASXH. Ngoài ra, luận
án còn kế thừa và phát triển những quan điểm lý luận của các nhà khoa học trong
nước và thế giới về những nội dung có liên quan.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của triết học Mác-
Lênin và các phương pháp nghiên cứu cơ bản trong khoa học xã hội như: khái quát
hoá, trừu tượng hoá, kết hợp lịch sử - lôgic, phân tích - tổng hợp, quy nạp - diễn
dịch, hệ thống - cấu trúc, phân tích tài liệu, v.v. Ngoài ra, luận án còn sử dụng một
số phương pháp thu thập thông tin của xã hội học.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là "chính sách ASXH và vai trò của nhà nước
trong việc thực hiện chính sách ASXH".
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu là những vấn đề lý luận chung về "chính sách ASXH", "vai
trò của nhà nước trong việc thực hiện chính sách ASXH" và thực tiễn ở Việt Nam
hiện nay.
5. Cái mới của luận án
- Khái quát và hình thành hệ thống lý luận về chính sách ASXH và vai trò của
nhà nước trong việc thực hiện chính sách ASXH.
2
- Cung cấp thông tin, phân tích và đánh giá khái quát về chính sách ASXH ở
Việt Nam và vai trò của Nhà nước trong thực hiện chính sách ASXH ở Việt Nam
hiện nay.

Văn Đoàn và Ulrich Dornberg, v.v.
Điểm chung của các công trình này là tập trung phân tích hệ thống chính
sách xã hội và coi chính sách ASXH là một phần của hệ thống đó.
1.1.2. Nghiên cứu về pháp luật an sinh xã hội
Cách tiếp cận này cho rằng, để thực hiện chính sách ASXH, nhà nước cần
phải thể chế hoá và hình thành hệ thống pháp luật về ASXH. Nghĩa là hình thành
các quy định mang tính bắt buộc, có hiệu lực pháp lý nhằm xác định quyền và
nghĩa vụ của các chủ thể khác nhau trong xã hội để thực hiện mục tiêu, nội dung
của chính sách ASXH. Điển hình cho cách tiếp cận này là giáo trình “Luật ASXH”
của Đại học Luật Hà Nội; "Pháp luật ASXH: Kinh nghiệm của một số nước đối
với Việt Nam" của Trần Hoàng Hải; “Cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng
và hoàn thiện pháp luật về ASXH ở Việt Nam” của Nguyễn Hiền Phương, v.v.
Tiếp cận chính sách ASXH dưới góc độ thể chế hoá pháp luật ASXH là một
trong những cách tiếp cận phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, các công trình này do
nhấn mạnh đến khía cạnh pháp lý về ASXH nên chưa đề cập trực tiếp đến các
phương diện khác của chính sách ASXH.
1.1.3. Nghiên cứu chính sách an sinh xã hội với tư cách là một nội dung độc lập
Cách tiếp cận này nhìn nhận chính sách ASXH là một chính sách quản lý của
nhà nước có mục tiêu, nội dung và giải pháp độc lập. Điển hình cho cách tiếp cận
này là các công trình: "Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách ASXH ở Việt
Nam hiện nay" của Mai Ngọc Cường; "ASXH ở Việt Nam hướng tới 2020" của Vũ
Văn Phúc "Giáo trình ASXH" của Nguyễn Văn Định; "Nhập môn ASXH" của
4
Nguyễn Hải Hữu; "ASXH cho nông dân trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt
Nam" của Mai Ngọc Anh; "Bàn về chính sách ASXH với người nông dân sau khi
thu hồi đất để phát triển các khu công nghiệp: Nghiên cứu tại Bắc Ninh" của
Nguyễn Văn Nhường, v.v.
1.1.4. Nghiên cứu chính sách an sinh xã hội của một số quốc gia trên thế giới
Trong các công trình nghiên cứu về chính sách ASXH của một số nước trên
thế giới phải kể đến một số công trình tiêu biểu sau:“Chính sách và biện pháp giải

trợ của Nhà nước ta đối với nông dân trong điều kiện hội nhập WTO" của các tác
giả Vũ Văn Phúc và Trần Thị Minh Châu; cuốn "Vai trò của nhà nước đối với
phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội trong tiến trình đổi mới ở Việt Nam"
của Nguyễn Văn Mạnh; cuốn "Cơ chế thị trường và vai trò của nhà nước trong
nền kinh tế Việt Nam" của Lương Xuân Quỳ; cuốn "Nhà nước, thị trường và viện
trợ: Những vai trò mới định lại"; cuốn "Vai trò của nhà nước trong phân phối thu
nhập ở nước ta hiện nay" của Mai Hữu Thực; cuốn "Toàn cầu hoá và sự tồn vong
của nhà nước" của Nguyễn Vân Nam; cuốn "Chính sách xã hội và đổi mới cơ chế
quản lý việc thực hiện" của Trần Đình Hoan, cuốn “Đổi mới chính sách xã hội:
Luận cứ và giải pháp” của Phạm Xuân Nam; cuốn "Trách nhiệm xã hội trong điều
kiện kinh tế thị trường" (Phạm Văn Đức, Josef Sayer, Đặng Hữu Toàn, Nguyễn
Đình Hoà, Ulrich Dornberg đồng chủ biên); cuốn "Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục,
y tế ở Việt Nam" của tác giả Nguyễn Minh Phương, v.v.
Kết luận Chương 1
Qua những công trình đã công bố, có thể khẳng định chưa có công trình nào đề
cập một cách hệ thống và trực tiếp tới "chính sách ASXH và vai trò của nhà nước
trong việc thực hiện chính sách ASXH" từ góc độ triết học. Vì thế, luận án "Chính
sách ASXH và vai trò của Nhà nước trong việc thực hiện chính sách ASXH ở Việt
Nam" có góc độ tiếp cận riêng và không trùng lặp với các công trình khác.
6
CHUƠNG 2. CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI VÀ VAI TRÒ CỦA NHÀ
NƯỚC TRONG VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ
2.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về chính sách an sinh xã hội
2.1.1. Khái niệm "chính sách an sinh xã hội"
Chính sách ASXH là những chính sách bảo vệ của nhà nước nhằm phòng ngừa,
hạn chế và khắc phục rủi ro cho các thành viên của mình khi họ bị mất hoặc giảm thu
nhập do các nguyên nhân ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất
nghiệp, già cả không còn sức lao động hoặc vì các nguyên nhân khách quan khác
thông qua các chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), ưu đãi xã

tương lai.
2.1.3. Chức năng của chính sách an sinh xã hội
- Chức năng phòng ngừa rủi ro: Chức năng này nhằm tạo điều kiện cho các
đối tượng phát huy được tiềm năng, có đủ năng lực vật chất cần thiết để đối phó
một cách tốt nhất với rủi ro, hạn chế thiệt hại và tự bảo vệ.
- Chức năng giảm thiểu rủi ro: Giảm thiểu thiệt hại cho họ thông qua các
chính sách trợ giúp, trợ cấp mang tính ngắn hạn và trực tiếp.
- Chức năng khắc phục rủi ro: Đây là nhóm biện pháp can thiệp cuối cùng
của hệ thống chính sách ASXH đối với những người không có cơ hội tham gia vào
tầng lưới thứ nhất và thứ hai.
2.2. Tính tất yếu, vai trò và yêu cầu đặt ra đối với nhà nước trong việc
thực hiện chính sách an sinh xã hội
2.2.1. Tính tất yếu nhà nước thực hiện chính sách an sinh xã hội
Một là, xuất phát từ bản chất, chức năng xã hội của nhà nước. Thực hiện
chính sách ASXH không phải là sự ban ơn mà là một biện pháp để duy trì sự
8
thống trị chính trị của nhà nước. Thông qua thực hiện chính sách ASXH, nhà nước
củng cố và duy trì địa vị thống trị của mình.
Hai là, nhà nước thực hiện chính sách ASXH nhằm khắc phục những hạn chế
của nền kinh tế thị trường. Chính sách ASXH được xem như là hình thức phân
phối lại trong nền kinh tế thị trường thông qua nhà nước.
Ba là, xuất phát từ đặc điểm và tính chất của hàng hoá ASXH. ASXH là một
loại hàng hoá có tính chất công cộng, do vậy, không có chủ thể nào khác ngoài nhà
nước có đủ khả năng và trách nhiệm cung ứng cho người dân.
Thứ tư, hưởng ASXH là một quyền cơ bản của con người. Quyền hưởng
ASXH là một quyền con người, thuộc một trong các quyền kinh tế - xã hội cơ bản.
Sự ghi nhận quyền hưởng ASXH là kết quả quá trình nhận thức về vai trò của
ASXH đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
Thứ năm, đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế. Trong bối cảnh
hội nhập và toàn cầu hóa, vai trò của nhà nước đối với việc đảm bảo ASXH không

trường tự do (Hoa Kỳ),"nhà nước phúc lợi" kiểu Nhật Bản trên cơ sở kết hợp hài
hoà giữa "phúc lợi gia đình" với "phúc lợi doanh nghiệp" và "phúc lợi nhà nước",
v.v. Mặc dù mỗi mô hình ASXH đều có những mục tiêu, nội dung khác nhau nhưng
qua thực tiễn thực hiện chính sách ASXH ở các nước Đức, Thuỵ Điển, Hoa Kỳ và
Nhật Bản đã cho thấy cả những thành công và hạn chế, thách thức như:
- Thành công: Hệ thống chính sách ASXH đã góp phần quan trọng vào việc
thúc đẩy ổn định xã hội và tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển kinh tế.
- Hạn chế, thách thức: Chi phí để vận hành chính sách ASXH lớn nên vừa tạo
ra gánh nặng cho ngân sách, vừa tạo ra sức ỳ xã hội, không khuyến khích người
dân nâng cao năng suất lao động, nền kinh tế kém năng động, làm giảm động lực
tăng trưởng kinh tế trong nước, dẫn đến nền kinh tế bị trì trệ và rơi vào suy thoái.
2.3.2. Một số kinh nghiệm đối với việc thực hiện chính sách an sinh xã hội
ở Việt Nam
10
- Nhà nước luôn giữ vai trò chủ đạo và thống nhất quản lý đối với việc thực
hiện chính sách ASXH
- Nhà nước cần thể chế hoá mục tiêu, nội dung đảm bảo ASXH thành chính
sách và pháp luật
- Tạo sự hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với đảm bảo ASXH
- Nhà nước hoạch định chính sách ASXH đa tầng, trong đó nhà nước giữ vai
trò nòng cốt và có biện pháp thích hợp nhằm huy động sự tham gia của khu vực tư
nhân vào việc cung cấp dịch vụ ASXH
Kết luận Chương 2
Chính sách ASXH là những chính sách bảo vệ của nhà nước nhằm hạn chế,
phòng ngừa và khắc phục rủi ro cho các thành viên của mình khi họ bị mất hoặc giảm
thu nhập do các nguyên nhân ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp,
thất nghiệp, già cả không còn sức lao động hoặc vì các nguyên nhân khách quan khác
thông qua các chính sách BHXH, BHYT, ƯĐXH và TGXH. Nhà nước có vai trò
quan trọng trong việc thực hiện chính sách ASXH. Từ thực tiễn thực hiện chính
sách ASXH ở một số nước đã cho thấy: Nhà nước giữ vai trò chủ đạo và thống

thuộc diện bảo trợ xã hội, v.v. Về cơ bản, chính sách ASXH giai đoạn này đã từng
bước được Nhà nước điều chỉnh, hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng
của người lao động và phù hợp với trình độ phát triển.
3.1.2. Nội dung chính sách an sinh xã hội của Việt Nam hiện nay
Chính sách ASXH của Việt Nam hiện nay được thực hiện thông qua các trụ
cột cơ bản là: chính sách BHXH, chính sách BHYT, chính sách BHTN, chính
sách ƯĐXH và chính sách TGXH. Mỗi chính sách đều được Nhà nước quy định
những mục tiêu, đối tượng, phạm vi, chế độ, nguồn tài chính và trách nhiệm của
12
các bên tham gia. Nội dung cụ thể của các chính sách này đều được quy định
công khai, rõ ràng, chi tiết tại nhiều văn bản có giá trị pháp lý khác nhau như:
Luật BHXH, Luật BHYT, Luật BHTN, Pháp lệnh ưu đãi người có công, Nghị
định 05/CP (ngày 26/01/1994) quy định chế độ trợ cấp đối với các đối tượng
chính sách; Pháp lệnh người tàn tật số 06/1998/PL - UBTVQH ngày 30/7/1998;
Luật người cao tuổi, v.v.
3.2. Một số thành tựu thể hiện vai trò của Nhà nước trong việc thực hiện
chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay
3.2.1. Thành tựu trong hoạch định chính sách an sinh xã hội
Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật, tạo cơ sở pháp lý cho việc
thực hiện chính sách ASXH tốt hơn. Đặc biệt từ 2005, hoạt động xây dựng, điều
chỉnh chính sách, pháp luật về ASXH của Nhà nước đã đạt được kết quả tích cực.
Trên tất cả các lĩnh vực, hệ thống văn bản pháp luật đã được Nhà nước ban hành
tương đối đầy đủ, với phạm vi điều chỉnh bao quát tất cả các lĩnh vực BHXH,
BHYT, ƯĐXH và TGXH.
3.2.2. Thành tựu trong triển khai, kiểm tra và giám sát thực hiện chính
sách an sinh xã hội
Tách bạch chức năng quản lý nhà nước với chức năng cung cấp dịch vụ
ASXH, tiến hành phân cấp quản lý, tổ chức thực hiện giữa các cấp, các ngành, tạo
ra được cơ chế liên thông, thống nhất trong quản lý và thực hiện chính sách. Ngoài
ra, Nhà nước có nhiều chủ trương, biện pháp nhằm khuyến khích tư nhân tham gia

hội nên chính sách nhanh chóng bị lạc hậu so với thực tiễn. Đặc biệt, dù đã có
những bộ phận cơ bản nhưng chính sách ASXH vẫn chưa đầy đủ cả về thành phần
và chế độ áp dụng. Các cấu phần của hệ thống ASXH đều đã có văn bản pháp luật
quy định, song việc điều chỉnh pháp luật còn manh mún, không đồng bộ, thiếu sự
liên kết giữa các chính sách khiến cho việc áp dụng, cũng như tuyên truyền, phổ
biến chính sách, pháp luật gặp nhiều khó khăn.
14
3.3.2. Hạn chế trong triển khai, kiểm tra và giám sát việc thực hiện chính
sách an sinh xã hội
Công tác quản lý nhà nước về đối tượng tham gia còn gặp nhiều khó khăn và
chưa chính xác. Nhiều nội dung chính sách được Nhà nước quy định nhưng việc
thực hiện còn chưa nghiêm và đầy đủ. Tổ chức hệ thống và quy định chức năng,
nhiệm vụ của các đơn vị có chức năng thực hiện chính sách ASXH chưa rõ ràng.
Tính liên thông giữa các cơ quan này chưa cao nên dẫn đến vừa buông lỏng quản
lý vừa chồng chéo nhau về chức năng, nhiệm vụ, làm giảm hiệu qua chính sách.
Đội ngũ cán bộ làm công tác ASXH còn thiếu và tính chuyên nghiệp chưa cao.
Công tác quản lý nhà nước về thực hiện chính sách ASXH của chính quyền ở địa
phương cũng còn có những hạn chế, bất cập như việc quản lý lao động trên địa
bàn chưa đầy đủ, chặt chẽ, việc thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chức năng
chưa thường xuyên.
3.3.3. Hạn chế trong mở rộng phạm vi bao phủ và mức độ tác động của
chính sách an sinh xã hội
Độ bao phủ của cả hệ thống chính sách ASXH còn rất thấp và chưa đồng đều
giữa các chính sách trong cùng hệ thống. Đối tượng hưởng lợi chính của chính
sách ASXH chủ yếu là những người đã có việc làm hoặc những người thuộc diện
chính sách xã hội. Người lao động thuộc khu vực phi chính thức hoặc không thuộc
diện chính sách xã hội gặp nhiều khó khăn và khả năng tiếp cận các dịch vụ
ASXH còn rất nhỏ so với thực tế.
3.3.4. Hạn chế trong đầu tư và bảo toàn quỹ an sinh xã hội
Tỷ lệ chi tiêu cho ASXH vẫn còn thấp so với nhu cầu thực tế, sự bền vững

ngày càng hợp lý, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tiếp tục
được xây dựng và hoàn thiện, truyền thống văn hóa, tâm lý của người dân Việt
Nam rất phù hợp với quan điểm xây dựng và triển khai mô hình ASXH hiện đại,
cộng đồng và xã hội luôn sẵn sàng tham gia, chia sẻ cùng Nhà nước sức người,
sức của cho việc thực hiện chính sách ASXH.
16
- Khó khăn, thách thức: Những bất cập trong tổ chức và cơ chế vận hành của
bộ máy nhà nước, nhận thức chưa đầy đủ và thống nhất về chính sách ASXH và
vai trò của Nhà nước trong việc thực thực hiện chính sách ASXH trong nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; quy mô của nền kinh tế còn nhỏ và
chất lượng tăng trưởng còn thấp nên nguồn lực vật chất dành cho đảm bảo ASXH
hạn chế; phân hoá giàu nghèo, già hoá dân số, hậu quả chiến tranh, thiên tai, bão
lụt, hạn hán với tần suất xuất hiện ngày càng lớn và thiệt hại ngày càng nặng nề, ô
nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu ngày càng tác động trực tiếp đến đời sống
dân sinh,v.v.
* Bối cảnh quốc tế: Xuất hiện nhiều vấn đề mới, phi truyền thống như: An
ninh tài chính, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, biến đổi khí hậu, thiên tai,
dịch bệnh,v.v; kinh tế thế giới vẫn còn nhiều khó khăn, bất ổn; tạo ra những áp lực
mới cho Nhà nước trong việc thực hiện chính sách ASXH.
4.1.2. Phương hướng nâng cao vai trò của Nhà nước trong việc thực hiện
chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay
- Nhà nước thực hiện chính sách ASXH hướng đến mục tiêu phát triển con
người Việt Nam, đảm bảo công bằng xã hội, tiến bộ xã hội và hoàn thiện nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
- Phát huy vai trò của Nhà nước trong việc thực hiện chính sách ASXH không
tách rời với việc nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước
- Nhà nước phải xuất phát từ trình độ phát triển kinh tế - xã hội của nước ta
hiện nay để thực hiện chính sách ASXH
- Nhà nước cần tạo sự đan kết giữa thực hiện chính sách ASXH với các chính
sách kinh tế - xã hội khác

4.2.2. Hoàn thiện tổ chức bộ máy và hoạt động quản lý của các đơn vị sự
nghiệp an sinh xã hội
18
Một là, đổi mới mô hình tổ chức của BHXH Việt Nam: Cần tổ chức lại cơ
quan BHXH Việt Nam theo hướng hình thành cơ quan quản lý thống nhất và duy
nhất về BHXH, BHYT cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ. Nhà nước cần có
chế tài mạnh hơn để BHXH Việt Nam có cơ sở pháp lý trong việc quản lý hoạt
động sự nghiệp BHXH.
Hai là, đổi mới công tác quản lý thực hiện chính sách BHYT: Nhà nước tiếp
tục hoàn thiện mô hình BHYT cho phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam.
Trong đó ưu tiên các giải pháp có sự tham gia của chủ sử dụng lao động và người
lao động trong việc thực hiện chính sách BHYT. Nâng cao năng lực quản lý của
hệ thống BHYT bằng cách thực hiện chuyên nghiệp/chuyên môn hóa hoạt động
BHYT và áp dụng mô hình quản lý phân cấp phù hợp. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp
với các cơ quan liên quan xây dựng và hoàn chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật
về BHYT, tạo cơ sở pháp lý đầy đủ cho việc thực hiện chính sách BHYT. BHXH
Việt Nam phối hợp với Ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo triển khai chính sách
BHYT trên địa bàn.
Ba là, đổi mới công tác quản lý thực hiện chính sách TGXH và ƯĐXH: Nâng
cao năng lực, chất lượng nhân lực thực hiện chính sách; xây dựng tiêu chuẩn chức
danh nghề nghiệp, phát triển nguồn nhân lực ASXH, phát triển hệ thống mạng lưới
nhân viên làm công tác đảm bảo ASXH chuyên nghiệp, hoạt động có hiệu quả
hơn; có chế độ, chính sách đặc thù cho nhân lực làm công tác ASXH.
4.2.3. Hoàn thiện và đổi mới cơ chế quản lý đối với các quỹ an sinh xã hội
Thứ nhất, hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước đối với các quỹ ASXH: Tạo
cơ chế tài chính độc lập, tăng trưởng nhanh, có khả năng đảm bảo thực hiện cân
đối thu - chi cho các quỹ ASXH như BHXH, BHYT; giảm dần sự hỗ trợ của Nhà
nước và tăng dần sự đóng góp của người dân để cân đối, bền vững quỹ ASXH
trong trung và dài hạn.
Thứ hai, mở rộng nguồn thu cho các quỹ bảo hiểm chính thức: Tăng tỷ lệ

được nhân dân tiếp nhận dễ dàng hơn.
20
Ba là, khuyến khích sự tham gia của chủ thể xã hội khác trong đảm bảo
ASXH: Nhà nước có biện pháp hỗ trợ để mỗi đối tượng chính sách có điều kiện
cao nhất tự lo cho bản thân và gia đình về đời sống vật chất và tinh thần; khuyến
khích sự tham gia của các đối tác xã hội vào thực hiện chính sách ASXH.
Bốn là, tăng cường quản lý nhà nước về xã hội hoá thực hiện chính sách ASXH:
Nhà nước có những quy định cụ thể về công tác xã hội hoá trong thực hiện chính
sách ASXH nhằm tạo ra sự thống nhất và công bằng giữa các địa phương và các
đối tượng.
4.2.5. Kết hợp thực hiện chính sách an sinh xã hội với các chính sách kinh
tế - xã hội khác
Một là, tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa có sự quản lý của nhà nước: Thực hiện nhất quán, lâu dài và ổn định các
chính sách kinh tế, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển; có cơ chế điều tiết và quản
lý phù hợp đối với nền kinh tế, để những thành tựu vật chất mà kinh tế thị trường
mang lại thúc đẩy thực hiện chính sách ASXH, đời sống của nhân dân được cải
thiện.
Hai là, nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý của Nhà nước đối với việc xây
dựng và thực hiện chính sách ASXH: Tiếp tục đổi mới tổ chức, hoạt động của Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nâng cao chất lượng công tác xây
dựng chính sách, pháp luật về ASXH; tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động chỉ
đạo, điều hành của Chính phủ đối với chính sách ASXH; tăng cường cơ chế giám
sát, bảo đảm sự tham gia giám sát của nhân dân đối với quá trình thực hiện chính
sách ASXH; cải cách hành chính nhà nước trong việc thực hiện chính sách ASXH;
đổi mới phương thức quản lý và điều hành vĩ mô của Nhà nước đối với chính sách
đảm bảo ASXH; đổi mới tài chính công, phòng chống tham nhũng, lãng phí để có
nguồn lực đầu tư cho thực hiện chính sách
Ba là, đẩy mạnh thực hiện chính sách việc làm nhằm cải thiện và đảm bảo
thu nhập cho người lao động: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, hỗ

22
người, đảm bảo công bằng xã hội, tiến bộ xã hội và hoàn thiện nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa; nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà
nước; xuất phát từ trình độ phát triển kinh tế - xã hội của nước ta để thực hiện
chính sách ASXH; tạo sự đan kết giữa chính sách ASXH với chính sách kinh tế -
xã hội; phát huy vai trò cộng đồng, truyền thống dân tộc, hợp tác quốc tế. Trong
giai đoạn tới, Nhà nước cần quan tâm thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp: Tiếp
tục hoạch định, đổi mới và hoàn thiện khung chính sách ASXH; hoàn thiện tổ
chức bộ máy và hoạt động quản lý của các đơn vị sự nghiệp ASXH; đổi mới và
hoàn thiện cơ chế quản lý đối với các quỹ ASXH; khuyến khích xã hội hoá; kết
hợp thực hiện chính sách ASXH với các chính sách kinh tế - xã hội; tăng cường
hợp tác quốc tế về thực hiện chính sách ASXH.
KẾT LUẬN
Chính sách ASXH có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc duy trì sự ổn
định, phát triển bền vững về chính trị, kinh tế, xã hội. Bản chất của chính sách
ASXH là những chính sách bảo vệ của nhà nước nhằm hạn chế, phòng ngừa và
khắc phục rủi ro cho các thành viên của mình khi họ bị mất hoặc giảm thu nhập do
các nguyên nhân ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất
nghiệp, già cả không còn sức lao động hoặc vì các nguyên nhân khách quan khác
thông qua các chính sách BHXH, BHYT, ƯĐXH và TGXH.
Chính sách ASXH có vai trò “che chắn” cho các thành viên trong trường
hợp họ bị giảm hoặc mất thu nhập hoặc khi họ gặp phải những rủi ro khách quan
khác như thiên tai, địch họa. Thông qua các chức năng phòng ngừa, hạn chế và
khắc phục rủi ro, chính sách ASXH góp phần hỗ trợ người dân, duy trì sự ổn định,
đồng thuận và phát triển xã hội. Để các chính sách ASXH đi vào cuộc sống, nhà
nước luôn phải giữ vai trò chủ yếu trong quá trình hoạch định, triển khai, kiểm tra,
giám sát và bảo trợ về tài chính cho các chính sách ASXH. Tiêu biểu nhất trong số
những mô hình nhà nước thực hiện chính sách ASXH phải kể đến các quốc gia
phát triển như Đức, Thuỵ Điển, Hoa Kỳ, Nhật Bản.
23


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status