nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao năng lực đấu thầu của công ty trách nhiệm hữu hạn liên doanh đầu tư tài chính hòa bình - Pdf 22


LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận
văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Các
thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày tháng năm 2013
TÁC GIẢ Đỗ Bình Minh LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian nghiên cứu đến nay, luận văn thạc sỹ kinh tế tài


Hình 2.1: Trụ sở Công ty TNHH liên doanh Đầu tư tài chính Hòa Bình 26
Hình 2.2: Sơ đồ cơ cấu và tổ chức của Công ty 30
Hình 2.3: Tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu của Công ty giai đoạn 2010-2012 . 64
Hình 2.4: Tỷ lệ trúng thầu của Công ty giai đoạn 2008-2012 68


CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
CP Chính phủ
QH Quốc hội
NĐ Nghị định
TT Thông tư
BKH Bộ kế hoạch
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
S Strengths (Điểm mạnh)
W Weaknesses (Điểm yếu)
O Opportunities (Cơ hội)
T Threats (Thách thức) MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC ĐẤU THẦU CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG 1
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẤU THẦU VÀ NĂNG LỰC ĐẤU THẦU CỦA
DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG 1

1.3.1.3. Máy móc thiết bị và công nghệ 18
1.3.1.4. Hoạt động marketing của doanh nghiệp 19
1.3.1.5. Khả năng liên danh liên kết 19
1.3.1.6. Kỹ thuật lập hồ sơ dự thầu 20
1.3.2. Thị trường hàng hóa đầu vào và các nhà cung ứng 21
1.3.3. Chính sách của Nhà nước và môi trường pháp lý 22
1.4. MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG VIỆC NÂNG CAO NĂNG
LỰC ĐẤU THẦU CỦA DOANH NGHIỆP 22
1.4.1. Kinh nghiệm củ
a nhà thầu Trung Quốc 22
1.4.2. Từ phía Nhà nước 23
1.4.3. Từ phía doanh nghiệp 23
Kết luận chương 1 24
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC ĐẤU THẦU CỦA CÔNG TY
TNHH LIÊN DOANH ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH HÒA BÌNH 25
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY 25
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 25
2.1.1.1. Thông tin chung về doanh nghiệp 25
2.1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển 27
2.1.2. Các ngành nghề kinh doanh chính 27
2.1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty 28
2.1.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức 28
2.1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ c
ủa các phòng ban trong Công ty 29
2.1.4. Năng lực của Công ty TNHH liên doanh đầu tư tài chính Hòa Bình 34
2.1.4.1. Nguồn nhân lực 34
2.1.4.2. Năng lực máy móc thiết bị 40

2.1.4.3. Năng lực tài chính 44
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU CỦA CÔNG TY 50

3.2. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐẤU THẦU
CỦA CÔNG TY 77
3.2.1. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực đấu thầu 77
3.2.1.1. Giải pháp nâng cao năng lực tài chính 78
3.2.1.2. Giải pháp nâng cao năng lực kỹ thuật, chất lượng và tiến độ công trình79
3.2.1.3. Giải pháp về tính toán giá dự thầu 81
3.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng hồ sơ dự thầu và kỹ thuật đấ
u thầu85
3.2.2.1. Nâng cao chất lượng hồ sơ dự thầu 85
3.2.3. Một số giải pháp khác 87
3.2.3.1. Nâng cao năng lực cán bộ tham gia công tác đấu thầu 87
3.2.3.2. Tăng cường liên danh liên kết 89
3.2.3.3. Nâng cao năng lực marketing 90
3.2.4. Một số giải pháp kiến nghị 91
3.2.4.1. Đối với Nhà nước 91
3.2.4.2. Đối với Công ty TNHH liên doanh đầu tư tài chính Hòa Bình 92
Kết luận chương 3 93
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, đất nước ta đang thực hiện quá trình hội nhập khu vực và
quốc tế ngày càng sâu sắc và toàn diện. Đó là xu thế tất yếu của sự phát triển
và chúng ta cũng không thể đứng ngoài vòng quay của lịch sử. Quá trình đổi
mới chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa, tập trung, quan liêu, bao cấp sang
nền kinh tế thị trường định h
ướng xã hội chủ nghĩa buộc các doanh nghiệp
phải đối mặt với sự cạnh tranh hết sức gay gắt. Sự thay đổi cơ chế này đã làm

u trên
địa bàn Thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã giành
được, Công ty vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất định, đặc biệt là trong lĩnh
vực nâng cao năng lực đấu thầu xây dựng. Đó là những khó khăn về tài
chính, khoa học công nghệ, nhân lực, kinh nghiệm đấu thầu , đây là một trở
ngại lớn, có ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài và bền vững của Công ty.
Đứ
ng trước thực tế đó, Công ty vẫn chưa có được những giải pháp mang tính
toàn diện đến vấn đề nâng cao năng lực trong đấu thầu xây dựng.
Trong bối cảnh hiện nay, trước sự lớn mạnh của các doanh nghiệp xây
dựng trong nước, sự xuất hiện của những công ty xây dựng lớn của nước
ngoài, sự phát triển của khoa học công nghệ xây dựng cho thấy rằng cạnh
tranh trong đấ
u thầu xây dựng giữa các doanh nghiệp xây dựng diễn ra rất
gay gắt. Vì vậy, vấn đề nâng cao năng lực trong đấu thầu có một vai trò hết
sức quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với sự thành công và phát triển của
các doanh nghiệp xây dựng nói chung và của Công ty TNHH liên doanh đầu
tư tài chính Hòa Bình nói riêng.
Xuất phát từ nhận thức trên, tác giả đã chọn đề tài "Nghiên cứu đề
xuất các giải pháp nâng cao năng lự
c đấu thầu của Công ty TNHH liên
doanh đầu tư tài chính Hòa Bình" làm luận văn tốt nghiệp với hy vọng
nâng cao trình độ nghiên cứu, mở rộng khả năng hiểu biết và mong muốn
góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào sự phát triển của Công ty.

2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Trình bày và hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về đấu thầu và năng
lực đấu thầu xây dựng kết hợp với việc phân tích đánh giá thực trạng, khả năng
cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng, qua đó tìm ra những ưu thế, thành tựu và
những tồn tại trong công tác đấu thầu xây d

Luận văn hệ thống hoá các cơ sở lý luận về đấu thầu của doanh nghiệp nói
chung và đấu thầu của doanh nghiệp xây d
ựng nói riêng từ đó đề xuất một số
giải pháp nhằm nâng cao năng lực đấu thầu xây dựng của doanh nghiệp này.
b. Ý nghĩa thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các
nghiên cứu về nâng cao năng lực đấu thầu, và các giải pháp nghiên cứu đề
xuất là những gợi ý cốt lõi, quan trọng đối với Công ty TNHH liên doanh đầu
tư tài chính Hoà Bình.
6. Kết qu
ả dự kiến đạt được
- Khái quát hóa các vấn đề lý luận cơ bản về đấu thầu và năng lực của
doanh nghiệp trong đấu thầu xây dựng.
- Phân tích và đánh giá thực trạng năng lực đấu thầu xây dựng của
Công ty TNHH liên doanh đầu tư tài chính Hòa Bình trong những năm vừa
qua. Từ đó đưa ra những đánh giá nhận xét, nêu lên những mặt được và chưa
được, những tồn tại c
ần giải quyết.
- Đề xuất một số biện pháp, kiến nghị nhằm nâng cao năng lực đấu thầu
xây dựng của Công ty TNHH liên doanh đầu tư tài chính Hòa Bình.
7. Nội dung của luận văn :
Ngoài phần mở đầu, kết luận kiến nghị, luận văn gồm có 3 chương nội
dung chính:
- Chương 1: Lý luận chung về năng lực đấu thầu của các doanh nghiệp
xây dựng.

- Chương 2: Thực trạng năng lực đấu thầu của Công ty TNHH liên
doanh đầu tư tài chính Hòa Bình.
- Chương 3: Một số giải pháp nâng cao năng lực đấu thầu của Công ty
TNHH liên doanh đầu tư tài chính Hòa Bình.

CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC ĐẤU THẦU CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP XÂY DỰNG
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẤU THẦU VÀ NĂNG LỰC ĐẤU THẦU CỦA DOANH
NGHIỆP XÂY DỰNG
1.1.1. Khái niệm chung về đấu thầu và đấu thầu xây dựng
Trong nền kinh tế thị trường, hầu như không tồn tại sự độc quyền trong
sự cung cấp cho bất kỳ một loại hàng hóa hay dịch vụ nào trừ một số loại
hàng hóa đặc biệt như điện, xăng dầu. Có rất nhiều nhà sản xuất, nhiều nhà
cung cấp một loại hàng hóa và dịch vụ. Còn đối v
ới người tiêu dùng bao gồm
các nhà đầu tư và gọi chung là người mua họ luôn mong muốn có được hàng
hóa, dịch vụ tốt với chi phí thấp nhất. Do đó, mỗi khi người mua có nhu cầu
mua sắm một loại hàng hóa hay dịch vụ nào đó họ thường tổ chức các cuộc
đấu thầu cho các nhà thầu bao gồm các nhà cung cấp cạnh tranh với nhau về
giá cả, công nghệ, kỹ thuật, chất lượng. Trong các cuộc đấu thầu ấ
y, nhà thầu
nào đưa ra được mẫu hàng hóa, dịch vụ đáp ứng tốt nhất yêu cầu của người
mua thì sẽ được chấp nhận trao hợp đồng. Tùy theo nhu cầu sử dụng mà
người mua sẽ đưa ra các yêu cầu về chất lượng hàng hóa, yêu cầu về kỹ thuật,
chất lượng, thời gian, thời hạn thanh toán, phương thức thanh toán và các yêu
cầu khác của hợp đồng. Nhà thầu sẽ căn cứ
vào thông tin trong đề nghị chào
hàng để gửi hồ sơ dự thầu đến người mua. Nếu trong trường hợp có quá nhiều
đơn dự thầu cùng đáp ứng các yêu cầu của người mua thì nhà thầu có mức giá
chào hàng thấp nhất sẽ được chọn để trao hợp đồng.
Như vậy, đấu thầu là phạm trù kinh tế tồn tại trong nền kinh tế thị

- Dự án là tập hợp các đề xuất để thực hiện một phầ
n hay toàn bộ công
việc nhằm đạt được mục tiêu hay yêu cầu nào đó trong một thời gian nhất
định dựa trên nguồn vốn xác định.
- Bên mời thầu là chủ đầu tư, chủ dự án hoặc pháp nhân đại diện hợp
pháp của dự án có đủ năng lực và kinh nghiệm được chủ đầu tư sử dụng để tổ
chức đấu thầu theo các quy định của pháp luật về
đấu thầu.
- Nhà thầu chính là nhà thầu chịu trách nhiệm về việc tham gia đấu
thầu, đứng tên dự thầu, ký kết và thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn (sau
đây gọi là nhà thầu tham gia đấu thầu). Nhà thầu tham gia đấu thầu một cách
độc lập gọi là nhà thầu độc lập. Nhà thầu cùng với một hoặc nhiều nhà thầu
khác tham gia đấu thầu trong một đơn dự thầu thì g
ọi là nhà thầu liên danh. 3
- Nhà thầu phụ là thầu thực hiện một phần công việc của gói thầu trên
cơ sở thỏa thuận hoặc hợp đồng được ký với nhà thầu chính. Nhà thầu phụ
không phải là nhà thầu chịu trách nhiệm về việc tham gia đấu thầu.
- Gói thầu là một phần của dự án, trong một số trường hợp đặc biệt gói
thầu là toàn bộ dự án; gói thầu có thể gồm những n
ội dung mua sắm giống
nhau thuộc nhiều dự án hoặc là khối lượng mua sắm một lần đối với mua sắm
thường xuyên.
- Hồ sơ mời thầu là toàn bộ tài liệu sử dụng cho đấu thầu rộng rãi hoặc
đấu thầu hạn chế bao gồm các yêu cầu cho một gói thầu làm căn cứ pháp lý

chủ thể: cạnh tranh giữa bên mời thầu ( chủ đầu tư ) với các nhà thầu và cạnh
tranh giữa các nhà thầu với nhau. Trong quá trình tham gia đấu thầu có nhiều
chủ thể khác nhau như: chủ đầu tư ( bên mời thầu ) và các doanh nghiệp xây
dựng có khả năng đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư. Các bên tham gia đấu thầu
phải đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật về điều kiện tham gia đấu thầu. Đối
với chủ đầu tư, phải là đơn vị có đủ năng lực về tài chính, có khả năng tổ chứ
c
thực hiển và quản lý dự án.
1. Yêu cầu đối với bên mời thầu và tổ chuyên gia đấu thầu:
- Cá nhân tham gia bên mời thầu phải có đủ các điều kiện sau: Am hiểu
pháp luật về đấu thầu, có kiến thức về quản lý dự án, Có trình độ ngoại ngữ
đáp ứng yêu cầu đối với gói thầu được tổ chức đấu thầu quốc tế, gói thầu
thuộc dự
án sử dụng vốn ODA.
- Tuỳ theo tính chất và mức độ phức tạp của gói thầu, thành phần tổ
chuyên gia đấu thầu bao gồm các chuyên gia về lĩnh vực kỹ thuật, tài chính,
thương mại, hành chính, pháp lý và các lĩnh vực có liên quan. Thành viên tổ
chuyên gia đấu thầu phải có đủ các điều kiện sau: Có chứng chỉ tham gia khoá
học về đấu thầu, có trình độ chuyên môn liên quan đến gói thầu, am hiểu các
nội dung cụ thể tương
ứng của gói thầu, có tối thiểu 3 năm công tác trong lĩnh
vực liên quan đến nội dung kinh tế, kỹ thuật của gói thầu.
2. Yêu cầu đối với nhà thầu là tổ chức:
Nhà thầu là tổ chức có tư cách hợp lệ khi có đủ các điều kiện sau:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư được
cấp theo quy định của pháp luật hoặc có quyết định thành l
ập đối với các tổ
chức không có đăng ký kinh doanh trong trường hợp là nhà thầu trong nước;
tất việc mua bán. Hoạt động này diễn ra giữa người mua (chủ dự án) với
người bán (nhà thầu) và giữa các nhà thầ
u với nhau nhằm bán được sản phẩm
của mình. Thông qua cạnh tranh đấu thầu sẽ hình thành giá thầu - giá của
hàng hóa đem ra bán. Đây cũng chính là giá dự toán của công trình 6
1.1.3.3. Về phương thức tổ chức đấu thầu
Theo quy định của pháp luật, có ba phương thức đấu thầu cơ bản mà
chủ đầu tư dự án có thể lựa chọn tổ chức đấu thầu. Đó là: đấu thầu một túi hồ
sơ, đấu thầu hai túi hồ sơ và đấu thầu hai giai đoạn.
Đấu thầu một túi hồ sơ là phương thức mà nhà thầ
u nộp hồ sơ dự thầu
trong một túi hồ sơ. Phương thức này được áp dụng đối với đấu thàu mua sắm
và xây lăp.
Đấu thầu hai túi hồ sơ là phương thức mà nhà thầu nộp đề xuất về kỹ
thuật và đề xuất giá trong từng túi hồ sơ riêng và trong cùng một thời điểm.
Túi hồ sơ đề xuất kỹ thuật sẽ được chủ d
ự án xem xét trước. Theo đó, những
hồ sơ sau khi đánh giá đạt số điểm kỹ thuật từ 70% trở lên sẽ được mở tiếp túi
hồ sơ đề xuất về giá và xem xét tiếp. Phương thức này trong lĩnh vực xây
dựng thường chỉ áp dụng đối với đấu thầu tuyển chọn tư vấn.
Phương thức đấu thầu hai giai đoạn chỉ áp dụ
ng cho các trường hợp
sau:
- Các gói thầu mua sắm và xây lắp có giá từ 500 tỷ đồng trở lên.

đấu thầu này có ưu điểm nổi bật là
tính cạnh tranh trong đấu thầu cao, hạn chế tiêu cực trong đấu thầu, kích thích
các nhà thầu phải thường xuyên nâng cao năng lực cạnh tranh, mang lại hiệu
quả cao cho dự án.
- Đấu thầu hạn chế là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu mời một số
nhà thầu (tối thiểu là 5), có đủ kinh nghiệm và năng lực tham gia đấu thầu.
Trong trường hợ
p không có đủ 5 nhà thầu tham dự, bên mời thầu phải báo cáo
chủ dự án trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định. Trên cơ sở của bên
mời thầu về kinh nghiệm và năng lực của các nhà thầu một cách khách quan
và công bằng, chủ dự án sẽ quyết định danh sách nhà thầu tham dự đấu thầu.
Đấu thầu hạn chế chỉ áp dụng khi có một trong các điều kiện sau:
+ Chỉ có một số nhà th
ầu có khả năng đáp ứng yêu cầu của gói thầu.
+ Do nguồn vốn sử dụng yêu cầu phải tổ chức đấu thầu hạn chế.
+ Do tình hình cụ thể của gói thầu mà việc đấu thầu hạn chế có lợi thế.
1.1.3.5. Về nguyên tắc đấu thầu
Khác với các hình thức mua bán hàng hóa khác, đấu thầu xây dựng
phải tuân thủ các nguyên tắc mua bán đặc thù, đó là: nguyên tắc công bằng, bí
mậ
t, công khai, có đủ năng lực và trình độ, và đảm bảo cơ sở pháp lý. 8
- Nguyên tắc công bằng thể hiện quyền bình đẳng giữa các chủ thể tham
gia quan hệ đấu thầu. Theo đó, các nhà thầu phải được đảm bảo đối xử bình
đẳng trong việc tiếp nhận thông tin từ chủ đầu tư, bình đẳng trong việc trình


9
những cam kết trong hợp đồng giao nhận thầu. Khi các bên tham gia đấu thầu
không tuân thủ nguyên tắc này, chủ dự án và cơ quan pháp lý có quyền kiến
nghị hủy kết quả đấu thầu.
1.1.4. Vai trò của đấu thầu xây dựng đối với các doanh nghiệp
Để thực hiện được các công việc của quá trình xây dựng cơ bản chủ
đầu tư có thể lựa chọn các phương thức: tự làm, giao thầu hoặc đấ
u thầu. So
với các phương thức tự làm và giao thầu, phương thức đấu thầu có những ưu
điểm nổi bật, mang lại lợi ích to lớn cho cả chủ đầu tư và nhà thầu. Mục tiêu
của đấu thầu là nhằm thực hiện tính cạnh tranh công bằng, minh bạch trong
quá trình đấu thầu để lựa chọn được nhà thầu thích hợp đảm bảo cho lợi ích
kinh tế của dự án.
Đấu thầu có vai trò hết sức to lớn đối với các doanh nghiệp
xây dựng, chủ đầu tư và đối với cả Nhà nước.
1.1.4.1. Đối với chủ đầu tư
- Đấu thầu giúp cho chủ đầu tư lựa chọn được nhà thầu đáp ứng được
các yêu cầu dự án của mình với chi phí hợp lý nhất và chất lượng cao nhất.
- Đấu thầu giúp thực hiện có hiệu quả yêu c
ầu về xây dựng công trình,
tiết kiệm vốn đầu tư, thực hiện và đảm bảo đúng tiến độ công trình.
- Hình thức đấu thầu giúp chủ đầu tư tăng cường quản lý vốn đầu tư,
tránh thất thoát, lãng phí vốn.
- Thực hiện dự án theo phương thức đấu thầu giúp chủ đầu tư chủ động,
tránh được tình trạng phụ thuộc vào nhà xây dựng trong xây dựng công trình.
- Đấ

a Nhà nước.
- Đấu thầu là phương thức phù hợp với thông lệ quốc tế. Nó tạo ra môi
trường thu hút các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường xây dựng
Việt Nam.
- Công tác quản lý Nhà nước về đấu thầu trong xây dựng ngày càng
hoàn thiện góp phần chống tham nhũng đồng thời tạo ra môi trường tốt nhất
cho các doanh nghiệp hoạt động.
1.2. NĂNG LỰC ĐẤU THẦU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG
1.2.1. Khái niệm năng lực đấu thầu
Khi nói đến năng lực của doanh nghiệp là nói đến nội lực bên trong của
doanh nghiệp, trong đó có các năng lực về tài chính, kỹ thuật, công nghệ, đội
ngũ lao động, marketing, tổ chức quản lý của doanh nghiệp. Có nội lực là có 11
điều kiện cần còn điều kiện đủ là doanh nghiệp phải biết sử dụng, phát huy tất
cả các nội lực đó để phục vụ cho các cuộc cạnh tranh khác nhau tạo ra lợi thế
hơn hẳn so với các đối thủ cạnh tranh. Như vậy năng lực của doanh nghiệp
chính là nội lực của doanh nghiệp và việc sử dụng nội lực đó nhằm t
ạo ra lợi
thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
Cũng như cách hiểu về năng lực thì năng lực đấu thầu chính là khả
năng thắng thầu trong công tác đấu thầu của doanh nghiệp. Nó bao gồm tất cả
nội lực của doanh nghiệp và cách sử dụng các nội lực đó để tạo ra lợi thế
trong việc tham gia đấu thầu, nâng khả năng thắng thầu cho doanh nghiệp.
Tóm lại, năng lực đấu thầu của doanh nghiệp là toàn bộ nguồn lực về
tài chính, máy móc thiết bị, công nghệ thi công công trình, cách thức tổ chức


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status