nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế các dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh yên bái - Pdf 22

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI TRẦN HUY TUẤN NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Hà Nội – 2013


Hà Nội - 2013
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Trường Đại học Thuỷ lợi
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ DỰ ÁN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
1.1. Một số khái niệm về đầu tư và dự án đầu tư xây dựng công trình
1.1.1. Khái niệm đầu tư
Đầu tư theo nghĩa rộng là sự hy sinh các nguồn lực hiện tại để tiến hành
các hoạt động nào đó nhắm thu về cho những nhà đầu tư các kết quả nhất định
trong tương lai lớn hơn thông qua việc sử dụng các nguồn lực đã bỏ ra để đạt
được kết quả đó.
Theo nghĩa hẹp, đầu tư chỉ bao gồm những hoạt động sử dụng các
nguồn lực hiện tại, nhằm đem lại cho nền kinh tế xã hội những kết quả trong
tương lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng.
Đầu tư phát triển là hình thức đầu tư có ảnh hưởng trực tiếp đến việc
tăng tiềm lực của nền kinh tế nói chung, tiềm lực sản xuất kinh doanh của
từng cơ sở sản xuất kinh doanh nói riêng, là điều kiện chủ yếu để tạo công ăn
việc làm và nâng cao đời sống của mọi thành viên trong xã hội.
Như vậy, nếu xem xét trong phạm vi quốc gia thì phạm trù đầu tư theo
nghĩa hẹp hay đầu tư phát triển chỉ là những hoạt động sử dụng các nguồn lực
ở hiện tại để trực tiếp làm tăng các tài sản vật chất và tài sản trí tuệ, hoặc duy
trì sự hoạt động của các tài sản và nguồn nhân lực sắn có.
1.1.2. Khái niệm đầu tư xây dựng cơ bản
Xây dựng cơ bản là hoạt động có chức năng tái sản xuất giản đơn và tái
sản xuất mở rộng các tài sản cố định có tổ chức sản xuất và không có tổ chức
sản xuất các ngành kinh tế thong qua các hoạt động xây dựng mới, xây dựng
mở rộng, xây dựng lại, hiện đại hóa hay khôi phục các tài sản cố định.
Đầu tư xây dựng cơ bản mà một bộ phận của hoạt động đầu tư nói
chung đó là việc bỏ vốn để tiến hành các hoạt động xây dựng cơ bản nhằm tái
Học viên: Trần Huy Tuấn - Lớp: Cao học 19KT11

2
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Trường Đại học Thuỷ lợi
Về mặt hình thức, dự án đầu tư là một hồ sơ tài liệu trình bày một cách
chi tiết, có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch nhằm đạt
được những kết quả và thực hiện những mục tiêu xác định trong tương lai.
Về mặt quản lý, dự án đầu tư là một công cụ quản lý việc sử dụng vốn,
vật tư, lao động và các nguồn lực để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế, xã
hội trong một thời gian nhất định;
Về mặt nội dung, dự án đầu tư là tổng thể các hoạt động và chi phí cần
thiết, được bố trí theo một kế hoạch định sẵn với lịch thời gian và địa điểm
xác lập để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định,
nhằm đạt được những mục tiêu nhất định trong tương lai.
Một dự án đầu tư bao thường bao gồm các yếu tố cơ bản sau:
- Thời gian và địa điểm thực hiện các hoạt động của dự án;
- Các nguồn vốn đầu tư để tạo nên vốn đầu tư của dự án;
- Các sản phẩm và dịch vụ được tạo ra của dự án.
- Các mục tiêu của dự án, đó là những kết quả và lợi ích mà dự án đem
lại cho nhà đầu tư và cho xã hội;
- Các hoạt động gồm các biện pháp về tổ chức, kinh tế, kỹ thuật,… để
thực hiện mục tiêu của dự án;
- Các nguồn lực cần thiết để thực hiện các hoạt động của dự án và chi
phí về các nguồn lực đó.
Qua những khái niệm nêu trên có thể thấy rằng, một dự án đầu tư
không phải dừng lại là một một ý tưởng hay phác thảo, mà nó có tính cụ thể
và mục tiêu xác định. Dự án không phải là một nghiên cứu trừu tượng hay
ứng dụng lặp lại, mà nó sẽ phải tạo nên một thực tế mới mà trước đó chưa
từng tồn tại.
Học viên: Trần Huy Tuấn - Lớp: Cao học 19KT11
3
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Trường Đại học Thuỷ lợi

1.2. Vai trò, đặc điểm của các dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi
1.2.1. Khái niệm về công trình thủy lợi và hệ thống công trình thủy lợi
Theo Điều 2 của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, thì
“Công trình thuỷ lợi" là cơ sở kinh tế - kỹ thuật thuộc kết cấu hạ tầng nhằm
khai thác nguồn lợi của nước; phòng, chống tác hại của nước và bảo vệ môi
trường sinh thái; bao gồm: hồ chứa, đập, cống, trạm bơm, giếng, đường ống
dẫn nước, kênh, công trình trên kênh và bờ bao các loại. Còn "Hệ thống công
trình thuỷ lợi" bao gồm các công trình thuỷ lợi có liên quan trực tiếp với nhau
về mặt khai thác và bảo vệ trong một khu vực nhất định.
1.2.2. Vai trò của dự án đầu tư công trình thủy lợi
Hiện nay vấn đề phát triển nông thôn đang là mối quan tâm hàng đầu ở
các nước trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng cũng như thu hút
được sự chú ý của nhiều nhà khoa học. Để tạo điều kiện cho sự phát triển toàn
diện, đáp ứng được yêu cầu trong đời sống của nhân dân, đòi hỏi nông thôn
phải có một cơ sở hạ tầng đảm bảo, mà trước hết là thuỷ lợi - một lĩnh vực cơ
bản có tính chất quyết định. Thuỷ lợi đáp ứng các yêu cầu về nước một trong
những điều kện tiên quyết để tồn tại và phát triển cuộc sống cũng như các loại
hình sản xuất. Đồng thời thuỷ lợi góp phần không nhỏ cho sự nghiệp phát
triển bền vững của đất nước, không ngừng nâng cao đời sống cả về kinh tế và
văn hoá - xã hội .
Các nguồn nước trong thiên nhiên (nước mặt ,nước ngầm) và mưa phân
bố không đều theo thời gian, không gian. Mặt khác yêu cầu về nước giữa các
vùng cũng rất khác nhau, theo mùa, theo tháng, thậm chí theo giờ trong ngày.
Như vậy có thể nói:2T 2TThuỷ lợi là biện pháp điều hoà giữa yêu cầu về
nước với lượng nước đến của thiên nhiên trong khu vực; đó cũng là sự tổng
hợp các biện pháp nhằm khai thác, sử dụng và bảo vệ các nguồn nước, đồng
thời hạn chế những thiệt hại do nước có thể gây ra.
Học viên: Trần Huy Tuấn - Lớp: Cao học 19KT11
5
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Trường Đại học Thuỷ lợi

- Cải thiện chất lượng môi trường và điều kiện sống của nhân dân nhất
là những vùng khó khăn về nguồn nước, tạo ra cảnh quan mới
- Thúc đẩy sự phát triển của các ngành khác như công nghiệp, thuỷ sản,
du lịch
- Tạo công ăn việc làm, góp phần nâng cao thu nhập cho nhân dân, giải
quyết nhiều vấn đề xã hội, khu vực do thiếu việc làm, do thu nhập thấp. Từ đó
góp phần nâng cao đời sống của nhân dân cũng như góp phần ổn định về kinh
tế và chính trị trong cả nước
- Góp phần vào việc chống lũ lụt do xây dựng các công trình đê điều
từ đó bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân và tạo điều kiện thuận lợi cho
họ tăng gia sản xuất.
Vì vậy, thuỷ lợi có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của nhân
dân nó góp phần vào việc ổn định kinh tế và chính trị, tuy nó không mang lại
lợi nhuận một cách trực tiếp nhưng nó đã mang lại những nguồn lợi gián tiếp,
như việc phát triển ngành này thì kéo theo rất nhiều ngành khác phát triển
theo. Từ đó tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển và góp phần vào việc đẩy
mạnh công cuộc CNH-HĐH đất nước.
1.2.3. Đặc điểm của các dự án đâu tư xây dựng thủy lợi
Sản phẩm xây dựng là những công trình như hồ, cống, đập, nhà máy
thủy điện, kênh mương,… được xây dựng và sử dụng tại chỗ, đứng cố định tại
địa điểm xây dựng và phân bố tản mạn các nơi trong lãnh thổ khác nhau. Sản
phẩm xây dựng thủy lợi phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện địa phương, có tính
đa dạng và cá biệt cao về công dụng, về cách cấu tạo và về phương pháp chế
tạo. Phần lớn các công trình thủy lợi đều nằm trên sông, suối có điều kiện địa
hình, địa chất rất phức tạp, điều kiện giao thông khó khăn, hiểm trở. Chất
lượng sản phẩm chịu ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện tự nhiên tại nơi xây
dựng công trình. Do vậy, nếu các công tác điều tra khảo sát, thăm dò các điều
Học viên: Trần Huy Tuấn - Lớp: Cao học 19KT11
7
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Trường Đại học Thuỷ lợi

Việc sản xuất xây dựng luôn luôn biến động, thiếu ổn định theo thời
gian và địa điểm. Đặc điểm này xuất phát từ tính chất của sản phẩm xây dựng
là cố định. Điều này gây khó khăn cho việc tổ chức thi công xây dựng công
trình, quá trình thi công thường hay bị gián đoạn. Đòi hỏi trong công tác quản
lý phải lựa chọn hình thức tổ chức sản xuất linh hoạt, sử dụng tối đa lực lượng
xây dựng tại nơi công trình xây dựng đặc biệt là lực lượng lao động phổ
thông, tuy nhiên lực lượng lao động tại đây thường không đáp ứng được trình
độ tay nghề mà những thợ tay nghề cao lại không muốn đến. Chính điều này
ảnh hưởng đến chất lượng công trình xây dựng. Mặt khác có những địa điểm
lại rất khó khăn cho việc cung ứng vật liệu hoặc vật liệu khai thác không đảm
bảo chất lượng vì vậy chất lượng cũng bị ảnh hưởng.
Chu kỳ sản xuất (thời gian xây dựng) thường dài. Công trình thủy lợi
có khối lượng lớn, thi công trong điều kiện rất khó khăn nên thời gian thi
công phải kéo dài. Điều này dẫn đến vốn hay bị ứ đọng hay gặp rủi ro trong
thời gian thi công. Đòi hỏi việc quản lý chất lượng phải thường xuyên, liên
tục và có hệ thống từ khi khởi công công trình đến khi đưa vào khai thác sử
dụng. Nếu một trong các khâu làm không tốt chất lượng công trình xây dựng
cũng bị ảnh hưởng do đó chất lượng toàn công trình sẽ bị ảnh hưởng.
Sản xuất xây dựng phải tiến hành theo đơn đặt hàng cụ thể, thông qua
giao thầu hay đấu thầu do đặc điểm công trình xây dựng có tính đơn chiếc. Ta
biết rằng sản phẩm của ngành xây dựng thủy lợi rất khác so với các ngành xây
dựng cơ bản khác, ta không thể tiến hành sản xuất hàng loạt mà có nhu cầu
mới sản xuất và phải đặt hàng trước thông qua hình thức ký kết hợp đồng sau
khi thắng thầu. Do vậy việc mua, bán sản phẩm được xác định trước khi thi
công. Người mua và người bán được biết trước về đối tượng sản phẩm, giá cả,
chất lượng sản phẩm, hình thức và kết cấu sản phẩm…do đó, trong công tác
quản lý tìm mọi giải pháp đề đánh giá về chất lượng và giá thành sản phẩm.
Muốn thế phải tăng cường công tác quản lý, giám sát đúng các quy chuẩn,
Học viên: Trần Huy Tuấn - Lớp: Cao học 19KT11
9

Thành phố Hà Nội và các đô thị vùng đồng bằng sông Hồng ngập úng nặng
do mưa.
- Các công trình thủy lợi phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, mặc dù
cũng đã đầu tư xây dựng nhiều hồ chứa thượng nguồn kết hợp hệ thống đê
dưới hạ du nhưng hiện nay hệ thống đê biển, đê sông và các cống dưới đê vẫn
còn nhiều bất cập, phần lớn đê chưa đủ mặt cắt thiết kế, chỉ chống lũ đầu vụ
và cuối vụ, chính vụ (miền Trung), các cống dưới đê hư hỏng và hoành triệt
nhiều. Hiện tượng bồi lấp, xói lở các cửa sông miền Trung còn diễn ra nhiều
và chưa được khắc phục được.
- Nước thải không được xử lý hoặc xử lý không triệt để đổ vào kênh
gây ô nhiễm nguồn nước trong hệ thống thủy lợi như ở hệ thống thủy nông
Bắc Đuống, Sông Nhuệ, Bắc Hưng Hải,
- Mâu thuẫn quyền lợi, thiếu sự phối kết hợp giữa các ngành, địa
phương nên công trình chưa phát huy hiệu quả phục vụ đa mục tiêu. Nhiều
công trình hồ chứa lớn trên dòng chính có hiệu quả cao về chống lũ, phát
điện, cấp nước đã được nghiên cứu, đề xuất trong các quy hoạch thủy lợi
nhưng trên thực tế, do yêu cầu cấp bách về năng lượng nên nhiệm vụ của
công trình tập trung chủ yếu vào phát điện mà bỏ qua dung tích phòng lũ cho
hạ du (chi phí đầu tư xây dựng công trình, giải phóng mặt bằng, tái định cư,
rất lớn).
- Một số hệ thống thuỷ lợi có hiệu quả thấp do vốn đầu tư hạn chế nên
xây dựng thiếu hoàn chỉnh, đồng bộ. Nhiều công trình chưa được tu bổ, sửa
chữa kịp thời nên bị xuống cấp, thiếu an toàn.
- Việc thực thi Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, Luật
Đê điều và Pháp lệnh phòng, chống lụt, bão còn xem nhẹ. Tổ chức quản lý
khai thác công trình thủy lợi chưa tương xứng với cơ sở hạ tầng hiện có, nhất
là các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Học viên: Trần Huy Tuấn - Lớp: Cao học 19KT11
11
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Trường Đại học Thuỷ lợi

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Trường Đại học Thuỷ lợi
2000 và 38,7 triệu tấn năm 2008, để đến năm 2009 khối lượng xuất khẩu gạo
nước ta đã đạt 5,8 triệu tấn. Cùng với lúa, sản xuất ngô, các loại hoa màu cây
công nghiệp cũng phát triển nhanh chóng góp phần phát triển chăn nuôi gia
súc và tạo vành đai thực phẩm ổn định cho các đô thị.
2. Về công tác đê điều – phòng chống và giảm nhẹ thiên tai
Đã nâng cấp và xây dựng mới 5.700 km đê sông, 3.000 km đê biển,
23.000 km bờ bao, hàng nghìn cống dưới đê, hàng trăm cây số kè.
- Về đê sông:
Ở miền Bắc, nhờ sự hỗ trợ điều tiết của hồ Hoà Bình, Thác Bà, hệ
thống đê sông Hồng và Thái Bình đã đảm bảo chống được lũ Hà Nội ở cao
trình 13,40m ứng với tần suất 125 năm/lần. Khi hồ Tuyên Quang đi vào vận
hành, tần suất được nâng lên 250 năm và khi hồ Sơn La đi vào vận hành, tần
suất được nâng lên 500 năm.
Ở Bắc Trung bộ: Đê sông Mã, sông Cả chống được lũ lịch sử chính vụ
không bị tràn.
Ở Đồng bằng sông Cửu Long: Hệ thống bờ bao đã chống được lũ sớm,
lũ tiểu mãn để bảo vệ vụ lúa Hè – Thu và các điểm dân cư trong vùng kiểm
soát lũ.
- Đê biển: Hệ thống đê biển ở Bắc bộ và Bắc Trung bộ có thể ngăn mặn
và triều tần suất 10% khi gặp bão cấp 9.
3. Cấp nước sinh hoạt, nước công nghiệp và nuôi trồng thủy sản
Các hệ thống thủy lợi được xây dựng trong nhiều năm liên tục được
phân bổ rộng khắp trên mọi vùng của đất nước đã góp phần cung cấp nước
sinh hoạt cho dân cư xung quanh công trình, nhiều hồ còn cấp nước sinh hoạt
cho các điểm công nghiệp và đô thị như hồ Song Ray (Bà Rịa - Vũng Tàu),
hồ Mỹ Tân (Ninh Thuận), Hòa Sơn (Khánh Hòa), cụm hồ Thủy Yên - Thủy
Cam (Thừa Thiên Huế), Ngàn Trươi - Cẩm Trang (Hà Tĩnh), Bản Mòng (Sơn
Học viên: Trần Huy Tuấn - Lớp: Cao học 19KT11
13

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Trường Đại học Thuỷ lợi
Với đặc điểm địa hình trũng thấp, chế độ lũ, triều phức tạp ở đồng bằng
sông Cửu Long đã làm cho 1,6 triệu ha bị chua phèn, trên 80 vạn ha bị nhiễm
mặn nhưng với các giải pháp làm kênh dẫn nước ngọt từ sông Tiền, sông Hậu
vào để ém phèn rồi lại xổ phèn qua hệ thống kênh cống, đập đã cải tạo dần
được vùng đất phèn rộng lớn ở Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên… và
với nhiều con đập và cống lớn nhỏ được xây dựng ở các cửa sông để giữ ngọt,
ngăn mặn xâm nhập và rửa mặn trên đồng ruộng đã cải tạo dần được hàng
trăm ngàn ha đất bị nhiễm mặn, chua phèn.
Các công trình thủy lợi đã và đang cải tạo những vùng đất “chiêm khê
mùa thối” chấm dứt được cảnh “sống ngâm da, chết ngâm xương” và các
bệnh đau mắt hột ở các vùng chiêm trũng, tiêu thoát nước thải bẩn, nước gây
ngập úng khi mưa và triều dâng cho nhiều đô thị.
6. Các hồ chứa nước thuỷ lợi đã tạo điều kiện cho phát triển du lịch
Trong những năm qua, nhiều hồ chứa nước không chỉ cung cấp nước
cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt của dân cư trong vùng mà
còn tạo nên những vùng sinh thái có cảnh quan đẹp, không khí trong lành,
biến những vùng đất hoang sơ thành những khu du lịch, nghỉ ngơi, góp phần
phân bố lại dân cư, tạo việc làm và thu nhập cho nhiều người lao động. Các
công trình như vậy hầu như có ở rất nhiều địa phương, trong đó phải kể đến
các vùng nổi tiếng như các hồ Thác Bà, Hoà Bình, Dầu Tiếng, Đồng Mô,
Suối Hai, Núi Cốc, Cấm Sơn, Đại Lải và nhiều nơi khác
7. Đóng góp vào việc quản lý tài nguyên nước và phát triển thủy điện
Bộ Thủy lợi trước đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ngày
nay cũng đã làm nhiều công việc để quản lý có hiệu quả nguồn tài nguyên
nước như quản lý lưu vực sông, quản lý rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ để
bảo vệ và phát triển nguồn nước, chống làm nhiễm bẩn và cạn kiệt nguồn
nước, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả tài nguyên nước thông qua việc xây
Học viên: Trần Huy Tuấn - Lớp: Cao học 19KT11
15

quả kinh tế của công trình. Hiệu quả kinh tế của một dự án đầu tư xây dựng
công trình thủy lợi được thể hiện và chịu ảnh hưởng bởi:
- Thành quả và chất lượng của công tác thủy lợi được đánh giá thông
qua sản phẩm nông nghiệp, năng suất, sản lượng, giá trị sản lượng của sản
xuất nông nghiệp là cơ sở căn cứ quan trọng để xác định hiệu quả kinh tế của
công trình thủy lợi.
- Hiệu quả kinh tế của công trình thủy lợi phụ thuộc nhiều vào điều
kiện tự nhiên, như mưa bão, lũ lụt, sâu bệnh, giá cả thị trường, và bị các yếu
tố này chi phối, làm ảnh hưởng. Nói một cách khác, chỉ khi loại trừ được các
yếu tố tác động kể trên mới có thể thấy hết được hiệu quả kinh tế thực mà
công trình thủy lợi mang lại;
- Chế độ thâm canh, loại cây trồng và giá trị kinh tế hàng hóa của cây
trồng, cơ cấu cây trồng, trình độ sản xuất nông nghiệp có tác động mạnh mẽ
tới hiệu quả kinh tế của công trình thủy lợi.
- Ngoài việc đem lại hiệu quả về mặt kinh tế, các công trình thủy lợi
còn đem lại các hiệu quả to lớn mà khó có thể tính toán bằng tiền, như: hiệu
quả về mặt chính trị, quốc phòng, hiệu quả đối với xã hội, môi trường và các
ngành không sản xuất vật chất khác.
1.4.3. Nguyên tắc xác định hiệu quả kinh tế của công trình thủy lợi
Khi phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế mà công trình thủy lợi mang lại
cần phải tuân theo các nguyên tắc sau:
- Phải xem xét, phân tích HQKT của công trình trong trường hợp có và
không có dự án. Hiệu quả mà dự án mang lại là phần hiệu quả tăng thêm giữa
trường hợp có so với khi không có dự án;
- Khi đánh giá HQKT của một dự án có liên quan đến việc giải quyết
những nhiệm vụ phát triển lâu dài của hệ thông thủy lợi, của việc áp dụng
những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, dự án khai thác những khu
Học viên: Trần Huy Tuấn - Lớp: Cao học 19KT11
17
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Trường Đại học Thuỷ lợi

các công trình (kể cả công nghiệp, sản xuất hàng hóa, xuất khẩu,…);
- Trong trường hợp “đặc biệt”, không nên chỉ xem xét HQKT của công
trình là nguồn lợi kinh tế. Có những khi vì mục đích chính trị, quốc phòng,
nhu cầu cấp thiết của dân sinh, vẫn phải tiến hành xây dựng công trình. Trong
trường hợp này hiệu quả của công trình là hiệu quả về mặt chính trị quốc
phòng;
- Khi xây dựng công trình, vừa phải quan tâm đến lợi ích trước mắt lại
vừa phải quan tâm đến lợi ích lâu dài. Không nên vì lợi ích trước mắt mà
không tính đến lợi ích lâu dài, hoặc hạn chế việc phát huy hiệu quả của công
trình trong tương lai;
- Phải xem xét HQKT của công trình cả về mặt kinh tế và về mặt tài
chính. Hay nói cách khác phải đứng trên giác độ nền kinh tế quốc dân và chủ
đầu tư để xem xét tính hiệu quả của dự án. Dự án chỉ khả thi khi đạt hiệu quả
cả về mặt kinh tế lẫn mặt tài chính;
- Do tiền tệ có giá trị theo thời gian nên trong nghiên cứu hiệu quả
kinh tế phải xét tới yếu tố thời gian của cả dòng tiền chi phí và thu nhập của
dự án.
1.4.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế dự án
Hiệu quả kinh tế của công trình thủy lợi là hiệu quả mang tính tổng
hợp, vì công trình thủy lợi thường là công trình công ích phục vụ đa mục tiêu.
Để đánh giá được hiệu quả kinh tế mà công trình thủy lợi mang lại, người ta
thường sử dựng nhiều nhóm chỉ tiêu, trong mỗi nhóm chỉ tiêu lại có nhiều chỉ
tiêu. Các nhóm chỉ tiêu thường được sử dụng trong đánh giá gồm có:
- Nhóm chỉ tiêu đánh giá từng mặt hiệu quả kinh tế của công trình,
nhóm này gồm các chỉ tiêu: Chỉ tiêu về sự thay đổi diện tích đất nông nghiệp;
Học viên: Trần Huy Tuấn - Lớp: Cao học 19KT11
19
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Trường Đại học Thuỷ lợi
Chỉ tiêu tăng năng suất cây trồng; Chỉ tiêu về sự thay đổi giá trị tổng sản
lượng; Chỉ tiêu về sự thay đổi tình hình lao động; Chỉ tiêu về sự thay đổi tỷ

hiệu quả xã hội rất lớn. Trước khi có công trình đời sống của người dân trong
khu vực thường gặp nhiều khó khăn, do thiếu nước tưới nên diện tích đất canh
tác và gieo trồng bị hạn chế, năng suất cây trồng thấp,… Nhưng sau khi công
trình hoàn thành, diện tích đất canh tác được mở rộng, số vụ gieo trồng trong
một năm tăng lên, năng suất cây trồng tăng, góp phần làm tăng tổng thu nhập
của nền kinh tế quốc dân, nâng cao đời sống của nhân dân trong vùng dự án.
Các chỉ tiêu thường được sử dụng đánh giá gồm:
1. Chỉ tiêu về sự thay đổi diện tích đất nông nghiệp
Thông thường một dự án thuỷ lợi nếu được xây dựng với mục đích phục
vụ cho sản xuất nông nghiệp là chủ yếu thì điều đầu tiên người ta quan tâm là
sự thay đổi về diện tích đất có khả năng trồng trọt.
Việc thay đổi diện tích còn thể hiện ở chỗ dự án tạo điều kiện để có thể
khai thác những vùng đất bị bỏ hoang do thiếu nguồn nước, cải tạo những
vùng đất chua, mặn thành đất canh tác, hoặc biến những vùng đất chỉ gieo
trồng 1 vụ thành 2, 3 vụ.
a. Sự thay đổi diện tích đất canh tác

∆ωR
ct
R = ωR
ct
RP
s
P - ωR
ct
RP
tr
P (ha) (1.1)
Trong đó: ω
R

R
gt
R - diện tích gieo trồng tăng thêm nhờ có dự án (ha).
Học viên: Trần Huy Tuấn - Lớp: Cao học 19KT11
21
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Trường Đại học Thuỷ lợi
ωR
gt
RP
s
P , ωR
gt
RP
tr
P - diện tích gieo trồng khi có và không có dự án (ha).
Khi tính toán các chỉ tiêu này cần chú ý: Diện tích thực tế được tính bình
quân qua nhiều năm. Khi có nhiều loại cây trồng, hoặc nhiều mức chủ động
tưới thì diện tích phải được quy đổi về cùng loại.
2. Chỉ tiêu tăng năng suất cây trồng
Chỉ tiêu tăng năng suất cây trồng xác định theo công thức:

∆ Y =
trs
YY −
(T/ha) (1.3)
Trong đó:
Y Y
s tr
,
năng suất cây trồng sau và trước khi có công trình tính

và thiết kế để so sánh:
a. Theo thiết kế
Giá trị tổng sản lượng tăng thêm bình quân hàng năm sau khi có công
trình theo thiết kế được xác định như sau:
∆MR
tk
R =

=
n
1i
gR
i
R{ωR
tki
R.YR
tki
R.[P+βR
i
R.(1-P)] -
ω
i
tr
i
tr
Y.
} (đ/năm) (1.5)
Trong đó:
Học viên: Trần Huy Tuấn - Lớp: Cao học 19KT11
22

R - hệ số giảm sản loại cây trồng thứ i ở những năm phục vụ ngoài
tần suất thiết kế.
b. Theo thực tế
Giá trị tổng sản lượng tăng thêm bình quân hàng năm sau khi có công
trình trường hợp thực tế được xác định như sau:

∆Mtt =
i
n
=

1
gR
i
R.(
tr
i
tr
i
s
i
s
i
Y.Y.
ωω

) (đ/năm) (1.6)
Trong đó:
-
s


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status