nghiên cứu tính đa dạng thực vật tại khu bảo tồn thiên nhiên phong quang, tỉnh hà giang - Pdf 23

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
   NGUYỄN VIỆT BÁCH

NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG THỰC VẬT
TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PHONG QUANG,
TỈNH HÀ GIANG

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP NGƢỜI HƢỠNG DẪN KHOA HỌC: TS. HOÀNG VĂN SÂM
Thái Nguyên, năm 2011 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu
trong luận văn là trung thực.

Tác giả luận văn Nguyễn Việt Bách
Nguyễn Việt Bách
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iii
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt vi
Danh mục các bảng vii
Danh mục các hình, biểu đồ viii
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
1.1. Nghiên cứu về thảm thực vật 3
1.1.1. Nghiên cứu về thảm thực vật trên thế giới 4
1.1.2. Nghiên cứu về thảm thực vật ở Việt Nam 8
1.1.3. Nghiên cứu về thảm thực vật ở KBT Phong Quang 12
1.2. Nghiên cứu về hệ thực vật 12
1.2.1. Nghiên cứu về hệ thực vật trên thế giới 12
1.2.2. Nghiên cứu về hệ thực vật ở Việt Nam 13
1.2.3. Nghiên cứu về hệ thực vật ở Phong Quang 14
CHƢƠNG II: MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 15
2.1. Mục tiêu và đối tƣợng nghiên cứu 15
2.1.1. Mục tiêu nghiên cứu 15
2.1.2. Đối tƣợng nghiên cứu 15

4.1.2. Đa dạng hệ thực vật ở bậc ngành 36
4.1.3. Đa dạng ở bậc dƣới ngành 39
4.1.4. Đa dạng về dạng sống 41
4.1.5. Đa dạng về công dụng 43
4.1.6. Đa dạng nguồn gen quí hiếm 45
4.2. Đa dạng về các kiểu thảm thực vật 48
4.2.1. Kiểu thảm thực vật rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm nhiệt đới trên núi đá vôi 48
4.2.2. Kiểu thảm thực vật rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm nhiệt đới trên núi đất 52
4.2.3. Kiểu rừng trồng: 53 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

v
4.3. Các nguyên nhân gây suy giảm đa dạng thực vật ở Khu BTTN Phong Quang 53
4.3.1. Nguyên nhân trực tiếp 53
4.3.2. Nguyên nhân gián tiếp 57
4.4. Các giải pháp bảo tồn đa dạng thực vật ở Khu BTTN Phong Quang 59
4.4.1. Nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cƣ về bảo vệ đa dạng sinh học . 59
4.4.2. Phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho cộng đồng 60
4.4.3. Tăng cƣờng công tác quản lý, bảo vệ rừng 61
4.4.4. Tăng cƣờng chƣơng trình nghiên cứu khoa học phục vụ bảo tồn 62
4.4.5. Giải pháp về ổn định dân số 63
CHƢƠNG V: KẾT LUẬN - KHUYẾN NGHỊ 64
5.1. Kết luận 64
5.1.1. Đa dạng hệ thực vật 64
5.1.2. Đa dạng thảm thực vật: 65
5.1.3. Các nguyên nhân gây suy giảm tính đa dạng thực vật ở Khu BTTN
Phong Quang 65
5.1.4. Các giải pháp bảo tồn tính đa dạng thực vật ở Khu BTTN Phong Quang 65

CITES:
Công ƣớc Quốc tế về buôn bán Động thực vật hoang dã nguy cấp
IUCN:
Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế
MAB:
Chƣơng trình Con ngƣời và Sinh quyển
PRA:
Phƣơng pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của ngƣời dân
UNEP:
Chƣơng trình Môi trƣờng của Liên hợp quốc
UNESCO:
Tổ chức Văn hóa, Khoa học của Liên hợp quốc
WWF:
Quỹ Bảo tồn Động vật Hoang dã Quốc tế
WCMC:
Trung tâm giám sát Bảo tồn Thế giới

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Toạ độ điểm đầu và điểm cuối của các tuyến điều tra 17
Bảng 2.1. Thang phân chia dạng sống theo Raunkiaer (1934) 23
Bảng 2.2. Giá trị sử dụng các loài trong hệ thực vật 24
Bảng 3.1. Tổng hợp số liệu dân sinh sinh sống giáp ranh và vùng lõi Khu BTTN
Phong Quang năm 2011 29
Bảng 3.2. Thành phần dân tộc sinh sống trong vùng lõi và giáp ranh Khu BTTN

ĐẶT VẤN ĐỀ
Khu Bảo tồn thiên nhiên Phong Quang là một trong những khu rừng núi đá
vôi lớn nhất hiện còn của tỉnh Hà Giang, là điển hình của hệ sinh thái rừng núi đá
vôi miền Bắc Việt Nam, có giá trị nhiều mặt nhƣ nguồn gen, nghiên cứu khoa học,
cảnh quan môi trƣờng và kinh tế. Khu bảo tồn đƣợc thành lập theo Quyết định số
194/CT, ngày 09/8/1986 của Thủ tƣớng Chính phủ, đến năm 1998 đƣợc UBND tỉnh
Hà Giang ra quyết định đầu tƣ xây dựng theo Quyết định số 59/QĐ-UB ngày
17/01/1998. Tổng diện tích của khu bảo tồn khi mới thành lập là 18.840ha, tuy
nhiên sau kết quả rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng năm 2008 của tỉnh Hà Giang
diện tích bị cắt giảm xuống còn 8.335,6 ha, bao gồm 6.459 ha rừng cần đƣợc bảo vệ
nghiêm ngặt; 1.896 ha rừng phục hồi sinh thái. Khu bảo tồn Phong Quang nằm trên
đơn vị hành chính của 4 xã của huyện Vị Xuyên (Minh Tân, Phong Quang, Thanh
Thủy, Thuận Hòa) và một phần nhỏ của phƣờng Quang Trung thuộc thành phố Hà
Giang. Trụ sở Ban quản lý khu bảo tồn nằm trên địa phận hành chính phƣờng
Quang Trung, thị xã Hà Giang, tỉnh Hà Giang.
Khu bảo tồn có có hệ động thực vật phong phú, toàn bộ diện tích của KBT là
các dải rừng núi đá vôi trải dài theo hƣớng Tây Nam với chiều dài trên 20km từ
biên giới Việt Trung về tới Thành Phố Hà Giang, phía dƣới là các thung lũng nhỏ,
hẹp đƣợc tạo bởi các dãy núi và một phần nhỏ diện tích đồi núi đất thuộc xã Minh
Tân, huyện Vị Xuyên. KBT có 2 kiểu rừng chính, đó là kiểu rừng kín thƣờng xanh
mƣa ẩm nhiệt đới núi thấp và kiểu rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm á nhiệt đới núi
thấp. Ở hai kiểu thảm thực vật này, rừng trên núi đá vôi chiếm một diện tích tƣơng
đối lớn, hệ sinh thái rừng thuộc kiểu này thƣờng có hai tầng cây chính, tầng trên
thƣờng không liên tục. Loài ƣu thế trong các quần xã thực vật ở đây là Nghiến
(Excentrodendron tonkinense), Trai lý (Garcinia fragraeoides), Sâng (Sapindus
oocarpus Radlk), Đinh (Hexaneurocarpon brilletii), Lòng mang (Pterospermum
heterophyllum), Tầng dƣới là những quần xã thực vật mà các loài ƣu thế là Ruối
(Streblus asper), Teo nông (Teonongia tonkinensis), Mạy tèo (Dimerocarpus
brenieri), Đẹn ba lá (Vitex trifolia), …



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
CHƢƠNG I
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Nghiên cứu về thảm thực vật
Thảm thực vật là lớp thảm xanh phủ trên bề mặt trái đất, hoặc là toàn bộ lớp
phủ thực vật ở một vùng cụ thể nào đó hay toàn bộ bề mặt của đất. Nhƣ vậy, thảm
thực vật mới chỉ là một khái niệm chung, chƣa chỉ rõ một đối tƣợng cụ thể nào. Đây
là một khái niệm bao gồm nhiều thuật ngữ đã đƣợc cụ thể hoá nhƣ: quần hợp, quần
xã, quần hệ, hệ sinh thái, sinh địa quần lạc, thực vật địa quyền… đƣợc các nhà khoa
học sử dụng từ những năm đầu của thế kỷ 20.
Khái niệm về thảm thực vật đƣợc hội nghị Quốc tế ngành sinh học lần thứ 6
tổ chức tại Paris (1954) thông qua: thảm thực vật là những tập thể cây cỏ lớn đem
lại một hình dáng đặc biệt cho phong cảnh do sự tập hợp nhƣng cây cỏ khác loài
nhƣng cùng chung một dạng sống ƣu thế [18], [50].
Thành phần chủ yếu của thảm thực vật là cây cỏ, những đối tƣợng nghiên
cứu về thảm thực vật là tập thể cây cối hình thành do một số lƣợng những cá thể của
các loài thực vật hợp lại. Tuy nhiên, không phải tất cả các nhà nghiên cứu về thảm
thực vật đều hoàn toàn nhất trí với nhau về đơn vị nghiên cứu cơ bản.
Một số nhà nghiên cứu nhƣ: Negri (Italia); Gleason, Curtis (Hoa Kỳ);
Whittaker, Brown (Anh); Fournier, Lenoble (Pháp)…cho rằng thảm thực vật bao
gồm những tập hợp ngẫu nhiên của cá thể các loài cây, tập hợp này luôn luôn thay
đổi và không có danh giới rõ rệt. Những ngƣời theo trƣờng phái này, trƣờng phái cá
thể không xem thảm thực vật nhƣ là những đơn vị quần thể riêng biệt hợp thành, tức
là phủ nhận sự tồn tại của các quần thể [18], [50].
Phần đông các nhà bác học trên thế giới nhƣ: Braun – Blauquet, Pavilard
(Pháp); Durietz, Rubel (Scandinavi); Weaver, Clement (Anh); Walter (Đức);
Shoo, Tuen (Hungari); Pavloxki (Balan); Sucasep, Lavrenko (Nga)… đều nhất trí

 Nhân tố lịch sử địa chất.
 Tác động của con ngƣời.
Kế thừa học thuyết của Môđôđốp G.F. và trên quan điểm coi rừng là một
sinh địa quần lạc, Sucasep V.N. đã xây dựng nên trƣờng phái phân loại kiểu rừng
mà theo ông thì phải dựa vào những đặc điểm tổng hợp để phân loại. Khi tiến hành
phân loại rừng thì yếu tố đều tiên cần phải chú ý là địa hình, sau đó là thực bì và thổ
nhƣỡng (ở đây địa hình tuy không phải là thành phần của quần lạc sinh địa nhƣng
nó nhân tố có ảnh hƣởng lớn đến điều kiện hoàn cảnh, thông qua đó có ảnh hƣởng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
đến các thành phần khác của sinh địa quần lạc). Sucasep chủ trƣơng dùng các đơn
vị phân loại cơ bản của quần lạc thực vật là quần hợp để xác định ranh giới của kiểu
quần lạc sinh địa, vì nó có khả năng phản ánh điều kiện khí hậu thổ nhƣỡng của
quần lạc sinh địa [18], [50].
Học thuyết phân loại kiểu rừng của Sucasep dựa trên nguyên lý sinh địa quần
lạc đã có tác dụng phục vụ thiết thực cho công tác kinh doanh rừng ở các nƣớc
thuộc Liên Xô trƣớc đây và các nƣớc Đông Âu. Cũng xuất phát từ quan điểm coi
rừng là thể thống nhất giữa sinh vật rừng và hoàn cảnh, Pôgrepnhiac P.S. cho rằng
hoàn cảnh là cái có trƣớc, chủ đạo, tƣơng đối ổn định và nhiệm vụ của việc phân
loại kiểu rừng là phải đánh giá đầy đủ khả năng của nguồn tài nguyên về sinh thái
học [18], [50]. Vì vậy, tốt nhất là nên dựa vào điều kiện lập địa để phân loại kiểu
rừng. Ông đƣa ra hệ thống phân loại bao gồm 3 cấp nhƣ sau:
 Kiểu lập địa
 Kiểu rừng
 Kiểu lâm phần
Kiểu lập địa: là cấp phân loại lớn nhất bao gồm mọi khu đất có điều kiện thổ
nhƣỡng giống nhau kể cả khu đất có rừng và không có rừng. Trong điều kiện thổ

có khả năng chỉ thị cho tất cả điều kiện lập địa; ngoài ra các yếu tố bên ngoài nhƣ:
lửa rừng, khai thác… cũng ảnh hƣởng đến thảm tƣơi.
Ở Hoa Kỳ, phân loại rừng chủ yếu theo học thuyết cực đỉnh (climax) của
Cơlêmăng. Climax là một quần xã thực vật ổn định trong quá trình phát triển lâu dài
trên những vùng lãnh thổ rộng lớn với đất đai đã đƣợc hình thành từ lâu. Khí hậu là
nhân tố xác định climax. Ngoài khái niệm climax, các nhà lâm học Hoa Kỳ còn đƣa
ra khái niệm tiền đỉnh cực đỉnh (á đỉnh cực), đơn đỉnh cực [18], [50].
Ở vùng nhiệt đới, Schimper (1918) là ngƣời đầu tiên đƣa ra hệ thống phân
loại thảm thực vật rừng nhiệt đới [18], [50]. Trong hệ thống này, Schimper đã phân
chia thảm thực vật thành quần hệ khí hậu, quần hệ thổ nhƣỡng và quần hệ vùng núi.
Trong quần hệ khí hậu lại đƣợc phân chia thành 4 kiểu: rừng thƣa, rừng gió mùa,
rừng trảng, rừng gai. Ngoài ra còn có thêm 2 kiểu là thảo nguyên nhiệt đới và hoang
mạc nhiệt đới.
Năm 1903, dựa trên dạng sống của các cá thể thực vật chiếm ƣu thế trong
quần thể, ông đã phân chia 3 kiểu: quần thụ, quần thảo và hoang mạc. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
Sau Schimper là hệ thống của Rubel, Ilinski, Burt- Davy, Aubresville…
trong đó đáng chú ý nhất là hệ thống của Aubresville. Trong hệ thống này, ông đã
căn cứ vào độ tàn che trên mặt đất của tầng ƣu thế sinh thái để phân biệt các kiểu
quần thể thƣa thành rừng thƣa và trảng truông [18], [50].
Champion (1936) đã phân biệt 4 đai thảm thực vật lớn theo nhiệt: nhiệt đới, á
nhiệt đới, ôn đới và núi cao. Bear (1944) đƣa ra hệ thống 3 cấp đó là: quần hợp,
quần hệ và loạt quần hệ. Fosberg (1958) đƣa ra đề án hệ thống phân loại chung cho
thảm thực vật rừng nhiệt đới dựa trên hình thái ngoại mạo cấu trúc quần thể là: lớp
quần hệ, quần hệ và quần hệ phụ [18], [50].
Theo Schmithusen (1959), thảm thực vật trái đất đƣợc phân chia thành 9 lớp

Trƣớc năm 1960 các công trình nghiên cứu về thảm thực vật chủ yếu đƣợc thực
hiện bởi các nhà khoa học ngƣời nƣớc ngoài nhƣ: Chevalier (1918); Maurand (1943);
Dƣơng Hàm Nghi (1956); Rollet, Ly Văn Hội và Neay Sam Oil (1958),… [18], [50].
Từ năm 1960, Loschau đƣa ra một khung phân loại rừng theo trạng thái ở
Quảng Ninh. Bảng phân loại này đã phân thành 4 trạng thái nhƣ sau [18], [50]:
Rừng loại I: gồm những đất đai hoang trọc, trảng cỏ và cây bụi.
Rừng loại II: gồm những rừng non mới mọc
Rừng loại III: gồm tất cả các rừng đã bị khai thác trở nên nghèo kiệt, tuy còn
có thể khai thác lấy gỗ trụ mỏ.
Rùng loại IV: rừng nguyên sinh chƣa bị khai phá.
Đây là hệ thống phân loại rừng đã đƣợc áp dụng khá rộng rãi ở nƣớc ta trong
việc điều tra tái sinh rừng cũng nhƣ điều tra tài nguyên rừng theo khối trạng thái.
Viện điều tra Quy hoạch rừng cũng áp dụng hệ thống này vào việc phân loại trạng
thái rừng phục vụ công tác quy hoạch, thiết kế kinh doanh rừng.
Trần Ngũ Phƣơng (1970) đã xây dựng bản phân loại rừng miền Bắc, trong đó
chú ý đến việc nghiên cứu qui luật diễn thế thứ sinh, diễn biến độ phì, các tính chất
vật lý, hoá học và dinh dƣỡng đất qua các giai đoạn phát triển của rừng. Bảng phân
loại gồm có các đai rừng và kiểu rừng sau [36]:
A. Đai rừng nhiệt đới mƣa mùa
1. Kiểu rừng nhiệt đới lá rộng thƣờng xanh ngập mặn, bao gồm các kiểu
phụ thổ nhƣỡng rừng mắm (Avicenia marina), rừng đƣớc (Bruguiera
gymnorrhiza), rừng vẹt (Bruguiera erioperata) và các kiểu phụ thứ sinh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
2. Kiểu rừng nhiệt đới mƣa mùa lá rộng thƣờng xanh
3. Kiểu rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thƣờng xanh
4. Kiểu rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thung lũng

10
15 – 20 m. Các loài cây chủ yếu: Tử vi, Thung, Đậu, Dẻ, Sau sau, Gạo, Sổ, Bồ đề,
Xoan, Thẩu tấu lông, Thành ngạnh,…
 Kiểu rừng kín lá cứng, hơi khô nhiệt đới: kiểu này ít gặp ở Việt Nam.
Thƣờng ở ven biển và Nam Trƣờng Sơn.
+ Các kiểu rừng thƣa:
 Kiểu rừng thƣa cây lá rộng, rụng lá, khô nhiệt đới: phân bố ở các tỉnh Đắc
Lắc, Thuận Hải, Buôn Ma Thuột, Sơn La, Nghệ An, Hà Tĩnh, Hà Tây, Hoà Bình.
 Kiểu rừng thƣa cây lá kim hơi khô á nhiệt đới núi thấp: phân bố ở Sơn La,
Đà Lạt.
 Các kiểu rừng thƣa trên có đặc điểm chính là tầng cây gỗ thƣa cây. Các
loài cây chủ yếu là: Dầu, Bàng, Cẩm liên, Cà chắc, Chiêu liêu, Sơn, Thẩu tấu lông,
Me rừng…
+ Các kiểu trảng, truông:
 Kiểu trảng cây to, cây bụi cao, khô nhiệt đới (gặp nhiều ở miền Nam, ở
miền Bắc gặp ở Hà Bắc, Lai Châu, Nghệ An, Hà Tĩnh). Đặc điểm của kiểu này là
tầng ƣu thế sinh thái là tầng cỏ, trong tầng cây thì số cây to, nhỏ cây bụi rất thƣa
thớt. Thực vật chủ yếu là các cây thuộc các họ Lúa, họ Tuế, họ Thầu dầu, họ Trôm
và Cỏ lào.
 Kiểu truông bụi gai, hạn nhiệt đới (thƣờng gặp ở vùng thấp và cao trung
bình). Nét đặc trƣng là thành phần thực vật chủ yếu là cây bụi có gai và thảm cỏ
thƣa thớt.
- Nhóm các kiểu thảm vùng núi có độ cao trên 1000 m (miền Nam) và trên
700 m (miền Bắc) gồm:
+ Các kiểu rừng kín:
 Kiểu rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm á nhiệt đới núi thấp (thƣờng gặp ở
miền Bắc)
 Kiểu rừng kín hỗn hợp lá rộng, lá kim, ẩm á nhiệt đới núi thấp (thƣờng
gặp ở miền Bắc)
 Kiểu rừng lá kim ẩm ôn đới núi vừa (thƣờng gặp ở vùng núi cao nhƣ dãy

biện pháp lâm sinh thích hợp [18], [50].
Ngoài công trình trên, Vũ Tự Lập (1976) trong công trình “Cảnh quan địa lý
miền Bắc Việt Nam” đã sử dụng nhân tố độ ƣu thế của các loài trong ô tiêu chuẩn
để xác định các quần hợp, ƣu hợp, phức hợp [18].
Trong các yếu tố phát sinh thì khí hậu là yếu tố phát sinh ra kiểu thực vật,
còn các yếu tố địa lý, địa hình, địa chất, thổ nhƣỡng, khu hệ thực vật và con
ngƣời…là yếu tố phát sinh của kiểu phụ, kiểu trái và ƣu hợp. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
Đối với mỗi miền đều có những công trình nghiên cứu nhƣ: ở miền Bắc có
công trình của Trần Ngũ Phƣơng (1970); ở miền Nam có công trình thảm thực vật
Nam Trung Bộ của Schmid (1974). Năm 1995, Nguyễn Vạn Thƣờng xây dựng bản
đồ thảm thực vật Bắc Trung Bộ. Có thể nói đó là sơ đồ tổng quát nhất về thảm thực
vật Việt Nam [18], [50].
1.1.3. Nghiên cứu về thảm thực vật ở KBT Phong Quang
Các công trình nghiên cứu về Thảm thực vật tại Khu BTTN Phong Quang là
rất ít. Năm 1997 Viện Điều tra Quy hoạch rừng đã tiến hành khảo sát sơ bộ về tài
nguyên thực vật rừng để đề xuất xây dựng dự án đầu tƣ Khu BTTN Phong Quang.
Dựa trên cơ sở những nguyên tắc sinh thái của Thái Văn Trừng nhóm điều tra đã
đƣa ra kết luận thảm thực vật rừng tại Khu BTTN Phong Quang có các kiểu rừng
chính sau:
- Kiểu rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm nhiệt đới núi thấp.
- Kiểu rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm á nhiệt đới núi thấp
1.2. Nghiên cứu về hệ thực vật
1.2.1. Nghiên cứu về hệ thực vật trên thế giới
Việc nghiên cứu các hệ thực vật trên thế giới đã có từ lâu, tuy nhiên những
công trình nghiên cứu có giá trị lại chủ yếu xuất hiện vào thế kỷ XIX – XX nhƣ:

Bắc cho tới rừng khộp nhiệt đới ở phía Nam, tới rừng ngập mặn và các hệ sinh thái
gập nƣớc ven biển. Đến nay đã thống kê đƣợc gần 13.000 loài thực vật. Nhiều
nhóm có tính đặc hữu cao, nhiều loài đặc hữu có giá trị khoa học và thực tiễn lớn
[39], [44], [47], [48].
Ngoài những tác phẩm nổi tiếng của Loureiro (1790), của Pierre (1879 –
1907), từ những năm đầu thế kỷ đã xuất hiện một số công trình nổi tiếng, là nền
tảng cho việc đánh giá tính đa dạng thực vật Việt Nam.
Một trong những công trình nổi tiếng đó là bộ “Thực vật chí Đông Dương”
do H. Lecomte chủ biên (1907 – 1952). Trong công trình này, các tác giả ngƣời
Pháp đã thu mẫu và định tên, lập khoá mô tả các loài thực vật có mạch trên toàn bộ
lãnh thổ Đông Dƣơng [55]. Thái Văn Trừng (1978) cũng đã dựa vào công trình này
để thống kê hệ thực vật Việt Nam và biết đƣợc có 7004 loài, 1850 chi, 289 họ [50].
Riêng miền Bắc Pócs Tamás (1965) thống kê đƣợc 5190 loài, Phan Kế Lộc (1969)
thống kê và bổ sung, nâng số loài ở miền Bắc lên 1660 chi và 140 họ. Trong đó có
5069 loài thực vật thuộc ngành hạt kín và 540 loài thuộc các ngành còn lại.
Gần đây, Aubréville khởi xƣớng và chủ biên bộ “Thực vật chí Campuchia,
Lào, Việt Nam” (1960 – 1997) [18] cùng với nhiều tác giả khác đến nay đã công bố
29 tập nhỏ, gồm 74 họ cây có mạch (chƣa đầy 20% tổng số họ đã có) (Ngô Tiến Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14
Dũng, 2006) [19]. Ngoài ra còn có công trình “Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam”
gồm 6 tập do Lê Khả Kế chủ biên từ năm 1969 – 1976 [24], “Cây cỏ miền Nam Việt
Nam” của phạm Hoàng Hộ giới thiệu 5326 loài, trong đó có 60 loài thực vật bậc
thấp và 20 loài Rêu, còn lại 5246 loài thực vật có mạch [23] (Nguyễn Nghĩa Thìn –
Nguyễn Thanh Nhàn, 2004) [44]
Viện Điều tra Quy hoạch rừng Việt Nam (1971 – 1988) đã công bố 7 tập “Cây gỗ
rừng Việt Nam” giới thiệu khá chi tiết cùng với tranh vẽ minh hoạ. Đến năm 1996, công

MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu và đối tƣợng nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá đƣợc tính đa dạng về các kiểu thảm thực vật và thành phần loài
thực vật của Khu BTTN Phong Quang.
- Xác định đƣợc nguyên nhân gây suy giảm đa dạng thực vật ở Khu BTTN
Phong Quang để từ đó đề xuất các giải pháp bảo tồn Đa dạng thực vật có hiệu quả.
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu
Bao gồm thảm thực vật, hệ thực vật bậc cao có mạch phân bố trong phạm vi
Khu BTTN Phong Quang và các nguyên nhân gây suy giảm đa dạng thực vật ở Khu
BTTN Phong Quang.
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu xác định các kiểu thảm thực vật tại Khu BTTN Phong Quang,
Hà Giang.
- Điểu tra xây dựng danh lục thực vật bậc cao có mạch tại Khu BTTN
Phong Quang.
- Đánh giá tính đa dạng về hệ thực vật tại khu vực nghiên cứu (bao gồm đa
dạng về thành phần loài, dạng sống, công dụng và giá trị bảo tồn của hệ thực vật).
- Xác định các nguyên nhân gây suy giảm và đề xuất các giải pháp bảo tồn
đa dạng thực vật ở Khu BTTN Phong Quang
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp kế thừa
Kế thừa các công trình có liên quan của các nhà khoa học đã nghiên cứu tại
Khu BTTN Phong Quang trong những năm trƣớc đây kể cả các văn bản, các cuộc
hội nghị, hội thảo, các chƣơng trình, kế hoạch hành động…

Trích đoạn Giỏ trị phũng hộ đầu nguồn Cỏc giải phỏp bảo tồn đa dạng thực vật ở Khu BTTN Phong Quang Khuyến nghị
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status