Bàn về tổ chức quản lý và hạch toán tài sản cố định hữu hình trong doanh nghiệp - Pdf 23

Lời nói đầu
Sản xuất là cơ sở tồn tại và phát triển của xã hội loài người. “Nếu sản xuất chỉ ngừng
một ngày thôi, chứ không nói đến ngừng một vài tuần, ngừng một vài năm thì xã hội cũng bị
tiêu vong” (Marx-Angel). Cơ sở để tiến hành sản xuất trên mọi lĩnh vực là tư liệu sản xuất và
sức lao động.
Tài sản cố định (TSCĐ) là cơ sở vật chất kỹ thuật không thể thiếu được trong bất kỳ
một nền kinh tế quốc dân nào cũng như trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các Doanh
nghiệp. TSCĐ là một trong những yếu tố quyết định đến năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh
doanh của Doanh nghiệp. Trong cơ chế thị trường, khi khoa học kỹ thuật trở thành lực lượng
sản xuất trực tiếp thì TSCĐ là yếu tố quan trọng để tạo nên sức mạnh cạnh tranh đối với các
Doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu cao nhất của các doanh nghiệp là tối đa hoá lợi
nhuận. Trong khi đó, mức độ cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt, nhu cầu đòi hỏi của
thị trường ngày càng cao về chất lượng, mẫu mã, giá cả sản phẩm. Chính vì vậy, để tăng năng
lực sản xuất và khả năng cạnh tranh trên thị trường, các doanh nghiệp không chỉ đơn giản là
quan tâm đến vấn đề có và sử dụng TSCĐ mà điều quan trọng là phải tìm ra các biện pháp hữu
hiệu để bảo toàn, phát triển và nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn cố định. Muốn vậy,
doanh nghiệp phải có chế độ quản lý thích đáng, toàn diện đối với TSCĐ từ tình hình tăng,
giảm cả về số lượng và giá trị đến tình hình sử dụng, tình hình hao mòn và khấu hao TSCĐ…
và làm thế nào để sử dụng hợp lý, đầy đủ, phát huy hết công suất, tạo điều kiện hạ giá thành sản
phẩm, trang bị và đổi mới TSCĐ. Quản lý TSCĐ một cách khoa học sẽ giúp cho việc hạch toán
TSCĐ được chính xác, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định, chống thất thoát tài
sản mà công cụ quan trọng là kế toán tài chính.
Nhận thức được vấn đề đó, với những kiến thức đã tiếp thu được ở lớp kế toán Trường
ĐHKTQD - HN, được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn, Thầy Nguyễn Hữu ánh, em
đã chọn đề tài “Bàn về tổ chức quản lý và hạch toán TSCĐ hữu hình trong doanh nghiệp”
Nội dung của đề án ngoài Lời nói đầu và Kết luận gồm 2 phần chính sau đây:
Phần I: Lý luận chung về tổ chức quản lý và hạch toán TSCĐ hữu hình trong doanh
nghiệp
Phần II: Thực trạng và phương hướng hoàn thiện công tác quản lý & hạch toán TSCĐ
hữu hình trong các doanh nghiệp

- Giá trị của TSCĐ bị hao mòn dần và chuyển dần từng phần vào chi phí sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp…
- TSCĐ được mua với mục đích để sử dụng chứ không phải để bán, đây là một tiêu
thức để phân biệt TSCĐ với các tài sản khác và là cơ sở lý luận để tổ chức kế toán TSCĐ.
 Vai trò của TSCĐ trong sản xuất, kinh doanh:
TSCĐ giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong mỗi doanh nghiệp. Tài sản cố định (TSCĐ) là
cơ sở vật chất kỹ thuật để thực hiện các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh khác nhau. TSCĐ là một
trong những yếu tố quyết định đến năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh doanh của Doanh
nghiệp. Trong cơ chế thị trường, khi khoa học kỹ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì
TSCĐ là yếu tố quan trọng để tạo nên sức mạnh cạnh tranh đối với các Doanh nghiệp.
Việc theo dõi phản ánh đầy đủ tình hình hiện có, tăng giảm khấu hao, sửa chữa TSCĐ
là nhiệm vụ quan trọng của công tác kế toán. Tổ chức công tác hạch toán TSCĐ tốt không chỉ
3
góp phần nâng cao chất lượng quản lý và hiệu quả sử dụng TSCĐ mà còn có ý nghĩa thiết thực
trong quá trình định hướng đầu tư.
Chính vì tầm quan trọng nêu trên mà việc tổ chức quản lý và hạch toán TSCĐ nói
chung, TSCĐ hữu hình nói riêng một cách khoa học là điều tất yếu mỗi doanh nghiệp cần làm.
2. Yêu cầu quản lý TSCĐ:
Xuất phát từ đặc điểm của TSCĐ nói chung, TSCĐ hữu hình nói riêng mà trong công
tác quản lý TSCĐ phải quản lý một cách chặt chẽ về số lượng, chủng loại TSCĐ đồng thời còn
phải quản lý chặt chẽ về mặt giá trị của TSCĐ theo nguyên giá và giá trị còn lại. Mặt khác còn
phải quản lý được hiện trạng và tình hình sử dụng TSCĐ. Chỉ khi quản lý tốt TSCĐ thì doanh
nghiệp mới sử dụng một cách hiệu quả TSCĐ.
 Những quy định về quản lý TSCĐ hữu hình:
Theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính về ban hành chế độ quản lý, sử dụng và
trích khấu hao TSCĐ ngày 30/12/1999 có quy định về quản lý sử dụng TSCĐ hữu hình như
sau:
+ Tiêu chuẩn và nhận biết TSCĐ hữu hình: Mọi tư liệu lao động là từng tài sản hữu
hình có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với
nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất ký một bộ phận

Các chi phí sửa chữa TSCĐ được coi như khoản phí tổn và được hạch toán trực tiếp
hoặc phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong kỳ.
Đối với các ngành đặc thù mà chi phí sửa chữa TSCĐ phát sinh không đều giữa các kỳ,
các năm, nếu doanh nghiệp muốn trích trước chi phí sửa chữa TSCĐ vào chi phí kinh doanh thì
phải lập kế hoạch trích trước chi phí sửa chữa TSCĐ và trình Bộ tài chính xem xét, quyết định;
sau khi có ý kiến đồng ý bằng văn bản của Bộ Tài chính, doanh nghiệp phải thông báo cho cơ
quan thuế trực tiếp quản lý biết.
+ Mọi TSCĐ trong doanh nghiệp phải có bộ hồ sơ riêng (bao gồm biên bản giao nhận
TSCĐ và các chứng từ khác có liên quan), được theo dõi, quản lý, sử dụng và trích khấu hoa
theo đúng quy định của chế độ kế toán hiện hành. TSCĐ phải được phân loại, thống kê, đánh
số và có thẻ riêng, được theo dõi chi tiết cho từng đối tượng ghi TSCĐ và được phản ánh trong
sổ theo dõi TSCĐ.
Doanh nghiệp phải thực hiện việc quản lý, sử dụng đối với những TSCĐ đã khấu hao
hết nhưng vẫn tham gia vào hoạt động kinh doanh như những TSCĐ bình thường.
Định kỳ vào cuối mỗi năm tài chính, doanh nghiệp phải tiến hành kiểm kê TSCĐ, mọi
trường hợp phát hiện thừa, thiếu TSCĐ đều phải lập biên bản, tìm nguyên nhân và có biện pháp
xử lý.
5
+ Phân loại TSCĐ trong doanh nghiệp
- Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện kết hợp với đặc trưng kỹ thuật và kết cấu
TSCĐ gồm: TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình
- Phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu: gồm 2 loại: TSCĐ tự có (TSCĐ thuộc quyền sở
hữu của doanh nghiệp) và TSCĐ đi thuê (TSCĐ không thuộc sở hữu của doanh nghiệp)
- Phân loại TSCĐ theo công dụng kinh tế và tình hình sử dụng gồm: TSCĐ dùng trong sản
xuất kinh doanh; TSCĐ hành chính sự nghiệp; TSCĐ phúc lợi; TSCĐ chờ xử lý.
Tuỳ theo yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp, doanh nghiệp tự phân loại chi tiết hơn
các TSCĐ của doanh nghiệp trong từng nhóm cho phù hợp.
+ Việc theo dõi, quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ phải tuân theo nguyên tắc
đánh giá theo nguyên giá, số khấu hao luỹ kế và giá trị còn lại trên sổ kế toán của TSCĐ
Giá trị còn lại của TSCĐ

Tổ chức công tác kế toán chi tiết TSCĐ trong doanh nghiệp bao gồm các công việc đánh số
hiệu TSCĐ và thực hiện kế toán chi tiết TSCĐ ở bộ phận kế toán các địa điểm sử dụng.
*Đánh số TSCĐ: Là quy định cho mỗi TSCĐ một số hiệu tương ứng theo những nguyên tắc
nhất định. Nhờ có đánh số TSCĐ mà thống nhất được giữa các bộ phận liên quan trong việc
theo dõi và quản lý sử dụng TSCĐ theo các chỉ tiêu quản lý tiện cho tra cứu khi cần thết cũng
như tăng cường trách nhiệm vật chất của các đơn vị và cá nhân trong khi bảo quản và sử dụng
TSCĐ.
*Tổ chức hạch toán chi tiết TSCĐ ở bộ phận kế toán và các địa điểm sử dụng TSCĐ:
- Chứng từ kế toán: Đối với chứng từ bắt buộc như: “Biên bản giao nhận TSCĐ”, “Thẻ
tài sản cố định”, “Biên bản đánh giá lại TSCĐ”. Nhà nước hướng dẫn các chỉ tiêu đặc trưng,
doanh nghiệp trên cơ sở đó vận dụng vào từng trường hợp cụ thể thích hợp.
- Sổ kế toán: Các doanh nghiệp tuỳ theo hình thức kế toán áp dụng để mở các sổ kế toán
cần thiết. Nhưng việc tổ chức sổ kế toán phải đảm bảo nguyên tắc: Với các sổ tổng hợp kế toán,
tài sản cố định phải mở đúng mẫu của bộ tài chính quy định. Còn sổ chi tiết tuỳ theo yêu cầu
quản lý hạch toán của doanh nghiệp để thiết kế mẫu sổ cho phù hợp nhưng phải đảm bảo những
nội dung cơ bản theo quy định.
* Nội dung hạch toán chi tiết TSCĐ hữu hình:
 Hạch toán chi tiết tăng TSCĐ:
Mọi trường hợp tăng TSCĐ hữu hình hay vô hình đều phải lập biên bản giao TSCĐ
theo mẫu trong chế chế hạch toán ban đầu.
Kế toán phải căn cứ vào hồ sơ TSCĐ (gồm biên bản giao nhận TSCĐ, các bản sao về
tài liệu kỹ thuật, các hoá đơn, phiếu vận chuyển) để lập thẻ cho từng đối tượng, ghi TSCĐ để
theo dõi tình hình biến động TSCĐ trong suốt thời gian sử dụng.
7
Mỗi đối tượng ghi TSCĐ phải có một tài liệu riêng để quản lý.
Để quản lý TSCĐ theo từng loại, từng nhóm thì ngoài thẻ TSCĐ, kế toán phải lập sổ
TSCĐ cho toàn doanh nghiệp, từng nội dung sử dụng.
 Hạch toán chi tiết giảm TSCĐ
Mọi trường hợp giảm TSCĐ, kế toán phải làm đầy đủ các thủ tục cần thiết và xác định
đúng các khoản chi phí thu nhập (nếu có). Tuỳ theo từng trường hợp giảm TSCĐ để lập các


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status