HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ DOANH THU CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN THEO MÔ HÌNH TẬP ĐOÀN TRONG TỔNG CÔNG TY THAN VIỆT NAM - Pdf 62

HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ DOANH THU CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN THEO
MÔ HÌNH TẬP ĐOÀN TRONG TỔNG CÔNG TY THAN VIỆT NAM
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THEO MÔ HÌNH TẬP ĐOÀN CỦA TỔNG CÔNG
TY THAN VIỆT NAM.
3.1.1. Chủ trương của Đảng và Chính phủ Việt Nam chuyển Tổng công ty
Than Việt Nam theo mô hình tập đoàn
Chủ trương của Nhà nước về đổi mới Doanh nghiệp Nhà nước được thể hiện
trong các văn bản pháp quy: Nghị quyết hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung
ương Đảng khoá XI về tiếp tục xắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp Nhà nước. Nghị quyết chỉ rõ: “thí điểm hình thành Tập đoàn
kinh tế trong một số lĩnh vực có điều kiện, có thế mạnh, có khả năng phát triển để
cạnh tranh và hội nhập kinh tế có hiệu quả.”; Nghị định số: 63/2001/NĐ-CP ngày
14/9/2001 của Chính phủ về việc chuyển đổi Doanh nghiệp Nhà nước, Doanh nghiệp
của các tổ chức chính trị xã hội thành công ty TNHH một thành viên hoạt động theo
qui luật doanh nghiệp; Định hướng phát triển của ngành than theo Quyết định
20/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ là: “Phát triển ngành Than ổn định, đáp
ứng nhu cầu về than cho nền kinh tế quốc dân; bảo đảm thị trường tiêu dùng than
trong nước ổn định, có một phần hợp lý xuất khẩu để điều hoà về số lượng, chủng
loại và tạo nguồn ngoại tệ”, với mục tiêu tổng quát của những năm tới 2003-2007 là:
“Xây dựng TVN trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh, phát triển đa ngành trên nền
sản xuất than.”
Phát triển Tổng công ty Than Việt Nam theo mô hình tập đoàn kinh tế để nâng
cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường khu vực
và trên thế giới: Kể từ khi thành lập đến nay, TVN đã có bước phát triển vượt bậc về
khoa học và công nghệ, qui mô sản xuất và phạm vi kinh doanh. Tuy nhiên qua một
thời gian hoạt động, mô hình Tổng công ty còn nhiều bất cập tồn tại cần được
nghiên cứu để từng bước giải quyết. Việc chuyển đổi TVN theo mô hình tập đoàn là
một trong những yếu tố chủ yếu để khắc phục tồn tại này. Các mục tiêu cơ bản cần
hướng tới khi hướng tới phát triển mô hình tập đoàn là:
1 1
- Cải tiến phương thức quản lý kinh doanh và nâng cao năng lực hoạt động

mạnh tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng phạm vi hoạt động thì không thể tồn tại và
phát triển.
3 3
3.1.2. Chiến lược phát triển Tổng công ty Than Việt Nam đến năm
2020.
Trong chiến lược phát triển ngành Than Việt Nam đến năm 2020, TVN xác
định kiên trì theo đuổi chiến lược phát triển thành tập đoàn kinh doanh đa ngành
trên nền sản xuất than. Mục tiêu chiến lược của TVN đến năm 2020 là:
- Phát triển ngành Than ổn định, đáp ứng tốt nhu cầu về than cho nên kinh tế
quốc dân; đảm bảo thị trường tiêu thụ than trong nước ổn định, có một phần hợp lý
cho xuất khẩu để điều hoà về số lượng, chủng loại và tạo nguồn ngoại tệ.
Sản lượng than thương phẩm có thể được điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu
thị trường, nhưng toàn ngành Than phải phấn đấu thực hiện được các mức dự kiến
là:
Đến năm 2005: đạt 16-17 triệu tấn than thương phẩm;
Đến năm 2010: đạt 23-24 triệu tấn than thương phẩm;
Đến năm 2015: đạt 26-27 triệu tấn than thương phẩm;
Đến năm 2020: đạt 29-30 triệu tấn than thương phẩm.
- Phát triển ngành Than gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội, du lịch, quốc
phòng, an ninh và bảo vệ môi trường sinh thái trên địa bàn vùng than, đặc biệt là
vùng Quảng Ninh.
- Không ngừng cải tiến, áp dụng KHKT để nâng cao năng suất và đảm bảo an
toàn trong khai thác sản xuất than. Trong giai đoạn 2003-2010, cần tập trung đẩy
mạnh công tác thăm dò đến mức -300m, đồng thời tìm kiếm, điều tra cơ bản dưới
mức -300m bể than Quảng ninh; từng bước thăm dò bể than đồng bằng Bắc Bộ để
phục vụ cho chiến lược phát triển năng lương quốc gia.
Ngành Than tập trung đẩy mạnh việc đổi mới công nghệ khai thác, đặc biệt
trong lĩnh vực khai thác hầm lò; tập chung vào việc cơ giới hoá hầm lò, chống lò để
giảm tổn thất tài nguyên, nâng cao năng suất lao động, cải thiện điều kiện lao động
và an toàn, vệ sinh công nghiệp. Từng bước tiến tới đồng bộ và hiện đại hoá công

quan hệ giữa các doanh nghiệp thành viên thông qua hợp đồng kinh tế, bình đẳng đôi
5 5
bên cùng có lợi. Các quan hệ đi vào thực chất chứ không mang tính hành chính, thu
nộp như mô hình Tổng công ty đang áp dụng như hiện nay. Các doanh nghiệp thành
viên trong mô hình này có mức tự chủ rất cao, tự thân hoạt động theo thị trường, tự
mình nghiên cứu thị trường, xây dựng chiến lược kinh doanh, tự đề ra phương thức
tiết kiệm chi phí hoạt động sao cho đạt được lợi nhuận cao nhất. Công ty mẹ có thể dễ
dàng chuyển vốn trong các công ty con. Ví dụ: công ty mẹ bán phần hùn vốn trong các
công ty con để đầu tư vào các công ty con khác có lơị hơn. Chính vì đầu tư vào nhiều
công ty nên công ty mẹ đã phân chia rủi ro cho nhiều công ty con nhằm bảo toàn
nguồn tài chính của mình. Nguồn tài chính mà công ty mẹ cung cấp cho công ty con
luôn có ưu thế hơn so với việc công ty con đi vay vốn bên ngoài, đó là: thời gian cung
cấp vốn nhanh, thủ tục đơn giản; chi phí sử dụng vốn (lãi suất) thấp hơn so với ngân
hàng hoặc tổ chức tín dụng bên ngoài; bảo toàn được bí mật của dự án trong công ty
con đối với dự án có tính nhạy cảm, cần được giữ bí mật cao. Mô hình này cho phép
chúng ta đẩy nhanh tiến trình đổi mới doanh nghiệp Nhà nước, cổ phần hoá một bộ
phận Doanh nghiệp Nhà nước, mà không làm yếu đi các doanh nghiệp đó như một số
Tổng công ty hiện nay gặp phải. Mặt khác, mô hình cho phép huy động nguồn lực xã
hội đầu tư vào sản xuất kinh doanh mà vai trò chủ đạo của nền kinh tế Nhà nước vẫn
được đảm bảo. Nhờ có qui chế góp vốn linh hoạt thông qua việc hình thành mối quan
hệ giữa công ty mẹ và công ty con có thể tạo điều kiện cho các Doanh nghiệp Nhà
nước phát triển về qui mô, năng lực vượt phạm vi một ngành, một lĩnh vực, quốc gia:
từ đó có thể hình thành tập đoàn kinh tế mạnh, đủ sức cạnh tranh trên thị trường
trong nước và quốc tế. Nhìn chung mô hình công ty mẹ - công ty con có ưu điểm là
tạo ra tính độc lập cao cho các doanh nghiệp, chuyển từ quan hệ hành chính sang
quan hệ tài chính, quan hệ về mặt lợi ích, vừa đảm bảo quyền sở hữu của Nhà nước
đối với công ty mẹ; vừa có thể đa dạng hoá sở hữu, huy động sự tham gia của các
thành phần kinh tế khác thông qua tổ chức hoạt động của công ty mẹ - công ty con,
cơ sở để hình thành Tập đoàn kinh tế Nhà nước.
* Những yếu tố để có thể kết luận Tổng công ty Than Việt Nam đủ điều

hình thức:
7 7
+ Các công ty TNHH một thành viên do công ty mẹ sở hữu 100% vốn điều lệ.
Các công ty này được hình thành từ việc chuyển đổi các doanh nghiệp thành viên của
Tổng công ty không nằm trong đối tượng cổ phần hoá.
+ Các công ty cổ phần được hình thành bằng cách cổ phần hoá các doanh
nghiệp thành viên hiện nay của Tổng công ty và các công ty cổ phần được thành lập,
trong đó Tổng công ty góp vốn với tư cách là cổ đông sáng lập (cổ phần đặc biệt và cổ
phần chi phối).
+ Các công ty liên doanh trong đó có một phần vốn điều lệ do công ty mẹ sở
hữu.
8 8
MÔ HÌNH TỔ CHỨC TẬP ĐOÀN CỦA TỔNG CÔNG TY THAN VIỆT NAM
Tổng công ty Than Việt Nam
“Công ty mẹ”, Nh nà ước giữ 100% vốn điều lệ
-Công ty chế biến kinh doanh than Cẩm Phả.
-Công ty Cảng v Kinh doanh Thanà
-Công ty Tuyển than Hòn Gai
-Công ty Phát triển tin học, công nghệ v môi trà ường
-Các đơn vị sự nghiệp, nghiên cứu đ o tà ạo, y tế.
Các công ty TNHH một th nh viêà n
Công ty mẹ giữ 100% vốn điều lệ
Các công ty cổ phần
Công ty mẹ có cổ phần chi phối,cổ phần đặc biệt
Các công ty liên doanh
Công ty mẹ có vốn góp liên doanh
9 9

Quan điểm hoàn thiện cơ chế quản lý doanh thu chi phí và lợi nhuận của
TVN là cần phải dựa trên mô hình tập đoàn Than Việt Nam để có cơ chế quản lý


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status