Tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học địa lí - Pdf 23

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM, GIẢI PHÁP CÔNG TÁC
Đề nghị công nhận danh hiệu “ Chiến sỹ thi đua cơ sở ” năm học 2012 - 2013

Tên đề tài : Tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học Địa lí
ở trường THCS Phong Hiền .

I.Mục đích, yêu cầu của sáng kiến kinh nghiệm:
- Mục đích lồng ghép kiến thức môi trường và giáo dục môi trường thông qua các bài
dạy địa lí ở lớp 8 nhằm giúp các em :
+ Thu nhận được những thông tin, những kiến thức cơ bản về môi trường và hiểu sự
phụ thuộc lẫn nhau giữa hoạt động của con người và môi trường, về mối quan hệ giữa con
người và môi trường
+ Phát triển những kĩ năng bảo vệ và giữ gìn môi trường, kĩ năng dự đoán, phòng tránh
và giải quyết những vấn đề môi trường nẩy sinh.
+ Tham gia tích cực vào những hoạt động khôi phục, bảo vệ và gìn giữ môi trường.
+ Có ý thức về tầm quan trọng của môi trường trong sạch đối với sức khoẻ con người.
với chất lượng cuộc sống của chúng ta, phát triển thái độ tích cực đối với môi trường
- Phân tích được những vấn đề môi trường chứa đựng trong nội dung bài học, liên hệ
được với tình hình môi trường của nước ta, của từng địa phương nơi các em học tập. Từ đó
giáo dục cho các em ý thức , trách nhiệm và hành vi bảo vệ môi trường.
1. Những yêu cầu đối với giáo viên khi thực hiện đề tài:
- Tích hợp giáo dục môi trường trong môn Địa lí là vấn đề rất quan trọng, nhưng không
phải bài nào của tích hợp được. Do đó để có một giờ dạy tốt, giáo viên phải chuẩn bị chu
đáo và lựa chọn những đơn vị kiến thức phù hợp cần chuyển tải cho học sinh để làm sao
phải vừa khắc sâu kiến thức vừa có tác dụng giáo dục đạo đức cho học sinh. Vì môi
trường hiện nay đang có nguy cơ bị ô nhiễm nghiêm trọng, nhưng vẫn còn nhiều người
chưa thực sự quan tâm, hay có người chỉ vì lợi ích riêng mà quên đi trách nhiệm cuộc sống
chung của bao người. Vì vậy đòi hỏi chúng ta phải trang bị cho các em những kiến thức về
môi trường.
- Giới thiệu cho học sinh một số kinh nghiệm cơ bản về cách thu thập, xử lí thông tin,
phân tích tranh ảnh, số liệu .

- Hướng dẫn học sinh nghiên cứu sách giáo khoa trước thông qua phần mục lục.
- Nắm được một số thông tin liên quan đến chương trình học môn địa lí 8, các bài học
để tự thu thập những vấn đề liên quan đến bộ môn thông qua sách, báo, đài , tivi,
Internet và học sinh có thể ghi chép, in ra giấy, sưu tập tranh ảnh , mẫu vật , các câu ca
dao, tục ngữ nói về các hiện tượng của thời tiết ,khí hậu tìm hiểu và giải thích nguyên
nhân, hậu quả của các hiện tượng địa lí xãy ra ở địa phương, xung quanh cuộc sống của
chúng ta
-Khi đã thu thập được thông tin các em cần phải kiểm tra cẩn thận nhất là số liệu, phải
có mốc thời gian cụ thể ví dụ : dân số, kinh tế ,chọn lọc và phân nhóm đối tượng .
*Hướng dẫn học sinh soạn bài mới ở nhà :
- Trước hết các em phải đọc kĩ nội dung bài mới và chú ý: Tên bài và các đề mục lớn
- Xác định nội dung chính của từng mục ,đánh dấu những nội dung cần phải làm rõ .
- Nghiên cứu và xử lí bản số liệu , tranh ảnh trong sách giáo khoa .
- Tìm cách trả lời các câu hỏi giữa bài và cuối sách giáo khoa.
- Thu thập những thông tin liên qua đến bài học
B.Sử dụng một số phương pháp dạy học nhằm tích hợp giáo dục môi trường trong
dạy học địa lí 8
1. Phương pháp đàm thoại gợi mở:
Đối với việc liên hệ kiến thức giữa bài học chính với kiến thức môi trường thì phương
pháp đàm thoại gợi mở được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất. Để mang lại hiệu quả thì
hệ thống câu hỏi ở mức độ phát huy sự tìm tòi và sáng tạo của học sinh, câu hỏi cần gắn
kiến thức môn học đã biết với kiến thức môi trường mà có thể học sinh chưa biết, nên đòi
hỏi học sinh phải tìm tòi, suy nghĩ, vận dụng nhiều thao tác tư duy mới tìm ra câu trả lời.
Ví dụ 1: Bài 32: Các mùa khí hậu và thời tiết ở nước ta
Khi dạy, giáo viên có thể đặt ra các câu hỏi để học sinh có thể liên hệ với thực tế môi
trường như:
1- Khí hậu nước ta đã mang lại cho địa phương em những thuận lợi và khó khăn gì ?
2- Làm thế nào để phát huy những thuận lợi và khắc phục những khó khăn đó ?
Ví dụ 2: Bài 33: Đặc điểm sông ngòi Việt Nam
Khi dạy phân tích đặc điểm chung sông ngòi nước ta, giáo viên cũng có thể đặt một số

Ví dụ Bài 38 : Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam
Sau khi HS nhận thức được vai trò của rừng, và biết được hiện trạng rừng nước ta đang
bị giảm sút nhanh chóng,giáo viên có thể sử dụng hình ảnh hay một sơ đồ vẽ: “chuỗi các
mối quan hệ nhân quả” của việc mất rừng, kèm theo một số câu hỏi gợi mở để khai thác
kiến thức như sau:
1.Quan sát tranh và những hiểu biết em hãy cho biết những nguyên nhân nào làm cho diện
tích rừng của nước ta giảm sút nhanh chóng?

2- Khi mất rừng sẽ dẫn đến những hậu quả gì?


vụ cháy rừng lớn,nước sông Thị Vải đổi màu ,có mùi hôi thối do ảnh hưởng nước thải công
nghiệp chưa qua sử lí , đọc tin về những vụ nhiễm chất độc lớn do chất thải công nghiệp,
hoặc do ăn phải nông sản có hàm lượng thuốc trừ sâu cao,… sau đó giáo viên nên yêu cầu
hiểu tìm hiểu về nguyên nhân của những hiện tượng đó.
4.Phương pháp cho bài tập vận dụng và bài tập nghiên cứu:
Trong chương trình địa lí có nhiều bài tập thực hành, để giáo dục môi trường giao viên có
thể cho học sinh các bài tập vận dụng và bài tập nghiên cứu. Các bài tập này tốt nhất là nên
gắn liền với môi trường ở địa phương, nơi học sinh đang sinh sống và học tập thì hiệu quả
giáo dục sẽ cao hơn.
Ví dụ:
- Cho các bài tập tìm hiểu về MT tự nhiên ở địa phương như: Tìm hiểu về các danh lam,
thắng cảnh, tìm hiểu về các tài nguyên thiên nhiên, tìm hiểu về mùa mưa, về chế độ nước
sông… của địa phương, đặc biệt GV nên hướng dẫn HS chú ý nhất vấn đề ảnh hưởng của
các yếu tố, vấn đề khai thác và sử dụng, các biện pháp hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực.
- Cho các bài tập nghiên cứu về tình hình MT của địa phương: vấn đề ô nhiễm MT, vấn
đề cải tạo MT ở địa phương, đăc biệt GV nên hướng dẫn HS tìm hiểu nguyên nhân của vấn
đề ô nhiễm, và có thể đề xuất những biện pháp khắc phục…
Muốn thực hiện tốt một bài tập nghiên cứu, GV cần phải chú ý đến các vấn đề sau:
+ Bài tập đưa ra phải rõ ràng, tránh nhầm lẫn,
+ Mục đích, yêu cầu của nghiên cứu phải rõ ràng, dễ hiểu.
+ Qúa trình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu cơ bản phải dựa trên những nguyên
tắc và nguyên lí chung, nhưng đồng thời phải dành chỗ sáng tạo cho HS. Đặc biệt là phải
rút ra được những kết luận và bài học điển hình.
Để tiến hành và nghiên cứu,học sinh phải quan sát tình hình môi trường địa phương, thu
thập các tài liệu có liên quan, tiến hành khảo sát trên thực địa…thông qua hoạt động này
học sinh rèn luyện được một số kĩ năng địa lí cơ bản, phát triển được năng lực tư duy và
năng lực thực hành và đặc biệt giúp các em hiểu rõ về tình hình môi trường địa phương
làm cơ sở tốt để sau này các em trở thành những người lao động có ích cho quê hương.
Tất cả những phương pháp được trình bày ở trên, thường không tách rời nhau và
không độc lập trong mỗi bài, mỗi tiết mà luôn luôn có sự kết hợp chặt chẽ và nhuần

bảo vệ môi trường tại nơi các em sinh sống và học tập - Các em đã tham gia tích cực các
buổi lao động công ích như: Lao động vệ sinh sân trường ,khu vực nghĩa trang liệt sĩ ở đài
tưởng niệm xã Phong Hiền, không vứt rát bừa bãi ở trường ,trên đường từ nhà đến trường ,

*Như vậy sau khi thực hiện những phương pháp tích hợp giáo dục môi trường trong
môn học tôi nhận thấy:
- Bài giảng hay, có sức thuyết phục hơn.
- Bài soạn đảm bảo được ba yêu cầu cần đạt: Kiến thức, Kĩ năng, Thái độ.
- Nâng cao ý thức học tập cho học sinh ( Chủ động tìm tòi, sáng tạo hơn).
- Có trách nhiệm trong công tác giữ gìn vệ sinh và môi trường tại trường học và địa
phương các em đang sinh sống.
- Học sinh thấy thích thú hơn khi học bộ môn và ham muốn thể hiện hiểu biết của mình
về những vấn đề giáo viên đưa ra ngoài nội dung SGK.
-Các em dành thời gian để tìm tòi tham khảo kiến thức thực tiễn thông qua các thông
tin đại chúng khác nhiều hơn.
IV.Dự đoán kết quả và ảnh hưởng có sức lan tỏa trong phạm vi:
-Với kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy, kết hợp với sự tìm tòi nghiên cứu và sự góp ý
của đồng nghiệp Tôi tin chắc rằng đề tài này sẽ được lan tỏa trong toàn trường.
-Nếu áp dụng chuyên đề vào trong giảng dạy , GV hướng dẫn nhiệt tình HS sẽ có kết
quả học tập tốt và yêu thích môn học hơn.từng bước hình thành cho các em một lối sống
lành mạnh, biết yêu quý thiên nhiên và sống thân thiện với thiên nhiên, yêu trường, yêu
lớp. Từ đó các em mới có trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên và môi trường, giữ gìn vệ sinh
nơi các em đang sinh sống và học tập. Cũng giống như các bộ môn khác, môn Địa lí là một
trong những bộ môn có nhiều khả năng để tích hợp giáo dục môi trường vào bài giảng
nhất.
V. Kết luận
Trên đây là những kinh nghiệm mà Tôi đã tìm tòi và đúc rút ra được qua quá trình dạy
học. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện đề tài, chắc chắn không tránh khỏi sự thiếu sót, có
thể sau khi tham khảo đề tài của cá nhân tôi, các bạn đồng nghiệp chưa thấy được sức
thuyết phục cao và tầm quan trọng của đề tài, nhưng tôi tin rằng các đồng nghiệp sẽ nhận


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status