hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục tại quận ba đình - Pdf 23

Học viện Tài Chính Luận văn cuối khóa
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Hoàng Hữu Cường sinh viên lớp CQ47/01.03 khoa Tài chính
công, trường Học viện Tài chính.
Tôi xin cam đoan luận văn “Hoàn thiện công tác quản lý chi thường
xuyên ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục tại quận Ba Đình” là
sự nghiên cứu của riêng cá nhân tôi. Các số liệu và kết quả trong luận văn
xuất phát từ quá trình thực tập thực tế tại Phòng GD&ĐT quận Ba Đình.
Người viết
Hoàng Hữu Cường
SV: Hoàng Hữu Cường 1 Lớp: CQ47/01.03
Học viện Tài Chính Luận văn cuối khóa
MỤC LỤC
……………………………………………………………………………………………………………… …… 57
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM
KHẢO 58
SV: Hoàng Hữu Cường 2 Lớp: CQ47/01.03
Học viện Tài Chính Luận văn cuối khóa
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CNXH : Chủ nghĩa xã hội
GD : Giáo dục
GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo
HCSN : Hành chính sự nghiệp
HĐND : Hội đồng nhân dân
HS : Học sinh
KBNN : Kho bạc nhà nước
NS : Ngân Sách
NSNN : Ngân sách nhà nước
NVCM : Nghiệp vụ chuyên môn
THCS : Trung học cơ sở
TP : Thành phố

MỞ ĐẦU
Trong sự phát triển của mỗi xã hội thì tri thức con người được xem như là
yếu tố quan trọng có tính chất quyết định. Như Bác Hồ của chúng ta từng nói
Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, cần phải diệt giặc dốt, nâng cao dân trí,
đào tạo nhân tài để tạo ra sức mạnh cho cả dân tộc và điều này chỉ có thể thực
hiện thông qua sự nghiệp giáo dục. Chỉ khi được giáo dục con người mới
được phát triển toàn diện cả về mặt nhân cách và trình độ, được trang bị đầy
đủ những kiến thức cần thiết để đáp ứng nhu cầu phát triển về mọi mặt. Giáo
dục ngày nay không đơn thuần là quá trình giáo dục văn hoá tư tưởng, đạo
đức, lối sống mà phải coi đây là một nguồn lực nội sinh, coi chiến lược phát
triển con người là một bộ -phận không thể tách rời trong chiến lược phát triển
kinh tế đảm bảo thực hiện thành công tiến trình CNH- HĐH cũng như sự phát
triển chung của đất nước.
Nhận thức rõ được tầm quan trọng của sự nghiệp giáo dục đối với quá trình
phát triển kinh tế - xã hội, Đảng và Nhà nước ta đã luôn coi giáo dục là quốc
sách hàng đầu, dành mọi sự ưu tiên về nguồn lực để đầu tư cho giáo dục. Luật
giáo dục sửa đổi ban hành năm 2010 đã quy định rõ nguồn kinh phí đầu tư
cho giáo dục hiện nay bao gồm nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp và
nguồn kinh phí khác nhưng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước phải chiếm vị
trí quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn so với tổng kinh phí đầu tư cho giáo dục và
tăng nhanh hơn tỷ lệ tăng chi nhân sách. Vì vậy, hàng năm nguồn đầu tư cho
giáo dục từ ngân sách nhà nước là rất lớn và được tăng lên cùng với sự phát
triển kinh tế đất nước.
Trong điều kiện nguồn ngân sách nhà nước còn hạn hẹp, nhu cầu chi cho
mọi lĩnh vực ngày càng tăng thì việc quản lý các khoản chi như thế nào để đạt
SV: Hoàng Hữu Cường 5 Lớp: CQ47/01.03
Học viện Tài Chính Luận văn cuối khóa
được hiệu quả cao nhất là vấn đề cực kỳ quan trọng. Nhằm để nâng cao chất
lượng công tác quản lý nguồn chi từ ngân sách nhà nước cho giáo dục, sau
một thời gian về thực tập tại phòng GD&ĐT quận Ba Đình tôi xin nghiên cứu

nhận được sự góp ý của các thầy, cô giáo để luận văn thêm phong phú và lý
luận sát với thực tế hơn. Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Phạm Văn
Đăng, các thầy, cô giáo trong bộ môn và các cán bộ phòng GD&ĐT quận Ba
Đình đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thiện luận văn này.
SV: Hoàng Hữu Cường 7 Lớp: CQ47/01.03
Học viện Tài Chính Luận văn cuối khóa
Chương 1:
SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI THƯỜNG
XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC
1.1. Vai trò của nghiệp giáo dục đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
1.1.1 Khái niệm, nội dung hoạt động của giáo dục.
1.1.1.1. Khái niệm
Đến đầu thế kỷ 21, nền giáo dục của nhân loại đã có những bước tiến
dài và nhiều thành tựu về mọi mặt. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều
nhận thức được sự cần thiết và cấp bách của việc đầu tư cho giáo dục. Giải
thích theo khoa học “Giáo dục” là quá trình được tổ chức có ý thức, hướng
tới mục đích khơi gợi hoặc biến đổi nhận thức, năng lực, tình cảm, thái độ
của người dạy và người học theo hướng tích cực. Nghĩa là góp phần hoàn
thiện nhân cách người học bằng những tác động có ý thức từ bên ngoài, góp
phần đáp ứng các nhu cầu tồn tại và phát triển của con người trong xã hội
đương đại. Hiểu một cách đơn giản, giáo dục là sự dạy dỗ, nuôi dưỡng và
phát triển cả trí tuệ, tâm hồn lẫn nhân cách của con người. Xã hội ngày càng
phát triển, thì năng lực của mỗi cá nhân càng phải yêu cầu cao. Ngược lại, khi
cá nhân có trình độ, có nhận thức thì sẽ xây dựng xã hội ngày càng tốt đẹp,
văn minh. Nhất là với những nước đang phát triển như nước ta, muốn đuổi
kịp các nước khác và không bị tụt hậu quá xa so với thời đại thì đầu tư cho
giáo dục chính là bước đi chính xác và cần thiết. Chính vì vậy, Luật giáo dục
Việt Nam 2005 đã chỉ rõ: “Phát triển giáo dục là quốc sách hang đầu nhằm
nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.”(Điều 9) và Điều 13
cũng nhấn mạnh: “Đầu tư giáo dục là đầu tư phát triển, Nhà nước ưu tiên đầu

XH của đất nước. Nhận thức điều này Đảng và Nhà nước ta luôn coi giáo dục
chính là nhân tố chính để giúp đất nước phát triển hơn, vì vậy mà Đảng và
Nhà nước ta rất quan tâm và đầu tư mạnh mẽ cho giáo dục.
Giáo dục giúp nâng cao dân trí, góp phần làm cho đất nước ngày càng
phát triển và văn minh. Dân trí cao thì tình hình xã hội sẽ ổn định hơn, người
dân sẽ dễ dàng hiểu được những chủ trương và đường lối của Đảng và nhà
SV: Hoàng Hữu Cường 9 Lớp: CQ47/01.03
Học viện Tài Chính Luận văn cuối khóa
nước. Đồng nghĩa với việc an ninh sẽ được bảo đảm, chất lượng cuộc sống
cành ngày càng được đảm bảo,….
Trong xu thế chung của thế giới hiện nay là toàn cầu hóa, hội nhập kinh
tế khu vực và quốc tế, với những tác dụng nhiều mặt và đa phương, đa dạng
thì chúng ta lại càng cần giáo dục để giữ vững độc lập tự chủ, phát huy nội
lực, vững vàng phát triển kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo
định hướng xã hội chủ nghĩa.
Những văn hóa tinh hoa của dân tộc ta sẽ được sự nghiệp giáo dục lưu
truyền, gìn giữ và truyền bá cho nhân loại thế giới và chúng sẽ không bị mất
đi theo thời gian. Đồng thời giáo dục cũng giúp chúng ta tiếp xúc được với cái
hay cái đẹp của các quốc gia khác trên toàn thế giới.
1.2. Khái niệm, nội dung, vai trò của chi thường xuyên ngân sách nhà
nước cho sự nghiệp giáo dục.
1.2.1.Khái niệm, nội dung chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục
1.2.1.1. Khái niệm
Vài nét về NSNN và chi NSNN:
NSNN: Là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền quyết định và thực hiện trong một năm để đảm bảo
thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước. NSNN bao gồm ngân
sách Trung ương và ngân sách địa phương. Ngân sách Trung ương là ngân
sách của các Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác ở Trung ương.
Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có

Để thực hiện tốt các nhiêm vụ của Nhà nước trong quản lý ngân sách,
khi xét theo nội dung kinh tế thì chi NSNN gồm:
- Chi thường xuyên.
- Chi đầu tư phát triển.
- Chi cho vay hỗ trợ và tham gia góp vốn của chính phủ.
- Chi trả nợ gốc các khoản vay của nhà nước.
SV: Hoàng Hữu Cường 11 Lớp: CQ47/01.03
Học viện Tài Chính Luận văn cuối khóa
Và trong đó thì chi thường xuyên NSNN có một vai trò quan trọng. Chi
thường xuyên NSNN là quá trình phân phối, sử dụng vốn NSNN để đáp ứng
cho các nhu cầu chi gắn liền với việc thực hiện các nhiệm của nhà nước về
lập pháp, hành pháp và tư pháp cũng như một số dịch vụ công cộng khác mà
nhà nước vẫn phải cung ứng.
Qua đó chúng ta sẽ thấy rằng chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục là quá
trình phân phối, sử dụng vốn từ quỹ ngân sách để đáp ứng các nhu cầu chi của
toàn bộ ngành giáo dục nhằm đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ đã đặt ra.
Chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp GD xét theo cơ cấu chi bao
gồm:
- Các khoản chi cho con người.
- Các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn.
- Chi mua sắm, sửa chữa và xây dựng nhỏ.
- Chi thường xuyên khác.
 Thứ nhất: Chi cho con người.
Là khoản chi quan trọng trong các yếu tố đầu vào của bất kỳ cơ quan,
tổ chức nào muốn tồn tài và hoạt động. Là các khoản chi theo chế độ mà Nhà
nước đã quy định chi trả cho các CQNN, các đơn vị giáo dục. Gồm:
+ Chi tiền lương, tiền công.
+ Chi phụ cấp.
+ Các khoản nộp theo lương: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,…
+ Học bổng…

Hiện nay, nguồn kinh phí đầu tư cho sự nghiệp giáo dục được hình thành
từ nhiều nguồn khác nhau: Từ nguồn vốn NSNN, từ nguồn thu sự nghiệp, từ
SV: Hoàng Hữu Cường 13 Lớp: CQ47/01.03
Học viện Tài Chính Luận văn cuối khóa
nguồn tài trợ. Chiếm tỷ trọng lớn nhất vẫn là từ nguồn vốn NSNN, trong đó
chi thường xuyên NSNN đóng vai trò vô cùng quan trọng:
- Chi NSNN nói chung và chi thường xuyên nói riêng có vai trò quan trọng
trong việc định hướng giáo dục phát triển theo đúng chủ trương, đường lối
của Đảng và Nhà nước: Giáo dục đóng vai trò theo chốt trong sự nghiệp xây
dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng nghèo nàn,
lạc hậu.
- Chi thường xuyên NSNN là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn nhất trong chi
NSNN cho sự nghiệp giáo dục đảm bảo đời sống của cán bộ giáo viên, tạo ra
cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị… và nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất
lượng của giáo dục.
- Tạo điều kiện ban đầu để khuyến khích nhân dân cùng đóng góp và xây dựng,
bảo vệ, tăng cường cơ sở vật chất để phục vụ cho công tác giảng dạy tốt hơn,
thu hút các nguồn lực, thu hút nhân tài cùng chăm lo cho sự nghiệp giáo dục.
1.3. Quản lý chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục
1.3.1. Đặc điểm chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục
Chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục mang đầy đủ các đặc
điểm của chi thường xuyên NSNN.
Thứ nhất: Khoản chi này mang tính chất ổn định khá rõ nét. Nhận biết
được tầm quan trọng của giáo dục đối với sự phát triển của nền kinh tế đất
nước và để thực hiện các mục tiêu chiến lược phát triển của quốc gia, vì vậy
cần phải có khoản đầu tư ổn định và thích đáng cho ngành giáo dục. Hàng
năm, Nhà nước ta phải trích một khoản chi NSNN để đầu tư cho ngành giáo
dục (chi thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn) bất kể nền kinh tế quốc gia đang
hưng thịnh hay suy thoái.
Thứ hai: Nếu xét theo cơ cấu chi NSNN ở từng niên độ và mục đích sử

Sự tôn trọng nguyên tắc quản lý chi theo dự toán đối với các khoản chi
thường xuyên của ngân sách nhà nước nói chung và chi cho sự nghiệp giáo
dục nói riêng được nhìn nhận qua những giác độ sau:
Mọi nhu cầu chi thường xuyên dự kiến trong năm kế hoạch nhất thiết
phải được xác định trong dự toán kinh phí từ cơ sở, thông qua các bước xét
duyệt của các cơ quan thẩm quyền từ thấp đến cao. Đối với ngành giáo dục
thì dự toán cho năm kế hoạch phải được lập từ các trường là đơn vị trực tiếp
sử dụng ngân sách sau đó gửi lên các cấp có thẩm quyền xét duyệt như là
Phòng tài chính quận.
Trong quá trình tổ chức thực hiện dự toán chi thường xuyên, mỗi
ngành, mỗi cấp phải căn cứ vào dự toán kinh phí đã được duyệt mà phân bổ
và sử dụng cho các khoản chi và phải hạch toán theo đúng mục lục ngân sách.
Định kỳ theo chế độ quyết toán kinh phí đã quy định, các ngành, các
cấp, các đơn vị khi phân tích đánh giá kết quả thực hiện của kỳ báo cáo phải
lấy dự toán làm căn cứ đối chiếu, so sánh.
1.3.2.2. Nguyên tắc tiết kiệm hiệu quả.
Có thể nói tiết kiệm, hiệu quả là một trong những nguyên tắc quan
trọng hàng đầu của quản lý kinh tế tài chính vì nguồn lực thì luôn có giới hạn
nhưng nhu cầu thì không có mức giới hạn nào cả. do vậy, trong quá trình
phân bổ và sử dụng các nguồn lực khan hiếm đó luôn phải tính sao cho chi
phí ít nhất nhưng vẫn đạt hiệu quả một cách tốt nhất. Hàng năm nguồn thu
cho ngân sách nhà nước thì có hạn nhưng nhu cầu chi ngân sách nhà nước
luôn tăng nhanh so với khả năng huy động được. Vì vậy tôn trọng nguyên tắc
tiết kiệm hiệu qủa là cần thiết trong quản lý chi ngân sách nhà nước.
Chi ngân sách nhà nước cho giáo dục thể hiện sự tôn trọng nguyên tắc
này chỉ khi xây dựng được các định mức, tiêu chuẩn chi tiêu phù hợp với tình
hình thực tế của sự phát triển kinh tế nói chung và định hướng phát triển của
SV: Hoàng Hữu Cường 16 Lớp: CQ47/01.03
Học viện Tài Chính Luận văn cuối khóa
ngành giáo dục nói riêng. đồng thời phải thiết lập được các hình thức cấp phát

và thực hiện cấp phát thanh toán kịp thời các khoản chi ngân sách nhà nước
cho giáo dục theo đúng quy định.
1.3.3. Quy trình quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho sự
nghiệp giáo dục.
Quản lý chi NSNN nói chung và chi cho sự nghiệp giáo dục nói riêng
là quản lý theo chu trình ngân sách, được thực hiện bằng công cụ kế hoạch
thông qua ba khâu chủ yếu là:
- Lập dự toán ngân sách nhà nước.
- Chấp hành ngân sách nhà nước.
- Quyết toán ngân sách nhà nước.
1.3.3.1 Lập dự toán ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục.
Đây là khâu đầu tiên của một chu trình ngân sách, nhằm mục đích để
nhân tích, đánh giá giữa các khả năng và nhu cầu các nguồn tài chính của nhà
nước nhắm xác lập các chỉ tiêu thu chi ngân sách nhà nước hàng năm một
cách đúng đắn, khoa học và hiệu quả. Việc lập dự toán phải được thực hiện
theo đúng quy trình, định mức và được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt.
• Căn cứ lập dự toán NSNN cho sự nghiệp giáo dục hàng năm:
- Chủ trương của nhà nước về duy trì và phát triển hoạt động sự nghiệp giáo
dục trong từng giai đoạn nhất định.
- Dựa vào các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là các chỉ
tiêu có liên quan trực tiếp đến hoạt động của sự nghiệp giáo dục.
SV: Hoàng Hữu Cường 18 Lớp: CQ47/01.03
Học viện Tài Chính Luận văn cuối khóa
- Khả năng nguồn kinh phí có thể đáp ứng cho nhu cầu chi sự nghiệp kỳ kế
hoạch.
- Các chính sách, chế độ chi sự nghiệp của NSNN hiện hành và dự toán những
điều chỉnh hoặc thay đổi có thể xảy ra trong kỳ kế hoạch.
- Tình hình thực hiện dự toán năm trước.
• Trình tự lập dự toán.
- Bước 1: Căn cứ vào mức chi dự kiến cơ quan tài chính phân bổ cho nghành

1.3.3.3 Quyết toán chi NSNN.
Quyết toán là khâu cuối cùng trong chu trình quản lý ngân sách. Là quá
trình nhằm kiểm tra, rà soát, chỉnh lý lại các số liệu đã được phản ánh sau một
năm để phân tích, đánh giá kết quả chấp hành dự toán, rút ra kinh nghiệm và
bài học cần thiết cho kỳ chấp hành dự toán tiếp theo. Do đó, cần có các yêu
cầu cho quá trình quyết toán như sau:
- Phải lập đầy đủ các loại báo cáo tài chính và gửi kịp thời các loại báo cáo này
cho các cơ quan thẩm quyền theo đúng quy định.
- Số liệu trong báo cáo phải đảm bảo chính xác, trung thực. Nội dung các báo
cáo phải theo đúng nội dung ghi trong dự toán được duyệt và theo đúng mục
lục NSNN quy định.
- Báo cáo quyết toán năm phải có xác nhận của Kho bạc nhà nước đồng cấp
trước khi trình cho cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Thủ trưởng các đơn vị dự toán cấp trên có trách nhiệm kiểm tra và duyệt
quyết toán chi ngân sách của các đơn vị trực thuộc và lập quyết toán gửi cơ
quan tìa chính cung cấp.
- Báo cáo quyết toán không được xảy ra chi lớn hơn thu.
SV: Hoàng Hữu Cường 20 Lớp: CQ47/01.03
Học viện Tài Chính Luận văn cuối khóa
- Cơ quan Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán xác định tính đúng đắn,
hợp pháp của báo cáo quyết toán .
1.3.4. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên cho
sự nghiệp giáo dục
Quản lý chi thường xuyên NSNN là một nội dung hoạt động của quản
lý tài chính nhà nước. Chi thường xuyên NSNN rất đa dạng và phong phú,
trong đó có khoản chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục. Cần tăng cường quản lý
chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục vì:
- Việc quản lý tốt chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục góp phần
nâng cao chất lượng của giáo dục. Chi thường xuyên NSNN nhằm đảm bảo
hoạt động tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục thực hiện tốt các nhiệm vụ và

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC CHO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC Ở QUẬN BA ĐÌNH
2.1. Khái quát các đặc điểm quận Ba Đình và phòng GD&ĐT quận Ba
Đình
2.1.1 Khái quát đặc điểm tự nhiên - kinh tế xã hội quận Ba Đình
Quận Ba Đình nằm ở trung tâm nội thành Hà Nội kéo dài theo hướng
Đông - Tây. Nhìn chung, phía Bắc quận Ba Đình giáp quận Tây Hồ, phía
Nam giáp quận Cầu Giấy, phía Nam và Tây Nam giáp quận Đống Đa, phía
Đông giáp quận Hoàn Kiếm và ra đến tận bờ sông Hồng.
Quận Ba Đình là trung tâm hành chính - chính trị của Việt Nam, là nơi
tập trung các cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước, Quốc hội,
Chính phủ. Đây cũng là trung tâm ngoại giao với nhiều các tổ chức quốc tế,
đại sứ quán của các nước, đồng thời cũng là nơi thường xuyên diễn ra các hội
nghị quan trọng.
Quận Ba Đình cũng là vùng đất có nhiều làng nghề cổ truyền mang
đậm dấu ấn lịch sử như làng hoa Ngọc Hà, Lĩnh Bưởi, lụa Trúc Bạch, giấy
gió Yên Thái, Hồ Khẩu, đúc đồng Ngũ Xã, bánh cốm Yên Ninh, rượu sen
Thụy Khuê
Quận gồm có 14 phường là Cống Vị, Điện Biên, Đội Cấn, Giảng Võ,
Kim Mã, Liễu Giai, Ngọc Hà, Ngọc Khánh, Nguyễn Trung Trực, Phúc Xá,
Quán Thánh, Thành Công, Trúc Bạch, Vĩnh Phúc.
Về kinh tế, trong những năm đầu thực hiện đổi mới kinh tế, sản xuất
gặp nhiều khó khăn, đời sống người dân bấp bênh, quận đã tập trung ổn định
tình hình bằng những biện pháp cụ thể thúc đẩy kinh tế như cơ cấu lại nền
kinh tế một cách hợp lí, nhanh chóng đổi mới và ổn định tình hình. Kết quả
của việc làm này là quận đã thu hút được nhiều lao động, nộp Ngân sách nhà
SV: Hoàng Hữu Cường 23 Lớp: CQ47/01.03
Học viện Tài Chính Luận văn cuối khóa
nước tăng bình quân hàng năm 12,95%, tăng trưởng hàng năm đạt khoảng
20%. Cơ cấu kinh tế từng bước được xác định là thương mại - dịch vụ và du

2.1.2.2 Vị trí - chức năng:
- Phòng Giáo dục và Đào tạo là cơ quan chuyên môn thuộc UBND
quận Ba Đình có chức năng tham mưu, giúp UBND quận Ba Đình thực hiện
chức năng quản lý Nhà nước về các lĩnh vực giáo dục và đào tạo bao gồm:
Mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục và đào tạo, tiêu chuẩn nhà giáo và
tiêu chuẩn cán bộ quản lý giáo dục; tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị dạy học
và đồ chơi trẻ em; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ, đảm bảo chất
lượng giáo dục và đào tạo.
- Phòng Giáo dục và Đào tạo có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài
khoản riêng; chịu sự chỉ đạo và quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của
UBND quận, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn,
nghiệp vụ của Sở Giáo dục và Đào tạo.
2.1.2.3. Nhiệm vụ - quyền hạn:
- Trình UBND quận các văn bản hướng dẫn cơ chế, chính sách, pháp
luật, các quy định của UBND tỉnh và Sở Giáo dục - Đào tạo về hoạt động
giáo dục trên địa bàn và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện sau khi được phê
duyệt.
- Trình UBND quận quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm, hàng năm và
chương trình cải cách hành chính nhà nước về lĩnh vực giáo dục trên địa bàn;
tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
- Giúp UBND quận quản lý công tác chuyên môn, nghiệp vụ, tổ chức,
biên chế, nhân sự, tài chính, tài sản và các hoạt động khác của trường mầm
non, trường mẫu giáo, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường phổ
SV: Hoàng Hữu Cường 25 Lớp: CQ47/01.03

Trích đoạn Tăng cường công tác quản lý và sử dụng chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục ở các khâu lập dự toán, chấp hành và quyết toán NSNN. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát các khoản chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục. Đa dạng hoá các nguồn vốn đầu tư cho giáo dục: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tài chính kế toán ở các trường trên địa bàn quận Tăng cường yếu tố con người, yếu tố vật chất và khoa học kỹ thuật:
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status